Tin tức - Sự kiện

Cách giảm ốm nghén 3 tháng đầu an toàn và hiệu quả mẹ bầu nên biết

Ốm nghén là tình trạng mà mẹ bầu nào cũng phải trải qua khi mang thai. Từng thai phụ sẽ có biểu hiện ốm nghén nặng hoặc nhẹ không giống nhau. Tuy nhiên, ở mức độ nào thì đều ảnh hưởng đến vấn đề ăn uống và cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi phát triển. Vì thế, ở giai đoạn tam cá thể thứ nhất mẹ bầu nên tìm hiểu về cách giảm ốm nghén 3 tháng đầu trong bài viết này để giúp con sinh ra khỏe mạnh nhất.
MỤC LỤC BÀI VIẾT

Ốm nghén là gì?

Ốm nghén hay buồn nôn, đây là tên gọi chung của tình trạng khó chịu thường gặp ở nữ giới mang thai trong giai đoạn đầu của thai kỳ, bao gồm nhiều triệu chứng như: nôn, ói, mệt mỏi, mất ngủ, thèm ăn, chán ăn… Biểu hiện ốm nghén ở mỗi thai phụ có thể khác nhau. ủ.
Theo nghiên cứu, có khoảng 90% phụ nữ mang thai gặp phải tình trạng này ở tam cá thể nguyệt tuần đầu tiên thai kỳ. Ở giai đoạn này, hầu hết nữ giới đều cảm thấy buồn nôn hoặc muốn nôn ói cả ngày. Nhưng triệu chứng nôn ói rõ rệt nhất là vào buổi sáng sớm hoặc khi ngửi thấy mùi thức ăn.

ốm nghén là gì
Ốm nghén được xem là dấu hiệu mang thai sớm

Có nhiều thai phụ sẽ thấy buồn nôn và không muốn ăn một vài món mặc dù những món này trước đây họ rất thích. Vì khó chịu và nôn ói cả ngày nên cơ thể thai phụ luôn trong tình trạng mệt mỏi, ăn không được, suy nhược và đau đầu.
Triệu chứng ốm nghén thường chỉ xảy ra ở 3 tháng đầu thai kỳ và thuyên giảm khi thai bước sang tuần thứ 12. Lúc này, mẹ bầu có thể ăn uống trở lại bình thường để bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho thai nhi phát triển khỏe mạnh.

Triệu chứng ốm nghén bắt đầu khi nào?

Như đã nói ở trên, khi có dấu hiệu mang thai, nữ giới sẽ bắt đầu cảm thấy buồn nôn và dị ứng với một số mùi. Vì thế mà ốm nghén, buồn nôn được xem là biểu hiện để nhận biết mang thai sớm ở những tuần đầu tiên.

Ốm nghén bắt đầu xuất hiện khi nữ giới có thai ở những tuần đầu
Ốm nghén bắt đầu xuất hiện khi nữ giới có thai ở những tuần đầu

Mẹ bầu có thể gặp các triệu chứng ốm nghén vào bất cứ thời điểm nào trong ngày. Tuy nhiên, tình trạng này xảy ra nhiều, rõ rệt nhất khi có sự kích thích của các mùi lạ và vị thức ăn. Chỉ cần ngửi thấy một mùi nào đó, cơ thể nữ giới xuất hiện cơn buồn nôn mặc dù khi nôn lại không ra. Nếu hiện tượng này kéo dài mà mẹ bầu không tìm cách giảm ốm nghén 3 tháng đầu để ăn uống sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của hai mẹ con.

Phân biệt nôn nghén thông thường và ốm nghén nặng

Tình trạng ốm nghén ở từng thai phụ và từng thời điểm không giống nhau. Có lúc, nữ giới chỉ bị ốm nghén thông thường nhưng đôi khi triệu chứng nghén lại xuất hiện trầm trọng hơn. Vậy làm sao để phân biệt khi nào ốm nghén bình thường và khi nào nặng?
Trên thực tế, cả hai tình trạng ốm nghén đều có những đặc điểm riêng biệt. Chúng có biến chứng khác nhau và các phản ứng phụ cũng hoàn toàn riêng đối với từng nữ giới mang thai.
Nôn nghén bình thường hay xuất hiện vào buổi sáng, có triệu chứng điển hình là buồn nôn đôi khi đi kèm với nôn ói. Cả hai triệu chứng sẽ biến mất khi thai nhi được 12 tuần tuổi đến 14 tuần tuổi. Còn ốm nghén nặng có các triệu chứng như: buồn nôn liên tục, nôn mửa nghiêm trọng, nôn ra máu, gây mất nước khiến mẹ bầu không ăn được bất cứ thứ gì.

 Tình trạng ốm nghén nặng có thể kéo dài suốt 9 tháng thai kỳ
Tình trạng ốm nghén nặng có thể kéo dài suốt 9 tháng thai kỳ

Theo chia sẻ của bác sĩ thai sản, nôn nghén có thể cho thấy sự bất thường bào thai như thể tam bội, hội chứng Down, Trisomy 21 và thai phù. Vì vậy, mẹ đầu cần hết sức lưu ý và nắm rõ các biểu hiện ốm nghén thông thường và nặng trong bảng sau để có cách xử lý kịp thời, đảm bảo sức khỏe cho cả hai mẹ con.
Tình trạng Ốm nghén thông thường Ốm nghén nặng
Nôn Nôn mửa ở mức độ vừa phải nên vẫn giữ được một lượng thức ăn trong dạ dày. Nôn nhiều nên thức ăn trong dạ dày bị tống ra ngoài hết.
Tỷ lệ Khoảng 80% nữ giới khi mang thai gặp phải trường hợp này. Chỉ khoảng 1% - 1.5% thai phụ bị ốm nghén nặng.
Thời gian thuyên giảm Ốm nghén thông thường sẽ giảm từ tuần thứ 12 đến tuần thứ 20 của thai kỳ hoặc sớm hơn. Có thể kéo dài
Sự thay đổi về cân nặng Thai phụ không bị sụt cân Mẹ bầu giảm từ 2kg đến 10kg

Nếu mẹ bầu bị nghén nhẹ thì chỉ cần áp dụng cách giảm ốm nghén 3 tháng đầu từ chuyên gia y tế, đó là thay đổi lối sống và chế độ ăn uống. Còn nếu nữ giới bị ốm nghén nặng cần phải dùng thuốc hoặc nhập viện để theo dõi.

Các triệu chứng ốm nghén

Ở triệu chứng ốm nghén bình thường, bên cạnh cảm thấy buồn nôn khi ngửi thấy mùi thức ăn, mẹ bầu còn gặp phải tình trạng hoa mắt, chóng mặt và mệt mỏi. Tình trạng ốm nghén nặng thường gây ra nhiều triệu chứng hơn.
  • Cảm giác buồn nôn gần như diễn ra thường xuyên hơn.
  • Thai phụ ăn không ngon miệng.
  • Nôn nhiều hơn 3 hoặc 4 lần trong một ngày.
  • Mất nước và mất cân bằng điện giải.
  • Mẹ bầu cảm thấy xây xẩm và chóng mặt nặng.
  • Nữ giới hay lo âu và căng thẳng quá mức.
  • Cân nặng giảm sút vì nôn quá nhiều.

  Vì bị ốm nghén nên thai phụ không thể ăn uống được
Vì bị ốm nghén nên thai phụ không thể ăn uống được

Bên cạnh đó, nếu gặp phải các biểu hiện sau đây, thai phụ không nên thực hiện các cách giảm ốm nghén 3 tháng đầu tại nhà mà hãy ngay lập tức đến gặp bác sĩ chuyên khoa. Bởi vì, nếu thai phụ để các triệu chứng kéo dài sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho thai nhi.
  • Nước tiểu rất sậm màu hay không đi tiểu sau 8 giờ.
  • Không ăn uống trong suốt 24 giờ đồng hồ.
  • Mệt mỏi nhiều, chóng mặt và ngất khi đứng dậy.
  • Đau bụng dữ dội.
  • Sốt từ 38 độ trở lên.
  • Nôn ra máu

Những mệt mỏi nào mà phụ nữ mang thai hay gặp phải?

Nguyên nhân gây ra ốm nghén khi mang thai

Không thể xác định nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng ốm nghén khi mang thai. Tuy nhiên, các bác sĩ thai sản cho biết, một số nguyên nhân thường gặp gồm: tăng hormone Estrogen và hormone khác ảnh hưởng đến tiêu hóa & vị giác, gặp tác nhân có mùi gây kích thích, đường huyết trong máu giảm do nuôi thai…

Nguyên nhân gây ốm nghén chủ yếu là do tăng hormone Estrogen trong cơ thể
Nguyên nhân gây ốm nghén chủ yếu là do tăng hormone Estrogen trong cơ thể

Bên cạnh đó, ốm nghén thông thường và nặng có liên quan đến hormone điều hòa tuyến sinh dục. Cơ thể sản xuất một lượng lớn hormone này với tốc độ nhanh chóng và tăng gấp đôi từ 48 giờ đến 72 giờ đồng hồ. Quan trọng hơn, tình trạng ốm nghén có thể gia tăng trong suốt thai kỳ phụ thuộc vào sự sản sinh của hormone điều hòa tuyến sinh dục.

Những đối tượng mắc phải chứng ốm nghén

Ốm nghén là hiện tượng thường hay gặp phải ở bà bầu, có đến ½ nữ giới sẽ trải qua nôn ói và hơn 80% thai phụ có cảm giác buồn nôn khi mang thai. Thế nhưng, với tình trạng nặng, phái nữ có thể nằm trong nhóm nguy cơ cao nếu có một số yếu tố sau:
  • Có tiền sử về HG, nghĩa là nữ giới từng ốm nghén nặng ở lần mang thai trước đó.
  • Nữ giới đang mang song thai hoặc đa thai.
  • Thừa cân hoặc thậm chí là béo phì với chỉ số cơ thể (BMI) từ 30 trở lên.
  • Nữ giới mang thai lần đầu.
  • Bệnh nguyên bào nuôi (bệnh do có sự gia tăng của tế bào bên trong tử cung).
  • Có tiền sử say tàu xe.

 Nữ giới bị thừa cân hoặc béo phì có nguy cơ ốm nghén nặng cao
Nữ giới bị thừa cân hoặc béo phì có nguy cơ ốm nghén nặng cao

Các nhà khoa học đã tìm ra được mối liên hệ giữa người thường bị đau đầu và dị ứng và cũng dễ bị ốm nghén nặng hơn khi mang thai. Một số yếu tố khác làm tăng tình trạng như: thể trạng sức khỏe thai phụ, làm việc quá sức, sử dụng Estrogen trước mang thai, căng thẳng kéo dài...

Cách giảm ốm nghén 3 tháng đầu

Ốm nghén khiến mẹ bầu không thể ăn uống được bất cứ món nào và cơ thể suy nhược trầm trọng, làm ảnh hưởng đến công việc. Chính vì vậy mà khi có dấu hiệu mang thai, phần lớn nữ giới đều tìm hiểu về các cách giảm ốm nghén 3 tháng đầu. Có rất nhiều cách để nữ giới cải thiện tình trạng ốm nghén. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho thai nhi, tránh xảy ra trường hợp sảy thai thì nữ giới nên áp dụng đúng phương pháp cũng như khuyến cáo từ chuyên gia y tế. Dưới đây là một số cách giúp tình trạng ốm nghén thuyên giảm bớt mà nữ giới có thể thực hiện:
  • Nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc và thư giãn càng nhiều càng tốt trong những tuần đầu mang thai. Stress và mệt mỏi có thể khiến cho tình trạng ốm nghén trở nên tồi tệ hơn rất nhiều. Do đó, nếu có thể phái nữ nên tạm nghỉ việc một thời gian ngắn để không làm ảnh hưởng đến công việc, đặc biệt là động thai.
  • Uống nước thường xuyên để tránh có thể mất nước. Thai phụ cần uống từng ngụm nhỏ và nhiều lần trong ngày. Vì việc làm này có thể giúp ngăn chặn hiện tượng nôn mửa hơn là khi bà bầu uống một lượng lớn nước cùng một lúc. Nữ giới hãy uống trước các bữa ăn để giúp ăn ngon miệng hơn. Trong trường hợp, thai phụ cảm thấy thật khó để không nôn ra mọi thứ thì chỉ nên uống vài ngụm trong bữa ăn.
  • Mẹ bầu cần tránh xa những đồ uống lạnh, món ăn chua và ngọt.

 Uống nhiều nước là cách giảm ốm nghén 3 tháng đầu hiệu quả
Uống nhiều nước là cách giảm ốm nghén 3 tháng đầu hiệu quả
  • Chia nhỏ các bữa ăn và hạn chế để dạ dày trống vì điều này có thể khiến tình trạng buồn nôn nghiêm trọng hơn. Thai phụ cần giữ lượng đường trong máu không bị xuống quá thấp bằng cách ăn một ít thức ăn chứa Glucose, thực phẩm giàu chất xơ hay chứa nhiều Carbohydrate và ít chất béo (bánh mì, cơm, mì ống…)
  • Ưu tiên các loại thực phẩm dễ ăn như bánh mì nướng hoặc bánh quy giòn vì những loại này tốt hơn so với đồ ngọt, cay hoặc béo. Ngoài ra, mẹ bầu nên ưu tiên sử dụng một số thực phẩm có hàm lượng Protein cao như thịt, trứng, các loại hạt và các sản phẩm chế biến từ sữa.
  • Nếu tình trạng ốm nghén không ăn được, thai phụ hãy bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể bằng các món ăn đơn giản như bánh quy lạt. Đồng thời, nghỉ ngơi trong vòng 20 phút hoặc lâu hơn trước khi rời khỏi giường. Đặc biệt, nữ giới nên nhớ dành thời gian để làm thức căn vào mỗi buổi sáng.
  • Một cách giảm ốm nghén 3 tháng đầu hữu hiệu mà mẹ bầu không nên bỏ qua, đó là sử dụng gừng. Theo đó, thai phụ có thể dùng gừng dưới dạng các sản phẩm như bánh quy gừng, trà gừng, siro gừng, viên nang hoặc viên nén mỗi ngày để cải thiện tình trạng nôn mửa.
  • Áp dụng cách bấm huyệt cũng có thể làm giảm triệu chứng buồn nôn và ói mửa.
Ngoài ra, các liệu pháp bổ sung hương liệu như: sử dụng tinh dầu chanh cũng có thể giúp giảm bớt các cơn ốm nghén trong 3 tháng đầu thai kỳ. Tuy nhiên, muốn sử dụng liệu pháp điều trị bổ sung, thai phụ cần tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế trước.

Mẹ bầu cần uống thuốc gì khi ốm nghén nặng?

Nếu như việc thay đổi lối sống và thực hiện theo các cách giảm ốm nghén 3 tháng đầu kể trên không có tác dụng, mẹ bầu có thể dùng một số loại thuốc. Cụ thể đó là:
  • Thuốc kháng sinh Histamine hay thuốc chẹn H1
Những loại thuốc ngăn chặn các Histamine hóa học được sản sinh ra trong các phản ứng có tác dụng chống nôn ói trong thai kỳ hiệu quả. Khi sử dụng thuốc kháng Histamine, nữ giới sẽ cảm thấy buồn ngủ ở lần đầu tiên uống. Do đó, tốt nhất là mẹ bầu nên tránh lái xe hoặc vận hành máy móc, làm việc nặng sau khi sử dụng thuốc này. Cơn buồn ngủ do dùng thuốc sẽ được cải thiện sau một vài ngày sử dụng.
Liều lượng sử dụng thuốc tùy thuộc vào tình trạng nôn mửa của thai phụ. Nhưng chuyên gia y tế khuyến cáo, nữ giới chỉ nên dùng thuốc kháng Histamine một liều trước khi đi ngủ. Thêm vào đó, phái nữ cần lưu ý chỉ được dùng thuốc khi có sự chỉ định của bác sĩ. Các loại thuốc thường được kê toa cho bệnh nhân mang thai là: Cyclizine và Promethazine.

Thuốc kháng sinh Histamine giúp cải thiện tình trạng ốm nghén hữu hiệu
Thuốc kháng sinh Histamine giúp cải thiện tình trạng ốm nghén hữu hiệu
 
  • Các loại thuốc khác
Trong trường hợp thai phụ bị nôn mửa dữ dội và đã dùng thuốc kháng sinh Histamine những vẫn không thấy đỡ, bác sĩ có thể kê toa cho nữ giới dùng thêm Prochlorperazine (Stemetil®) hoặc Metoclopramide. Trong đó, thuốc Prochlorperazine giúp mẹ bầu cảm thấy bình tĩnh hơn. Cả hai đều an toàn để sử dụng trong thai kỳ mang thai nhưng nữ giới cần tránh vận động mạnh, lấy xe hay vận hành các thiết bị công nghệ. Nguyên nhân là do thuốc có thể khiến cơn buồn ngủ ập đến bất cứ lúc nào. Bên cạnh đó, thuốc còn gây ra nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến mẹ bầu nếu nữ giới còn trẻ tuổi. Vì vậy, cách giảm ốm nghén 3 tháng đầu bằng thuốc Metoclopramide không phù hợp cho thai phụ dưới 20 tuổi.

Những dấu hiệu ốm nghén bé trai, bé gái

Theo quan niệm dân gian, khi mang thai nếu mẹ bầu có biểu hiện ốm nghén thường xuyên vào buổi sáng thì khả năng mang thai con gái rất cao. Ngược lại, những thai phụ không bị cơn ốm nghén tấn công là dấu hiệu của một bé trai.
Trong các nghiên của của một số nhà khoa học Thụy Sĩ đã chứng minh, 55% phụ nữ mang thai có tình trạng ốm nghén buổi sáng đã hạ sinh một nàng công chúa. Hormone khi mang thai được xem là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Theo đó, quá trình sản sinh hormone khi mang thai bé gái sẽ nhiều hơn có thai bé thai. Từ đây, dẫn đến tình trạng mẹ bầu mang thai con gái buồn nôn nặng hơn.

 Theo quan niệm dân gian, ốm nghén buổi sáng thường xuyên là thai con gái
Theo quan niệm dân gian, ốm nghén buổi sáng thường xuyên là thai con gái

Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ tập trung vào thai phụ có triệu chứng “siêu ốm nghén”, những người có tình trạng ốm nghén diễn ra rất nghiêm trọng. Đối với những mẹ bầu chỉ nôn ói bình thường rất khó để có thể xác định được ốm nghén là sinh con trai hay gái.
Vì vậy, trước khi dự định sắm đồ cho bé cưng, mẹ bầu nên chờ siêu âm sau tuần thai thứ 20 của thai kỳ để biết chính xác giới tính con. Ngoài ra, nếu muốn mua đồ sớm, thai phụ cũng có thể dựa vào một số dự đoán giới tính thai như:
  • Vị trí bụng: Mọi người thường truyền tai nhau rằng, nếu bụng thấp sẽ sinh bé trai và bụng cao sinh con gái.
  • Thay đổi cơ thể: Những thay đổi trên da có thể là cơ sở để dự đoán sinh con trai hay con gái bằng cách đối chiếu các thay đổi trên cơ thể với sự thay đổi của hormone.
  • Mức độ “nạp” calo: Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những phụ nữ nạp nhiều calo cho cơ thể có khả năng sinh con trai nhiều hơn. Tuy nhiên, trên thực tế thì yếu tố này vẫn chưa chứng minh được.
  • Sự thèm ăn khi mang thai: Thèm ăn chua hoặc ngọt cũng có thể dự đoán thai con trai hay con gái. Nếu mẹ bầu thèm ngọt có khả năng sinh con gái, ngược lại thai phụ thèm chua hay mặn thì sinh con trai. Tuy nhiên, theo chuyên gia y tế, việc thèm ăn là do ảnh hưởng của sự thay đổi hormone và việc thiếu chất của cơ thể nhiều hơn là do giới tính thai nhi.
  • Nhịp tim: Nhiều mẹ bầu tin rằng nếu tim thai nhiều hơn 140 nhịp/phút là con gái, dưới 140 nhịp/phút là con trai. Nhưng theo y học thì đưa ra kết luận là không có mối liên quan giữa nhịp tim với giới tính thai nhi.
  • Tính theo lịch âm: Dựa vào ngày sinh của mẹ và tháng thụ thai, nếu đó là số lẻ thì sinh con trai. Ngược lại, kết quả là số chẵn nghĩa là mẹ sinh con gái.

Khi nào cần đến gặp bác sĩ khi bị ốm nghén?

Như đã nói ở trên, nếu các triệu chứng ốm nghén ở mức độ nặng và kéo dài thì thai phụ nên nhanh chóng đến gặp chuyên gia y tế để thăm khám, kiểm tra sớm. Hầu hết, bác sĩ chuyên khoa chỉ điều trị cho những trường hợp nôn mửa dữ dội và không kiểm soát. Bởi vì, các triệu chứng này ảnh hưởng đến những biến chứng trong thời kỳ mang thai nếu không được chữa trị tận gốc. Còn đối với tình trạng mẹ bầu chỉ nôn ói bình thường, không có gì đáng ngại, bác sĩ sẽ đưa ra một số lời khuyên để giúp đối phó với hiện tượng ốm nghén khi mang thai.

Khi nào cần đến gặp bác sĩ khi bị ốm nghén?
Nếu tình trạng ốm nghén nặng kéo dài thì mẹ bầu cần đến gặp bác sĩ

Nôn quá mức còn được gọi là chứng nôn nghén, có thể làm cho thai phụ rơi vào tình trạng mất nước và cơ thể không thể hấp thụ được những chất dinh dưỡng cần thiết. Nếu điều trị kịp thời, cơ thể phái nữ có thể hoàn toàn khỏe mạnh lại nhanh chóng. Trong trường hợp mẹ bầu bị ốm nghén quá nặng bắt buộc phải ở lại bệnh viện theo dõi vài ngày.

Những câu hỏi thường gặp khi bị ốm nghén

Khi biết mình đã mang thai, hầu hết mẹ bầu nào cũng có vô số vấn đề bận tâm đến. Từ dưỡng thai, ăn uống sao cho khoa học hay cách giảm ốm nghén 3 tháng đầu là gì cho đến khám thai định kỳ như thế nào tốt nhất. Dưới đây là những thắc mắc chung của mọi thai phụ liên quan đến tình trạng ốm nghén.

Ốm nghén có gây nguy hiểm cho thai nhi?

Mặc dù ốm nghén là hiện tượng bình thường của thai kỳ, nhưng nếu mẹ bầu bị nặng, không thể ăn uống sẽ gây ra nhiều tác động xấu đến thai nhi và sức khỏe bản thân:
  • Thai nhi kém phát triển, thiếu cân
Do mẹ bầu thường xuyên nôn ói nên mất cảm giác ăn uống, dẫn đến ăn ít hoặc bỏ bữa. Điều này dễ gây thiếu hụt chất dinh dưỡng cho cơ thể và cân nặng mẹ bầu giảm sút. Khi cơ thể mẹ không nạp đủ chất dinh dưỡng, hậu quả là thai cũng bị thiếu chất, tăng trưởng kém, nguy cơ thiếu cân lúc chào đời và suy dinh dưỡng cao. Tệ hơn, mẹ bầu có thể đối mặt với việc sinh non.

Ốm nghén ở mức độ nghiêm trọng có gây thể ảnh hưởng đến thai nhi
Ốm nghén ở mức độ nghiêm trọng có gây thể ảnh hưởng đến thai nhi

  • Mất cân bằng điện giải
Ăn uống kém đồng nghĩa thiếu vi chất, trong đó có các chất điện giải là Natri và Kali. Khi lượng Natri và Kali trong cơ thể sụt giảm, tình trạng mất cân bằng điện giải sẽ xảy ra. Hiện tượng này khiến cho mẹ bầu càng nghén trầm trọng hơn và huyết áp bị giảm. Từ đó, ảnh hưởng đến sự phát triển và hình thành các bộ phận cơ thể của thai nhi.

Ốm nghén có nên truyền nước không?

Cái này còn phụ thuộc vào tình trạng của mẹ bầu mà bác sĩ sẽ chỉ định truyền nước hoặc không. Nếu thai phụ bị ốm nghén nặng trong nhiều ngày liền, xuống sức, sụt cân, đi ngoài nhiều, mất nước và không thể ăn uống thì nên đến cơ sở y tế. Vì đây là trường hợp cần được truyền nước và truyền đạm sớm để giúp mẹ bầu khỏe hơn.

Sau khi sinh tình trạng ốm nghén có biến mất không?

Sau khi sinh con, tình trạng ốm nghén sẽ biến mất hoàn toàn. Tuy nhiên, việc hồi phục sau sinh thường lâu hơn nếu nữ giới mắc chứng ốm nghén nặng. Muốn cơ thể sớm trở lại khỏe mạnh nhất, nữ giới nên tìm đến bác sĩ để được tư vấn thêm cách làm giảm ốm nghén nặng sau khi sinh hiệu quả. Đồng thời, phái nữ lưu ý tránh để xảy ra căng thẳng về tâm lý vì điều này vừa khiến cho tình trạng ốm nghén lâu hết vừa ảnh hưởng đến cuộc sống.

Sau khi sinh tình trạng ốm nghén sẽ biến mất
Sau khi sinh tình trạng ốm nghén sẽ biến mất

Bà bầu nghén nặng nên ăn gì?

Với vấn đề mẹ bầu bị nghén nặng nên ăn gì chúng tôi đã thông tin ở mục cách giảm ốm nghén 3 tháng đầu hiệu quả. Để tránh bị ngán khi ăn uống, mẹ bầu có thể chế biến thêm các món ăn trị ốm nghén như: cháo ý dĩ, canh sấu, canh me… hoặc ăn nhiều trái cây tươi: thanh long, chuối, nho… Đồng thời, mẹ bầu hãy tránh xa các món ăn chiên xào, chứa nhiều giàu mỡ.

Ốm nghén có sốt không?

Giai đoạn đầu mang thai, do sự thay đổi của hormone HCG trong máu nên khiến cho bà bầu cảm thấy buồn nôn, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, khó chịu, mệt mỏi… Tuy nhiên, sốt không phải là triệu chứng nằm trong danh sách biểu hiện của tình trạng. Mà thai phụ sốt là do một trong những phản ứng của cơ thể với tình trạng nhiễm trùng. Khi nữ giới bị sốt, nhiệt độ cơ thể tăng cao hơn mức bình thường là 36.5oC - 37oC, có thể đi kèm theo một số triệu chứng ốm nghén liệt kê ở trên.
Viêm nhiễm đường tiết niệu, cảm cúm, nhiễm trùng đường hô hấp… là một trong những nguyên nhân chính khiến bà bầu bị sốt cao. Giai đoạn tam cá thể thứ nhất, sức đề kháng của mẹ bầu không được tốt như bình thường nên dễ bị các tác nhân gây bệnh tấn công.
Hiện tượng sốt có thể chỉ là tăng nhẹ thêm 0.5oC. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu sốt trên 38oC thì hãy hết sức cẩn thận. Vì tình trạng sốt cao khi mang thai có thể gây nguy hiểm cho bé. Ví dụ như: dọa sảy thai, mẹ sinh non, bị nhiễm khuẩn huyết thai kỳ hay gây ra dị tật bẩm sinh cho thai nhi… Do đó, khi nhận thấy nhiệt độ cơ thể tăng cao và không có dấu hiệu thuyên giảm thì hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám.

Ốm nghén có tốt không?

Câu hỏi này có rất nhiều mẹ bầu thắc mắc, Ốm nghén thông thường được cho là không có gì hại đối với mẹ bầu lẫn thai nhi. Về mặt sinh học thì thai nghén có tác dụng bảo vệ cho phôi thai, Còn các chuyên gia y tế lại cho rằng, ốm nghén khi mang thai là dấu hiệu thông báo thai nhi đang phát triển rất tốt.

Trong y học ốm nghén là dấu hiệu thai phát triển tốt
Trong y học ốm nghén là dấu hiệu thai phát triển tốt

Trên thực tế, tình trạng ốm nghén khiến mẹ bầu phải hạn chế ăn nhiều thực phẩm. Chính điều này giúp cho thai phụ tránh được các nguy cơ truyền bệnh qua đường thức ăn. Ngoài ra, mẹ bầu bị ốm nghén thường ít sảy thai và giảm thiểu khả năng mắc bệnh ung thư vú.
Qua những nội dung được chia sẻ trong bài viết, https://tapdoanytevietnhat.com/ hy vọng sẽ giúp nữ giới hiểu rõ hơn về tình trạng ốm nghén trong giai đoạn tam cá thể nguyệt thứ nhất (3 tháng đầu thai kỳ). Cũng như biết thêm một số cách giảm ốm nghén 3 tháng đầu hiệu quả. Từ đó, giúp cơ thể đỡ mệt mỏi, ăn uống bình thường để bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của thai nhi.
Thiết kế và phát triển website bởi Kenhdichvu.vn