Viêm họng cấp là tình trạng cổ họng xảy ra phản ứng viêm gây sưng, nóng, đỏ, đau. Tình trạng này khiến người bệnh cảm thấy vô cùng khó chịu và đau khi nuốt. Bệnh thường xuất hiện khi thời tiết giao mùa và có thể gặp ở người lớn lẫn trẻ nhỏ. Bệnh vẫn có thể tự khỏi nhưng cũng có trường hợp dẫn đến ho, sổ mũi kéo dài. Vậy
viêm họng cấp tính có nguy hiểm không?
>>>
Tìm hiểu viêm thanh quản cấp là gì?
>>>
Cách chữa đau họng cho trẻ em - Cha mẹ nào cũng nên biết
MỤC LỤC BÀI VIẾT
Viêm họng cấp tính là gì?
Viêm họng cấp tính là bệnh lý tai mũi họng phổ biến nhất hiện nay. Các tác nhân gây bệnh tấn công niêm mạc họng gây ra tình trạng viêm, sưng tấy. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời có thể tăng nguy cơ viêm nhiễm sang amidan gây
viêm amidan, bệnh để lâu dần chuyển sang
viêm họng mãn tính. Mặc dù đây là căn bệnh không có nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nếu không điều trị sớm sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của người bệnh.
Hình ảnh viêm họng cấp tính
Các dạng viêm họng cấp tính bao gồm:
- Bệnh viêm họng cấp tính đỏ
- Viêm họng có giả mạc
- Viêm họng loét bao gồm thể viêm họng loét thượng bì, viêm họng loét hoại tử
Nguyên nhân gây bệnh viêm họng cấp tính
Viêm họng cấp là căn bệnh khá phổ biến. Viêm họng cấp tính ở trẻ em và người lớn có tỷ lệ ngang nhau. Nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này vô cùng đa dạng. Sau đây là những tác nhân chính thường hay gặp trên thực tế:
- Phần lớn các nguyên nhân xuất phát từ virus như: Influenza, Adenovirus, EBV…
- Ngoài ra, viêm họng cấp còn do các tác nhân vi khuẩn gây bệnh như: phế cầu, tụ cầu, liên cầu…
- Các nguyên nhân bệnh lý khác như: trào ngược dạ dày - thực quản, viêm tuyến giáp do virus, nhiễm nấm khoang miệng do Candida Albicans, K thanh quản/hầu họng,…
- Nhóm nguyên nhân không do nhiễm trùng: Thay đổi thời tiết, suy giảm miễn dịch, vệ sinh răng miệng không tốt, sống trong môi trường ô nhiễm, chế độ ăn uống thiếu khoa học…
Triệu chứng viêm họng cấp tính
Triệu chứng viêm họng cấp tính rất dễ nhận biết. Người bệnh hoàn toàn có thể cảm nhận được ở giai đoạn đầu tiên của bệnh. Các dấu hiệu thường thấy như:
Người bị viêm họng có triệu chứng sốt cao
- Người bệnh sốt cao 39 – 40 độ C, kèm theo rét run
- Cảm giác đau họng, rát và khô nóng, khó nuốt nước bọt hoặc khi ăn.
- Vòm họng sưng nề, tấy đỏ
- Ban đầu xuất hiện các cơn ho khan, về sau ho có đờm và đôi khi kèm theo máu.
- Amidan cũng sưng to, đôi khi có bựa trắng ở mặt ngoài
- Hạch góc hàm sưng nhẹ, đau khi ấn vào
- Niêm mạc mũi xung huyết và có kèm theo tiết chất nhầy
- Ở trẻ nhỏ sẽ gặp tình trạng quấy khóc, chán ăn, sốt về đêm
- Các triệu chứng ít gặp khác như: đau đầu, nôn mửa, đau bụng, viêm màng não…
Viêm họng cấp tính có nguy hiểm không?
Mặc dù viêm họng cấp khá phổ biến, nhưng nhiều người vẫn thắc mắc v
iêm họng cấp tính có nguy hiểm không? Trên thực tế bệnh có thể khỏi nếu chúng ta giữ gìn sức khỏe tốt. Tuy nhiên nếu bệnh kéo dài hơn 7 ngày sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Tác nhân gây bệnh sẽ lây lan gây viêm nhiễm sang các vùng lân cận như: viêm tai, amidan,
viêm xoang cấp tính, viêm thanh quản,
viêm phế quản…
Viêm họng cấp có nguy hiểm không?
Mặc khác, nếu người bệnh không kịp thời điều trị, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn viêm họng cấp mủ. Tình trạng này xảy ra do các lympho ở họng hoạt động quá mức dẫn đến mưng mủ, đau nặng hơn và kéo dài hơn. Trong trường hợp viêm do liên cầu khuẩn nhóm A gây ra có thể dẫn đến viêm cầu thận cấp, thấp tim vô cùng nguy hiểm. Chính vì thế, người mắc bệnh không được chủ quan khi mắc căn bệnh này.
Cách chữa viêm họng cấp tính
Điều trị viêm họng cấp như thế nào là điều được nhiều người quan tâm. Bởi vì căn bệnh này vô cùng phổ biến và xuất hiện đột ngột gây khó chịu cho người bệnh. Những biện pháp điều trị hữu hiệu sẽ được bài viết chia sẻ ngay sau đây.
Chữa viêm họng cấp tính như thế nào?
Điều trị bằng phương pháp dân gian
Chữa viêm họng cấp tính trong giai đoạn nhẹ có thể áp dụng các biện pháp dân gian. Các phương pháp này có tác dụng xoa dịu các triệu chứng khó chịu cho người bệnh. Hầu hết các biện pháp đều dễ thực hiện và đem lại hiệu quả tốt:
Sử dụng tỏi
Tỏi là loại kháng sinh tự nhiên có chứa hoạt chất Allicin cho khả năng chống viêm, sát khuẩn mạnh. Khi bị viêm họng, có thể sử dụng tỏi để xoa dịu các cơn đau do phản ứng viêm gây ra. Các công thức từ tỏi thường được áp dụng như:
Sử dụng tỏi chữa viêm họng cấp
- Giã tỏi với chút nước và mật ong, sử dụng uống thường xuyên trong ngày.
- Sử dụng tỏi giã nhuyễn ham trong 1 cốc sữa tươi từ 10 – 15 phút. Uống liên tục trong vòng nhiều ngày sẽ thấy hiệu quả.
Sử dụng mật ong
Mật ong chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Khi mắc bệnh, sử dụng mật ong sẽ làm tăng sức đề kháng cho cơ thể. Ngoài ra mật ong còn có tác dụng sát khuẩn, thúc đẩy quá trình làm lành các vết loét trên cơ thể. Người bị viêm họng cấp có thể sử dụng mật ong theo cách sau đây:
- Dùng mật ong pha với nước ấm và nửa trái chanh. Uống 2 lần/ ngày trong vòng 5-7 ngày sẽ thấy hiệu quả.
- Sử dụng hành rửa sạch, thái khoanh ngâm cùng mật ong trong vòng 3 giờ đồng hồ. Sử dụng hỗn hợp này để ngậm sẽ giảm các triệu chứng đau rát ở vòm họng.
Sử dụng gừng tươi
Gừng tươi là vị thuốc điều trị các bệnh lý dạ dày, tai mũi họng rất phổ biến. Như chúng ta đều biết, gừng có vị cay, tính nóng nên có tác dụng chữa ho, chống viêm vô cùng hữu hiệu. Các chất kháng viêm có trong gừng có tác dụng làm thông mũi họng, làm sạch dịch nhầy. Do đó có thể giảm nhẹ các triệu chứng ho đờm, sổ mũi ở người viêm họng cấp.
Gừng tươi và của cải trắng có thể chữa viêm họng
Gừng tươi kết hợp với củ cải trắng giã nhuyễn cùng ít muối. Sau đó chắt lấy nước cốt dùng để pha nước uống hoặc ngậm, súc miệng khi viêm họng.
Các phương pháp dân gian kể trên phần lớn có tác dụng giảm nhẹ triệu chứng. Tác nhân gây nhiễm trùng có thể không được tiêu diệt hết. Do đó người bệnh nên chú ý thăm khám bác sĩ chuyên khoa nếu các triệu chứng bệnh không khỏi hoặc có dấu hiệu nặng lên.
Điều trị theo chỉ định bác sĩ chuyên khoa
Chữa viêm họng cấp tính sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và mức độ bệnh. Đa số trường hợp mắc bệnh do virus sẽ tự khỏi sau 4 – 5 ngày, việc điều trị có ý nghĩa giảm nhẹ triệu chứng. Tuy nhiên những trường hợp sau đây cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ:
- Viêm họng kéo dài hơn 1 tuần
- Khàn giọng kéo dài hơn 2 tuần
- Cảm thấy khó nuốt hoặc khó thở
- Thân nhiệt < 38.3 độ C
- Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ gặp tình trạng chảy nước bọt quá mức
- Sưng cổ/ cứng cổ
- Không thể nuốt hoặc không muốn ăn uống
- Lưỡi sưng nhiều, khó mở miệng
- Xuất hiện các mảng bám trắng trong khoang miệng
- Phát ban ở da
Những dấu hiệu kể trên phải đến ngay bác sĩ chuyên khoa để được chữa trị. Ngoài điều trị giảm nhẹ triệu chứng, tùy theo tác nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ lựa chọn phác đồ thuốc điều trị nguyên nhân thích hợp. Các phương pháp điều trị thường hay áp dụng bao gồm:
Biện pháp không dùng thuốc
Người bệnh khi bắt đầu có các dấu hiệu của viêm họng cấp tính nên súc miệng bằng dung dịch nước muối. Hiện nay, các dung dịch này có bán tại nhà thuốc, hoặc người bệnh cũng có thể tự pha chế tại nhà bằng 0.5g muối hòa tan trong 250ml nước. Súc miệng thường xuyên để vệ sinh khoang miệng, tránh lây lan bệnh.
Đồng thời người bệnh nên bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, chú trọng thức ăn mềm, dễ nuốt. Điều này tránh gây tổn thương cho vòm họng đang sưng, viêm. Đồng thời uống nhiều nước, có thể ngậm kẹo cứng để tăng tiết nước bọt. Ngoài ra cũng nên chú ý vệ sinh tay sạch sẽ sau khi hắt hơi, ho bằng cồn, xà phòng.
Biện pháp dùng thuốc
Bác sĩ sẽ căn cứ vào tình trạng bệnh để điều trị dựa vào liệu pháp toàn thân và tại chỗ. Việc điều trị lúc này giúp ngăn ngừa bệnh lây nhiễm và giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu cho bệnh nhân. Cách chữa viêm họng cấp thường được khuyến cáo như sau:
- Kháng sinh thường được sử dụng là nhóm Beta - lactam như Penicillin, Ampicillin,… Nếu dị ứng với nhóm này, có thể thay thế nhóm Azithromycin như Clarithromycin hoặc Clindamycin… Phác đồ kháng sinh cần dùng từ 7 -10 ngày để ngăn chặn bệnh tái phát cũng như giảm nguy cơ kháng thuốc.
Điều trị kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa
- Nhóm thuốc giảm đau như paracetamol, Ibuprofen, Aspirin… để giảm nhẹ triệu chứng viêm cho bệnh nhân. Thận trọng trong việc sử dụng nhóm thuốc này trên trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai, cho con bú.
- Sử dụng nhóm thuốc glucocorticoid trong trường hợp viêm họng nghiêm trọng và phản ứng viêm dữ dội gây khó chịu cho người bệnh. Về liều lượng và nhóm hoạt chất sẽ được chỉ định theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
- Điều trị tại chỗ: bác sĩ sẽ chỉ định thêm các dung dịch xịt họng, súc miệng hoặc dạng viên ngậm có chứa chất sát khuẩn như benzocaine, Benzydamine…
Các phác đồ điều trị kể trên chỉ mang tính chất tham khảo. Người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám tìm đúng nguyên nhân, mức độ bệnh. Sau đó bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định điều trị phù hợp nhất. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc điều trị cho bản thân và gia đình. Điều này có thể dẫn đến các tác dụng phụ hoặc tình trạng kháng thuốc.
Lưu ý phòng ngừa bệnh viêm họng cấp tính
Viêm họng cấp rất dễ gặp phải trong cuộc sống hằng ngày. Do đó mỗi người cần phải chủ động phòng ngừa bệnh để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân và gia đình. Những biện pháp phòng bệnh hiệu quả bao gồm:
Vệ sinh tay sạch sẽ để phòng tránh bệnh đường hô hấp
- Viêm họng cấp tính có lây không? Câu trả lời là có, do đó nên tránh tiếp xúc với người có các dấu hiệu của bệnh đường hô hấp
- Vệ sinh tay sạch sẽ sau khi tiếp xúc với các vật dụng công cộng
- Sử dụng khẩu trang y tế khi đến nơi công cộng, bệnh viện, nơi đông người…
- Chú trọng chế độ dinh dưỡng đầy đủ các chất để tăng cường sức đề kháng
- Nên giữ ấm vùng cổ, họng vào ban đêm, vào thời tiết lạnh
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, thường xuyên súc miệng bằng nước muối, dung dịch sát khuẩn chuyên dụng.
- Không sử dụng chung bàn chải đánh răng, muỗng đũa với người bệnh.
- Giữ ấm cơ thể khi sử dụng điều hòa
Viêm họng cấp tính có nguy hiểm không đã được trình bày qua bài viết bên trên. Đồng thời những kiến thức quan trọng khác về căn bệnh cũng được chia sẻ. Mong rằng bài viết này của
Tập đoàn Thiết bị Y tế Việt Nhật sẽ cung cấp cho đọc giả những kiến thức bổ ích. Đồng thời chủ động hơn trong việc phòng tránh, bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.