Tin tức - Sự kiện

Những điều bậc cha mẹ cần biết về bệnh lý viêm phế quản trẻ nhỏ

Viêm phế quản trẻ nhỏ là vấn đề về đường hô hấp khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Ở độ tuổi này, trẻ có sức đề kháng yếu và hệ thống đường thở chưa hoàn thiện. Do đó các yếu tố gây bệnh dễ dàng xâm nhập và làm tổn hại niêm mạc phế quản. Nếu trẻ không được thăm khám và điều trị sớm có nguy cơ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó cha mẹ phải hết sức thận trọng và nắm rõ các kiến thức về bệnh. Từ đó chăm sóc bé tốt hơn, giúp trẻ phát triển hoàn thiện, mau chóng trưởng thành.
MỤC LỤC BÀI VIẾT

Bệnh viêm phế quản trẻ nhỏ là gì?

Viêm phế quản ở trẻ là bệnh lý viêm nhiễm niêm mạc phế quản dẫn đến các vấn đề trên đường hô hấp. Khi bé mắc bệnh sẽ gặp phải các triệu chứng điển hình như khò khè, khó thở, ho,… Trẻ viêm phế quản có thể xuất phát từ yếu tố thời tiết, môi trường ô nhiễm hay các bệnh lý viêm nhiễm tại họng, xoang mũi…
Bệnh xảy ra ở đường hô hấp dưới và thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Đây là tình trạng viêm phế cấp ở trẻ. Bệnh được chia thành các dạng phổ biến sau đây:
  • Viêm thanh khí phế quản: là tình trạng trẻ bị viêm phế quản với dấu hiệu ho dữ dội, đôi khi kèm theo nôn ói. Khi thăm khám sẽ nhận thấy thanh quản và khí quản sưng to dẫn đến hẹp đường hô hấp. Tình trạng viêm phế quản cấp ở trẻ em dạng này nếu không được điều trị sớm sẽ dẫn đến viêm phổi.
  • Viêm tiểu phế quản: bệnh viêm phế quản ở trẻ dạng này xuất phát từ tình trạng nhiễm trùng phổi. Từ đó dẫn đến các tiểu phế quản sưng viêm, chít hẹp. Trẻ mắc bệnh thường do thay đổi thời tiết, môi trường ô nhiễm…
  • Viêm phế quản bội nhiễm: trẻ em không được điều trị viêm phế quản hiệu quả sẽ dẫn đến bội nhiễm nguyên nhân gây bệnh sang các bộ phận lành khác. Dẫn đến bệnh nặng hơn, xuất hiện nhiều triệu chứng khó chịu hơn cho bé.Do đó nên đưa bé thăm khám sớm để tránh các biến chứng nguy hiểm.

trẻ bị viêm phế quản
Thăm khám cho trẻ bị viêm phế quản

Những điều bậc cha mẹ cần biết về bệnh lý viêm phế quản trẻ nhỏCó thể bạn chưa biết: Viêm họng cấp ở trẻ em uống thuốc gì?

Nguyên nhân và triệu chứng viêm phế quản trẻ nhỏ

Những thông tin mà cha mẹ cần tìm hiểu về căn bệnh này chính là nguyên nhân và dấu hiệu bệnh. Các kiến thức này giúp các bậc phụ huynh chủ động hơn trong việc bảo vệ sức khỏe của con trẻ. Sau đây chúng tôi xin trình bày chi tiết về vấn đề này.
1. Nguyên nhân bé bị viêm phế quản
Nguyên nhân gây bệnh ở trẻ thường rất đa dạng. Bệnh có thể xuất phát từ nền móng các bệnh viêm đường hô hấp trên. Ngoài ra bệnh còn được hình thành do yếu tố môi trường, thời tiết. Những yếu tố này tồn tại trong môi trường tự nhiên cùng với sức đề kháng yếu, trẻ em dễ mắc bệnh hơn so với người trưởng thành:
  • Yếu tố nhiễm khuẩn
Nhiễm khuẩn là yếu tố thường gặp nhất trong các bệnh lý đường hô hấp, đặc biệt là bệnh viêm phế quản ở trẻ. Các loại vi khuẩn thường gây bệnh bao gồm: phế cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn… Các yếu tố này luôn thường trực trong vùng mũi họng của trẻ.

nguyên nhân gây viêm phế quản
Tụ cầu khuẩn gây viêm phế quản trẻ nhỏ

Khi sức đề kháng của trẻ suy yếu, các tác nhân gây bệnh sẽ tấn công mạnh mẽ gây ra bệnh. Ban đầu khởi phát ở đường hô hấp trên, nếu không được điều trị triệt để sẽ dẫn đến viêm hô hấp dưới. Phổ biến nhất là trường hợp viêm phế quản trẻ dưới 1 tuổi.
  • Virus gây bệnh
Virus cũng là yếu tố thường thấy gây các bệnh đường hô hấp ở giai đoạn đầu. Trẻ em bị virus tấn công gây ra các bệnh lý như sởi, ho gà, cảm cúm, viêm xoang… Khi trẻ mắc bệnh, các yếu tố gây bệnh dễ dàng xâm nhập sâu bên trong đường hô hấp và là mối nguy hại cho sức khỏe của bé.
Virus có thể lây lan tới cuống phổi làm cho khí quản sưng phồng, tiết dịch. Lượng dịch này dễ dàng khiến bệnh viêm nhiễm lây sang phế quản. Khi đó biểu hiện viêm phế quản ở trẻ với những cơn ho kéo dài kèm theo sốt cao.
  • Môi trường ô nhiễm
Các yếu tố gây bệnh vẫn luôn thường trực trong không khí. Chúng là nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ bị viêm phế quản cấp. Do đó khi trẻ thường xuyên sống trong môi trường ô nhiễm sẽ gia tăng nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp.

môi trường ô nhiễm gây bệnh đường hô hấp
Môi trường ô nhiễm gây bệnh đường hô hấp

Môi trường chứa nhiều bụi bẩn, không khí hóa chất độc hại. Hay khối thuốc lá, mùi hương hóa học từ sơn, nhang, các loại hóa chất khác… Đều là nguy cơ đe dọa sức khỏe đường hô hấp ở trẻ.
  • Thay đổi thời tiết
Việc thời tiết thay đổi đột ngột không chỉ khiến trẻ bị viêm phế quản ho nhiều mà còn gây bệnh cho người lớn. Thời tiết chuyển đổi từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại khiến cơ thể không kịp thích nghi. Dẫn đến bị các tác nhân gây bệnh xâm nhập nhiều hơn.
Hơn nữa, trẻ nhỏ với hệ miễn dịch chưa hoàn thiện sẽ không phản ứng kịp với thay đổi thời tiết. Do đó cần lưu ý giữ ấm cơ thể cho trẻ nếu nhiệt độ môi trường đột ngột hạ thấp. Ngoài ra cũng nên che chắn cho trẻ khi đi ngoài trời nắng nóng.
2. Triệu chứng khi trẻ bị viêm phế quản

Dấu hiệu viêm phế quản ở trẻ cũng tương tự như các bệnh lý đường hô hấp khác. Do đó cha mẹ không nên tự chẩn đoán, tự mua thuốc tại nhà cho trẻ uống. Tốt nhất nên đưa bé đến bác sĩ chuyên khoa để thăm khám.
Biểu hiện của bệnh ở trẻ sơ sinh sẽ không rõ ràng như người trưởng thành. Trẻ không có dấu hiệu rõ ràng của bệnh đường hô hấp như nhiều bậc phụ huynh lầm tưởng. Thay vào đó sẽ thấy trẻ bú kém, bỏ bú, hay quấy khóc. Trường hợp nặng hơn sẽ thấy bé khò khè khó thở, ho nhiều.

trẻ bị viêm phế quản sẽ khó thở khi ngủ
Trẻ viêm phế quản khó thở khi ngủ

Dấu hiệu trẻ của bệnh thường tiến triển theo 3 giai đoạn:
  • Giai đoạn khởi phát: Dấu hiệu bé bị viêm phế quản bắt đầu từ những triệu chứng ho khan, sốt nhẹ, hắt hơi, sổ mũi…
  • Giai đoạn phát bệnh: giai đoạn này sẽ sốt cao hơn, khó thở hoặc thở nhanh. Da của trẻ trở nên xanh xao hơn và kèm theo dấu hiệu rối loạn tiêu hóa, chán ăn.
  • Giai đoạn nguy hiểm: trẻ rơi vào trạng thái nguy hiểm khi sốt cao trên 38 độ C. Kèm theo tay chân mềm yếu, người mệt mỏi, da khô, chảy mồ hôi. Trẻ luôn cảm thấy khó thở, ho dữ dội từng cơn kèm theo nhiều đờm.
Viêm phế quản trẻ em triệu chứng tương tự như các bệnh đường hô hấp khác. Tuy nhiên nếu không được điều trị sớm sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Cha mẹ phải hết sức lưu ý khi chăm sóc trẻ tại nhà.

Đối tượng trẻ dễ bị viêm phế quản

Viêm phế quản ở trẻ nhỏ là bệnh lý đường hô hấp rất phổ biến. Tuy nhiên không phải trẻ nào cũng có nguy cơ cao mắc phải bệnh lý này. Những đối tượng sau đây thuộc nhóm có khả năng nhiễm bệnh nhất:
  • Viêm phế quản trẻ 2 tuổi
Trẻ có độ tuổi dưới 2 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người khác. Trẻ ở độ tuổi này thường mắc bệnh thể rất nặng. Bởi vì các dấu hiệu lâm sàng rất khó nhận biết, đôi khi không có triệu chứng nào. Do đó khi bệnh trở nặng, trẻ mới được đưa đến cơ sở y tế để điều trị.
Cha mẹ cần lưu ý đến các dấu hiệu bú kém hay bỏ bú, sụt cân hoặc rối loạn tiêu hóa. Những trường hợp khác có thể thấy trẻ khó thở, hay quấy khóc. Khi thấy những dấu hiệu này nên đưa trẻ đến bác sĩ để được thăm khám sớm.

trẻ nhỏ thường mắc viêm phế quản thể nặng
Trẻ nhỏ thường mắc viêm phế quản thể nặng

  • Trẻ bị béo phì
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, trọng lượng cơ thể nặng sẽ làm giảm hoạt động đường hô hấp. Ngoài ra còn có khả năng gây cản trở lưu thông khí. Do đó trẻ nặng cân dễ mắc các bệnh đường dẫn khí hơn người khác.
Khi hoạt động hệ hô hấp suy giảm, cơ thể bé dễ bị các tác nhân gây bệnh xâm nhập và gây nguy hại. Bệnh có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào của đường thở. Trong đó bé bị viêm phế quản là trường hợp phổ biến nhất.
  • Trẻ có cơ địa dị ứng
Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch dễ bị kích ứng sẽ có nguy cơ mắc viêm phế quản cao hơn những đứa trẻ khác. Cơ địa dị ứng khiến các cơ quan trong hệ hô hấp dễ xảy ra tình trạng viêm nhiễm. Từ đó gây ra các bệnh lý cúm, viêm mũi, viêm phế quản…
Trẻ có thể dị ứng với phấn hoa, bụi nhà, lông động vật… Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh cho nhóm đối tượng này cần xác định chính xác tác nhân gây kích ứng. Có như vậy mới ngăn chặn nguy cơ viêm phế quản ở trẻ.
  • Trẻ thường xuyên tiếp xúc với thuốc lá
Như chúng ta đều biết, thuốc lá có chứa rất nhiều hóa chất độc hại. Các chất này gây ra các kích ứng trên niêm mạc đường hô hấp. Trong đó viêm phế quản là một trong những bệnh lý rất phổ biến.

khói thuốc lá là nguyên nhân gây viêm phế quản ở trẻ nhỏ
Khói thuốc lá rất nguy hiểm cho trẻ nhỏ

Trẻ hít thường xuyên mùi thuốc lá không chỉ mắc bệnh ở dạng cấp tính. Bệnh có thể dễ dàng tái đi tái lại dẫn đến giai đoạn mãn tính. Khi đó việc điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn, trẻ có thể mắc phải một số biến chứng trên đường hô hấp.
  • Môi trường sống ẩm mốc
Môi trường sống của trẻ có độ ẩm cao là điều kiện cho nấm mốc phát triển. Các yếu tố này tạo ra phản ứng miễn dịch trên đường hô hấp dưới. Do đó gia tăng nguy cơ bé bị viêm phế quản cấp.

Khi nào cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ?

Trẻ bị viêm phế quản cần được chăm sóc kỹ và đưa bé đến gặp bác sĩ dù bất cứ giai đoạn nào. Tuy nhiên khi phát hiện trẻ có những dấu hiệu sau đây cần hết sức thận trọng. Bé phải được chuyển đến cơ sở y tế chuyên khoa để được cấp cứu kịp thời:
  • Trẻ khó thở, da tím tái
Khi trẻ bị viêm phế quản, cha mẹ cần lưu ý đặc biệt đến nhịp thở của bé. Nên đếm nhịp thở thường xuyên để kịp thời phát hiện trẻ khó thở. Biểu hiện này dễ dàng nhận thấy khi bé ngủ.
  • Trẻ dưới 2 tháng tuổi: nhịp thở từ 60 lần/ phút
  • Trẻ 2 tháng đến 12 tháng tuổi: nhịp thở 50 lần/ phút trở lên
  • Trẻ từ 1-5 tuổi: nhịp thở từ 40 lần/ phút trở lên
Ngoài ra cha mẹ cũng có thể chẩn đoán bé khó thở qua làn da. Nếu thấy da bé tím tái, xanh xao kèm theo thở khò khè. Điều này có thể xác định trẻ đang gặp tình trạng khó thở.
  • Sốt cao
Khi nhiễm bệnh, cha mẹ cũng nên thường xuyên theo dõi nhiệt độ của cơ thể bé. Bé sốt cao trên 39 độ C không đáp ứng với thuốc hạ sốt hoặc co giật. Cha mẹ nên nhanh chóng đưa bé đến gặp bác sĩ.

trẻ sốt cao cần đưa tới bác sĩ ngay
Trẻ sốt cao cần đưa ngay đến bác sĩ
  • Ho, ngủ li bì, bỏ bú
Trẻ ho nhiều là triệu chứng phổ biến khi trẻ mắc viêm phế quản. Tuy nhiên trẻ ho quá nhiều và bỏ bú là dấu hiệu đáng lo ngại. Ngoài ra khi thấy trẻ ngủ li bì, kêu không mở mắt cần đưa bé đến cơ sở y tế ngay lập tức.

Cách điều trị dứt điểm viêm phế quản cho bé – Trẻ bị viêm phế quản uống thuốc gì?

Phác đồ điều trị bênh ở trẻ em tùy theo tình trạng bệnh thực tế, tiền sử cũng như độ tuổi của trẻ. Sau khi thăm khám lâm sàng, các bác sĩ sẽ cho một số chỉ định xét nghiệm để đánh giá tình trạng cơ thể của bé cũng như xác định nguyên nhân gây bệnh. Dựa vào đó bác sĩ sẽ lựa chọn thuốc trị viêm phế quản trẻ em bao gồm những gì.
Hầu hết các trường hợp ở trẻ nhỏ không được khuyến cáo chỉ định kháng sinh. Bởi vì tác nhân gây bệnh chính thường là virus. Hơn nữa cơ thể nhỏ của trẻ cần được bảo vệ tránh các tác hại từ việc lạm dụng kháng sinh. Thay vào đó, một số thuốc viêm phế quản trẻ em thường được chỉ định bao gồm:
  • Thuốc điều trị viêm phế quản trẻ em đầu tiên đó là nhóm loãng đờm: Acetylcystein, Bromhexin… (Xem thêm các loại thuốc và cách trị đờm TẠI ĐÂY)
  • Thuốc hạ sốt: Paracetamol là thuốc không thể thiếu trong điều trị viêm phế quản cấp ở trẻ em.
  • Thuốc giảm ho: các chế phẩm siro ho, Alimemazin… cũng nằm trong đơn thuốc viêm phế quản trẻ em.

thăm khám cho trẻ trước khi chỉ định điều trị thuốc
Thăm khám cho trẻ trước khi chỉ định thuốc điều trị

Ngoài các chỉ định điều trị của bác sĩ, cha mẹ cần chú ý đến việc chăm sóc trẻ và cách trị viêm phế quản ở trẻ theo hướng dẫn của bác sĩ. Trong đó phải kể đến các phương pháp sau:
  • Cho trẻ uống nhiều nước để nhanh chóng hạ nhiệt độ. Đồng thời giảm tình trạng khô da, khô miệng.
  • Sử dụng nước muối làm dung dịch thông mũi nếu trẻ cảm thấy nghẹt mũi, khó thở.
  • Cho bé nghỉ ngơi nhiều hơn, chú ý kê đầu cao khi nằm
  • Giữ ấm cho cơ thể của bé

Những hệ quả của căn bệnh đối với trẻ

Viêm phế quản ở trẻ nhỏ là bệnh đường hô hấp có thể được điều trị tương đối nhanh chóng. Tuy nhiên nếu không trị đúng cách hoặc lơ là trong chăm sóc trẻ có thể gây ra những nguy hại cho sức khỏe của bé. Những biến chứng của bệnh trên cơ thể bé bao gồm:

viêm phế quản gây biến chứng viêm phổi
Viêm phế quản gây biến chứng viêm phổi ở trẻ

Khi bệnh chuyển biến đến giai đoạn nguy hiểm có thể gây ra các tổn thương trên phổi. Từ đó suy giảm chức năng phổi, ảnh hưởng đến chức năng tim mạch gây suy hô hấp, tử vong. Biến chứng viêm phổi ở trẻ hiện nay tương đối phổ biến. Đây chính là nguyên nhân gây tử vong phổ biến thứ 4 ở trẻ em.
Viêm phế quản nếu không được chữa trị triệt để dễ gây biến chứng viêm tai giữa. Nếu trẻ quá nhỏ, bệnh sẽ không được phát hiện kịp thời dẫn đến tổn thương tai. Dẫn đến giảm khả năng thính giác ở trẻ.
Trẻ mắc viêm phế quản dễ dẫn đến biếng ăn, chậm phát triển. Ngoài ra một số trường hợp còn bị còi xương, suy dinh dưỡng.

Những lưu ý khi chăm sóc bé bị viêm phế quản

Ngoài việc tuân thủ các chỉ định điều trị từ bác sĩ. Việc chăm sóc sức khỏe cho bé cũng vô cùng quan trọng. Cha mẹ cần lưu ý các vấn đề sau:
  • Không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
  • Khi bé bị sốt nhẹ nên cho bé uống nhiều nước, lau mồ hôi thường xuyên, mặc đồ thoáng khí.
  • Cho trẻ ăn đầy đủ dinh dưỡng dưới dạng chế biến lỏng, dễ tiêu hóa.
  • Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ cho trẻ, thường xuyên vệ sinh mũi họng để trẻ mau bình phục.

cho trẻ ăn đầy đủ dinh dưỡng
Cho trẻ ăn đầy đủ dinh dưỡng

Cách phòng tránh viêm phế quản ở trẻ nhỏ

Trẻ nhỏ là đối tượng dễ nhiễm các bệnh đường hô hấp nhất. Chính vì thế khi chăm sóc bé, cha mẹ cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh. Sau đây là những biện pháp được khuyến cáo từ chuyên gia:
  • Nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu để nhận được đề kháng từ sữa mẹ. Trẻ được cung cấp dinh dưỡng từ sữa mẹ sẽ có khả năng chống chọi cao hơn với các bệnh đường hô hấp.
  • Giữ ấm cho cơ thể bé và thường xuyên kiểm tra nhiệt độ, các biểu hiện đường hô hấp ở trẻ.
  • Vệ sinh tai mũi họng thường xuyên cho trẻ.
  • Giữ vệ sinh phòng ở sạch sẽ, thông thoáng không khí
  • Tiêm vacxin cho trẻ theo khuyến cáo của Bộ Y Tế
  • Chủ động cách ly trẻ với người có biểu hiện của các bệnh về đường hô hấp
  • Chế độ dinh dưỡng đầy đủ nhằm nâng cao sức đề kháng cho trẻ
Viêm phế quản trẻ nhỏ là mối quan tâm của rất nhiều bậc phụ huynh. Bệnh không chỉ khiến trẻ mệt mỏi, quấy khóc mà còn ảnh hưởng đến thể trạng và sự phát triển của trẻ. Hãy chủ động phòng chống bệnh để bảo vệ sức khỏe trẻ em. Mong rằng bài viết này đã cung cấp cho đọc giả những kiến thức bổ ích nhất.
Những điều bậc cha mẹ cần biết về bệnh lý viêm phế quản trẻ nhỏBài viết liên quan: Viêm amidan hốc mủ để lâu có sao không?
Thiết kế và phát triển website bởi Kenhdichvu.vn