THIẾT BỊ CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH

Hệ thống máy chụp Xquang trong y tế

Máy X-quang- Một trong những máy sử dụng phương pháp chẩn đoán hình ảnh có đóng góp lớn cho ngành y tế. Nhờ có thiết bị này mà bác sĩ có thể quan sát được tình trạng bên trong cơ thể người mà không cần phải mổ. Mặc dù là thiết bị rất phổ biến ở mỗi phòng khám nhưng không phải ai cũng hiểu hết về loại máy này như cách chúng hoạt động, có nhiều loại máy hay chỉ 1 loại duy nhất? Để hiểu hơn về dòng máy này trước khi trang bị chúng cho cơ sở y tế của bạn, chúng ra cùng tìm hiểu rõ hơn ở bài viết dưới đây.

Máy chụp X-quang là gì?

Để có thể hiểu được khái niệm về máy chụp X quang đầu tiên chúng ta cần biết tia X là gì. Tia X quang hay còn gọi là tia Roentgen là loại tia được sinh ra từ sự thay đổi quỹ đạo của electron khi chúng đang di chuyển với gia tốc lên tới gần 1 hạt nhân. Khi xuất hiện sự thay đổi đó, phần động năng bị mất đi và chính năng lượng này chuyển thành bức xạ điện từ, phát ra tia X.
Bởi vậy mà tia X có những tính chất giúp ứng dụng rất nhiều vào khoa học hiện đại, điển hình là ứng dụng lớn trong y khóa. Tính chất phải kể đến như:
Tính truyền thẳng và đâm xuyên: Loại tia này truyền thẳng và có khả năng đâm xuyên qua vật chất, cơ quan trong cơ thể người. Với cường độ tia mạnh thì việc đâm xuyên diễn ra càng dễ dàng. Chính vì khả năng đâm xuyên này là tia X có thể xuyên qua các phần cứng của cơ thể như xương, răng và phản ánh lên tấm phim.
Tính hấp thu: Sau khi truyền qua vật chất thì cường độ tia X bị yếu đi do 1 phần đã bị cơ thể người hấp thu. Đây cũng chính là tính chất được ứng dụng để tạo ra cơ chế của chiếc máy chụp X-quang và các liệu pháp sử dụng tính chất của tia này.
Vậy từ đó ta có khái niệm về hệ thống chụp X quang. Đây là thiết bị y tế có mặt ở hầu hết các cơ sở y tế, nhưng không phải ai cũng biết và hiểu về nó. Máy chụp X quang là thiết bị y tế được sử dụng phổ biến trong chẩn đoán hình ảnh. Nó ứng dụng đặc điểm và tính chất của tia X (Tia Roentgen) để thiết lập và tái tạo hình ảnh về cấu trúc các bộ phận bên trong cơ thể. Những hình ảnh này có thể coi là dữ liệu tốt nhất, chính xác nhất để hỗ trợ các y bác sĩ trong việc chẩn đoán và điều trị rất nhiều bệnh. Nhờ có sự ra đời của hệ thống này mà công việc của bác sĩ diễn ra một cách dễ dàng, chính xác và nhanh chóng.
 
hệ thống máy chụp xquang
 Hệ thống máy chụp X-quang hiện đại

Nguyên lý hoạt động của máy X-quang

Cơ sở vật lý của chiếc máy chụp x quang là dựa trên tính chất của tia X. Tia X có khả năng xuyên qua cơ thể người và cũng có thể gây ra những nguy hại cho sức khỏe con người, do đó khi ứng dụng trong y học, máy cần được chỉnh sao cho tia X có cường độ vừa phải, phù hợp với từng đối tượng người bệnh để tránh ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Khi sử dụng thiết bị này trong phòng khám bệnh viện đều cần tuân thủ những yêu cầu, nguyên tắc trong việc vận hành thiết bị X-quang y tế. Nhân viên, kỹ thuật viên vận hành máy cần cập nhật đầy đủ kiến thức an toàn bức xạ trong việc vận hành thiết bị X-quang trong y tế. Vì vậy điều thứ 2 cần tìm hiểu sau khái niệm chính là nguyên lý hoạt động của thiết bị này.
Cơ chế hoạt động của thiết bị này được mô phỏng khá đơn giản và dễ hiểu. Chùm tia X được chiếu vào vùng cần được thăm khám, sau khi truyền qua cơ thể thì bị suy giảm do một phần năng lượng bị các cấu trúc trong cơ thể hấp thụ. Sự suy giảm này phụ thuộc vào cơ thể người bệnh như độ dày, mật độ các cấu trúc. Sau đó, chùm tia tiếp xúc và tác động tới bộ phận thu nhận( Film, detector, màn chiếu..), xử lý hình ảnh để cho ra kết quả. Tại bộ phận thu nhận và xử lý hình ảnh thông tin được trả về một cách rõ nét, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra các kết luận về bệnh( nếu có) và đưa ra phác đồ điều trị nhanh chóng. Trong cơ chế hoạt động này thì chính bộ phận thu nhận và xử lý hình ảnh tạo ra điểm khác biệt giữa các dòng máy chụp tia X.
 
máy chụp xquang
Máy chụp X- quang hoạt động trên cơ chế ứng dụng sự xuyên qua vật chất của tia X

Cấu tạo của máy chụp X quang

Các thành phần chính trong hệ thống chụp X quang bao gồm:
  • Khối phát tia X gồm: bóng phát ra tia X và bộ tạo cao áp: Bộ phận này có thể xem như dạng đặc biệt của Điốt chỉnh lưu chân không. Trong phần bóng X quang này gồm các bộ phận thiết yếu sau: Nguồn bức xạ điện tử- cathode (âm cực), nguồn bức xạ tia X (Dương cực). Vỏ thủy tinh bao quang 2 thái cực đã được hút chân không để loại trừ các phân tử khi cản trở trên đường đi của chùm tia điện tử này. Vỏ bên ngoài, thường thì bằng hợp kim nhôm phủ chì để ngăn ngừa sự bức xạ ở những hướng không mong muốn ra môi trường xung quanh đồng thời có tác dụng tản nhiệt
  • Bàn chụp, giá chụp và cột đỡ bóng: Bộ phận để người bệnh nằm, đứng trong tầm chụp của máy.
  • Khối điều khiển: với các máy đời cũ thì thường có các núm vặn điều chỉnh KV, MA và S. Nhưng với những máy đời mới, hiện đại thường sẽ được tích hợp các phím để chính các yếu tố nói trên. Do đó bộ phận này đã có thiết kế nhỏ gọn hơn, hiện đại hơn, cho phép lựa chọn bộ phận cần chụp, để chế độ chụp tự động.
  • Khối tạo cao thế để hiệu chỉnh điện thế, thời gian phát tia và thông số mas, miliampe, sec
  • Bộ phận nhận tia X: gồm phim, tấm nhận ảnh KTS, bìa tăng quang hoặc tăng sáng truyền hình hay còn gọi là khuếch đại hình ảnh
  • Khối thu nhận/ hiển thị hình ảnh: Bộ phận tiếp thị hình ảnh trả về sau khi đã được xử lý thông tin, dữ liệu

Phân loại máy X quang hiện nay

Trên thị trường có rất nhiều loại máy chụp X- quang đến từ nhiều thương hiệu cũng như tích hợp những chức năng khác nhau. Vậy đâu là chiếc máy bạn đang tìm kiếm cho phòng khám của mình? Cùng dựa vào các phân loại để tìm ra sản phẩm phù hợp nhé.
Theo cấu trúc
Theo cấu trúc hay các nói cách khác là hình thức máy thì chúng ta có máy X quang cố định, X quang di động và X quang xách tay. Với từng loại sẽ có những ưu, nhược điểm khác nhau. Đối với loại cố định thường có kích thước lớn, tích hợp đầy đủ các chức năng, thường sử dụng trong môi trường yêu cầu năng suất làm việc cường độ lớn như bệnh viện, phòng khám lớn. Đối với các máy nhỏ gọn, có thể di chuyển được thì thường không thể chụp được phần cơ thể lớn nhưng dễ mang theo, có thể phụ trợ việc thăm khám tại nhà hoặc các phòng khám lưu động. Vì thế cần xem xét mục đích cũng như tình hình hoạt động của cơ sở y tế để đưa ra lựa chọn cho hợp lý.
máy xquang kỹ thuật số
Máy X quang kỹ thuật số đang được rất nhiều phòng khám sử dụng

Theo công nghệ xử lý hình ảnh

Được ra đời từ khá lâu, các dòng máy X- quang đang cũng dần theo đó có những phát triển vượt bậc. Vì thế trên thị trường có rất nhiều loại máy tùy theo từng bước tiến khoa học cải cách và hiện đại hóa máy. Cụ thể:
  • X quang cổ điển:
Đây là loại máy chụp X quang dùng hệ thống phim / bìa tăng quang để chụp được các bộ phận của cơ thể. Phim sau khi được phô xạ sẽ được đưa vào phòng tối để xử lý bằng hóa chất nhằm nộ rõ hình ảnh. Khi xem hình ảnh kết quả cần được treo lên một hộp đèn để nhìn được rõ hơn. Nhược điểm của máy này là vĩnh viễn không sửa được, khó lưu trữ, sao kê hay tìm kiếm. Gần như chỉ sử dụng 1 lần duy nhất sau khi chụp bởi theo thời gian chất liệu phim bị biến đổi, nhờ mờ nên không thể lưu giữ được lâu.
  • X quang kỹ thuật số gián tiếp CR (Computed Radiography)
Đây là hệ thống gần giống với X quang cổ điển, máy vẫn phát ra chùm tia X như bình thường như ở vị trí phim, bìa được thay bằng tấm tạo ảnh có tráng lớp Phosphor lưu trữ đồng thời làm kích thích ánh sáng. Tấm tạo ảnh đó khi được tia X chiếu lên sẽ tạo nên 1 tiềm ảnh. Sau đó tấm tạo ảnh này sẽ phát quang lần 2 khi được quét bởi tia laser trong thiết bị kỹ thuật số hóa. Ánh sáng này sẽ được bắt và cho ra hình ảnh kỹ thuật số, tức là có sự chuyển đổi từ hình ảnh analog sang digital, Hình ảnh này sẽ được chuyển qua máy tính và được xử lý. Tấm tạo ảnh sẽ được xóa bởi nguồn ánh sáng trắng và tái sử dụng nhiều lần.
  • X quang số trực tiếp DR (Direct Radiography)
Kỹ thuật này giống với chụp ảnh kỹ thuật số, thiết bị X quang trực tiếp dùng các nguyên tắc tương tự bảng cảm ứng và chọn ra ngay kết quả khi chụp. Nguyên tắc tạo ảnh của thiết bị này là ứng dụng cảm ứng cấu tạo do sự kết hợp của lớp Scintillator. Bảng cảm ứng chính là bộ phận thay thế cặp phim/ bìa tăng quang cổ điển, sau đó sẽ được phô xạ và chuyển hình ảnh về hiển thị máy tính sau khoảng 5s và có thể chụp tiếp ngay mà không cần chờ xóa CR.
 
hình ảnh chụp xquang
 X quang số trực tiếp DR cho kết quả hiển thị nhanh chóng trên màn máy tính

Theo chức năng

Các thiết bị chụp X quang đều hoạt động dựa trên ứng dụng của tia X để có được hình ảnh các cơ quan, bộ phận bên trong cơ thể người. Tuy nhiên các loại máy được cấu tạo để có các chức năng khá khác nhau. Theo đó chúng ta có thể chia ra các loại như sau:
  • X quang thường quy: là loại máy được trang bị thùng cao để có thể sử dụng điện với tần số 50Hz
  • X quang cao tần được chia thành 2 loại theo kỳ.
  • X quang cao tần nửa sóng là thiết bị ứng dụng tia X có thùng cao thể nắn 1 bán kỳ
  • X quang cả sóng là máy x quang có thùng cao thể nắn toàn kỳ
  • X quang là loại máy trang bị để chụp riêng hệ răng, khoang miệng nên có cấu tạo nhỏ gọn và chủ yếu đưa được ra các hình ảnh, thông số về các vấn đề răng, miệng. Cùng với loại máy X quang này còn có cả x quang vú, x quang can thiệp,..

hình ảnh chụp xquang răng
Hình ảnh trả về của một ca chụp X quang răng

Những vấn đề an toàn khi chụp Xquang

Như chúng ta đã biết, mặc dù tia X có ứng dụng rất lớn trong y khoa nhưng bản chất của loại tia này vẫn là phóng xạ và mang theo những mối nguy hiểm cho sức khỏe người dùng. Đặc biết đối với cán bộ, kỹ thuật viên trực tiếp vận hành máy móc liên tục và trong thời gian dài. Vậy để thực hiện tốt các biện pháp an toàn khu chụp X quang các bác sĩ, kỹ thuật viên cần lưu ý:
  • Đối với phòng chụp X quang: Đóng kín ngõ ra của tia bằng vật hấp thụ phóng xạ ở ngay tại bóng đèn. Tấm lọc tia tiêu chuẩn phải là nhôm và có bề dày ít nhất là 1mm~2mm và đặt ở cửa sổ đầu đèn. Khi chụp cho bệnh nhân cần tránh bộ phận sinh dục khi chẩn đoán phần bụng của bệnh nhân nam và thêm phần ngực đối với những bệnh nhân nữ. Toàn bộ tường và cửa phòng chụp X quang cần được ốp chì hoặc tráng barit. Với vật liệu bằng kính là không đủ đảm bảo bởi kính chỉ đảm bảo tia X không bị thoát ra ngoài.
  • Đối với kỹ thuật viên trực tiếp sử dụng và điều khiển máy: Mọi người cần mặc quần áo bảo hộ, chuẩn bị cho bệnh nhân thật kỹ để tránh việc bệnh nhân phải chẩn đoán lại nhiều lần, ảnh hưởng tới sức khỏe của người khám. Nên sử dụng loại phim có lớp nhũ có cường độ bắt sáng cao nhất và dùng bìa tăng sáng siêu nhạy để đạt được hiệu quả cao hơn khi thăm khám. Thời gian chụp không được quá lâu, bệnh nhân không được chụp nhiều lần trong một khoảng thời gian nhất định.
  • Chuẩn bị cho bệnh nhân: Người bệnh cần được hướng dẫn và tuân thủ các chú ý được nhắc nhở từ kỹ thuật viên để chụp được hình ảnh rõ ràng nhất, tránh phải chụp nhiều lần.

phòng chụp xquang
Phòng chụp X quang cần đạt các tiêu chuẩn an toàn cơ bản

Hiện nay, với các máy đời mới, đều được trang bị tấm hấp thụ phóng xạ giúp giảm thiểu ô nhiễm tia X, chỉ các phòng đảm bảo chất lượng mới có thể lắp đặt thêm thiết bị này. Đồng thời các dòng máy X quang kỹ thuật số cũng được giới thiệu đến các đơn vị y tế nhiều hơn, các bác sĩ chỉ cần thao tác qua máy tính, lưu trữ hình ảnh và dễ dàng nhận được hình ảnh sắc nét, rõ ràng và giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.
Trên đây là những thông tin chi tiết về máy X-quang. Chúng có rất nhiều loại khác nhau ứng với nhu cầu khác nhau của từng phòng khám, theo đó chúng cũng có mức khác nhau. Để chọn được loại máy phù hợp với mục đích sử dụng của phòng khám trước hết bạn hãy tìm hiểu về thông số, chức năng tần số của từng máy. Thêm nữa bạn cũng cần trang bị sơ sở vật chất sẵn sàng, đảm bảo yêu cầu để có thể lắp và sử dụng máy một cách an toàn. Nếu có vấn đề thắc mắc và cần được tư vấn, bạn có thể liên hệ Công ty Cổ phần Tập đoàn thiết bị y tế Việt Nhật. Tại đây không chỉ cung cấp các sản phẩm chất lương với giá cạnh tranh mà chúng tôi còn tư vấn, hướng dẫn lắp đặt, bảo hành, bảo dưỡng và theo sát trong quá trình sử dụng, hậu mãi về sau. Liên hệ hotline để được tư vấn: 0938.129.615 (Zalo)
Thiết kế và phát triển website bởi Kenhdichvu.vn