Tin tức - Sự kiện

Siêu âm nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi không?


 

Mang thai là một quá trình kỳ diệu và không kém phần vất vả đối với người phụ nữ. Suốt thai kỳ, ngoài việc cẩn trọng trong mọi hoạt động sinh hoạt, ăn uống, mẹ bầu cần tuân thủ đầy đủ lời khuyên và chỉ dẫn của bác sĩ. Siêu âm thai được chỉ định thường xuyên trong những lần khám thai định kỳ. Thai nhi còn nhỏ và chưa hoàn thiện, siêu âm nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi hay không? Hãy cùng Tập Đoàn Thiết Bị Y Tế Việt Nhật giải đáp thắc mắc này.

Siêu âm thai là gì?

Siêu âm từ lâu đã trở thành một phương pháp kiểm tra sức khỏe phổ biến, đóng vai trò quan trọng trong quá trình chẩn đoán, theo dõi và điều trị của bác sĩ. Đặc biệt, siêu âm thai là kỹ thuật được tiến hành thường xuyên và không thể thiếu trong suốt thai kỳ. 
siêu âm nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi

Bằng đầu dò sóng siêu âm, những cấu trúc dưới da được khảo sát và ghi lại bằng hình ảnh y khoa. Qua đó, bác sĩ có thể quan sát được đặc điểm hình thái, cấu trúc, phát hiện các bất thường nếu có. 

Là kỹ thuật đơn giản, dễ thực hiện, không gây đau cho mẹ, không tác động tới thai nhi, siêu âm ngày càng được phổ biến rộng rãi, trở nên quen thuộc đối với hầu hết phụ nữ mang thai. Vậy, sóng siêu âm có hại cho thai nhi không? Câu trả lời là không. Hiện nay chưa có bằng chứng nào cho thấy sóng âm gây hại cho thai nhi hay người mẹ.

Siêu âm thai được tiến hành như thế nào?

Siêu âm thai được tiến hành định kỳ theo chỉ định của bác sĩ hay khi phát hiện có bất thường. Sóng âm từ đầu dò sẽ khảo sát cấu trúc thai nhi, mô phỏng hình ảnh của thai nhi trong buồng tử cung trên màn hình thiết bị. 

Với sự phát triển của khoa học công nghệ, siêu âm thai nhi đã cải tiến và đa dạng hơn với nhiều loại như siêu âm qua thành bụng, siêu âm đầu dò, siêu âm 3D, 4D, siêu âm Doppler,…Trong đó, kỹ thuật được sử dụng nhiều nhất trong khám thai định kỳ hiện nay là siêu âm 4D.

Quá trình siêu âm sẽ kéo dài khoảng 20 – 30 phút, được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa siêu âm hoặc bác sĩ sản khoa. Bạn sẽ được hướng dẫn cụ thể, hợp tác với bác sĩ để quá trình siêu âm diễn ra thuận lợi và chính xác nhất:

Thai phụ nằm ở tư thế ngửa, lộ phần bụng.

Bác sĩ siêu âm sẽ bôi gel siêu âm lên bụng của bạn, đảm bảo có sự tiếp xúc giữa máy và da tốt nhất.

Bác sĩ đưa đầu dò đi các vị trí trên bụng của thai phụ, hình ảnh của em bé sẽ xuất hiện trên màn hình siêu âm.

Trong quá trình khám, bác sĩ sẽ để màn hình ở vị trí có thể quan sát tốt nhất, và thai phụ có thể nhìn thấy chính thai nhi của mình.

Bác sĩ siêu âm sẽ quan sát kỹ lưỡng hình ảnh của bé, đánh giá các chỉ số và đưa ra nhận định về thai nhi.
siêu âm nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi

Siêu âm trong thai kỳ có ý nghĩa gì với mẹ và bé?

Việc này có thể giúp bác sĩ:

Xác định vị trí thai, số lượng thai, ngày dự kiến sinh.

Theo dõi thai kỳ.

Đánh giá quá trình tăng trưởng, phát triển của em bé.

Phát hiện các bất thường, dị tật nếu có.

Kiểm tra tình trạng thai và phần phụ, sức khỏe của mẹ.

Tiên lượng cuộc đẻ.

Bác sĩ sẽ ra chỉ định siêu âm thai ở những mốc thời gian hợp lý, tiến hành kỹ thuật theo chuẩn quy trình chuyên môn y khoa, đảm bảo an toàn cho thai phụ và thai nhi.

Siêu âm nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Theo các chuyên gia y tế, chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh sóng siêu âm có hại cho mẹ và bé, cũng như chưa ghi nhận trường hợp rủi ro trên thực tế. Siêu âm đã được sử dụng trong chăm sóc sức khỏe thai kỳ trong nhiều thập kỷ, chứng minh vai trò to lớn trong quá trình theo dõi, chăm sóc sức khỏe bà mẹ và thai nhi. 

Tuy nhiên, thai phụ chỉ nên làm siêu âm theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, không nên tự ý thực hiện kỹ thuật này. Siêu âm quá thường xuyên có thể ảnh hưởng không tốt đến tâm lý của mẹ, mẹ bầu dễ mệt mỏi, lo lắng khi phải di chuyển và thăm khám nhiều. 

Vậy, 1 tháng siêu âm 1 lần có sao không? Câu trả lời là không nên. Thai phụ có thể gặp rủi ro trong quá trình di chuyển, vận động, tốn kém về thời gian và tiền bạc. Nếu tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, thực hiện siêu âm với thời gian hợp lý trong từng giai đoạn của thai kỳ thì mẹ bầu có thể hoàn toàn an tâm về sức khỏe của mẹ và bé. Khoảng cách giữa 2 lần siêu âm nên là khoảng 3 tháng.
Siêu âm nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Lời kết

Siêu âm là một kỹ thuật hiện đại, phổ biến và quen thuộc đối với hầu hết phụ nữ mang thai. Phương pháp này có vai trò to lớn đối với thai kỳ, giúp bác sĩ có thể theo dõi, đưa ra chẩn đoán sớm và chính xác đối với sức khỏe thai phụ và thai nhi. 

Tuy nhiên, mẹ bầu không nên tự ý siêu âm hay thực hiện với tần suất quá nhiều. Nghỉ ngơi, vận động hợp lý, tuân theo lời khuyên và hướng dẫn chi tiết của bác sĩ, bạn và em bé sẽ hoàn toàn khỏe mạnh và an toàn. Chúc các bạn có một thai kỳ khỏe mạnh, mẹ tròn con vuông!


Bài viết tương tự: Hình ảnh siêu âm thai nhi 2 tuần tuổi và những điều mẹ bầu cần biết



Thiết kế và phát triển website bởi Kenhdichvu.vn