Tin tức - Sự kiện

Những thông tin chi tiết về bệnh đa hồng cầu mà bạn nên biết

 Bệnh đa hồng cầu được biết đến là một căn bệnh ung thư máu phát triển chậm. Tác động của bệnh gây ảnh hưởng đến độ nhớt của máu tăng lên từ đó tạo nên các cục máu đông và xuất hiện các biến chứng xấu gây nguy hại đến tính mạng. Để tìm hiểu sâu thêm về bệnh này, cùng Y tế Việt Nhật  khám phá qua bài viết dưới đây nhé!

Căn bệnh đa hồng cầu là gì?

Căn bệnh đa hồng cầu là gì?

Bệnh đa hồng cầu thuộc một trong những loại bệnh ung thư khó gặp. Thông thường căn bệnh nào xảy ra khi tủy xương tạo ra quá nhiều tế bào máu và trong số đó tế bào hồng cầu được sản xuất với số lượng nhiều. Điều này sẽ khiến độ nhớt của máu tăng lên làm máu tạo thành cục máu đông. 

Tình trạng máu chảy chậm dẫn đến hoạt động cung cấp oxy cho cơ thể cũng bị cắt giảm. Từ đó, cục máu đông trong lòng mạch được tăng lên dẫn đến nguy cơ bị tai biến mạch máu, tắc nghẽn động mạch, đột qụy,... có thể dẫn đến tử vong. 

Nếu như bệnh càng kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý khác hư bệnh bạch cầu hay một số bệnh ung thư khác. Chính vì vậy, người bệnh cần phải được khám và chữa trị kịp thời tránh những trường hợp xấu xảy ra cũng như biến chứng bệnh nặng hơn. 

Có thể nói bệnh đa hồng cầu rất khó để chữa trị bớt hoàn hoàn, tuy nhiên vẫn có thể điều trị để kiểm soát được tình hình bệnh. Người mắc bệnh này cần phải thực hiện các thủ tục điều trị cũng như tái khám lại nhiều lần để ngăn ngừa tình trạng máu đông chuyển biến xấu hơn. 

=>>Đừng bỏ lỡ:Thiết bị chẩn đoán hình ảnh chính hãng

Một số triệu chứng bệnh đa hồng cầu mà bạn nên biết

Trong giai đoạn phát triển, giai đoạn đầu của bệnh đa hồng cầu vẫn chưa thật sự nghiêm trọng nên bệnh nhân vẫn chưa xuất hiện triệu chứng gì. Tuy nhiên, bệnh ngày một tiến triển hơn sẽ gây ra một số triệu khi chịu ảnh hưởng của quá trình lưu thông máu kém. 

Một số triệu chứng bệnh đa hồng cầu mà bạn nên biết

·       Có cảm giác đau thắt lồng ngực, các biến chứng làm tắt mạch 

·       Tình trạng xuất huyết niêm mạc của mắt, xuất huyết đường tiêu hóa

·       Lá lách to hơn (chiếm 75% người bệnh) có nguy cơ bị nhồi máu lách 

·       Gan trở nên to hơn (chiếm 30% người bệnh)

·       Tăng huyết áp cao

·       Một số triệu chứng đau bụng như viêm loét dạ dày,...

·       Ngoài ra, đa hồng cầu có thể chuyển biến qua tình trạng kiệt quệ hơn bằng những biểu hiện như thiếu máu, tăng lượng tiểu cầu lớn, xơ tủy tăng dần,... 

·       Khiến cơ thể cảm thấy mệt mỏi, thiếu sức sống, 

·       Gây nhức đầu, mắt nhìn mờ hoặc xuất hiện các điểm mù

·       Tay chân bị nóng rát, ngứa ngáy gây khó chịu, chảy máu nướu răng, đau xương 

Thông thường căn bệnh này thường ở những người lớn tuổi trên 60, điều này dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm nhanh. Sẽ rất khó điều trị nếu như những người có sẵn bệnh nền mắc phải như bệnh liên quan đến tim mạch,...hậu quả sẽ rất nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong. 

hất là đối với những ai có bệnh nền về tim mạch, nguy cơ hình thành cục máu đông cao 

Một số phương pháp điều trị bệnh đa hồng cầu

Ngày nay, vẫn chưa có cách nào có thể chữa khỏi hẳn về bệnh đa hồng cầu. Việc điều trị chỉ tập trung làm giảm nguy cơ biến chứng. Một số cách điều trị có thể làm giảm sự tiến triển của bệnh . 

Một số phương pháp điều trị bệnh đa hồng cầu

·       Lấy máu từ tĩnh mạch: Đây được xem là cách chữa trị được sử dụng nhiều nhất đối với căn bệnh này. Tuy nhiên, việc rút máu cần phải được thực hiện thường xuyên, dùng kim để rút máu trong tĩnh mạch tương tự như quá trình hiến máu. Thực hiện việc này sẽ hỗ trợ làm giảm số lượng hồng cầu từ đó làm giảm triệu chứng đặc biệt là việc đông máu, tim ngừng đập và đột ngụy. Tần số rút sẽ dựa trên tình trạng của bệnh nhân. 

·       Sử dụng thuốc giảm ngứa: Nếu người bệnh có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, thông thường bác sĩ sẽ chỉ định uống thuốc kháng histamin hoặc trị liệu bằng tia cực tím để giảm bớt triệu chứng. 

·       Sử dụng thuốc làm cắt giảm lượng hồng cầu: Khi cách điều trị lấy bớt máu từ tĩnh mạch không đủ, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc để làm thuyên giảm số lượng hồng cầu như Hydroxyurea, Interferon alfa-2b,... 

·       Sử dụng thuốc chữa tim mạch: bác sĩ có thể chỉ định và kê đơn thuốc để có thể dễ dàng theo dõi và kiểm soát những yếu tố có thể gây nguy hại đến tim, mạch máu đ như bệnh tiểu đường, huyết áp cao,...

=>>>Xem thêm: Đâu là máy điện tim nhồi máu cơ tim phù hợp

Bài viết trên đã tổng hợp những thông tin liên quan đến bệnh đa hồng cầu mà bạn nên biết. Y tế Viết Nhật hy vọng đây sẽ là kiến thức cần thiết giúp ích với bạn. Nếu bạn vẫn còn có thắc mắc và cần được tư vấn hãy đến ngay với chúng tôi nhé!

 

Thiết kế và phát triển website bởi Kenhdichvu.vn