Với sự phát triển của công nghệ và y học, ngày càng có nhiều phương pháp hỗ trợ mẹ bầu kết nối với chính thai nhi trong bụng, trong đó có siêu âm hình thái học, đây là một trong những kỹ thuật giúp mẹ bầu dễ dàng quan sát hoạt động của thai, cũng như kiểm tra sự phát triển và hoàn thiện các cơ quan ngay khi còn trong bụng mẹ. Hiện nay, phương pháp này được khuyến cáo rộng rãi và được nhiều mẹ bầu tin tưởng thực hiện trong các giai đoạn của thai kỳ, tuy nhiên những thông tin chi tiết về siêu âm hình thái học là gì? Tầm quan trọng và ý nghĩa ra sao? Không phải mẹ bầu nào cũng nắm rõ. Do đó để có thêm kiến thức cho bản thân về phương pháp chẩn đoán hình ảnh này, mời các mẹ bầu tham khảo bài viết sau đây.
MỤC LỤC BÀI VIẾT
Kỹ thuật siêu âm hình thái học là gì?
Siêu âm hình thái học là một trong những phương pháp chẩn đoán hình ảnh khá thông dụng được nhiều bác sĩ chuyên khoa khuyến khích mẹ bầu thực hiện, dựa vào các hình ảnh ghi nhận từ thiết bị chuyên dụng sẽ dễ dàng quan sát thấy các chuyển động của thai nhi trong bụng, bên cạnh đó còn có thể theo dõi sự phát triển của thai nhi có bình thường hay không, từ đó kịp thời phát hiện các dị tật bẩm sinh nếu có.
Siêu âm hình thái học giai đoạn cuối thai kỳ
Siêu âm hình thái học là gì đã được chúng tôi giải thích bên trên, ngoài ra mẹ bầu cũng cần phải nắm về các mốc giai đoạn được khuyến cáo nên siêu âm hình thái học, đó chính là tuần 11-14, tuần 18-22, tuần 30-32. Đây là những thời điểm quan trọng giúp theo dõi dễ dàng sự phát triển của thai nhi, từ đó hỗ trợ các mẹ bầu có thai kỳ khỏe mạnh, thai nhi chào đời có sức khỏe tốt, phát triển toàn diện. Do đó dù không phải là phương pháp bắt buộc phải thực hiện nhưng các bác sĩ chuyên khoa vẫn khuyến cáo mẹ bầu nên theo dõi thai dựa vào siêu âm hình thái học.
Xem thêm những thông tin quan trọng:
Tầm quan trọng của siêu âm hình thái học
Sau khi đã hiểu được siêu âm hình thái học, các mẹ bầu cũng cần hiểu thêm về tầm quan trọng của phương pháp này để thăm khám và thực hiện đầy đủ theo các mốc thời gian khuyến cáo, từ đó có một thai kỳ hạnh phúc. Trước hết với những hình ảnh được ghi nhận thông qua sóng siêu âm, mẹ bầu dễ dàng quan sát các cử động của thai nhi cũng như thấy rõ hình thái bên ngoài của bé, đó không chỉ là niềm hạnh phúc của các mẹ, mà còn là căn cứ để theo dõi sức khỏe của bé có ổn định hay không, cơ thể thai nhi có hoàn thiện về các bộ phận bên ngoài cơ thể hay không. Ngoài ra phương pháp này còn giúp đánh giá và dự đoán ngày sinh khá chính xác ngay từ những tuần thai thứ 7 trở đi của thai kỳ, do đó có thể thấy phương pháp này thật sự rất hữu ích và cần thiết.
Hình ảnh siêu âm hình thái học
Không chỉ hỗ trợ việc quan sát hình thái bên ngoài, siêu âm hình thái học còn có thể theo dõi việc hình thành và phát triển các cơ quan nội tạng bên trong của thai nhi, đặc biệt từ mốc khám thứ 2 (tuần thai 18 trở đi), thai nhi tương đối hoàn thiện về cấu trúc và giải phẫu, do đó khi thăm khám sẽ dễ dàng phát hiện sớm các dị tật bẩm sinh. Ngoài ra đây cũng là giai đoạn môi trường nước ối dồi dào, thai nhi có trọng lượng trung bình nên bất cứ các chuyển động hay cấu trúc của thai đều có thể dễ dàng quan sát thấy.
Khi thực hiện siêu âm hình thái học, mẹ bầu có thể quan sát thấy hình ảnh của con mình khá rõ nét, ngoài ra ở tuần thứ 18, các bất thường về tim mạch cũng có thể được ghi nhận, hỗ trợ mẹ có chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt sao cho phù hợp để thai khỏe mạnh hơn, đồng thời giúp mẹ bầu có sự chuẩn bị trước vì khả năng tim bẩm sinh sau khi con chào đời. Bên cạnh cung cấp hình ảnh thai nhi, loại siêu âm này còn ghi nhận các chỉ số phát triển bao gồm: vòng đầu, đường kính lưỡng đỉnh, vòng bụng, chiều dài xương đùi, cân nặng thai nhi ước tính… Ngoài ra còn ghi nhận nhịp tim, vị trí bánh nhau, nước ối, đo chiều dài CTC… Dựa trên các thông số này sẽ hỗ trợ đánh giá toàn diện thai nhi chỉ dựa trên một phương pháp.
Siêu âm hình thái thai nhi được thực hiện khi nào?
Về cơ bản, có 3 mốc thời gian quan trọng thường được bác sĩ tư vấn cho mẹ bầu thực hiện siêu âm hình thái học, tuy nhiên mốc thời gian cụ thể sẽ còn tùy thuộc vào tình trạng thai của mỗi người, tốt nhất các mẹ bầu nên nghe theo các hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để có lịch trình thăm khám phù hợp nhất. Sau đây bài viết xin chia sẻ về 3 mốc thời gian cơ bản thường chỉ định siêu âm hình thái thai nhi hiện nay:
Siêu âm hình thái học khi thai nhi được 11-14 tuần
Từ tuần thứ 11 đến tuần thứ 14, thai nhi gần như hoàn thiện về cấu trúc bên ngoài với đầy đủ các bộ phận như người bình thường, bao gồm đầu, thân, tay, chân, ngoài ra các bộ phận mắt, mũi, miệng cũng được phát hiện. Trong đó từ cuối tuần thứ 11, thai đã phát triển bộ phận sinh dục ngoài, do đó khi siêu âm hình thái thai nhi trong giai đoạn này sẽ xác định được giới tính và tuổi thai khá chính xác, từ đó dự đoán ngày bé chào đời để các bậc cha mẹ nắm rõ.
Biết được giới tính thai nhi bằng siêu âm hình thái học từ tuần thứ 11
Ngoài ra siêu âm hình thái trong giai đoạn này còn giúp phát hiện các nhiễm sắc thể bất thường, từ đó dự đoán sớm các dị tật mà thai nhi có thể mắc phải thông qua độ mờ da gáy. Thậm chí, tầm quan trọng khi siêu âm hình thái trong giai đoạn này còn hỗ trợ đánh giá và sàng lọc nguy cơ tiền sản giật ở các mẹ bầu, không những thế các hình ảnh mà
máy siêu âm cao cấp ghi nhận sẽ giúp mẹ bầu biết được mình đang mang đơn thai, thai đôi hay đa thai, từ đó có giải pháp can thiệp phù hợp và kịp thời nhất nếu số lượng thai quá nhiều.
Siêu âm hình thái học khi thai nhi được 18-22 tuần
Giai đoạn siêu âm hình thái thứ hai này đặc biệt quan trọng khi lượng nước ối dồi dào hơn, việc quan sát cử động cũng như các bất thường về hình thái cũng trở nên dễ dàng hơn, từ đó giúp tầm soát các dị tật bẩm sinh được chi tiết và rõ ràng hơn. Siêu âm hình thái vào thời điểm này có thể phát hiện được trẻ chậm tăng trưởng sớm trong tử cung, từ đó có biện pháp can thiệp kịp thời giúp bé chào đời khỏe mạnh và hoàn thiện. Ngoài ra, các chỉ số siêu âm hình thái học được ghi nhận trong giai đoạn này cũng đầy đủ hơn, các bác sĩ có thể theo dõi được tình trạng bánh nhau, nước ối, các chỉ số Doppler động mạch… giúp phát hiện khá chính xác các dị tật mà thai nhi có thể mắc phải.
Chính vì thế, việc theo dõi thai bằng phương pháp siêu âm hình thái thai nhi trong giai đoạn này cực kỳ quan trọng, các mẹ bầu nên tuân thủ thực hiện đầy đủ theo khoảng thời gian được bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo. Từ đó hỗ trợ đánh giá kịp thời các bất thường như sứt môi, hở hàm ếch, khe hở cột sống, khuyết tật xương, khuyết ngón tay, bàn tay, dị tật bụng… Đồng thời phát hiện các dị tật từ các nội tạng bên trong như thận, tim mạch, các động mạch, tĩnh mạch…Từ đó có giải pháp can thiệp phù hợp giúp thai nhi phát triển tốt và chào đời mạnh khỏe hơn.
VIDEO
Những mốc siêu âm thai quan trọng
Siêu âm hình thái học khi thai nhi được 30-32 tuần
Thời điểm này thai nhi sắp chào đời nên kích thước và khối lượng đã lớn hơn, các hình thái bên ngoài đã hoàn thiện đủ khả năng thực hiện các chức năng sống. Do đó việc theo dõi thai trong giai đoạn này có ý nghĩa đánh giá hoạt động tim mạch cũng như hệ tuần hoàn của bé, xem xét hoạt động các chức năng này đã ổn định chưa, đủ khả năng thực hiện chức năng sống khi bé chào đời hay không. Ngoài ra, ở các tuần thai này, mẹ bầu cũng được quan sát thêm lần nữa các hình thái bên ngoài trước khi con chào đời tương tự như những kỳ siêu âm trước đó. Bên cạnh đó, quan trọng hơn hết chính là phát hiện các dị tật muộn ở não bộ để hỗ trợ mẹ bầu có sự chuẩn bị chu đáo hơn về tâm lý và các kiến thức nuôi dạy trẻ. Siêu âm hình thái trong giai đoạn chuẩn bị sinh này còn có ý nghĩa tầm soát các vấn đề mà thai nhi có thể gặp phải như tắc ruột, nhiễm trùng Zika… Dựa trên các kết luận chẩn đoán này, các bác sĩ tham gia đỡ đẻ sẽ có biện pháp nhanh chóng và kịp thời để hỗ trợ bé sau sinh có sức khỏe ổn định, khỏe mạnh hơn.
Theo dõi các dị tật ở các tuần cuối thai kỳ
Ngoài nắm thông tin siêu âm hình thái học là gì? Việc nắm rõ các mốc thời gian siêu âm thật sự rất cần thiết cho mẹ bầu, bởi đây là một trong những phương pháp tiên tiến, hỗ trợ đánh giá tình trạng thai và tầm soát nhiều yếu tố nguy cơ dị tật thường thấy. Chính vì thế các mẹ bầu nên thực hiện đầy đủ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để con chào đời khỏe mạnh.
Những cơ quan quan trọng của thai nhi cần được kiểm tra
Phương pháp siêu âm hình thái học cho phép mẹ bầu và các bác sĩ quan sát được cả về hình thái và các cơ quan trong cơ thể thai nhi, do đó việc thăm khám bằng phương pháp này cực kỳ hữu ích và luôn được khuyến cáo thực hiện đối với phụ nữ mang thai. Sau khi thăm khám, kết quả siêu âm sẽ cho các thông tin về nhiều cơ quan quan trọng cần được kiểm tra như:
Đây là một trong những bộ phận quan trọng được hình thành chỉ sau 16 ngày tuổi và không ngừng phát triển để phục vụ các chức năng trọng yếu trên cơ thể thai nhi. Việc theo dõi cơ quan não bộ của thai được thực hiện thông qua phương pháp siêu âm hình thái ở cả 3 mốc thời điểm. Trong giai đoạn đầu tiên, não bộ của thai dần biệt hóa thành các bộ phận và bắt đầu đảm nhận các nhiệm vụ đơn giản, khi đó hình ảnh siêu âm có thể quan sát thấy các cử động của thai, sự ngọ nguậy tay chân. Điều đó có thể đánh giá sự phát triển não bộ của thai từ những tuần tuổi đầu tiên.
Trong mốc siêu âm hình thái thứ hai, não bộ dần phát triển hoàn thiện hơn với khả năng chi phối các hoạt động liên quan đến hô hấp, thai nhi có các động tác mút, bú và thực hiện các phản xạ tự nhiên một cách đều đặn hơn. Ngoài các chỉ số về phát triển não bộ, siêu âm hình thái học còn giúp quan sát các dị tật bẩm sinh trên mặt thai nhi như: hở hàm ếch, sứt môi, các khối u vòm mặt… Đối với lần siêu âm thứ ba, não bộ phát triển hoàn thiện và có thể đánh giá thông qua khối lượng và bề mặt từ phương pháp siêu âm hình thái. Ngoài ra phương pháp này còn giúp đánh giá xương sọ, cấu trúc não bộ, xương sọ, số đo vòng đầu…
sát các dị tật bẩm sinh trên mặt thai nhi như: hở hàm ếch, sứt môi, các khối u vòm mặt…
Siêu âm hình thái có thể theo dõi được hình ảnh về cột sống thai nhi như phần da, cung xương sau, ống sống, tủy sống và thân đốt sống kể từ mốc siêu âm thứ hai trở đi. Từ đó phát hiện các dị tật nứt cột sống, loạn sản xương cột sống:
Nứt cột sống: là một trong những dị tật thường thấy với mức độ nguy hiểm trầm trọng đến hình thái và sự phát triển của thai nhi, trong đó thể hở chiếm 75% trường hợp và thường được biết đến với triệu chứng thoát vị màng não, thoát vị màng não tủy, nứt đốt sống một phần…
Theo dõi các bất thường cột sống ở thai nhi bằng siêu âm hình thái học
Loạn sản xương cột sống: đây là những khiếm khuyết về hình thái và phân đoạn cột sống, bao gồm thừa đốt sống, bất sản đốt sống, dính khớp cột sống, vẹo cột sống…
Siêu âm hình thái học còn cung cấp các chỉ số và hình ảnh các cơ quan trong lòng ngực, trong đó quan trọng nhất là đánh giá hoạt động và chức năng của hệ tuần hoàn và hệ hô hấp thông qua việc quan sát và ghi nhận các chỉ số sinh học liên quan đến tim mạch và phổi của thai nhi. Từ đó có thể đánh giá được chức năng của các cơ quan này có ổn định không, hoạt động bình thường hay không, ngoài ra còn phát hiện một số dị tật như:
Dị dạng tim: giãn tim toàn bộ, bất thường về kích thước buồng tim, ác dị dạng mạch máu lớn, động mạch chủ, động mạch phổi, khối u..
Bất thường về phổi: tràn dịch màng phổi, tắc thanh quản…
Từ tuần thứ 14, khi thực hiện siêu âm hình thái thai nhi đã có thể quan sát đầy đủ các cơ quan trong ổ bụng như dạ dày, thận, hoạt động cơ hoành, bàng quang và nhiều bộ phận trong tiểu khung… Ngoài quan sát và đánh giá hoạt động, chức năng của các cơ quan này, phương pháp siêu âm hình thái còn ghi nhận các bất thường như: thoát vị rốn, khe hở thành bụng, teo thực quản, tắc tá tràng, tắc ruột non bẩm sinh, dị dạng hậu môn, thận đa nang, ứ đài bể thận…
Kể từ tuần thứ 7, tứ chi của thai nhi đã được hình thành khá hoàn thiện, thai nhi khỏe mạnh với tứ chi phát triển tốt gồm đầy đủ 5 ngón tay, 5 ngón chân và bàn chân vuông góc với cẳng chân. Các trường hợp bất thường hay gặp tại tứ chi khi quan sát trên hình ảnh siêu âm như: lùn ngắn tứ chi, vẹo bàn tay, bàn chân, thiếu hoặc thừa các ngón ở tay hoặc chân…
Theo dõi các chuyển động và sự hình thành tứ chi
Ngoài theo dõi và đánh giá các cơ quan trên cơ thể thai nhi, khi siêu âm hình thái còn chú trọng đến các bộ phận phụ như:
Bánh rau: Ngoài quan sát và theo dõi các bộ phận trên thai nhi, mẹ bầu cũng cần phải được tầm soát về tình trạng bánh rau, trong đó trường hợp bình thường sẽ có bánh rau thấp trước tuần thứ 20 của thai kỳ, sau tuần thứ 20 thì di chuyển lên cao hơn để đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho thai nhi. Một số trường hợp bánh rau bất thường được ghi nhận được thông qua siêu âm hình thái như: rau tiền đạo, bánh rau dày, tụ máu, nhồi máu hoặc tắc mạch… Thăm khám và phát hiện sớm các bất thường này sẽ kịp thời có biện pháp can thiệp giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh hơn.
Dây rốn: Luôn luôn theo dõi dây rốn để đảm bảo sự sống cho thai nhi trong suốt quá trình mang thai, ở trạng thái bình thường khi quan sát dây rốn sẽ nhận thấy hai động mạch và một tĩnh mạch đang hoạt động.
Nước ối: là môi trường sống, trao đổi chất khi thai nhi tồn tại trong bụng mẹ, do đó khi thăm khám bằng phương pháp siêu âm các bác sĩ luôn quan tâm và chú trọng đến sự ổn định về lượng và thành phần của dịch ối. Đồng thời phát hiện kịp thời các bất thường như: đa ối, thiếu ối, vách ngăn màng ối… Từ đó hỗ trợ mẹ bầu có biện pháp can thiệp sớm, thay đổi chế độ dinh dưỡng để tạo điều kiện thuận lợi cho thai nhi phát triển.
Đánh giá tình trạng nước ối là điều rất quan trọng
Siêu âm hình thái học là gì cùng những thông tin về tầm quan trọng và thời điểm thực hiện phương pháp này sẽ là những kiến thức hữu ích cho các mẹ bầu. Việc nắm rõ những gì mà bài viết chia sẻ giúp cho các mẹ bầu có thai kỳ khỏe mạnh, có kế hoạch theo dõi tình trạng sức khỏe và sự phát triển của thai nhi trong suốt thai kỳ. Chúc các mẹ có sức khỏe tốt và chào đón thiên thần mạnh khỏe, đáng yêu! Cập nhật thông tin mới nhất tại website:
https://tapdoanytevietnhat.com/