Tin tức - Sự kiện

Tiểu đường thai kỳ bao nhiêu là cao? Triệu chứng, cách điều trị và phòng tránh

Đái tháo đường thai kỳ là bệnh lý mà bất kể bà bầu nào cũng có thể mắc phải khi mang thai. Căn bệnh này có thể hết sau khi thai phụ sinh. Tuy nhiên, trong suốt 9 tháng thai kỳ, nữ giới không kiểm soát và điều trị bệnh sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cả hai mẹ con. Để hiểu rõ hơn về bệnh tiểu đường thai kỳ là gì? Tiểu đường thai kỳ bao nhiêu là cao? Và điều trị bệnh như thế nào? Thì mẹ bầu đừng bỏ qua nội dung trong bài viết này nhé.
MỤC LỤC BÀI VIẾT

Tiểu đường thai kỳ là bệnh gì?

Hầu hết khi nữ giới có dấu hiệu mang thai và đến cơ sở y tế để siêu âm, kiểm tra sức khỏe thai sản đều được bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo về bệnh tiểu đường thai kỳ. Mặc dù là tiểu đường là căn bệnh không còn quá xa lạ với mọi người. Tuy nhiên, vẫn còn một số nữ giới chưa hiểu rõ và đúng về bệnh lý này. Vì vậy, trước khi đi đến đáp án tiểu đường thai kỳ bao nhiêu là cao? Chị em hãy cùng chúng tôi sơ lược qua căn bệnh này nhé.

tiểu đường thai kỳ là gì
Tiểu đường thai kỳ là bệnh chỉ xuất hiện trong 9 tháng mang thai

Tiểu đường thai kỳ, trong y học gọi là Gestational, đây là bệnh tiểu đường phát triển trong quá trình mang thai. Thường bệnh tiểu đường xuất hiện vào khoảng tuần thứ 24 của thai kỳ. Bệnh ảnh hưởng đến khả năng sử dụng đường của các tế bào trong cơ thể và là nguyên nhân gây ra tình trạng đường trong máu tăng cao. Điều này không hề tốt cho sức khỏe của mẹ bầu lẫn thai nhi. Lượng đường trong máu sẽ trở lại bình thường sau khi thai phụ sinh.
Tuy nhiên, nếu bị bệnh tiểu đường trong thai kỳ, nữ giới có nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2. Vì thế, phái nữ cần phải tiếp tục thực hiện theo phác đồ điều trị của bác sĩ để theo dõi và quản lý lượng đường trong máu. Nếu đang mắc tiểu đường tuýp 1 hoặc tuýp 2 nhưng muốn sinh con thì nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để nhận được tư vấn tốt nhất. Bởi vì, trong suốt 9 tháng thai kỳ, mẹ bị tiểu đường có thể gây hại đến sự phát triển của trẻ nhỏ.

Triệu chứng thường gặp của bệnh tiểu đường thai kỳ

Theo chia sẻ của bác sĩ thai sản, bệnh tiểu đường thai kỳ không gây ra bất cứ triệu chứng nào cụ thể. Do đó, nữ giới khó có thể phát hiện bản thân mắc bệnh để kịp thời điều trị. Mà bệnh được phát hiện khi thai phụ kiểm tra mức đường máu trong quá trình sàng lọc bệnh. Nếu có triệu chứng thì chỉ khiến cho nữ giới có những cảm giác như:
  • Thường xuyên thấy khát nước
  • Đi tiểu nhiều hơn bình thường
  • Cảm thấy mệt mỏi
  • Khô miệng
triệu chứng tiểu đường thai kỳ
Khát nước thường xuyên có thể là biểu hiện của bệnh tiểu đường thai kỳ

Những triệu chứng này đều xuất hiện trong suốt quá trình nữ giới mang thai và không phải là dấu hiệu của bệnh tiểu đường thai kỳ điển hình. Cho nên, nữ giới thường chủ quan và không chú trọng đến việc đến cơ sở y tế thăm khám. Thế nhưng, bệnh tiểu đường trong máu tác động xấu đến thai nhi nên chị em phụ nữ cần hết sức lưu ý, tốt nhất khi có một trong các biểu hiện ở trên hãy lập tức đến gặp bác sĩ chuyên khoa.

>>> Tìm hiểu thêm bệnh tiền sản giật thai kỳ tại đây

Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường thai kỳ

Insulin tiết ra thất thường chính là nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường trong thai kỳ và khiến chị em phải bận tâm tiểu đường thai kỳ bao nhiêu là cao? Insulin là một hormone do tuyến tụy sản sinh và nằm ở phía sau dạ dày. Chất Insulin có chức năng giúp chuyển hóa đường thành năng lượng và kiểm soát lượng đường trong máu.

Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường thai kỳ
Insulin sản sinh không đủ để xử lý hormone Glucose là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh

Khi mang thai, nhau thai tạo ra các hormone khiến Glucose tích tụ ở trong máu. Thông thường, tuyến tụy có thể sản xuất đủ Insulin để xử lý tình trạng này. Tuy nhiên, khi có thể không sản sinh đủ lượng Insulin cần thiết hoặc ngừng sử dụng Insulin như bình thường thì lượng đường trong máu thai phụ tăng lên cao.
Nhu cầu năng lượng trong suốt thời kỳ mang thai tăng cao hơn chính vì vậy mà nhu cầu về lượng đường bà bầu sử dụng cũng tăng theo. Trong khi đó, không phải lúc nào cơ thể thai phụ cũng sản xuất đủ lượng Insulin phù hợp với nhu cầu tăng lượng đường trong thai kỳ. Chính vì vậy mà hầu như bà bầu nào cũng có khả năng mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.
Ngoài ra, trong thời kỳ mang thai, để giúp thai nhi phát triển trong điều kiện tốt nhất, nhau thai sẽ tạo ra nội tiết tố. Những nội tiết tố này có thể gây ảnh hưởng đến quá trình sản sinh của Insulin và dẫn đến bệnh tiểu đường.

Nguy cơ mắc phải bệnh tiểu đường thai kỳ

Nếu nữ giới mang thai và nằm trong nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ sau thì cần hết sức cẩn thận:
  • Nữ giới trên 25 tuổi.
  • Tiền sử trong gia đình có người mắc bệnh tiểu đường.
  • Thai phụ bị thừa cân với chỉ số BMI từ 30 tuổi trở lên.
  • Nữ giới bị bệnh hội chứng buồng trứng đa nang.
  • Mắc một số tình trạng bệnh lý như không thể dung nạp được Glucose.
  • Trước đây bà bầu đã mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.
  • Nữ giới đã từng sinh bé có cân nặng quá lớn
  • Thai phụ dùng một số loại thuốc như Glucocorticoid (đối với bệnh hen suyễn), thuốc chẹn beta (thuốc điều trị tăng nhịp tim hoặc cao huyết áp) hoặc các loại thuốc chống loạn thần kinh.

Nhóm đối tượng có nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ cao
Nhóm đối tượng có nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ cao

Chỉ số tiểu đường thai kỳ như nào là an toàn?

Kết quả kiểm tra hàm lượng Glucose trong máu ở thai phụ được xem là bình thường khi:
  • Lúc đói: ≤ 92 mg/dl (5.1 mmol/l)
  • Lúc ăn sau 1 giờ: ≤ 180 mg/dl (10 mmol/l)
  • Lúc ăn sau 2 giờ: ≤ 153 mg/dl (8.5 mmol/l)
Trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu phải theo dõi đường huyết thường xuyên hơn, nhất là khi chị em thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị bệnh tiểu đường thai kỳ. Theo đó, mỗi thai phụ nên sắm cho riêng mình một chiếc máy đo chỉ số đường huyết thai kỳ tại nhà để có thể kiểm tra bất cứ lúc nào.

 Chỉ số đường huyết thai kỳ bình thường là bao nhiêu?
Chỉ số đường huyết thai kỳ bình thường là bao nhiêu?

Tùy từng trường hợp, thời điểm đo đường huyết của mỗi mẹ bầu có thể sẽ không giống nhau. Thường, nữ giới nên thử đường huyết lúc đói (trước các bữa ăn), sau bữa ăn từ 1 đến giờ, trước khi ngủ và bất cứ khi nào cảm thấy mệt mỏi hoặc có biểu hiện hạ đường huyết.
Trong trường hợp mẹ bầu nhận thấy chỉ số đường huyết đã dần ổn định và đạt mục tiêu điều trị thì có thể giảm tần suất kiểm tra. Chẳng hạn như đo cách ngày hoặc cách hai ngày… Thai phụ lưu ý nên ghi nhớ chỉ số đường huyết khi mang thai và cả những dấu hiệu của tiểu đường thai kỳ để kịp thời điều trị.

Chỉ số tiểu đường thai kỳ bao nhiêu là cao?

Trở lại vấn đề chính, tiểu đường thai kỳ bao nhiêu là cao? Khác với bệnh tiểu đường, bệnh xảy ra trong giai đoạn thai kỳ chỉ xảy ra trong quá trình mang thai và thường sẽ biến mất sau khi bé chào đời. Đối với phụ nữ mang thai, mức đường huyết không bình thường là khi:
  • Mức đường huyết đo được lúc đói vượt quá 95mg Glucose/100ml máu.
  • Mức đường huyết đo được sau khi ăn 1 tiếng đồng hồ vượt quá 180mg Glucose/100ml máu.
  • Mức đường huyết đo được sau khi ăn 2-3 tiếng đồng hồ vượt quá 140mg Glucose/100ml máu.

 Mẹ bầu từng sinh em bé trên 4.5kg thường có chỉ số đường huyết thai kỳ cao
Mẹ bầu từng sinh em bé trên 4.5kg thường có chỉ số đường huyết thai kỳ cao

Bên cạnh đó, nếu mức đường đo được nằm ở các khoản trên hoặc cao hơn, đồng thời thai phụ có thêm một trong yếu tố dưới đây thì khả năng bị tiểu đường thai kỳ cực kỳ cao:
  • Có chỉ số BMI lớn hơn hoặc bằng 30.
  • Thai phụ đã từng sinh em bé có trọng lượng 4.5kg hoặc hơn.
  • Đã có tiền sử bị tiểu đường thai kỳ hoặc người thân trong gia đình đã từng bị

Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?

Ngoài tiểu đường thai kỳ bao nhiêu là cao? Thì bệnh này có nguy hiểm không? Cũng là vấn đề mà mọi bà bầu quan tâm đến. Như đã nói ở trên, bệnh tiểu đường thai kỳ gây ra nhiều ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Cụ thể như sau:

Ảnh hưởng đối với mẹ

Thai phụ mắc đái tháo đường thai kỳ có thể làm gia tăng tỷ lệ sẩy thai, sinh non, thai chết lưu, tăng huyết áp trong thai kỳ, đa ối, viêm đài bể thận và nhiễm trùng tiết niệu. Về lâu dài, các nữ giới mắc bệnh này có nguy cơ tiến triển thành đái tháo đường tuýp 2 và các biến chứng liên quan đến tim mạch. Đặc biệt, thai phụ bị tiểu đường thai kỳ còn có khả năng xảy ra tai biến cao hơn so với thai phụ bình thường.
  • Cao huyết áp
Thai phụ bị tiểu đường thai kỳ rất dễ bị tăng huyết áp đột ngột. Tình trạng tăng huyết áp khi mang thai có thể dẫn đến những tác hại như: sản giật, tiền sản giật, tai biến mạch máu não, suy gian, suy thận, sinh non, thai chậm phát triển trong tử cung và tăng tỷ lệ thai chết chu sinh. Theo nghiên cứu, tỷ lệ bà bầu bị đái tháo đường thai kỳ bị tiền sản giật khoảng 12%, cao hơn so với thai phụ không bị bệnh tiểu đường thai kỳ. Vì thế, trong mỗi lần khám thai sản, bác sĩ chuyên khoa thường tiến hành đo huyết áp, theo dõi chỉ số cân nặng và tìm protein niệu cho thai phụ để đảm bảo bà bầu không mắc phải căn bệnh này.

Biến chứng của bệnh đái tháo đường thai kỳ
Biến chứng của bệnh đái tháo đường thai kỳ
  • Sinh non
Nữ giới mắc bệnh tiểu đường thai kỳ có khả năng sinh non cao gấp nhiều lần so với thai phụ khác. Nguyên nhân dẫn đến sinh non là do kiểm soát Glucose huyết muộn, nhiễm trùng tiết niệu, tiền sản giật, tăng huyết áp và đa ối.

 Tiểu đường thai kỳ khiến cho huyết áp bà bầu tăng cao
Tiểu đường thai kỳ khiến cho huyết áp bà bầu tăng cao
  • Đa ối
Dịch ối nhiều thường bắt đầu xuất hiện từ tuần thứ 26 đến tuần thứ 32 của thai kỳ. Nếu dịch ối quá nhiều cũng làm tăng nguy cơ sinh non ở bà bầu.
  • Sảy thai và thai lưu
Ở những thai phụ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ có thể bị sảy thai tự nhiên. Nếu nữ giới trước đó đã từng bị sảy thai thì cần phải được kiểm tra Glucose huyết khi muốn sinh con trở lại.
  • Nhiễm khuẩn niệu
Nếu thai phụ bị tiểu đường thai kỳ mà không kiểm soát Glucose huyết tương không tốt càng tăng nguy cơ nhiễm khuẩn niệu. Bệnh lý này không có triệu chứng lâm sàng nhưng lại làm cho Glucose huyết tương của thai phụ mất cân bằng và cần phải được điều trị kịp thời. Nếu không chữa trị sẽ dễ dàng dẫn tới viêm đài bể thận cấp. Từ đó, gây ra rất nhiều các tai biến nguy hiểm như: nhiễm ceton, nhiễm trùng ối và sinh non.
  • Ảnh hưởng về lâu dài
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, các thai phụ có tiền sử đái tháo đường thai kỳ có nguy cơ cao bị tiểu đường tuýp 2 trong tương lai. Ngoài thai, nữ giới mắc đái tháo đường thai kỳ có khả năng bị bệnh trở lại trong lần mang thai tiếp theo. Chị em cũng dễ bị bệnh béo phì, tăng cân quá mức sau khi sinh nếu không có chế độ ăn uống khoa học và luyện tập thể dục thường xuyên.

Ảnh hưởng đối với thai nhi

Nếu khi phát hiện tiểu đường thai kỳ bao nhiêu là cao? Chỉ số vượt quá mức an toàn mà nữ giới không chữa trị kịp thời, đúng phương pháp sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Chủ yếu là vào giai đoạn ba tháng đầu và ba tháng cuối của thai kỳ. Các hiện tượng sảy thai tự nhiên và dị tật bẩm sinh thường xảy ra vào tuần thứ 6 đến tuần thứ 7 thai kỳ. Ở giai đoạn 3 tháng giữa, đặc biệt là 3 tháng cuối kỳ, lượng Insulin tăng tiết nhiều làm thai nhi tăng trưởng quá mức.
  • Tăng trưởng quá mức và thai to
Hiện tượng thai tăng trưởng quá mức là hậu của của tăng vận chuyển chất Glucose từ mẹ sang bào thai. Lượng Glucose này đã kích thích tụy của thai nhi bài tiết chất Insulin, từ đó làm tăng nhu cầu năng lượng của thai và thai phát triển bất thường so với tiêu chuẩn của thai nhi bình thường.
Hạ Glucose huyết tương và các bệnh lý chuyển hóa ở trẻ sơ sinh
Tình trạng này chiếm tỷ lệ khoảng từ 15% đến 25% ở trẻ sơ sinh có mẹ bị bệnh đái tháo đường thai kỳ. Nguyên nhân thường do thai nhi đáp ứng kém với Glucagon và gây giảm khả năng tạo Glucose từ gan.

 Mẹ bị đái tháo đường thai kỳ có thể khiến trẻ sinh ra bị bệnh đường hô hấp
Mẹ bị đái tháo đường thai kỳ có thể khiến trẻ sinh ra bị bệnh đường hô hấp
  • Bệnh lý đường hô hấp
Cụ thể đó là hội chứng nguy kịch đường hô hấp ở trẻ sơ sinh. Trước đây, hội chứng này là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, chiếm tỷ lệ 30% ở trẻ sơ sinh có mẹ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ. Hiện nay, nhờ phương tiện đánh giá độ trưởng thành của phôi thai nhi tân tiến mà tỷ lệ này đã giảm thiếu rất nhiều, chỉ còn khoảng 10%.
  • Tăng hồng cầu
Tăng hồng cầu là tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh có mẹ bị đái tháo đường thai kỳ và không điều trị kịp thời.


Hiểu Đúng Về Dị Tật Thai Nhi
  • Vàng da sơ sinh
Tăng hủy Hemoglobin dẫn đến tăng Bilirubin huyết tương và gây vàng da ở trẻ. Bệnh lý này ra khoảng 25% ở em bé có mẹ bị bệnh đái tháo đường.
  • Các ảnh hưởng lâu dài
Gia tăng tần suất trẻ béo phì, khi lớn em bé có thể bị mắc bệnh đái tháo đường túy 2 và rối loạn tâm thần - vận động. Trẻ sinh ra từ mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ có nguy cơ đái tháo đường và tiền đái tháo đường tăng gấp 8 lần khi bước vào độ tuổi 19 đến 27 tuổi.

Làm sao để phát hiệu tiểu đường thai kỳ?

Chắc hẳn những chia sẻ ở trong bài, thai phụ đã biết được tiểu đường thai kỳ bao nhiêu là cao? Và bệnh nguy hiểm như thế nào rồi đúng không? Với những tác hại kể trên, thai phụ cần đến cơ sở y tế để tầm soát bệnh tiểu đường.
Ở những thai phụ có nguy cơ mắc bệnh cao nên thực hiện xét nghiệm tiểu đường thai kỳ hay còn được gọi là nghiệm pháp dung nạp Glucose đường uống. Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến trong chẩn đoán tiền đái tháo đường và bệnh đái tháo đường. Đặc biệt là để phát hiện sớm tiểu đường thai kỳ được thực hiện giữa tuần thai thứ 24 đến tuần thứ 28.
Hiệp hội quốc tế của nhóm nghiên cứu bệnh tiểu đường và thai kỳ (gọi tắc là IADPSG) và WHO khuyến cáo nên sử dụng phương pháp nghiệm pháp dung dịch Glucose 75g trong 2 giờ đồng hồ.

Làm sao để phát hiệu tiểu đường thai kỳ?
Nghiệm pháp dung dịch Glucose 75g - 2 giờ là cách chẩn đoán bệnh tiểu đường thai kỳ


Các bước tiến hành biện pháp kiểm tra đái tháo bằng xét nghiệm 1 bước 75g Glucose (với máu tĩnh mạch ) như sau:
  • Lần khám 1: Khi nữ giới đến khám thai sản lần đầu tiên vào 3 tháng đầu thai kỳ sẽ được bác sĩ chỉ định xét nghiệm Glucose huyết tương lúc đói hoặc Glucose huyết tương bất kỳ. Nếu Glucose huyết tương kiểm tra lúc đói bất thường ≥ 126mg% hoặc Glucose huyết tương bất kỳ là ≥ 200mg% thì nữ giới có nguy cơ bị bệnh đái tháo đường thai kỳ.
  • Lần khám sau đó: Khi thai kỳ bước vào tuần thứ 24 đến tuần 28, bác sĩ sẽ tư vấn đến bà bầu về tấm soát bệnh đái tháo đường thai kỳ và tiểu đường thai kỳ bao nhiêu là cao? Đồng thời, chuyên gia y tế còn cung cấp thêm các tư liệu hướng dẫn ăn uống hợp lý để thực hiện nghiệm pháp dung nạp Glucose 75g - 2 giờ đồng hồ vào lầm khám thai sản tiếp theo.
Trong quá trình thực hiện nghiệm pháp đường huyết, nữ giới cần lưu ý một số vấn đề:
  • Ba ngày trước khi tiến hành phương pháp này, nữ giới không nên ăn các món có nhiều Glucid cũng như không kiêng khem quá để tránh ảnh hưởng đến nghiệm pháp.
  • Bà bầu cần nhịn đói từ 8 đến 12 giờ trước khi thực hiện nghiệm pháp đường huyết.
  • Lấy 2ml máu tĩnh mạch, định lượng Glucose trong huyết tương lúc đói trước khi thực hiện phương pháp.
  • Thai phụ uống ly nước đường đã được cơ sở y tế chuẩn bị sẵn và uống trong vòng 5 phút.
  • Lấy 2ml máu tĩnh mạch, định lượng Glucose trong huyết tương ở 2 thời điểm là 1 giờ và 2 giờ sau khi uống nước đường.
  • Trong thời gian làm nghiệm pháp bà bầu không ăn uống gì thêm, được ngồi nghỉ ngơi trong phòng hoặc đi lại nhẹ nhàng.

Biến chứng của bệnh đái tháo đường thai kỳ

Như đã ở nói ở trên, bệnh đái tháo đường thai kỳ nếu không được tầm soát sớm hoặc điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho mẹ bầu và thai nhi.
Ở mẹ bầu, ngoài tăng nguy cơ sinh non, thai lưu, tiền sản giật, nhiễm trùng, đa ối, tăng huyết áp… Bệnh lý nào còn khiến cho thai phụ gặp khó khăn trong quá trình sinh nở. Vì đường trong máu của mẹ tăng sẽ truyền sang thai, làm tuyến tụy của bé hoạt động gấp nhiều lần so với bình thường để sản xuất Insulin. Điều này dẫn đến phần thân trên của bé là vai phát triển nhanh và to hơn. Từ đây, trẻ gặp khó khăn khi đi qua âm đạo ra bên ngoài qua con đường sinh thường. Một số trường hợp có thể gây gãy xương do vai rộng hoặc tổn thương não trong quá trình sinh nở.

 Bệnh tiểu đường thai kỳ có thể khiến nữ giới gặp khó khăn khi sinh nở
Bệnh tiểu đường thai kỳ có thể khiến nữ giới gặp khó khăn khi sinh nở

Còn đối với thai nhi, ngoài những biến chứng bị vàng da, hội chứng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh, chậm phát triển, dị tật bẩm sinh… Bé có thể bị béo phì nếu mẹ thừa cân và đái tháo đường khi mang thai. Theo đó, em bé sinh ra có nguy cơ thừa cân gấp 3.5 lần so với những trẻ khác.

Cách điều trị tiểu đường thai kỳ

Sau khi kiểm tra, tiến hành nghiệm pháp đường huyết và phát hiện thai phụ chỉ số tiểu đường thai kỳ bao nhiêu là cao? Vượt mức đường huyết bình thường thì bác sĩ chuyên khoa sẽ thực hiện một số việc sau:
  • Kiểm tra lượng đường trong máu thai phụ khoảng 4 lần mỗi ngày
  • Kiểm tra nước tiểu để tìm ketone.
  • Yêu cầu nữ giới thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh.

 Bác sĩ sẽ hướng dẫn thai phụ những kiêng cữ để cải thiện lượng đường trong máu
Bác sĩ sẽ hướng dẫn thai phụ những kiêng cữ để cải thiện lượng đường trong máu

Bác sĩ thai sản sẽ thường xuyên theo dõi cân nặng của mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi. Đồng thời, chỉ định nữ giới sử dụng Insulin hoặc một số loại thuốc khác để kiểm soát lượng đường trong máu.
Bên cạnh đó, khi thai phụ bị đái tháo đường thai kỳ, bác sĩ còn khuyến cáo nữ giới thay độ chế độ ăn uống và luyện tập thể dục. Bao gồm:
  • Hạn chế ăn những thực phẩm nhiều đường: Thai phụ cần thực hiện kế hoạch ăn uống dành riêng cho những người mắc bệnh đái tháo đường. Thay vì chọn các đồ ăn nhẹ có đường như: bánh quy, kẹo và kem, thai phụ có thể dùng một số sản phẩm khác, đó là trái cây, cà rốt hay nho khô, thêm vào khẩu phần ăn ngũ cốc và rau xanh.
  • Thực hiện các bài tập trong suốt thai kỳ: Bà bầu nên tập thể dục càng sớm càng tốt. Đặt mục tiêu luyện tập thể dục trong khoảng 30 phút mỗi ngày. Chạy, đi bộ, đạp xe đạp hay bơi lội đều là những lựa chọn tốt nhất để cải thiện lượng đường trong máu. Lưu ý, thai phụ nên thực hiện các bài tập một cách cẩn thận và nhẹ nhàng.

Bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì?

Để trẻ phát triển bình thường và sinh ra khỏe mạnh nhất, trong suốt 9 tháng thai kỳ mẹ bầu cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết. Tuy nhiên, với thai phụ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, chuyện ăn uống cần kiêng cữ nghiêm ngặt. Dẫn đến trẻ bị thiếu dinh dưỡng, cân nặng không đạt tiêu chuẩn theo từng thai kỳ.
Tuy nhiên, mẹ đừng lo lắng, bởi vì chuyên gia y tế đã nghiên cứu và xây dựng chế độ dinh dưỡng dành cho bà bầu mắc bệnh tiểu đường thai kỳ vừa cung cấp đầy đủ chất kháng cho bé vừa không làm tăng đường huyết.
  • Nhóm tinh bột
Tinh bột là nguồn năng lượng có trong rất nhiều loại thực phẩm. Hầu hết tinh bột đều thủy phân thành đường và rất cần thiết cho quá trình phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, nếu ăn nhiều tinh bột quá mức sẽ làm tăng chỉ số đường huyết.
Đối với nhóm tinh bột, để tránh làm cho đường huyết tăng nhưng vẫn nạp đủ dưỡng chất cho suốt 9 tháng kỳ, mẹ bầu nên ăn vừa đủ: gạo lứt còn vỏ cám, gạo tấm, bún tươi, các loại đậu nguyên hoạt, bánh mì nâu, ngũ cốc nguyên cám…

 Thai phụ nên ăn thực phẩm tinh bột vừa đủ
Thai phụ nên ăn thực phẩm tinh bột vừa đủ

Bên cạnh đó, bà bầu cần hạn chế dùng các thực phẩm dễ làm tăng lượng đường trong máu: gạo trắng, bánh mì trắng, khoai tây, nước giải khát, nước trái cây và các món tráng miệng (kem, bánh ngọt, bánh quy…).
  • Nhóm chất đạm
Hàm lượng chất đạm thường chứa nhiều trong các loại thực phẩm: cá, thịt nạc, các loại đậu, trứng, sữa… Đây là đều là những thực phẩm nữ giới cần bổ sung để giúp xương bé cùng các bộ phận ở cơ thể phát triển bình thường. Tuy nhiên, mẹ bầu lưu ý chỉ ăn các thực phẩm có chứa chất đạm ở mức hợp lý và chia đều ở mỗi bữa ăn.
  • Nhóm chất béo
Thai phụ hãy cẩn thận với chất béo, đặc biệt là khi chỉ số đường huyết trong máu hoặc cân nặng đang tăng nhanh. Theo đó, nếu đang bị đái tháo đường thai kỳ, nữ giới chỉ nên sử dụng thịt nạc giàu chất đạm (thịt gia cầm, thịt bò, thịt heo và cá) và ăn các loại hạt có dầu, sử dụng dầu thực vật để nấu ăn. Hạn chế thịt xông khói, thịt hộp, mỡ động vật, xúc xích, da, nội tạng, bơ, kem phô mai…
  • Nhóm rau củ
Khi chị em đã biết tiểu đường thai kỳ bao nhiêu là cao? Và sau kiểm tra chỉ số đường huyết vượt mức an toàn và được chẩn đoán có nguy cơ mắc bệnh lý này thì hãy giảm lượng ăn các món rau củ mỗi ngày. Chỉ nên ăn từ 500g đến 600g và ăn trước các bữa chính. Điều này là nhằm hạn chế tình trạng tăng đường huyết sau khi ăn vì rau là nguồn cung cấp chất xơ và giúp ngăn ngừa hấp thụ chất tinh bột.

Mỗi ngày mẹ bầu chỉ nên bổ sung 500g đến 600g thực phẩm rau củ
Mỗi ngày mẹ bầu chỉ nên bổ sung 500g đến 600g thực phẩm rau củ
 
  • Nhóm trái cây
Bà bầu bị đái tháo đường thai kỳ nên chọn loại trái cây ít ngọt và có chỉ số đường huyết thấp, khoảng 200m/ngày như: dưa gang, bơ, dâu, thanh long, cam ta, quýt ta, bưởi, sơ ri, kiwi… Trái cây được dùng như món tráng miệng sau mỗi bữa ăn, trung bình một suất trái cây chứa từ 50g - 100g tùy theo loại ngọt ít hay ngọt nhiêu. Như vậy, mỗi ngày thai phụ có thể ăn 2 đến 3 suất trái cây.
Hơn thế nữa, thai phụ nên ăn luôn cả xác (chất xơ) của các loại trái cây để tận dụng nguồn chất xơ, tránh chỉ ép lấy nước uống. Chị em lưu ý, đường huyết thường có xu hướng tăng cao vào buổi sáng, do đó thai phụ nên ăn trái cây vào buổi trưa hoặc buổi chiều.
  • Nhóm sữa và các sản phẩm từ sữa
Đây là nguồn cung cấp năng lượng, chất đạm, canxi và một số chất dinh dưỡng cần thiết khác cho thai kỳ. Mẹ bầu nên sử dụng sữa tách béo, không đường và giàu canxi như: sữa đậu nành không đường, sữa chua không đường, phô mai… Trong trường hợp, nữ giới ăn uống kém, suy dinh dưỡng hoặc ít lên cân có thể cân nhắc đến việc bổ sung dinh dưỡng bằng sữa chuyên biệt có chỉ số đường huyết thấp dành cho bà bầu mắc bệnh tiểu đường.

Cách phòng tránh bệnh đái tháo đường thai kỳ

Đái tháo đường thai kỳ mặc dù sẽ biến mất sau khi nữ giới sinh nhưng những hậu quả mà bệnh gây ra lại không hề nhỏ. Vì thế, ngoài nắm rõ tiểu đường thai kỳ bao nhiêu là cao? Khám thai sản định kỳ, nữ giới nên tuân thủ nghiêm ngặt các hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để phòng tránh bệnh.
  • Chế độ luyện tập
Khi mang thai, nữ giới không cần tuyệt đối kiêng các hoạt động thể dục mà có nên tham gia các bộ môn thể thao hay bài tập nhẹ nhàng. Việc tập luyện thể thao mỗi ngày có thể giúp kiểm soát được lượng đường huyết trong máu, tăng lưu thông khí huyết và hỗ trợ cho sự phát triển của thai nhi. Các mẹ bầu thường được khuyến khích đi bộ khoảng 20 phút đến 30 phút sau bữa ăn và đảm bảo nhịp tim không vượt quá 140 lần/phút.
Ngoài công dụng điều trị tiểu đường thai kỳ, tập luyện thể thao còn giúp khắc phục các triệu chứng đau lưng, chuột rút, chướng bụng, đầy hơi…

 Các bài tập Yoga có thể giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ
Các bài tập Yoga có thể giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ

 
  • Chế độ ăn uống
Lập kế hoạch cho mỗi bữa ăn như: chia nhỏ các bữa ăn thành 5 đến 6 bữa một ngày gồm 3 bữa chính và 2 - 4 bữa phụ. Các bữa ăn nên cố định vào một khoảng thời gian và khối lượng tương tự như nhau. Bên cạnh đó, thai phụ cần thực hiện các công việc như:
Kiểm tra phần ăn: là quy định cho một số ăn có chứa lượng calo nhất định.
Tìm tổng lượng Carbohydrates trong mỗi phần ăn: tổng lượng Carbohydrates mà mẹ bầu cần dùng là 62g/mỗi bữa.

Những thắc mắc xoay quanh bệnh tiểu đường thai kỳ

Kể từ thời điểm phát hiện bản thân đã có thai, phái nữ có rất nhiều vấn đề thắc mắc về thai kỳ. Đối với bệnh đái tháo đường thai kỳ, mẹ bầu thường có những vướng bận sau:

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ có sinh thường được không?

Như đã nói ở trong bài, bệnh tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng đến em bé trong bụng mẹ, khiến thai to bất thường. Cho nên bắt buộc thai phụ phải sinh mổ, không được sinh thường. Bên cạnh đó, con của thai phụ bị tiểu đường thai kỳ sinh ra rất nặng, có bé lên trên 4kg, do đó nữ giới sẽ gặp khó khăn khi sinh thường.
Nếu chế độ ăn uống của bà bầu được kiểm soát tốt, thi nhi phát triển bình thường thì không gây ảnh hưởng đến việc sinh đẻ. Thực tế, việc sinh mổ hay sinh thường còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Và sinh mổ không hẳn là nguy hại vì trong một số trường hợp, phương pháp này giúp đảm bảo an toàn cho cả hai mẹ con.

Tiểu đường thai kỳ có uống sữa bầu được không?

Tiểu đường thai kỳ uống sữa bầu được không? Để có câu trả lời chính xác, thai phụ cần đến tham khảo ý kiến của chuyên gia. Vì, bác sĩ cần dựa vào kết quả xét nghiệm chỉ số đường huyết cao hay thấp mới có thể đưa ra lời khuyên hữu ích. Ví dụ, mẹ bầu có thể uống sữa bầu thông dụng hay loại sữa dành riêng cho nữ giới có bầu bị tiểu đường thai kỳ với hàm lượng Carbohydrate thấp và không chứa đường.

  Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ có thể uống loại sữa không đường
Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ có thể uống loại sữa không đường

Quá trình xét nghiệm đường huyết cho mẹ bầu diễn ra như thế?

Quá trình xét nghiệm đường huyết cho thai phụ đã được chúng tôi đề cập ở trên. Sau khoảng 1 - 2 ngày thực hiện sẽ có kết quả kiểm tra chỉ số đường huyết. Nếu kết quả cho thấy nồng độ đường cao, thai phụ sẽ được bác sĩ chuyên khoa xây dựng lịch theo dõi thường xuyên để hạn chế tình trạng Glucose lại tăng thêm. Còn trong trường hợp nồng độ quá cao, việc tiêm Insulin là rất cần thiết.

Xét nghiệm đường huyết thai kỳ hết bao nhiêu tiền?

Hiện nay, chi phí xét nghiệm tiểu đường thai kỳ nằm trong phạm vi khoảng 300.000 vnđ - 700.000 vnđ, phụ thuộc vào mức phí của từng bệnh viện. Thông thường, nữ giới sẽ được chỉ định thực hiện xét nghiệm đường huyết vào tuần thứ 25 đến 28. Trước khi tiến hành, bác sĩ chuyên khoa dặn thai phụ nhịn ăn trước 8 giờ đến xét nghiệm đường huyết lúc đói. Tiếp theo là nghiệm pháp dung nạp Glucose và xét nghiệm HbA1C.

Xét nghiệm đường huyết thai kỳ hết bao nhiêu tiền?
Xét nghiệm đường huyết thai kỳ khoảng 300.000 đồng đến 700.000 đồng

Bị đái tháo đường thai kỳ kiêng ăn gì?

Mắc bệnh tiểu đường thai kỳ kiêng ăn gì? Đó là thai phụ bị tiểu đường trong máu cần kiêng một số thực phẩm sau:
  • Hạn chế ăn các loại thực phẩm chứa nhiều Carbohydrate đơn có trong bánh mì, bánh ngọt, xôi, nước ngọt, kẹo…
  • Tránh xa các thực phẩm chứa chất béo bão hòa: sử dụng các loại chất béo có nguồn gốc từ thực vật: dầu oliu, các loại hạt, dầu hướng dương… và xúc xích, thịt xông khói.
Qua bài viết này, hy vọng sẽ giúp nữ giới biết được tiểu đường thai kỳ bao nhiêu là cao? Cũng như hiểu rõ hơn về mức độ nguy hiểm của đái tháo đường thai kỳ gây ra cho hai mẹ con và cách điều trị - phòng tránh bệnh. Từ đây, đảm bảo trẻ phát triển trong điều kiện tốt nhất và sinh ra lành lặn.

Tiểu đường thai kỳ bao nhiêu là cao? Triệu chứng, cách điều trị và phòng tránhCó thể bạn chưa biết: Siêu âm thai nhiều lần có tốt không? Các mốc siêu âm cần biết
Thiết kế và phát triển website bởi Kenhdichvu.vn