Tin tức - Sự kiện

Thống kê bảng cân nặng thai nhi trong bụng mẹ theo chuẩn WHO

0.Cha mẹ luôn quan tâm, theo dõi từng ngày sự phát triển của bé yêu trong suốt 9 tháng 10 ngày trong bụng mẹ. Bố mẹ luôn tò mò rằng bé có lớn lên khỏe mạnh hay không? Các chỉ số cân nặng, chiều cao ra sao? Có đạt chuẩn không? Để giúp bố mẹ an tâm hơn về sự phát triển của con, bài viết này, thiết bị y tế Việt Nhật sẽ cung cấp bảng cân nặng thai nhi trong bụng mẹ chuẩn theo WHO để các mẹ tham khảo. Từ đó giúp bố mẹ kịp thời theo dõi và có sự điều chỉnh chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý giúp bé yêu phát triển khỏe mạnh.
MỤC LỤC BÀI VIẾT

Cách đo chỉ số chiều dài và cân nặng thai nhi theo từng tuần

Mặc dù thai nhi phát triển trong bụng mẹ nhưng lại là một các thể riêng biệt, tùy từng sự hấp thụ hay thể trạng của người mẹ mà mỗi em bé sẽ có tốc độ phát triển khác nhau. Do đó, các nhà nghiên cứu khoa học phát triển con người đã đưa ra mức chiều dài, cân nặng chuẩn làm cột mốc để đánh giá xem thai có phát triển tốt hay không. Vậy bảng cân nặng thai nhi trong bụng mẹ được đo như thế nào? Chắc hẳn các mẹ sẽ rất tò mò đúng không bởi đâu thể tách ra khỏi cơ thể mẹ mà đặt lên cân như những em bé đã chào đời chứ. Chúng ta sẽ có cách đo cụ thể theo từng giai đoạn của tuổi thai. Cụ thể như sau:
  • Vào tuần thai thứ 8~ thứ 19: Bé được đo từ đầu đến mông bởi vì phần chân bé bị uốn cong suốt nửa đầu thai kì nên rất khó để có kết quả đo chính xác. Vì thế chiều dài đo được sẽ tính là chiều dài đầu mông. Thời điểm này cơ thể bé chưa phát triển nhiều về cân nặng nên bố mẹ cũng không nên quá lo lắng nếu như thấy cục cưng của mình còn quá bé nhỏ.
  • Từ tuần 20~ 40: Chiều dài của bé được tính từ đầu cho tới gót chân. Ở thời điểm này, kích thước cũng như trọng lượng của thai nhi đã bắt đầu có sự phát triển tăng dần.
  • Từ tuần thứ 32 đến khi sinh: Đây là thời điểm cân nặng của bé được phát triển một cách tối đa, chiều dài cơ thể hay kích thước xương đùi, chu vi vòng bụng, vòng đầu là những chỉ số cần quan tâm để có thể dự đoán được cân nặng của bé. Đây là khoảng thời gian bé phát triển một cách tối đa, những đường nét cuối cùng được hoàn thiện hoàn toàn.

siêu âm là cách tốt nhất đo được chỉ số cân nặng chiều dài thai nhi
Siêu âm là cách tốt nhất để đo được chỉ số cân nặng, chiều dài thai nhi

Bảng chiều cao, cân nặng của thai nhi chuẩn quốc tế

Như đã lưu ý, cân nặng trong cùng 1 thời điểm giữa các thai nhi sẽ có sự khác nhau, nhưng nếu nằm trong khoảng bình thường thì đó là dấu hiệu bé đang có một hành trình phát triển tốt. Bạn dựa vào bảng dưới đây để theo dõi tốc độ phát triển của con nhé.
 Tuổi thai nhi  Chiều dài (cm)  Cân nặng (gam)
 Tuần 8  1,6  1
 Tuần 9  2,3  2
 Tuần 10  3,1  4
 Tuần 11  4,1  7
 Tuần 12  5,4  14
 Tuần 13  7,4  23
 Tuần 14  8,7  43
 Tuần 15  10,1  70
 Tuần 16  11,6  100
 Tuần 17  13  140
 Tuần 18  14,2  190
 Tuần 19  15,3  240
 Tuần 20  25,6  300
 Tuần 21  26,7  360
 Tuần 22  27,8  430
 Tuần 23  28,9  500
 Tuần 24  30  600
 Tuần 25  34,6  660
 Tuần 26  35,6  760
 Tuần 27  36,6  875
 Tuần 28  37,6  1.000
 Tuần 29  38,6  1.100
 Tuần 30  39,9  1.300
 Tuần 31  41,1  1.500
 Tuần 32  42,4  1.700
 Tuần 33  43,7  1.900
 Tuần 34  45  2.100
 Tuần 35  46,2  2.400
 Tuần 36  47,4  2.600
 Tuần 37  48,6  2.900
 Tuần 38  49,8  3.000
 Tuần 39 50,7  3.300
 Tuần 40  51,2  3.500
 Tuần 41  51,5  3.600
 Tuần 42  51,7  3.700

Bố mẹ hãy đối chiếu tuổi thai của con rồi kiểm tra các chỉ số cân nặng, chiều cao ở bảng số liệu trên để đánh giá sự phát triển của bé có tốt hay không. Tuy nhiên, bố mẹ đừng quá lo lắng nếu như bé yêu có các chỉ số nhỏ hơn hoặc lớn hơn so với bảng cân nặng mà WHO đưa ra. Đây chỉ là thông tin mang tính chất tham khảo, bố mẹ dựa vào đó để điều chỉnh các thói quen ăn uống, nghỉ ngơi. Bạn đừng quá áp lực về cân nặng của con vì sự phát triển của bé phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố.

Những yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi

Mỗi thai nhi đều có những chỉ số phát triển riêng, gần như là không giống nhau bởi chúng bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Vậy những yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng bé yêu khi còn trong bụng mẹ là gì? Bạn nên quan tâm tới các yếu tố sau:
  • Huyết áp
Huyết áp cao là một trong số những dấu hiệu mang thai ở phụ nữ, tuy nhiên nếu tình trạng huyết áp cao kéo dài ở mẹ bầu sẽ ảnh hưởng tới cân nặng của đứa trẻ. Với mẹ bầu có huyết áp cao, con khi sinh ra thường nhẹ cân hơn các em bé khác. Chuyên gia lý giải vấn đề này là vì huyết áp cao của người mẹ có thể cản trở việc cung cấp oxy và dinh dưỡng tới bào thai. Ngoài ra, huyết áp cao thường dẫn tới khả năng sinh non, những đứa trẻ chào đời sớm thường hấp thụ được ít dưỡng chất từ mẹ nên nhẹ cân hơn những em bé được sinh đủ ngày, đủ tháng.
Dù huyết áp cao mãn tính hay tăng huyết áp thai kỳ thì chúng đều ảnh hưởng nghiêm trọng tới cân nặng khi sinh của bé. Vì vậy, nếu bạn có tiền sử cao huyết áp thì bạn nên chia sẻ với bác sĩ vào lần đầu khám thai để họ tư vấn và đưa ra phương án giúp bạn có thể kiểm soát hiện tượng này suốt thai kì.

người mẹ có huyết áp cao con sinh ra thường nhẹ cân
Người mẹ có huyết áp cao, con sinh ra thường nhẹ cân

  • Bệnh tiểu đường
Tiểu đường thai kỳ là điều không ít các mẹ gặp phải. Với bệnh lý này, người mẹ thường sinh con có cân nặng lớn hơn các đứa trẻ bình thường khác. Nguy hiểm hơn, nếu mẹ không biết hoặc không thể kiểm soát tốt được lượng đường trong máu ở giai đoạn mang thai thì bé rất dễ bị béo phì ngay khi chưa chào đời. Lượng đường bổ sung trong máu của mẹ bầu sẽ trực tiếp chuyển tới con nên về cơ bản, bé nhận được nhiều dinh dưỡng tốt hơn nên bé phát triển lớn hơn các đứa trẻ khác.
Nếu gặp vấn đề này trong thai kỳ, mẹ nên báo với bác sĩ để được kiểm tra. Dung nạp đường huyết hay giảm tác động của insulin sẽ giúp bé phát triển một cách khoa học hơn, đúng với tuổi thai và bé sẽ phát triển tốt hơn.
  • Bệnh tim
Những mẹ bầu có tiền sử hoặc mắc bệnh tim thường sinh em bé nhẹ cân. Điều này rất dễ giải thích, tim là bộ phận giúp cung cấp oxy cho hoạt động truyền dinh dưỡng thông qua nhau thai. Vì vậy, nếu tim hoạt động yếu, lượng oxy cung cấp không đủ để em bé phát triển, do đó chắc chắn cân nặng của em bé sẽ không được bằng những đứa trẻ khác.

mẹ mắc bệnh tim thường có em bé nhẹ cân
Mẹ mắc bệnh tim thường có em bé nhẹ cân

  • Hen suyễn
Nếu mẹ có tiền sử bị hen suyễn và không thể kiểm soát thì rất dễ sinh con bị nhẹ cân hơn so với tiêu chuẩn. Nguyên cứu đã cho rằng, những phụ nữ có chứng hen, suyễn hoặc khó thở thì đứa trẻ sinh ra thường nhẹ cân. Điều này có thể lý giải bằng lượng oxy cung cấp cho quá trình phát triển của bào thai ít, nên thai nhi khó có thể hấp thụ dinh dưỡng và phát triển.
  • Bệnh thận
Bệnh thận ở người mẹ có ảnh hưởng lớn tới cân nặng ở trẻ sơ sinh. Vấn đề sẽ xảy ra nếu như bệnh thận của người mẹ ở mức vừa hoặc nặng, em bé của những bà mẹ này thương chào đời sớm hơn bình thường và nhẹ cân. Nếu mẹ chỉ bị bệnh thận nhẹ, không có vấn đề sức khỏe nghiêm trọng thì em bé sinh ra có khả năng khỏe mạnh và đủ cân.


4 thực phẩm giúp thai nhi tăng cân vù vù mà không vào mẹ
  • Lupus ban đỏ
Lupus- Một bệnh tự nhiễm mãn tính phố biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh nở. Bệnh này làm tăng nguy cơ chậm phát triển trong tử cung và dẫn tới thai nhi phát triển kém, nhẹ cân. Nguy cơ này dường như tăng lên nếu như người mẹ dùng thêm thuốc điều thị huyết áp cao hoặc steroid. Nếu bác sĩ đã nhắc tới căn bệnh Lupus ban đỏ với bạn thì khi có bầu, bạn nên thường xuyên khám thai tổng quát để có thể theo dõi sự phát triển của em bé.
  • Thiếu máu
Tế bào hồng cầu trong máu có nhiệm vụ chính là vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể, trong đó có cả bào thai. Vì vậy nếu thiếu máu tức là số lượng hồng cầu thấp, lượng oxy và dinh dưỡng truyền tải thới nhau thai ít hơn so với người bình thường. Điều này dẫn tới nguy cơ nhẹ cân ở thai nhi khi sinh ra.
Vấn đề thiếu máu phổ biến ở các bà bầu hiện nay thường là thiếu sắt nhưng mẹ bầu an tâm, việc bổ sung vi chất này rất đơn giản. Vì vậy nếu được nhận định là thai nhỏ do thiếu sắt thì bạn cần có kế hoạch bổ sung bằng nhiều cách như ăn thêm thực phẩm nhiều sắt, uống thêm thực phẩm chức năng hỗ trợ. Chuyên gia đảm bảo rằng, một bà mẹ đủ chất sắt là bà mẹ khỏe mạnh, sinh con với cân nặng mong muốn.

mẹ thiếu máu cũng khiến bé nhẹ cân
Thiếu máu ở người mẹ là nguyên dân nhẫn tới bé nhẹ cân

  • Di truyền
Cân nặng của cha mẹ ảnh hưởng trực tiếp tới cân nặng của em bé khi sinh ra. Chính vì thế, mỗi gia đình, quốc gia, đều có những chỉ số cân nặng trung bình khác nhau.
  • Tuổi của cha mẹ
Sinh nở trong độ tuổi từ 25~ trước 30 tuổi là thời điểm tốt nhất để có một thai kì khỏe mạnh với kết quả là một em bé kháu khỉnh, đủ cân ra đời. Nếu người bố mẹ, đặc biệt là người mẹ mang thai quá sơm hoặc quá muộn sau 35 tuổi thì đứa trẻ sinh ra thường bị thiếu cân.

Thống kê bảng cân nặng thai nhi trong bụng mẹ theo chuẩn WHOXem thêm: Siêu âm tim thai ở tuần thứ mấy? Và mục đích mà mẹ bầu cần biết

 

Phụ nữ mang thai ở đúng độ tuổi sẽ có con phát triển tốt hơn
Phụ nữ mang thai ở đúng độ tuổi sẽ có con phát triển tốt hơn

  • Sinh đôi
Sinh đôi, sinh ba thì đều nằm chung trong tử cung và chia sẻ nguồn dinh dưỡng. Vì thế, dù mẹ có khỏe tới đâu, cung cấp chất dinh dưỡng tốt như thế nào thì những đứa trẻ sinh ra trong những cặp song thai, tam thai thường có cân nặng thấp hơn những đứa trẻ đơn thai.
  • Chế độ ăn uống
Nếu như mẹ ăn quá ít, không ăn được dẫn tới lượng chất dinh dưỡng nạp vào trong cơ thể là quá ít thì lượng chất truyền tới nhau thai cũng rất ít nên những đứa trẻ trong bụng người mẹ ăn ít thường sẽ nhẹ cân hơn những đứa trẻ có mẹ áp dụng chế độ dinh dưỡng khoa học.

Một thai kỳ có chế độ dinh dưỡng khoa học giúp bé phát triển tốt
Một thai kỳ có chế độ dinh dưỡng khoa học giúp bé phát triển tốt

  • Sinh non
Nếu em bé ra đời sớm, chúng không có thời gian để phát triển và hoàn thiện bản thân nên nhiều khả năng sẽ bị thiếu cân. Vì thế, nếu có dấu hiệu sinh non, bạn cần trao đổi với bác sĩ để thay đổi lại chế độ dinh dưỡng hoặc đưa ra phương án điều trị phù hợp.
  • Giới tính thai nhi
Cân nặng thai nhi có sự khác biệt giữa giới tính thai nhi. Thường những bé trai sẽ có cân nặng tốt hơn các bé gái
  • Thứ tự sinh con
Với sự chứng kiến hành trình sinh đẻ của nhiều bà mẹ thì có thể nhận định rằng những em bé được sinh ra sau sẽ có chỉ số cân nặng tốt hơn những đứa đầu.

Những vấn đề phát triển bất thường về cân nặng thường gặp của thai nhi

Sau khi khám thai, có kết quả cân nặng thai nhi có sự khác biệt lớn so với bảng tiêu chuẩn thì mẹ bầu cũng cần lưu ý. Sự khác biệt lớn đó cũng chính là những dấu hiệu cảnh báo những sự bất thường về sức khỏe hay sự phát triển của thai nhi. Thường thì chúng ta sẽ gặp 2 trường hợp:
  • Cân nặng thai nhi vượt chuẩn
Một thai nhi phát triển bình thường là sẽ có trọng lượng tăng dần tương đương với tuổi thai. Nếu chỉ số cân nặng này vượt mức trung bình cho phép so với bảng cân nặng được WHO khuyến cáo thì sẽ được gọi là cân nặng thai nhi vượt chuẩn.
Ví dụ với những trẻ sơ sinh ở Việt Nam, cân nặng trung bình khi chào đời thường từ 3~3,2kg còn mức chuẩn quốc tế là 2,5~3kg. Trong trường hợp bé có trọng lượng lớn hơn 4kg thì theo ngôn ngữ y khoa, những đứa trẻ đó được gọi là phát triển vượt chuẩn hay to lớn trong thai kỳ.
Những em bé có một thai kỳ phát triển quá lớn sẽ gây nguy hiểm trong quá trình sinh nở của người mẹ. Cơ thể người mẹ có thể kiệt sức trong quá trình chuyển dạ và sinh con. Ngoài ra, thai nhi có cân nặng vượt chuẩn là dấu hiệu cho thấy bé có nguy cơ mắc một số bệnh như tiểu đường, béo phì, các bệnh về đường tiêu hóa hoặc nguy hiểm hơn là ung thư. Vì thế, trong trường hợp đi siêu âm thấy chỉ số cân nặng của bé vượt chuẩn mẹ cần điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng, tập luyện nhẹ nhàng và chia sẻ với bác sĩ. Với kiến thức chuyên khoa, bác sĩ sẽ chỉ định bạn làm thêm một số xét nghiệm để kiểm tra và tìm hiểu nguyên nhân từ đó có cách điều chỉnh để em bé có thể phát triển bình thường.

Mẹ bầu có con quá cân thường gặp khó khăn trong việc sinh nở
Mẹ bầu có con quá cân thường gặp khó khăn trong việc sinh nở

  • Cân nặng thai nhi kém hơn so với tuổi thai
Nếu kết quả siêu âm cho thấy cân nặng của bé thấp hơn con số trung bình quá nhiều thì đó là dấu hiệu cho mẹ thấy bé đang kém phát triển. Chuyên gia thường gọi trường hợp này là suy dinh dưỡng bào thai. Khi thai nhi gặp vấn đề này, các cơ quan của bé như não, xương, cơ,… đều bị ảnh hưởng. Thường thì ở những trẻ sơ sinh nhẹ cân sẽ gặp các vấn đề như đề kháng kém, dễ ốm, hay mắc bệnh nên tình hình sức khỏe không đảm bảo được
Đối với những trường hợp này, bác sĩ thường chỉ định mẹ bầu làm thêm các xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân như xét nghiệm kiểm tra chức năng nhau thai. Từ kết quả xét nghiệm đó, bác sĩ có thể đánh giá được sự vận chuyển dinh dưỡng vào cho bào thai có tốt không? Dây rốn có sự bất thường không? Ngoài ra bạn cũng nên chia sẻ thật chế độ dinh dưỡng của bạn để bác sĩ có thể đánh giá giúp điều chỉnh nhanh chóng, giúp khắc phục tình trạng dinh dưỡng vào mẹ mà không vào con nếu có. Sau khi tìm hiểu được các nguyên nhân, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách điều chỉnh cho phù hợp và thường là thay đổi chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi, thư giãn hoặc vận động nhẹ để thai nhi dễ hấp thụ dưỡng chất hơn.

Trẻ suy dinh dưỡng bào thai thường dễ mắc bệnh
Trẻ suy dinh dưỡng bào thai thường dễ mắc bệnh

Sự phát triển của thai nhi theo từng tuần tuổi

Sự phát triển của em bé khi trong bụng mẹ có sự khác nhau một chút về tốc độ nhưng đều trải qua một quy trình chuẩn. Cụ thể quy trình đó theo từng tuần tuổi thai như sau:
  • Tam cá nguyệt đầu tiên( từ khi thụ thai thành công tới tuần thứ 13)
+ Tuần thai 4~5
  • Tinh trùng và trứng đã có cuộc gặp gỡ thành công và tạo ra phôi nang. Theo ngôn ngữ y tế thì đây là “ thời kỳ phôi thai”
  • Các phôi nang di chuyển và “ làm tổ” trong niêm mạc tử cung và bắt đầu một quá trình hình thành.
  • Nhau thai bắt đầu được hình thành và cung cấp oxy, dưỡng chất cho phôi thai phát triển đồng thời nhau thai cũng thực hiện chức năng vận chuyển chất thải từ máu của em bé thông qua dây rốn.
  • Ở thời điểm này, tế bào thận và tế bào thần kinh phát triển, phôi thai bắt đầu có sự phát triển mạnh, nhanh chóng. Các đặc điểm bên ngoài của em bé đều bắt đầu hình thành.
  • Trong tuần thai này, tủy sống và tim của bắt đầu phát triển, đường tiêu bước đầu hình thành để chuẩn bị cho một bước nhảy vọt về cân nặng ở nhiều tuần thai sau đó.
  • Các mẹ lưu ý, thời gian này, nguy cơ em bé bị tổn thương là rất lớn, chế độ dinh dưỡng hay những tác động bên ngoài đều có thể gây ra những bất thường ở trẻ. Vì vậy mẹ cần tránh xa thuốc lá, rượu bia, các chất kích thích và đi lại nhẹ nhàng, tránh vận động mạnh.
+ Tuần thứ 6~7
Ở thời điểm này, thông qua các kĩ thuật siêu âm, mẹ có thể thấy cánh tay và chồi chân của bé bắt đầu hình thành và phát triển. Nõ của bé cũng hình thành chia rõ thành 5 khu vực khác nhau, mẹ cũng có thể quan sát được một số dây thần kinh sọ não. Một số bộ phận khác cũng bắt đầu hình thành như mắt và tai, mô sẽ phát triển thành cột sống và một số xương khác. Ở tuần thai này, trái tim của bé đã đi vào hoạt động ổn định hơn và tiếp tục phát triển và có thể bơm máu qua các mạch chính trong cơ thể bé.
+ Tuần 8
Tất cả các hệ thống và cơ quan trong cơ thể bé đều bước vào thời kì phát triển, tay chân đã dài ra và bắt đầu giống với những mái chèo nhỏ, não tiếp tục phát triển và phổi bắt đầu hình thành.
+ Tuần 9
Ở tuần thai này, núm vú và nang lông bắt đầu hình thành, cánh tay đã phát triển và có khuỷu tay, mẹ có thể nhìn thấy được ngón chân nhỏ xinh của con qua hình ảnh siêu âm.
+ Tuần 10
Các cơ quan quanh mắt phát triển hơn như mí mắt đã rõ hơn và mắt đầu khép lại. Tai ngoài bắt đầu được hình thành. Nhìn chung, ở thời điểm này, các nét trên khuôn mặt bé có sự thay đổi rõ rệt. Phần ruột đã xoay. Vào cuối tuần thứ 10, phôi thai đã chuyển thành bào thai, đây là giai đoạn phát triển dài cho tới khi sinh em bé.
+ Tuần 11~13
Mí mắt của bé tiếp tục khép lại và chỉ mở lại ở khoảng tuần thứ 28. Khuôn mặt của bé đã được định hình một cách rõ nét. Chân và tay đã dần hoàn thiện hơn khi đã có phần móng, tuy nhiên ở giai đoạn này chân tay còn khá mảnh. Bộ phận sinh dục và chồi răng cũng xuất hiện ở thời điểm này. Cơ quan của gan đã khá hoàn chỉnh khi có thể tạo ra các tế bào hồng cầu. Nhìn chung, ở thời điểm này, bé con của bạn chỉ bằng một nắm tay, với một cái đầu rất lớn nhưng cơ bản đã được định hình.
  • Tam cá nguyệt thứ 2(tuần từ 14~27)
+ Tuần 14~18
Trong giai đoạn này, nếu bạn đi siêu âm 5D có thể thấy phần da của bé gần như trong suốt. Các mô cơ tiếp tục phát triển và xương trở nên cứng cáp hơn. Trên đầu bé đã xuất hiện tóc mịn, gan và tuyến tụy đã hoạt động hiệu quả hơn để sản xuất dịch tiết. Ở thời điểm này bạn có thể cảm nhận được những chuyển động nhẹ của bé.
Tuần 19~21
Đây có thể coi là thời điểm tốt nhất để bạn bắt đầu thai giáo cho bé vì bé có thể nghe, hoạt động nhiều hơn, tương tác với mẹ bằng những lần đạp chân, cử động nhẹ.
+ Tuần 22
Phần lông tơ đã bao phủ toàn bộ cơ thể bé cũng như lông mày, lông mi đã xuất hiện. Sự phát triển của các cơ quan tiêu hóa có sự chuyển biến rõ rệt, nhu động ruột đã được sản sinh trong đường ruột. Bé có những cử chỉ năng động hơn, mẹ có thể cảm nhận một cách rõ rệt.
+ Tuần 23~25
Tủy xương đã bắt đầu tạo ra những tế bào máu, đường hô hấp dưới đã phát triển và em bé bắt đầu lưu trữ chất béo để phát triển chỉ số cân nặng.
+ Tuần 26
Tất cả các bộ phận của mắt bé gần như đã hoàn thiện. Chân tay bé đã định hình rõ với móng tay phủ kín đầu ngón tay, có vân tay và vân chân rõ ràng. Phần túi khí trong phổi bé đã được hình thành nhưng chưa thể hoạt động bên ngoài tử cung mẹ. Ở thời điểm này, em bé có thể giật mình hay phản ứng lại với tiếng ồn lớn gần mẹ.
  • Tam cá nguyệt thứ 3(Từ tuần 28~ 40)
+ Tuần 27~30
Thời điểm này, não của bé phát triển nhanh chóng, hệ thần kinh dần hoàn thiện và có thể kiểm soát được một số chức năng của cơ thể bé. Mí mắt bé đã có thể mở trở lại nhưng rất ít. Hệ hô hấp được lấp đầy bởi chất hoạt động bề mặt.
+ Tuần 31~34
Em bé của bạn bây giờ đã phát triển nhanh chóng và tăng nhanh chất béo, hệ thống xương gần như hoàn chỉnh nhưng vẫn mềm. Nhịp thở đang diễn ra nhưng chưa thực sự phát triển hoàn toàn. Ở thời điểm này cơ thể bé đã bắt đầu lưu trữ sắt, canxi và phốt pho.
+ Tuần 35~37
Thời điểm này, với một em bé phát triển bình thường có thể nặng khoảng 2,5 kg và tiếp tục tăng cân mạnh. Cơ bắp và xương bé bắt đầu phát triển đầy đủ, da đã dày lên và không nhăn nheo. Thời điểm này đi siêu âm mẹ sẽ thấy bé ngủ nhiều và có những tư thế rất đáng yêu.
+ Tuần 38~40
Lông tơ trên bề mặt đã mất đi trừ phần cánh tay và vai trên. Phần tóc mọc thô và dày hơn. Thai nhi bắt đầu quay đầu, di chuyển dần tới khu vực xương chậu của mẹ để sẵn sàng chui ra bất cứ lúc nào. Thời điểm này mẹ cần đi khám thai thường xuyên hơn để sẵn sàng cho việc sinh nở.

Hành trình phát triển của một em bé
Hành trình phát triển của một em bé

Vai trò quan trọng của việc theo dõi cân nặng thai nhi

Sức khỏe và sự phát triển của cả thai nhi và mẹ là vấn đề được quan tâm hàng đầu trong suốt quá trình mang thai. Tùy cơ địa và môi trường sống của mỗi mẹ mà có số cân nặng tăng khác nhau trong thai kì, điều này gây ra sự lo lắng ở không ít mẹ bầu. Nhiều người so sánh bản thân mình với mẹ bầu khác về cân nặng và lo lắng đến sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên đó chỉ là một phần, kết quả cần quan tâm nhất vẫn là cân nặng của em bé. Mẹ bầu tăng cân ít nhưng em bé vẫn đạt chuẩn là điều bình thường, vấn đề đáng lo là mẹ tăng cân quá nhiều nhưng em bé lại suy dinh dưỡng. Chính vì thế vai trò của việc theo dõi cân nặng thai nhi là vô cùng lớn.
Đối với thai nhi, cân nặng là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên sự phát triển toàn diện về thể chất và trí não trẻ. Mẹ bầu quan tâm tới cân nặng trẻ giúp theo dõi kịp thời sự phát triển của con, từ đó cũng có những điều chỉnh về dinh dưỡng hay chế độ sinh hoạt hợp lý. Việc đó là vô cùng quan trọng bởi việc đó không những thể hiện sự quan tâm tơi con mà còn là cách bảo vệ con, chăm sóc để con có những năm tháng đầu tiên bên mẹ thực sự an toàn. Không những vậy theo dõi cân nặng thai nhi cũng là cách chăm sóc bản thân, giúp mẹ giữ được sức khỏe ổn định, sớm phát hiện những biến chứng không đáng có trong quá trình sinh nở.

iệc theo dõi cân nặng của thai nhi giúp mẹ có những điều chỉnh kịp thời
Việc theo dõi cân nặng của thai nhi giúp mẹ có những điều chỉnh kịp thời

Cân nặng của mẹ có ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi không?

Mẹ bầu cũng có sự thay đổi lớn về cân nặng trong suốt quá trình mang thai và đây cũng là một trong những chỉ số khiến mẹ quan tâm. Vậy cân nặng của mẹ có ảnh hưởng đến các chỉ số cân nặng và chiều dài của thai nhi hay không?
Nếu một bà mẹ có cân nặng tăng quá mức trung bình tức là bà mẹ đó có nguy cơ tiểu đường thai kỳ rất lớn, khả năng bạn phải sinh mổ là rất cao. Ngược lại, nếu như mẹ tăng cân quá ít hoặc sụt cân thì sẽ khiến thai nhi không đủ chất dinh dưỡng cần thiết để phát triển. Nhìn chung, trong suốt thai kỳ mẹ nên tăng khoảng từ 10~12 kg là hợp lý, nếu mang đa thai thì số cân tăng nên nằm trong khoảng từ 16~20kg. Sự tăng cân này cũng nên phát triển đều ở các tam cá nguyệt. Ví dụ, thời gian đầu, bé chưa thực sự cần tới quá nhiều chất béo, nếu mẹ tăng cân nhiều trong thời gian này thì chưa chắc chất dinh dưỡng đã vào con, nhưng khoảng từ tuần 14~ tuần 28 thì cơ thể mẹ nên tăng khoảng 0.5kg/ tuần là đủ.
Do vậy, để có một thai kỳ an toàn, khỏe mạnh, mẹ nên có chế độ ăn uống phù hợp để cơ thể có sự chuẩn bị tốt nhất cho sự phát triển của con. Không nên chỉ dừng lại ở việc ăn các món ăn quá bổ dưỡng, mẹ nên chú trọng tới dinh dưỡng đa dạng như ăn thêm nhiều hoa quả, rau xanh. Đồng thời mẹ cũng cần có thời gian tập luyện, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý để việc trao đổi chất trong cơ thể được tốt hơn, khi đó chắc chắn thai nhi sẽ có tiền để phát triển tốt, khỏe mạnh.
Ngoài ra, có một số thông tin cho rằng, cân nặng của bé có thể bị ảnh hưởng bởi tuổi tác, chiều cao, cân nặng và mức độ quan hệ tình dục của mẹ. Do đó nếu chỉ số cân nặng của con có sự bất thường thì bạn nên tìm đến bác sĩ để được tư vấn cụ thể.

Cân nặng của mẹ ảnh hưởng khá nhiều tới các chỉ số của con
Cân nặng của mẹ ảnh hưởng khá nhiều tới các chỉ số của con

Bài viết của thiết bị y tế Việt Nhật cung cấp cho bạn một tiêu chuẩn về bảng cân nặng thai nhi trong bụng mẹ, thông tin này bạn chỉ nên tham khảo. Bất cứ bất thường nào về cân nặng thai nhi của bé, bạn nên tìm tới bác sĩ sản khoa để được tìm hiểu nguyên nhân và có hướng điều chỉnh tốt nhất. Chúc mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh, bé có sự phát triển toàn diện.
Bài viết liên quan: 
Thiết kế và phát triển website bởi Kenhdichvu.vn