Hiện nay,
siêu âm Doppler xuyên sọ là một trong những phương pháp phổ biến nhằm đánh giá chức năng não bộ của bệnh nhân dựa trên sự phản hồi của sóng siêu âm cao tần. Dựa vào phương pháp này để ghi nhận các chuyển động liên quan đến hệ thống máu huyết tại não giúp chẩn đoán sớm các bệnh lý cũng như kiểm tra và theo dõi sức khỏe trước và trong quá trình điều trị bệnh. Đây là kỹ thuật khá đặc biệt đòi hỏi máy móc hiện đại và được thực hiện bởi các chuyên gia y tế có kinh nghiệm trong nghề. Để giúp đọc giả có thể hiểu rõ hơn về phương pháp này, bài viết này sẽ cung cấp một vài thông tin hữu ích ngay sau đây.
MỤC LỤC BÀI VIẾT
Siêu âm Doppler xuyên sọ là gì?
Siêu âm Doppler xuyên sọ là kỹ thuật sử dụng sóng siêu âm cao tần chiếu vào vị trí xương sọ (mỏng hơn các vị trí khác) để khảo sát hoạt động lưu thông máu trong não bộ với nguyên lý chính là sóng siêu âm sẽ phản chiếu lại khi được xuyên qua một vật thể chuyển động trong máu, tại đây muốn nói tới hồng cầu. Trong đó tần số của sóng phản xạ sẽ thay đổi theo tốc độ và hướng chuyển động của hồng cầu.
Kỹ thuật siêu âm Doppler xuyên sọ
Sau khi thực hiện đo, sóng thu về sẽ cho kết quả về hình ảnh toàn bộ hộp sọ và các chỉ số quan trọng hỗ trợ chẩn đoán và tầm soát nhiều bệnh lý tại não bộ, trong đó các thông số cơ bản bao gồm:
- Doppler xuyên sọ vùng thái dương: cung cấp các chỉ số về động mạch não giữa, não trước và não sau.
- Doppler xuyên sọ vùng dưới chẩm: cung cấp các thông số về động mạch đốt sống và thân mềm.
- Doppler xuyên sọ vùng ổ mắt: cung cấp các thông số về động mạch mắt và động mạch cảnh cung.
Hiện nay, việc thăm khám và chẩn đoán các bệnh lý liên quan đến não bộ rất hay áp dụng loại siêu âm doppler này, với kỹ thuật tiên tiến, phương pháp này cung cấp nhiều thông tin giá trị hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán nhiều bệnh lý khác nhau liên quan đến khảo sát huyết động học não bộ, phát hiện và theo dõi tình trạng co thắt mạch sau chảy máu, phát hiện các dị dạng thông động tĩnh mạch máu não, chẩn đoán tăng áp lực sọ não, chẩn đoán chết não và hỗ trợ công tác phẫu thuật. Tìm hiểu các dòng máy siêu âm hiện đại
TẠI ĐÂY
Những ai cần được chỉ định siêu âm Doppler xuyên sọ
Siêu âm Doppler xuyên sọ là phương pháp tiên tiến nhằm hỗ trợ đánh giá toàn diện hoạt động lưu thông máu trong não bộ, đây là hoạt động chính ở não đóng vai trò quan trọng duy trì sự sống còn của cơ thể con người, mọi bất thường liên quan đến hoạt động này đều có thể trở thành nguồn gốc tìm ẩn đe dọa sức khỏe con người. Chính vì thế hiện nay phương pháp này được sử dụng rất phổ biến nằm đánh giá và tầm soát các yếu tố nguy cơ về bệnh máu não trên một số nhóm đối tượng sau đây:
- Người có nồng độ cholesterol cao trong máu: người được chẩn đoán mỡ máu cao thường có thành phần mỡ xấu như Triglycerid hoặc Cholesterol trong máu cao sẽ có nguy cơ tắc nghẽn mạch máu, đặc biệt là những mạch máu nhỏ ở não bộ dẫn đến thiếu máu cục bộ, tai biến mạch máu não hết sức nguy hiểm. Bởi vì thành phần mỡ máu cao tiềm ẩn trong các động mạch sẽ thu hút tiểu cầu và các kháng thể đến kết tập dẫn đến hình thành ổ tắc nghẽn có kích thước ngày một lớn dần đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh.
Mỡ máu cao chính là nguyên nhân gây tắc nghẽn mạch cần được theo dõi
- Bệnh nhân đái tháo đường: chỉ số đường huyết cao chính là nguyên nhân dẫn đến các tổn thương tại mạch máu cũng như thận gây ra sự biến động huyết áp một cách thất thường. Từ đó huyết áp cao dẫn đến nguy cơ đột quỵ do nhồi máu não.
- Bệnh nhân thiếu máu hồng cầu hình liềm: người mắc bệnh lý di truyền nguy hiểm này sẽ bị giảm số lượng tế bào hồng cầu lành lặn mang oxy, đồng thời các tế bào dị dạng hình liềm lại dễ dàng bị kết tập lại với nhau gây ra các khối tắc nghẽn, chính những yếu tố này làm gia tăng nguy cơ tăng áp phổi và đột quỵ.
- Thuyên tắc: bệnh nhân mắc một số bệnh lý khác như huyết khối, ngộ độc khí làm gia tăng nguy cơ thuyên tắc các mạch máu cần được theo dõi não bộ để hạn chế nguy cơ đột quỵ, thậm chí tử vong.
Người có dấu hiệu thuyên tắc mạch cần được siêu âm Doppler xuyên sọ
- Các đối tượng bị chấn thương do tai nạn, bị bạo hành cũng cần được theo dõi đề phòng nguy cơ xuất huyết và tăng áp lực nội sọ.
Nhược điểm của Doppler xuyên sọ
Kỹ thuật doppler xuyên sọ là phương pháp tiên tiến hỗ trợ đắc lực trong chẩn đoán các vấn đề liên quan đến não bộ, hiện nay vẫn chưa ghi nhận bất cứ tai biến nào liên quan đến kỹ thuật này. Tuy nhiên, phương pháp này cũng tìm ẩn một số nhược điểm nhất định chính là năng lượng và thính lực của sóng âm bị mất đi đến 80% sau khi chiếu xuyên qua bản sọ, do đó đòi hỏi khi thực hiện Doppler xuyên sọ phải lựa chọn máy móc chuyên dụng có khả năng chiếu sóng âm với mức năng lượng lớn, đồng thời trong quá trình thực hiện phải do chuyên viên có kinh nghiệm để xác định chính xác vị trí cần đo như vậy mới đảm bảo kết quả chính xác nhất.
Bác sĩ giải thích cơ chế và nhược điểm của Doppler xuyên sọ cho bệnh nhân
Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ người ta đã áp dụng các chất tương phản âm để làm tăng giá trị của phương pháp chẩn đoán này, từ đó tăng khả năng phát hiện nhiều bệnh lý khác nhau.
Bài viết liên quan:
Quy trình thực hiện siêu âm doppler xuyên sọ
Doppler xuyên sọ cần được thực hiện theo quy trình nghiêm ngặt với đội bác sĩ, kỹ thuật viên giàu chuyên môn và kinh nghiệm, đồng thời cần đáp ứng đầy đủ các thiết bị chuyên dụng để quá trình siêu âm được diễn ra nhanh chóng và suôn sẻ, bên cạnh đó trước khi thực hiện cần hướng dẫn bệnh nhân tư thế nằm/ ngồi sao cho phù hợp với loại doppler xuyên sọ cần đo. Bước đầu tiên khi thực hiện Doppler xuyên sọ chính là bôi lớp gel lên vị trí cần đo, lớp gel này giúp đảm bảo sóng âm được lan truyền tốt hơn trong quá trình siêu âm. Sau đó bác sĩ sẽ đặt đầu dò lên lớp gel đó và bắt đầu thực hiện doppler xuyên sọ.
Bác sĩ đang thực hiện Doppler xuyên sọ trên bệnh nhân
Siêu âm Doppler qua cửa sổ thái dương
Vị trí đặt đầu dò là phía trên cung gò má và phía trước tai, tùy thuộc vào độ dày xương thái dương khác nhau ở mỗi bệnh nhân sẽ ghi nhận được kết quả và các chỉ số với độ nhạy khác nhau. Sau đó bác sĩ cần lựa chọn chính xác vị trí thăm dò tốt nhất và đặt đầu dò với độ sâu từ 55 – 65mm. Dựa vào tín hiệu siêu âm sẽ dễ dàng phát hiện động mạch não giữa, vì đây là mạch máu lớn với tốc độ dòng chảy mạnh. Đối với động mạch não trước cần đặt đầu dò với độ sâu khảo sát từ 75 – 80mm, thông thường hướng chuyển động của dòng chảy trong động mạch não trước sẽ ngược chiều với đầu dò. Cuối cùng đo tín hiệu của động mạch não sau ở độ sâu khảo sát từ 65 – 75mm.
Siêu âm Doppler qua ổ mắt
Siêu âm Doppler xuyên sọ qua ổ mắt cần hướng dẫn bệnh nhân đặt trọng tâm mắt hướng về phía đối diện, tránh nhãn cầu hoạt động quá nhiều ảnh hưởng đến kết quả thăm khám. Vị trí đầu dò sẽ được đặt trên mí mắt đảm bảo áp lực vừa đủ để lớp gel tiếp xúc với mặt da. Khi đó động mạch mắt sẽ được xác định ở độ sâu đầu dò từ 35 – 50mm và động mạch cảnh được xác định ở độ sâu 55 – 80mm.
Siêu âm Doppler khu vực dưới chẩm
Với kỹ thuật này, đầu dò sẽ được đặt ở đường giữa dưới gờ xương sọ và chỉa tới sống mũi, trong đó độ sâu khảo sát của động mạch đốt sống ở 55 – 65mm, còn đo động mạch thân nền ở độ sâu 80 – 85mm. Tuy nhiên tùy theo cấu tạo xương chẩm của mỗi người mà vị trí đo lường cũng sẽ biến đổi sao cho phù hợp nhất và đem đến kết quả chính xác nhất.
Với thời gian thăm khám chỉ từ 15 – 30 phút, doppler xuyên sọ hầu như không gây khó chịu hay ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bệnh nhân. Sau khi thực hiện kỹ thuật siêu âm Doppler này, những trường hợp nặng sẽ cần phải theo dõi thêm các chỉ số sinh tồn như mạch, nhiệt độ, huyết áp, hô hấp… Nếu có dấu hiệu bất thường thì kịp thời xử lý trước khi đọc kết quả. Để quá trình thăm khám được diễn ra nhanh chóng và đạt được kết quả chính xác, bệnh nhân cần tuân thủ theo các hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa trong suốt quá trình siêu âm.
Bác sĩ tư vấn về kết quả siêu âm cho bệnh nhân
Hướng dẫn đọc kết quả siêu âm Doppler xuyên sọ
Dựa trên phương pháp doppler xuyên sọ, bác sĩ có thể đánh giá lưu thông máu não bộ một cách chính xác và chi tiết nhất, với kết quả đo được sẽ giúp chẩn đoán hoạt động não bộ có bình thường hay không, có dấu hiệu nào bất thường không để đưa ra hướng giải quyết phù hợp nhất.
- Trường hợp kết quả bình thường
Dựa trên hình ảnh siêu âm não bộ và các chỉ số được báo cáo để đánh giá kết quả có bình thường hay không. Trường hợp cho kết quả não bộ bình thường bao gồm:
- Kích thước và hình dáng não bộ bình thường.
- Kích thước buồng chất lỏng bên trong não thất bình thường.
- Hình ảnh mô não bình thường, không xuất hiện chảy máu không kèm theo dấu hiệu bất thường hay xuất dấu hiệu viêm nhiễm.
- Trường hợp kết quả bất thường
Các dấu hiệu bất thường được ghi nhận qua hình ảnh Doppler xuyên sọ bao gồm:
- Chảy máu não do xuất huyết não thất.
- Phát hiện các vùng tổn thương xung quanh tâm thất não, cảnh báo dấu hiệu tổn thương chất trắng quanh não thất chứng tỏ mô não bị hủy hoại.
- Tích tụ dịch não tủy dẫn tới tràn dịch não.
- Phát hiện các dấu hiệu viêm não, viêm màng não.
Những thông tin bên trên chỉ mang tính chất tham khảo, bệnh nhân nên hỏi ý kiến bác sĩ về kết quả thăm khám. Hầu hết các kết quả doppler xuyên sọ sẽ được bác sĩ tư vấn cho bệnh nhân sau khi thăm khám và có kết quả, do đó bệnh nhân cứ yên tâm và tuân thủ theo các chỉ định của bác sĩ khi kết quả có một trong những dấu hiệu bất thường kể trên.
Siêu âm doppler xuyên sọ là một trong những kỹ thuật đã quá phổ biến hiện nay nhằm hỗ trợ chẩn đoán và tầm soát các vấn đề liên quan đến não bộ, tùy theo trường hợp thực tế, các bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định sao cho phù hợp để hỗ trợ theo dõi tốt nhất vấn đề sức khỏe của bệnh nhân. Mong rằng bài viết vừa rồi đã cung cấp một số kiến thức hữu ích liên quan đến loại chẩn đoán cận lâm sàng để mọi người có thể hiểu rõ hơn và không phải lo sợ khi được chỉ định phương pháp này.