Tin tức - Sự kiện

Tìm hiểu viêm thanh quản cấp là gì?

Viêm thanh quản cấp là tình trạng sưng niêm mạc vùng thanh quản. Bệnh có thể gặp ở bất cứ lứa tuổi nào với các triệu chứng lâm sàng đặc trưng. Tùy theo tác nhân gây bệnh, thể trạng sức khỏe và lứa tuổi mà sẽ có mức độ bệnh nặng hay nhẹ khác nhau. Trong bài viết này, hãy cùng các chuyên gia tìm hiểu viêm thanh quản cấp là gì, cách điều trị và phòng ngừa bệnh như thế nào nhé. MỤC LỤC BÀI VIẾT

Viêm thanh quản cấp là gì?

Viêm thanh quản cấp tính là tình trạng sưng, viêm, phù nề vùng niêm mạc thanh quản. Bệnh có thể tiến triển dẫn đến lở loét làm phù nề và lây lan viêm xuống dưới. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến loét niêm mạc, từ đó gây hoại tử, xơ hóa. Viêm thanh quản ở trên lâm sàng với nhiều hình thức khác nhau:
Viêm thanh quản cấp thường gặp ở trẻ em
Viêm thanh quản cấp thường gặp ở trẻ nhỏ
  • Viêm thanh quản cấp tính ở người lớn
  • Viêm thanh quản cấp tính ở trẻ em
  • Viêm thanh quản hậu phát
  • Phù nề thanh quản
Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về tình trạng viêm thanh quản cấp tính ở người lớn lẫn trẻ nhỏ. Với những dấu hiệu điển hình, người đọc có thể nhận biết để kịp thời điều trị tránh bệnh tiến triển mãn tính. Đồng thời ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh.

Nguyên nhân gây bệnh viêm thanh quản cấp tính

Viêm thanh quản cấp tính là căn bệnh do nhiều tác nhân khác nhau gây ra. Trong đó phải nhắc đến nhiều chủng vi khuẩn, virus thường gây bệnh đường hô hấp. Thứ tự phổ biến được liệt kê như sau:
 
Virus gây viêm thanh quản cấp
Hình ảnh virus gây viêm thanh quản cấp ở người
  • Virus thường gặp nhất chính là Influenzae, APC…
  • Vi khuẩn: S. Pneumoniae, Haemophilus Influenzae….
  • Trực khuẩn bạch hầu ít gặp hơn.
Các tác nhân gây bệnh kể trên có thể khởi phát bệnh với mức độ nặng nhẹ khác nhau. Một số điều kiện thuận lợi có thể gia tăng khả năng mắc bệnh viêm thanh quản cấp tính. Tiêu biểu như:
  • Sau một thời gian mắc các bệnh đường hô hấp khác: bệnh viêm xoang, bệnh phổi, viêm amidan
  • Người lớn tuổi mắc bệnh lý mãn tính như bệnh đái tháo đường.
  • Sau khi hét lớn, la nhiều, nói nhiều…
  • Người bị sặc các chất kích thích như rượu, bia
  • Trào ngược họng, thanh quản
  • Dị ứng

Triệu chứng viêm thanh quản cấp

Viêm thanh quản cấp là gì? Trên lâm sàng biểu hiện của bệnh tương đối giống với các bệnh lý đường hô hấp khác. Trong đó được phân chia theo 3 thể chính: nhẹ, vừa và nặng. Cụ thể như sau:
 
Triệu chứng ho khàn giọng ở trẻ em
Triệu chứng ho khàn giọng ở trẻ

Thể nhẹ: thường gặp nhất

  • Người bệnh có dấu hiệu hắt hơi, sổ mũi, đôi khi sốt nhẹ, tổng thể tốt
  • Ho nhiều và giọng khàn
  • Các triệu chứng sẽ nặng hơn khi về đêm
  • Có tiếng thở rít khi gắng sức

Thể trung bình:

  • Các dấu hiệu tương tự như thể nhẹ
  • Có tiếng thở rít khi nghỉ ngơi
  • Thở nhanh, co kéo cơ hô hấp phụ, tim nhanh

Thể nặng:

  • Các dấu hiệu đường hô hấp trở nên nặng hơn
  • Người bần thần, lo lắng
  • Chảy nước bọt nhiều, không thể vừa thở vừa uống nước
  • Tình trạng nặng hơn có thể tím tái, rối loạn tri giác

Phân biệt bệnh viêm thanh quản cấp trẻ em và người lớn

Viêm thanh quản cấp có thể gặp ở người lớn lẫn trẻ nhỏ. Biểu hiện của bệnh có đôi chút khác biệt và dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp khác. Do đó chẩn đoán phân biệt trên từng đối tượng được rất nhiều chuyên gia quan tâm. Sau khi xem xét chính xác bệnh khả năng điều trị sẽ cao hơn và an toàn hơn.

Viêm thanh quản cấp ở trẻ em

Viêm thanh quản cấp ở trẻ em thường phát triển nguy kịch và nhanh hơn so với người lớn. Tình trạng nguy kịch thường gặp phải khi niêm mạc thanh quản phù nề. Tuy nhiên đường thở của bé nhỏ có thể dẫn đến khò khè, thở rít, khó thở gia tăng. Những dấu hiệu điển hình của bệnh ở trẻ mà các bậc phụ huynh nên quan tâm chính là:
Trẻ sốt cao khi bị viêm thanh quản cấp
Trẻ sốt cao 39-40 độ C khi bị viêm thanh quản cấp
  • Bé khó thở
  • Bé khó ngủ, hay quấy khóc, tiếng khóc khàn
  • Biếng ăn hoặc bỏ ăn
  • Tình trạng khó thở thường xuất hiện từ ngày thứ 4 đến ngày 10 của bệnh. Tình trạng này tiến triển nhanh và có thể dẫn đến nguy kịch.
  • Trẻ có thể gặp tình trạng tiếng ho như tiếng chó sủa khi viêm nhiễm lan xuống hạ thanh môn.
  • Thể nặng có thể xuất hiện cơn co thắt thanh quản khiến trẻ tím tái, ngạt thở.
  • Trẻ nhỏ thường bị sốt cao từ 39-40 độ C. Kèm theo đó là môi đỏ, lưỡi bẩn và mạch nhanh nhỏ.

Viêm thanh quản cấp tính ở người lớn

Các dấu hiệu bệnh ở người lớn tương tự như những gì đã trình bày ở phần trên. Tuy nhiên người lớn với thể trạng sức khỏe tốt hơn có thể tự khỏi bệnh sau 5-7 ngày phát bệnh. Các dấu hiệu nguy kịch đường hô hấp thường tiến triển nhẹ nhàng hơn, do đó chỉ cần điều trị giảm nhẹ triệu chứng có thể khiến bệnh nhanh chóng thuyên giảm.

Viêm thanh quản cấp có nguy hiểm không? – Biến chứng viêm thanh quản cấp

Viêm thanh quản có nguy hiểm hay không còn tùy thuộc vào đối tượng mắc bệnh và mức độ bệnh. Bệnh có thể nhanh chóng phục hồi nhưng cũng có khi phát triển nặng hơn. Đồng thời gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
 
Viêm thanh quản cấp ở trẻ có nguy hiểm không
Viêm thanh quản cấp ở trẻ có nguy hiểm không?

Đối với trẻ nhỏ

Các dấu hiệu bệnh ở trẻ nhỏ thường khó nhận biết hơn. Bệnh phát triển âm thầm cho đến khi bé có dấu hiệu ho, suy hô hấp mới được chẩn đoán chính xác bệnh. Do đó nếu bố mẹ không quan sát bé kỹ có thể khiến trẻ gặp phải các biến chứng nguy hiểm sau đây:
  • Viêm thanh quản lan xuống hạ thanh môn: Tình trạng này rất phổ biến ở trẻ từ 1-3 tuổi. Trong đó thường gặp nhất là ở trẻ bệnh nền viêm mũi thông thường. Bệnh rõ rệt nhất khi về đêm và thường tiến triển một cách từ từ, nếu không phát hiện kịp thời có thể gây cơn nguy kịch hô hấp.
  • Viêm thanh quản co thắt hoặc viêm thanh quản bạch hầu: viêm nặng và không được điều trị kịp thời dẫn đến phù nề vùng hạ họng. Từ đó gây có thắt thanh quản khiến trẻ khó thở, ho nhiều lúc nửa đêm đến gần sáng. Ngoài ra các dấu hiệu toàn thân khác tương đối mờ nhạt.
  • Viêm thanh nhiệt: Viêm thanh quản dẫn đến nắp thanh nhiệt sưng phù nề, trẻ nuốt đau, khó thở và tăng tiết nước bọt.
  • Viêm thanh quản bạch hầu: vi khuẩn xâm nhập gây phù nề và loét có màng giả. Màng giả này có thể gây bít đường thở dẫn đến nói khàn, ho nặng dần. Đôi khi có kèm theo sốc nhiễm độc nội tiết tố nếu không kiểm soát chặt chẽ có thể dẫn đến tử vong.

Đối với người lớn

Viêm thanh quản cấp ở người lớn thường được phát hiện sớm và ít có nguy cơ phát triển dạng nguy kịch hơn trẻ nhỏ. Thông thường bệnh vẫn có khả năng tự khỏi mà không cần sử dụng kháng sinh. Tuy nhiên cũng nên hết sức thận trọng vì nguy cơ viêm, phù nề có thể dẫn đến hoại tử gây khó nói, khó nuốt và khó thở.

Điều trị viêm thanh quản cấp tính

Viêm thanh quản cấp uống thuốc gì? Điều trị ra sao là điều được nhiều người quan tâm. Chế độ thuốc khi điều trị viêm thanh quản cấp ở trẻ sẽ khác với người lớn. Tuy nhiên nguyên tắc chung được áp dụng chính là:
 
Đưa trẻ đi khám nếu có dấu hiệu viêm thanh quản cấp
Khi có dấu hiệu bệnh nên đưa trẻ đến bác sĩ thăm khám để kịp thời điều trị
  • Nội khoa: sử dụng kháng sinh, kháng viêm, kháng histamin H1, tiêu đờm, giảm ho…
  • Điều trị giảm nhẹ triệu chứng, điều trị tại chỗ bằng thuốc chống viêm corticoid, men tiêu viêm, tinh dầu…
  • Chú ý nâng cao sức đề kháng, bổ sung dinh dưỡng, điện giải. Có thể áp dụng trong chế độ ăn hoặc bổ sung dưới dạng thuốc, thực phẩm chức năng, sữa…
  • Trong đó viêm thanh quản cấp có khó thở được phân chia thành 3 cấp độ: độ 1 điều trị nội khoa, độ 2 điều trị mở khí quản cấp cứu, độ 3 mở khí quản cấp cứu kết hợp với hồi sức tích cực.
Phác đồ điều trị bệnh cụ thể còn dựa trên tác nhân gây bệnh, mức độ bệnh. Các nhóm thuốc được liệt kê bên dưới chỉ mang tính chất tham khảo, tuyệt đối không tự sử dụng thuốc khi chưa qua thăm khám và chưa có sự chỉ định của bác sĩ. Tốt nhất nên đến cơ sở y tế chuyên khoa, nơi có đội ngũ bác sỹ chuyên khoa giàu kinh nghiệm cùng hệ thống máy soi tai mũi họng hiện đại để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm.
  • Nhóm kháng sinh
Kháng sinh điều trị thường được sử dụng là Beta – lactam như Amoxicillin, Cefalexin, các cephalosporin, nhóm Macrolid như Azithromycin, Clarithromycin…
  • Nhóm thuốc kháng viêm
Nhóm chống viêm thường được sử dụng là nhóm steroid hoặc các men kháng viêm. Trong đó phổ biến như prednisolon, methylprednisolon, alphachymotrypsin…
  • Bệnh nhân được khuyến cáo súc họng bằng các dung dịch sát khuẩn, giảm viêm.
  • Kết hợp thuốc giảm đau, hạ sốt như paracetamol, aspirin…
Lưu ý đối với trẻ nhỏ nên lưu ý thận trọng trong việc lựa chọn kháng sinh. Tốt nhất nên đưa trẻ đến thăm khám để có phác đồ điều trị phù hợp, tránh tác dụng phụ cho trẻ. Trường hợp trẻ khó thở sẽ được thở oxy và chỉ định thêm thuốc cấp cứu giảm nguy cơ khó thở, ho khàn giọng ở trẻ.

Cách phòng bệnh viêm thanh quản cấp cho trẻ

Ở trẻ nhỏ, viêm thanh quản cấp có thể dẫn đến các cơn nguy kịch và ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của bé. Do đó bố mẹ nên thận trọng trong việc chăm sóc con để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm bệnh. Sau đây là lời khuyên của chuyên gia khi chăm sóc trẻ:
 
Giữ ấm cho trẻ để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh
Giữ ấm cho trẻ để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh
  • Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi nên hạn chế ra đường vào ban đêm. Thời tiết lạnh có thể là tác nhân gây bệnh âm thầm cho trẻ.
  • Chú ý giữ ấm cho trẻ vùng đầu, ngực, cổ nhất là thời điểm giao mùa, sáng sớm hoặc chiều tối.
  • Tránh để trẻ tiếp xúc với người có biểu hiện của bệnh cúm, bệnh viêm đường hô hấp khác.
  • Nên chú ý chế độ dinh dưỡng đầy đủ, tăng cường sức đề kháng để hạn chế nguy cơ mắc bệnh ở trẻ.
  • Trẻ có những dấu hiệu của bệnh cần đưa ngay đến cơ sở y tế để xác định nguyên nhân và điều trị bệnh kịp thời.
  • Trong quá trình chăm sóc trẻ nên lưu ý theo dõi trẻ thường xuyên, vệ sinh đồ chơi, chân tay cho trẻ thật sạch sẽ.
  • Trong gia đình có người mắc bệnh phải kịp thời cách ly, không cho bé ăn uống chung, ngủ chung với người bệnh.
Viêm thanh quản cấp là căn bệnh đường hô hấp không quá nguy hiểm. Tuy nhiên nếu không phát hiện sớm có thể nhanh chóng diễn biến nặng và nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Mong rằng bài viết này đã giúp đọc giả hiểu hơn viêm thanh quản cấp là gì? Để từ đó chủ động hơn trong phòng ngừa bệnh, bảo vệ sức khỏe các thành viên trong gia đình. Hãy thường xuyên đón đọc các bài viết về sức khỏe tại địa chỉ https://tapdoanytevietnhat.com/ để trang bị cho bản thân những kinh nghiệm, kiến thức quý báu về sức khỏe nhé.
Thiết kế và phát triển website bởi Kenhdichvu.vn