Tin tức - Sự kiện

Tìm hiểu ngay: Tiền sản giật là gì có nguy hiểm không?

Bất kể bà mẹ nào cũng mong muốn có một thai kỳ khỏe mạnh, thai nhi phát triển tốt. Tuy nhiên mẹ bầu cũng cần tìm hiểu các vấn đề về sức khỏe có thể gặp để phòng tránh và kịp thời xử lý giúp đảm bảo an toàn cho mẹ và con. Một trong những nguy cơ mẹ bầu thường gặp là tiền sản giật. Vậy Tiền sản giật là gì? Có nguy hiểm không? Tập đoàn thiết bị y tế Việt Nhật sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về chứng bệnh này, giúp mẹ có thêm kiến thức mang thai nhé.

>> Giải đáp thắc mắc: độ mờ da gáy 1.7mm có bình thường không?
>> Thống kê bảng cân nặng thai nhi trong bụng mẹ theo chuẩn WHO
MỤC LỤC BÀI VIẾT

Bệnh tiền sản giật là gì?

Tiền sản giật là một trong số những hội chứng bệnh lý nghiêm trọng xuất hiện từ tuần thứ 20 trở đi. Bệnh là một biến chứng thai kỳ nghiêm trọng do huyết áp của mẹ bầu tăng cao và có dấu hiệu làm tổn thương các cơ quan khác, thường sẽ là thận. Ở một phụ nữ bình thường, khi mang thai, nếu chỉ số huyết áp lớn hơn 140/90 mmHg thì đều được nhận định là cao huyết áp và đây là dấu hiệu cho thấy hội chứng tiền sản giật. Tuy nhiên, với một phụ nữ bình thường thì ở tuần thai thứ 21 của thai kỳ, khả năng bị mắc bệnh cũng rất cao mặc dù huyết áp chỉ tăng nhẹ. Khi gặp vấn đề này, nếu mẹ bầu không chữa trị kịp thời, bệnh sẽ dẫn tới sản giật, gây ra những biến chứng nguy hiểm cho tính mạng mẹ và bé.

Mức độ nguy hiểm của bệnh lý tiền sản giật

Tiền sản giật là bệnh lý được nhận định là nguy hiểm nhất trong 5 bệnh gây tử vong ở phụ nữ mang thai. Chứng bệnh này trực tiếp đe dọa đến sức khỏe, đôi khi là tính mạng của mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi. Là bệnh lý nguy hiểm nhưng chiếm tới từ 5~8% trong tổng phụ nữ mang thai. Căn bệnh này làm tăng nguy cơ vỡ nhau thai, khiến chảy máu nặng và dẫn tới đe dọa tính mạng cho cả thai phụ và em bé.

tiền sản giật là gì
Tiền sản giật là chứng bệnh nguy hiểm, đe dọa tới tính mạng

Những dấu hiệu của tiền sản giật khi mang thai

Ở một số thai phụ, biểu hiện của bệnh đôi khi xuất hiện một cách âm thầm và không có bất kì dấu hiệu rõ ràng nào. Thường dấu hiệu đầu tiên khiến mẹ có thể nhận thấy nguy cơ ở cơ thể mình chính là tăng huyết áp thai kỳ. Vì vậy, các mẹ chú ý cần liên tục theo dõi chỉ số huyết áp của bản thân từ những ngày đầu thai kỳ. Khi chỉ số huyết áp vượt qua 140/90 mmHg xuất hiện 2 lần liên tục cách nhau 4 tiếng thì đây là dấu hiệu được đánh giá là bất thường. Ngoài ra một số dấu hiệu mẹ cũng có thể gặp gồm:
  • Protein dư thừa trong nước tiểu, chỉ số này bạn cần xét nghiệm nước tiểu để có kết quả chính xác.
  • Mẹ cảm thấy nhức đầu dữ dội và không có dấu hiệu giảm trong thời gian dài.
  • Người mẹ bị thay đổi về thị lực, có thể là mất thị lực tạm thời, mờ mắt hoặc nhạy cảm với ánh sáng.
  • Mẹ thấy khó chịu, đau vùng bụng trên, thường là phía bên phải, dưới xương sườn.
  • Mẹ buồn nôn và nôn liên tục
  • Lượng nước tiểu ít dần
  • Mức độ tiểu cầu trong máu giảm
  • Có nhiều chất lỏng tích tụ trong phổi nên cảm thấy khó thở
  • Tăng cân bất thường so với các thai kỳ trước, khoảng hơn 2kg/ tuần
  • Cơ thể bị tụ nước, gây sưng, phù, đặc biệt ở mặt, tay và chân.

dấu hiệu tiền sản giật khi mang thai
Dấu hiệu rõ nhất để nhận định chứng bệnh tiền sản giật là chỉ số huyết áp của mẹ bầu tăng quá cao so với bình thường

Nguyên nhân dẫn đến bệnh tiền sản giật

Nguyên nhân dẫn tới bệnh tiền sản giật được xác định là liên quan tới khá nhiều yếu tố nhưng với phân tích từ các chuyên gia thì họ đều cho rằng nó xuất phát từ nhau thai- Cơ quan nuôi dưỡng thai nhi trong suốt 9 tháng 10 ngày.
Về cơ bản, ở thời kỳ đầu thai kỳ, các mạch mẫu mới sẽ được phát triển đưa máu qua nhau thai rồi đến thai nhi một cách hiệu quả. Tuy nhiên ở những phụ nữ bị tiền sản giật, những mạch máu này không phát triển bình thường hoặc hoạt động không đúng. Cụ thể, những mạch máu này hẹp hơn so với các mạch máu ở người bình thường và có những phản ứng khác nhau với tín hiệu nội tiết tố nên dẫn tới hạn chế lượng máu chảy qua. Một trong số nguyên nhân dẫn tới sự bất thường này gồm:
- Huyết áp trong thai kỳ bao gồm những thể lâm sàng sau:
  • Lượng máu tới tử cung quá ít, không đủ cho hoạt động của thai nhi
  • Mạch máu bị tổn thương
  • Do bắt nguồn từ các bệnh về hệ miễn dịch
  • Do gen di truyền
- Tăng huyết áp mãn tính: dấu hiệu này thường xuất hiện trước thai kỳ hoặc sau tuần thai thứ 20. Tình trạng này thường kéo dài hơn 42 ngày sau khi sinh nở và có thể liên quan tới vấn đề tiểu đạm.
- Tăng huyết áp thai kỳ: chứng bệnh này thường xuất hiện sau tuần 20 của thai kỳ và có thể phục hồi lại sau 42 ngày sau khi sinh.
- Tiền sản giật biểu hiện rõ những dấu hiệu này, đặc biệt là ở những phụ nữ mang thai lần đầu, đa thai, thai trứng, hội chứng kháng phospholipid hoặc tăng huyết áp mạn tính. Với một số mẹ bầu bị bệnh thận hoặc đái đường thì nguy cơ bị mắc bệnh rất cao. Ngoài ra, nếu mẹ bầu cảm thấy đau đầu, tăng huyết áp, rối loạn thị giác, bất thường đau bụng và đặc biệt là tiểu cầu thấp hoặc chức năng gan gặp vấn đề bất thường thì khả năng bị tiền sản giật là rất cao.
- Tăng huyết áp mạn tính kèm theo tiểu đạm
- Tăng huyết áp không thể phân loại: Đây là thuật ngữ chỉ nguyên nhân gây tiền sản giật do huyết áp được đo lần đầu tiên sau 20 tuần của thai kỳ có dấu hiệu tăng và được chẩn đoán xác định. Tuy nhiên để chắc chắn, kết quả cần được đo lại sau 42 ngày sau sinh.

Nguyên nhân dẫn tới tiền sản giật chủ yếu là tình trạng huyết áp
Nguyên nhân dẫn tới tiền sản giật chủ yếu là tình trạng huyết áp

Những yếu tố nguy cơ mắc bệnh tiền sản giật

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc tiền sản giật bao gồm:
  • Mẹ bầu có tiền sử tiền sản giật: Nếu trong các thai kỳ trước, hoặc trong gia đình ruột thịt đã có người từng mắc tiền sản giật thì nguy cơ mẹ bầu bị mắc phải căn bệnh này là rất cao.
  • Người bị tăng huyết áp mạn tính: Tăng huyết áp mạn tính thì nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những người có chỉ số huyết áp bình thường.
  • Mang thai lần đầu: Những bà mẹ mang thai lần đầu có tỷ lệ mắc cao hơn các mẹ bầu khác.
  • Có con với chồng thứ 2 trở lên: Mang thai với một người đàn ông mới làm tăng nguy cơ tiền sản giật nhiều hơn so với lần mang thai thứ 2 hoặc thứ 3 với cùng một người đàn ông.
  • Tuổi tác: Với những người ngoài độ tuổi sinh sản như trẻ dưới tuổi vị thành niên hoặc phụ nữ trên 40 tuổi thì nguy cơ mắc tiền sản giật là rất cao. Ngoài ra những người mang thai lần đầu ở tuổi quá lớn cũng rất dễ bị chứng bệnh này làm phiền.
  • Dân tộc: Theo nghiên cứu của các chuyên gia thì phụ nữ da đen có nguy cơ mắc tiền sản giật cao hơn so với các chủng tộc khác.
  • Béo phì: Một người mẹ mắc bệnh béo phì sẽ có nguy cơ mắc tiền sản giật rất cao do dễ bị tăng huyết áp.
  • Đa thai: Bệnh tiền sản giật phổ biến hơn ở những người phụ nữ đa thai.
  • Khoảng cách giữa các lần mang thai: Khoảng cách giữa 2 con quá gần hoặc quá xa thì tỷ lệ mẹ bị mắc tiền sản giật sẽ rất lớn. Khoảng cách an toàn nhất giữa 2 lần mang thai nên nằm trong khoảng từ 2 đến 10 năm.
  • Lịch sử bệnh tật: Nếu như bạn đã từng mắc một vài bệnh trước khi mang thai như tăng huyết áp mãn tính, đau nửa đầu, tiểu đường tuýp 1 hoặc 2, bệnh thận hoặc có xu hướng phát triển cục máu đông, lupus đỏ… Những bệnh này đều có thể dẫn tới tiền sản giật thai kỳ.
  • Thụ tinh trong ống nghiệm: Những bà mẹ đậu thai bằng thụ tinh trong ống nghiệm thường có nguy cơ bị tiền sản giật cao hơn các bà mẹ mang thai tự nhiên.

đa thai khiến mẹ bị tiền sản giật
Đa thai là một trong những nguyên nhân khiến tỉ lệ bị tiền sản giật cao hơn

Biến chứng của tiền sản giật

Tiền sản giật gây nên khá nhiều biến chứng cho cả thai phụ và thai nhi. Cụ thể:
- Biến chứng của tiền sản giật gây ra cho mẹ bầu
  • Sản giật
Nếu như mẹ bầu không biết mình bị tiền sản giật, không thể kiểm soát thì tiền sản giật tích hợp với các cơn co giật sẽ xảy ra một cách bất thường. Điều đặc biệt, việc dự đoán sản phụ nào sẽ bị tiền sản giật đủ nghiêm trọng dẫn tới sản giật là rất khó. Nhưng thông thường, không có triệu chứng hoặc dấu hiệu cảnh báo để dự đoán các cơn sản giật. Bạn cần thật chú ý, sản giật có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho cả mẹ và bé nên bác sĩ sẽ có những chỉ định nhất định bất kể thai nhi được bao nhiêu tháng tuổi.
  • Gây ra tổn thương của các cơ quan khác
Tiền sản giật có thể dẫn tới tổn thương thận, gan, phổi hoặc tim, mắt và có thể gây đột quỵ, chấn thương não ở người mẹ. Hệ thần kinh trung ương có thể bị sản giật, biểu hiện như: phù não, xuất huyết não, màng não. Mắt sẽ bị phù võng mạc hoặc nguy hiểm hơn là mù mắt. Thận của người mẹ có thể dẫn tới tình trạng suy thận cấp. Gan diễn ra tình trạng chảy máu dưới bao gân, vỡ van, suy gan. Số lượng tổn thương các cơ quan này phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tiền sản giật.

 Mẹ bầu bị tiền sản giật thường bị phù chân tay
Mẹ bầu bị tiền sản giật thường bị phù chân tay và bị ảnh hưởng đến nhiều vấn đề sức khỏe khác

  • Ảnh hưởng tới tim mạch
Tiền sản giật có thể tăng nguy cơ mắc bệnh tim và mạch máu trong tương lai gần, biến chứng sẽ nguy hiểm hơn nếu như sản phụ bị tiền sản giật nhiều lần hoặc sinh non. Tim của mẹ có thể bị suy cấp, rối loạn động mạch dẫn tới chảy máu, giảm thiểu tiểu cầu, đông máu rải rác trong lòng mạch và giảm tiểu cầu. Vấn đề này rất nguy hiểm, vì vậy để đảm bảo an toàn cho sản phụ và em bé, mẹ bầu nên giữ được sự tăng cân hợp lý, ăn nhiều loại trái cây, rau củ, thường xuyên tập luyện và đặc biệt cần tránh xa thuốc lá.
  • Hội chứng HELLP
HELLP là hội chứng sản khoa đe dọa đến tính mạng của sản phụ. Hội chứng này thường được biết đến như một biến thể khác của tình trạng tiền sản giật. Cả 2 biến chứng này có thể xảy ra song song trong giai đoạn cuối của thai kỳ, đôi khi cũng phát bệnh vào thời điểm sau sinh.
- Biến chứng của tiền sản giật gây ra cho thai nhi
  • Hạn chế tăng trưởng của thai nhi
Mẹ bị tiền sản giật dẫn tới các động mạch mang máu đến thai nhi bị ảnh hưởng. Trong trường hợp thai nhi không nhận đủ máu đồng nghĩa với việc bào thai không nhận đủ máu, oxy và chất dinh dưỡng. Điều này hiển nhiên dẫn tới việc bào thai tăng trưởng chậm. Nói cách khác thì tiền sản giật hạn chế tăng trưởng ở thai nhi, dẫn tới suy dinh dưỡng bào thai hoặc sinh non.


Từng bị tiền sản giật và tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai đầu, vậy làm sao để phòng tránh?
  • Sinh non
Với những biến chứng nặng của tiền sản giật, sản phụ sẽ buộc chỉ định sinh con sớm để có thể bảo vệ tính mạng của sản phụ và em bé. Những đứa trẻ sinh non có thể dẫn tới hô hấp yếu, chưa hoàn chỉnh và rất nhiều các hệ lụy khác. Theo thống kê có tới 40% ca sinh non có nguyên nhân do mẹ bầu bị tiền sản giật.
  • Nhau thai bong non
Tiền sản giật làm tăng nguy cơ vỡ nhau thai- bộ phận nuôi sống bào thai. Biến chứng của bệnh khiến nhau thai bị tách ra khỏi thành tử cung người mẹ trước thời kỳ sinh nở. Trong trường hợp diễn ra đột ngột và nghiêm trọng sẽ dẫn tới lượng tiểu cầu sụt giảm mạnh, thiếu máu tán huyết vi mạch và dẫn tới bong rau. Bong rau là tình trạng vô cùng nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp tới sự an toàn của thai nhi chi trong vài giờ đồng hồ nếu không được điều trị kịp thời.
  • Thai chết lưu trong tử cung
Ở những mẹ bầu bị tiền sản giật việc dẫn tới bảo thai không có chất dinh dưỡng là điều có thể xảy ra. Do đó nhiều tình trạng dẫn tới việc thai không thể phát triển, dẫn tới thai chết lưu.
  • Tử vong chu sinh
Có khoảng 10% thai nhi tử vong khi sinh non hoặc bong rau dẫn tới sinh non.

tiền sản giật ảnh hưởng đến thai nhi
Em bé trong bụng mẹ bị tiền sản giật thường bị sinh non, sức khỏe yếu

Cách điều trị tiền sản giật

Bạn cần lắng nghe những lời khuyên từ chuyên gia sản khoa, những thông tin dưới đây không thể thay thế cho những lời khuyên trực tiếp bởi với mỗi tình trạng bệnh cần có một liệu trình điều trị riêng biệt. Vậy phương pháp điều trị tiền sản giật tốt nhất là gì?
Mặc dù mỗi thai phụ sẽ có liệu trình điều trị riêng nhưng cách duy nhất để điều trị là sinh sớm. Thai phụ thường có nguy cơ co giật, nhau bong non, đột quỵ và chảy máu nghiêm trọng cho đến khi huyết áp quay trở lại bình thường. Nhưng trong trường hợp tuổi thai còn quá nhỏ thì đây không phải là phương án tốt nhất. Trong trường hợp mẹ bầu có dấu hiệu tiền sản giật ở những tuổi thai còn quá nhỏ thì bạn cần tìm đến những bác sĩ đầu ngành để được khám thai và tiến hành các xét nghiệm chuyên sâu hơn một cách thường xuyên. Từ đó bác sĩ sẽ cho bạn một hướng đi tốt nhất cho mẹ và con. Ở trường hợp này bạn cần nghỉ ngơi nhiều hơn, sử dụng thuốc an thần Diazepam dưới dạng tiêm hoặc uống. Bạn cũng sẽ được bác sĩ chỉ định dùng Magnesium Sulfate và các thuốc giúp hạ huyết áp. Thuốc sẽ có tác dụng làm giãn các tiểu động mạch, tăng lưu lượng máu đến tim, thận và cả bào thai. Bạn cũng cần dùng thuốc lợi tiểu nhưng chỉ được phép dùng khi có sự đe dọa của hiện tượng phổi cấp và thiểu niệu.
Ngoài ra, nếu bạn nằm trong dạng tiền sản giật nhẹ thì bạn vẫn có thể điều trị bằng phương pháp theo dõi ngoại trú. Bạn sẽ được y bác sĩ theo dõi huyết áp 2 lần/ ngày. Mẹ bầu hãy cố gắng nghỉ ngơi và nằm nghiêng trái. Bạn cần theo dõi liên tục, nếu có biến chuyển xấu cần nhập viện và điều trị theo chỉ đinh của bác sĩ. Bạn cần uống đủ 2~3l nước mỗi ngày, tích cực nạp chất đạm và hạn chế ăn muối, đồ mặn.

Cách điều trị tiền sản giật
Nghỉ ngơi và ăn uống khoa học là cách điều trị tiền sản nhẹ tốt nhất

Cách phòng tránh tiền sản giật khi mang thai và sau khi sinh

Nếu bạn đã được bác sĩ cảnh báo là có nguy cơ cao bị hội chứng này thì việc bạn cần làm đầu tiên là thay đổi lối sống sinh hoạt để có thể phòng ngừa bệnh và hạn chế tối đa những biến chứng nguy hiểm không mong muốn. Cụ thể, bạn nên:
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống để cơ thể mẹ giảm cân mà không ảnh hưởng đến dinh dưỡng thai nhi.
  • Tránh xa thuốc lá và những khí độc hại
  • Tập thể dục, tập luyện nhẹ nhàng một cách thường xuyên
  • Theo dõi, kiểm soát huyết áp và lượng đường trong máu
  • Sử dụng Aspirin liều thấp sau 12 tuần mang thai nếu được bác sĩ chỉ định. Thường những mẹ có tiền sử tiền sản giật hay đa thai, tăng huyết áp mãn tính, thận, đái tháo đường hoặc bệnh tự miễn sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng loại thuốc này.
  • Bổ sung canxi theo liều lượng mà bác sĩ kê đơn. Đã có nhiều nghiên cứu cho rằng, nếu mẹ bầu bổ sung đủ lượng canxi trong quá trình mang thai sẽ giúp giảm nguy cơ mắc chứng bệnh tiền sản giật. Do vậy bạn cần bổ sung đủ lượng cần thiết cho cơ thể là 1.200~ 1.500mg/ngày thông qua chế độ ăn uống hoặc các thực phẩm chức năng. Tuy nhiên việc bổ sung thừa canxi cũng dẫn đến rất nhiều vấn đề, vì vậy mẹ bầu cần dùng thuốc hay vitamin, thực phẩm chức năng dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.

Cách phòng tránh tiền sản giật khi mang thai và sau khi sinh
Một trong những cách phòng tiền sản giật tốt nhất là bổ sung canxi và các vitamin tự nhiên

Một số câu hỏi liên quan đến bệnh tiền sản giật

Dưới đây là một số vấn đề liên quan đến tiền sản giật mà nhiều mẹ bầu thắc mắc. Dưới đây, dựa vào những kiến thức chuyên gian, chúng tôi sẽ giải đáp những thắc mắc này một cách đầy đủ và chi tiết.

Bị tiền sản giật có đẻ thường được không?

Một thai phụ bị tiền sản giật hoàn toàn có thể sinh thường. Theo các bác sĩ chuyên khoa, có tới 40% sản phụ bị tiền sản giật được theo dõi sinh thường một cách an toàn và 60% còn lại được chỉ định mổ để lấy thai. Việc mổ đẻ hay đẻ thường đều được các bác sĩ cân nhắc dựa vào thể trạng người mẹ và tình trạng của em bé, từ đó họ sẽ đưa ra cách sinh phù hợp nhất. Thường các mẹ bầu có thể chuyển dạ từ tuần 35, 35 khi mà cổ tử cung đã mềm thì nếu bác sĩ theo dõi sát sao, từ đó dựa vào tình trạng vẫn có thể hỗ trợ mẹ bầu sinh thường.
Tuy nhiên, vì sự nguy hiểm của bệnh nàycó thể diễn ra vào thời điểm sinh nở nên bác sĩ khuyên các mẹ nên ưu tiên sinh mổ hơn. Những mẹ bị tiền sản giật dễ có nguy cơ sinh non hoặc khó khăn trong vấn đề chuyển dạ sinh tự nhiên. Vì vậy để kiểm soát được an toàn thì chúng ta nên sinh mổ.

Tiền sản giật có bị lại không?

Chứng bệnh này là một trong 5 loại bệnh trong thai kỳ gây tử vong cao nhất cho cả mẹ và bé trên toàn thế giới. Đáng quan tâm hơn là phụ nữ bị tiền sản giật ở lần mang thai đầu thì lần mang thai tiếp theo sẽ có nguy cơ tái phát rất cao. Vì thế, nếu như bạn đã từng bị tiền sản giật thì cần cẩn trọng khi mang thai lần sau, hãy nhớ khoảng cách sinh 2 con phải nằm trong khoảng an toàn, từ 2~10 năm. Mẹ bầu cũng cần khám thai định kỳ và thường xuyên trao đổi với bác sĩ về tình trạng sức khỏe để sớm có biện pháp can thiệp tốt nhất nếu như bệnh chứng quay trở lại.
Để phòng ngừa tiền sản giật quay lại ở lần mang thai thứ 2, khi có dấu hiệu mang thai, mẹ bầu cần:
  • Giữ ấm cơ thể
  • Quan tâm cẩn thận tới chế độ dinh dưỡng và tập luyện trong thai kì
  • Liên tục theo dõi huyết áp
  • Làm đầy đủ các xét nghiệm lâm sàng tiền sản giật khi thai nhi 12~14 tuần tuổi.
  • Nghe theo tư vấn của bác sĩ và chuẩn bị đầy đủ thuốc dự phòng

Tiền sản giật có bị lại không?
Nguy cơ mẹ bầu bị tiền sản giật ở lần mang thai tiếp theo là rất cao

Bị tiền sản giật nên ăn gì?

Một mẹ bầu bị tiền sản giật cần quan tâm tới chế độ dinh dưỡng nhiều hơn các mẹ bầu khác. Chế độ dinh dưỡng của bạn không chỉ cần đầy đủ để cung cấp cho sự phát triển của thai nhi nhưng cũng cần ăn theo chế độ khoa học nhằm phòng tránh chứng bệnh tiền sản giật. Bệnh lý này là biến chứng đặc trưng của huyết áp cao, do vậy chiến lược ăn kiêng tốt nhất là đảm bảo ít muối và cần kiểm soát được calo để tối ưu hóa cân nặng. Tuy nhiên nếu bạn muốn kiểm soát tố 2 yếu tố dinh dưỡng đó thì bạn cần sự hỗ trợ của bác sĩ, không thể tự ý lên bảng dinh dưỡng cho mình. Cụ thể những món mà mẹ bầu bị tiền sản giật nên ăn gồm:
  • Chất chống oxy hóa
Những thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như hoa quả, rau xanh đặc biệt quan trọng giúp giảm căng thẳng do tiền sản giật. Vì vậy hãy tăng cường những món ăn có chất này để khỏe mạnh hơn.
  • Omega 3
Tiền sản giật chắc chắn ảnh hưởng tới dinh dưỡng của bào thai, đặc biệt là sự phát triển của não bộ của bé. Vì vậy những chất có vai trò lớn trong phát triển não bộ trẻ như Omega 3 cần được bổ sung. Cá là nguồn Omega 3 sạch và tốt nhất vì thế bạn nên ăn từ 2 đến 3 bữa cá mỗi tuần trong thời gian mang thai. Lưu ý, bạn cần chọn những loại cá chứa ít thủy ngân.
  • Canxi
Như đã đề cập ở trên, Canxi có vai trò vô cùng quan trọng đối với mẹ bầu điều trị tiền sản giật. Vì vậy mẹ nên tích cực ăn những món ăn có chứa vi chất này như sữa, sữa chua, phô mai, cá hồi, rau bina,…
  • Axit Folic
Axit folic có vai trò vô cùng quan trọng với mẹ bầu, đây là chất có thể ngăn ngừa dị tật bẩm sinh và giảm nguy cơ sinh non. Chất này được tìm thấy rất nhiều ở rau lá xanh đậm, cây họ cam quýt và ngũ cốc. Mẹ hãy thêm những món này vào thực đơn của mình nhé.
  • Sắt
Sắt là chất dinh dưỡng không thể thiếu đối với tất cả mẹ bầu, mẹ bầu bị tiền sản giật lại càng cần đến chất này hơn. Vì vậy, nếu như muốn khỏe mạnh, mẹ bầu cần đảm bảo mình đã bổ sung đủ lượng sắt cần thiết theo chỉ định của bác sĩ. Nguồn cung cấp sắt tốt từ thực phẩm bao gồm: Thịt đỏ nạc, thịt gia cầm, cá, đậu
  • Các loại vitamin
Vitamin và khoáng chất giúp em bé trong bụng mẹ có nguồn dinh dưỡng đầy đủ hơn. Đặc biệt chúng còn giúp giảm nguy cơ tiền sản giật, tăng cường sức đề kháng. Bạn nên ăn thêm rau củ, trái cây tươi. Tất cả vitamin tự nhiên đều có vai trò to lớn trong việc bổ sung chất dinh dưỡng cho thai nhi, nhưng đối với mẹ bầu bị tiền sản giật thì vitamin D được đánh giá cao hơn trong việc phòng chống những biến chứng của tiền sản giật. Vitamin này giúp mẹ bầu kiểm soát được cân nặng, tránh béo phì và tăng huyết áp nên có vai trò vô cùng quan trọng trong thành phần dinh dưỡng mẹ bầu. Loại vitamin này được tìm thấy nhiều nhất ở ánh sáng mặt trời, vì vậy mẹ cần hoạt động nhẹ nhàng vào buổi sớm mai để cung cấp đủ lượng vitamin D cần thiết nhé.
  • Magie
Theo tính toán của các chuyên gia, tỉ lệ magie hợp lý cho một thai phụ là khoảng 6mg/ 1kg trọng lượng cơ thể. Bạn cần bổ sung để không bị thiếu chất. Magie được tìm thấy nhiều ở rau xanh chứa chất diệp lục, hải sản, cây họ đậu đỗ, lúa mì và các loại quả cứng.
Với những thông tin trên, Câu trả lời cho câu hỏi:” Tiền sản giật có nguy hiểm không” được khẳng định rằng” Đây là một chứng bệnh vô cùng nguy hiểm, ảnh hưởng tới tính mạng của cả mẹ và bé trong suốt thời kỳ mang thai và sinh con”. Vì vậy bạn cần đi kiểm tra thường xuyên, theo dõi tình hình sức khỏe thai kỳ một cách khoa học và tuân thủ những chỉ định của bác sĩ. Hãy là bà bầu khoa học để con được phát triển tốt nhất, khỏe mạnh và an toàn. Chúc các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh.

Tìm hiểu ngay: Tiền sản giật là gì có nguy hiểm không?Tham khảo thêm: Siêu âm đầu dò có tốt không? Những thông tin cần thiết dành cho mẹ bầu
Thiết kế và phát triển website bởi Kenhdichvu.vn