Tin tức - Sự kiện

Khàn giọng thì phải làm sao? Phương pháp điều trị hiệu quả

Khàn giọng, mất tiếng là tình trạng thường rất hay xảy ra ở mọi giới tính và mọi độ tuổi. Khi giọng nói bị khàn hoặc mất giọng lâu ngày gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống và công việc của người bệnh. Vậy, khàn giọng là gì, và khi bị khàn giọng thì phải làm sao? Trong bài viết này, Việt Nhật sẽ cùng bạn tìm hiểu lời giải cho những vấn đề này.
MỤC LỤC BÀI VIẾT

Khàn giọng, khàn tiếng là bệnh gì?

Khàn giọng, khàn tiếng là tình trạng mà bất cứ ai cũng thường hay gặp phải. Tuy nhiên, vì đây không phải là căn bệnh nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng nên mọi người chủ quan trong việc tìm hiểu về bệnh, nguyên nhân gây khàn giọng và khàn tiếng để có thêm kiến thức phòng tránh bệnh. Chình vì vậy, trước khi đi vào tìm hiểu khàn giọng thì phải làm sao, hãy cùng chúng tôi sơ lược về hiện tượng khàn giọng, khàn tiếng là gì.
Về khái niệm bệnh khàn giọng, khàn tiếng, các chuyên gia y tế giàu kinh nghiệm chia sẻ như sau:
Khàn giọng hay còn được gọi là khản tiếng, khàn tiếng, đây là tình trạng thay đổi giọng nói một cách bất thường. Nó thường xuất hiện khi cổ họng con người bị khô và đau rát. Khi bị khan tiếng, giọng nói trong sáng và mượt mà bình thường, vốn có của người bệnh trở nên khàn đặc và thiều thao do mất tiếng. Thậm chí trở nên “ồm ồm như vịt đực” vô cùng khó nghe.

Khàn giọng là bệnh gì
Khàn giọng là bệnh gì?

Đôi khi khàn giọng, khàn tiếng không phải là bệnh mà là triệu chứng của những vấn đề về sức khỏe như: bệnh viêm họng, viêm đường hô hấp, viêm thanh quản… gây nên.
Nếu tình trạng khan tiếng kéo dài hơn 10 ngày và bị khàn giọng mất tiếng lâu ngày bạn cần hết sức lưu ý. Vì đây có thể là lời cảnh báo của một số bệnh lý nghiêm trọng: viêm thanh quản mãn tính, hạt xơ dây thanh, Polyp dây thanh và ung thư thanh quản. Do đó, khi có biểu hiện khàn giọng mất tiếng bạn nên nhanh chóng đến cơ sở y tế chuyên khoa để bác sĩ thăm khám, kiểm tra và đưa ra hướng điều trị phù hợp để đảm bảo cho sức khỏe.

Nguyên nhân khàn giọng là gì?

Nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh khàn giọng nói không ra tiếng là do nhiễm các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh ở đường hô hấp gây ra. Bên cạnh đó, người bệnh có triệu chứng mất giọng khàn tiếng hay giọng khản đặc hoặc tình trạng bệnh ngày một nặng thêm là do những tác nhân và thói quen xấu sau đây:
  • Người bệnh có hiện tượng bị trào ngược dạ dày - thực quản
Là tình trạng axit từ dạ dày trào ngược lên dây thâm âm ở cổ họng. Đây là một trong những nguyên nhân khiến bạn thường hay bị khàn giọng, mất tiếng. Tuy nhiên, hầu hết mọi không chú ý và quan tâm đến sự hiện diện của tình trạng trào ngược này vì hiện tượng trào ngược dạ dày không liên quan đến chứng ợ nóng nên rất khó để nhận biết. Khàn tiếng do trào ngược dạ dày - thực quản thường có xu hướng tồi tệ và nặng nhất vào mỗi buổi sáng.
  • Lạm dụng thuốc lá
Không chỉ những người thường xuyên hút thuốc là mà ngay cả người tiếp xúc với khói thuốc một cách thụ động cũng có nguy cơ bị khàn giọng không nói được.
Hít phải dị vật và tiếp xúc với các chất kích thích khác
Việc hít phải những dị vật hay tiếp xúc trực tiếp với các chất kích thích có trong không khí, hóa chất tẩy rửa sử dụng ở gia đình cũng có thể là tác nhân gây ra tình trạng khàn giọng, mất tiếng.
  • Dị ứng
Tình trạng dị ứng theo mùa thường gây ra hiện tượng chảy mũi kéo dài và ngứa mắt. Từ đây, người bệnh có thể bị khàn giọng nói không ra tiếng.
  • Viêm thanh quản
Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng bị khàn giọng kéo dài. Nguyên nhân dẫn đến viêm thanh quản là do người bệnh bị cảm lạnh thông thường hoặc lạm dụng giọng nói, hát liên tục, nói to…
Những công việc đòi hỏi phải nói nhiều và nói thường xuyên như giáo viên, huấn luyện viên thể thao, ca sĩ, MC, tư vấn viên, nhân viên bán hàng… có nguy cơ bị viêm thanh quản và bị khàn tiếng cao nhất. Nếu bạn đang làm việc trong những ngành này thì tốt nhất nên học một vài khóa giao tiếp hiệu quả để dây thanh quản không bị quá tải sau một thời gian hoạt động liên tục.

Khàn giọng thì phải làm sao? Phương pháp điều trị hiệu quảGóc kiến thức: Tìm hiểu viêm thanh quản cấp là gì?
 
Những ngành hay nói nhiều dễ bị khàn giọng
Những ngành nghề cần giao tiếp nhiều thường dễ bị khàn giọng
 
  • Viêm họng, viêm Amidan
Một nguyên nhân dẫn đến bệnh khàn tiếng không nói được không thể bỏ qua, đó chính là do các bệnh lý viêm họng, viêm Amidan gây ra. Có rất nhiều người cứ vào thời điểm giao mùa là bị viêm họng, viêm Amidan và dẫn đến khàn giọng lâu ngày, đau họng dữ dội. Các triệu chứng này khiến cho người bệnh mệt mỏi, ảnh hưởng đến sinh hoạt, cuộc sống và công việc.
  • U nang dây thanh âm hoặc Polyp dây thanh âm
U nang dây thanh âm về cơ bản là có khối u trên dây thanh âm khiến cho người bệnh bị khan giọng khi nói chuyện. Nguyên nhân gây ra các tình trạng này thường là do lạm dụng giọng nói quá mức. Những người hay nói nhiều, nói không ngừng nghỉ có khả năng bị Polyp thanh quản cao hơn các đối tượng khác.
  • Ung thư
Những người đang mắc các bệnh ung thư như: ung thư thanh quản, ung thư cổ họng, phổi, tuyến giáp và u Lympho thường có chung triệu chứng là khàn tiếng và bị mất giọng. Đôi khi khan tiếng là chứng cảnh báo đầu tiên của bệnh ung thư. Vì, khi ung thư di căn từ vú, phổi hoặc các vùng khác của cơ thể, sau đó lan đến vùng giữa phổi có thể gây chèn lên dây thần kinh thanh quản và gây ra hiện tượng bị khàn tiếng.
  • Liệt dây thần kinh thanh quản
Các dây thần kinh dẫn đến thanh quản có thể bị tổn thương bởi những ca phẫu thuật ở tuyến giáp, tim hoặc vùng đầu và cổ. Từ đây, khiến cho người bệnh thay đổi giọng nói sang đặc và khàn.
  • Chứng khó phát âm do co thắt (Spasmodic Dysphonia)
Chứng khó phát âm do co thắt là một trong những bất thường ở thần kinh gây ảnh hưởng đến các khối cơ tại vùng thanh quản, khiến cho giọng bị vỡ, giọng nặng hay gằn giọng.
  • Chấn thương
Các chấn thương liên quan đến khu vực vùng cổ họng, ví dụ như bị tai nạn giao thông, tai nạn lao động, phẫu thuật đặt nội khí quản, nội soi phế quản… cũng có thể ảnh hưởng đến dây thanh âm và giọng nói.
  • Các vấn đề liên quan đến thần kinh
Bệnh đột quỵ, bệnh Parkinson và bệnh đa xơ cứng có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động của dây thần kinh thanh quản và gây ra tình trạng giọng bị khàn, mất tiếng lâu ngày.
Ngoài ra, những người bị bệnh hen suyễn hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, bắt buộc phải sử dụng Corticosteroid dạng hít thường xuyên có thể khiến cho giọng nói bị khàn và đặc hơn.
Còn những nguyên nhân sâu xa gây ra tình trạng khàn tiếng không nói được là do hệ miễn dịch suy giảm, sức đề kháng tại dây thanh yếu nên dễ bị các vi khuẩn có hại tấn công. Từ đó, gây ra hiện tượng nhiễm khuẩn, viêm nhiễm, sưng đau kéo dài và giọng nói bị khàn.

Bị khàn giọng thì phải làm sao?

Mất tiếng, khàn giọng thì phải làm sao? Đây không phải là bệnh lý nghiêm trọng và có thể điều trị triệt để, dứt khoát bằng nhiều phương pháp khác nhau. Từ bài thuốc dân gian tại nhà cho đến tây y. Cụ thể như sau:

Những lưu ý khi điều trị tại nhà

Khi nhận thấy giọng nói bắt đầu khàn và đặc thì bạn hãy áp dụng những cách chăm sóc, điều trị tại nhà từ chuyên gia y tế:
  • Hạn chế tối đa việc nói chuyện
Bạn hãy tránh nói chuyện liên tục và nhiều cho đến khi khản tiếng được thuyên giảm. Đặc biệt, không nên la hét hoặc nói to trong một thời gian dài (như thuyết trình trong phòng rộng). Nếu bắt buộc phải sử dụng giọng nói, bạn nên gắn thêm một chiếc Micro hoặc dùng loa để phóng đại âm thanh lên.
  • Tránh nói thì thầm
Nếu phải nói chuyện, bạn hãy nói ở mức âm lượng tự nhiên nhất. Việc nói thầm không giúp cải thiện tình trạng khản giọng và mất tiếng lâu ngày. Ngược lại, nói thầm còn làm tăng thêm áp lực lên dây thanh âm, khiến bệnh càng nặng hơn.
  • Uống nhiều nước
Bị khàn tiếng uống gì? Câu trả lời đó chính là bổ sung đầy đủ nước mỗi ngày. Nước sẽ làm ẩm cổ họng và giúp bệnh khàn tiếng mau chóng được thuyên giảm. Tuy nhiên, bạn nên tránh uống rượu và Caffeine vì các loại đồ uống này gây ra tình trạng mất nước, làm khô cổ họng hơn.
 
Khi có dấu hiệu khàn tiếng nên uống nhiều nước
Khi có dấu hiệu khàn tiếng nên uống nước nhiều hơn
 
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm
Bạn đang tìm hiểu về bị khàn giọng thì phải làm sao? để cải thiện tình trạng này, chuyên gia y tế khuyên người bệnh nên sử dụng máy tạo độ ẩm trong ngôi nhà hoặc văn phòng. Bên cạnh đó, việc tắm nước nóng cũng giúp cung cấp độ ẩm hiệu quả cho cổ họng và góp phần điều trị hiện tượng bị khàn mất tiếng lâu ngày.
  • Làm ẩm cho cổ họng
Bằng cách súc miệng với nước muối, sử dụng hoặc nhai kẹo cao su… Khi thực hiện những bước này sẽ giúp cho giọng nói của bạn nhanh chóng được hồi phục trở lại như ban đầu.
Dừng hẳn thói quen hút thuốc lá
Khói thuốc là có thể làm khô và kích thích cổ họng, khiến tình trạng khản tiếng, mất giọng trở nên tồi tệ hơn.

Một số mẹo dân gian trị khàn giọng mất tiếng

Ngoài tuân thủ nghiêm ngặt theo những khuyến cáo trên từ chuyên gia y tế, bạn có thể áp dụng những mẹo trị khàn giọng mất tiếng dân gian tại nhà sau:

Chữa khàn tiếng bằng mật ong

Đáp án tốt nhất cho thắc mắc bị khàn giọng thì phải làm sao? đó là áp dụng các bài thuốc điều trị mất giọng bằng mật ong. Đây là một trong những biện pháp phổ biến được nhiều người áp dụng để chữa trị khàn giọng lâu ngày. Trong đông y, mật ong được xem là vị thuốc thiên nhiên có tác dụng chống viêm nhiễm hiệu quả. Cho nên, sử dụng để điều trị chứng bệnh khàn tiếng cực kỳ an toàn.
Bài thuốc từ mật ong cải thiện tình trạng khản tiếng
Bài thuốc từ mật ong có thể giúp cải thiện tình trạng khản tiếng hiệu quả

Với bài thuốc này, người bệnh có thể thực hiện bằng một trong cách cách sau đây:
  • Uống mật ong nguyên chất: bị khàn tiếng uống gì hết? Bạn có thể uống mật ong để cải thiện tình trạng này. Sử dụng mật ong nguyên chất vài lần trong một ngày sẽ giúp bạn lấy lại giọng nói bình thường sớm nhất.
  • Dùng mật ong với chanh tươi: mật ong kết hợp với chanh tươi có thể điều trị viêm họng và viêm thanh quản rất tốt. Cắt một lát chanh tươi ngâm vào chén nhỏ chứa mật ong và để như vậy từ 1 đến 2 tiếng đồng hồ. Sau đó, bạn lấy lát chanh đó ngậm vào miệng sẽ thấy được hiệu quả rõ rệt, giọng khàn bắt đầu thuyên giảm.
  • Kết hợp mật ong với lá hẹ: lấy từ 3 đến 5 nhánh lá hẹ, rửa sạch, thái nhỏ rồi trộn đều với một lượng mật ong vừa phải. Đun cách thủy hỗn hợp này cho đến khi lá hẹ nhừ. Bạn dùng 3 lần/ngày và mỗi lần 2 đến 3 thìa cà phê sẽ giúp tình trạng khản giọng được cải thiện.

Chữa khàn tiếng bằng hành tây

Dùng hành tây chữa khản tiếng tiếng là một trong những phương pháp mà bạn không nên bỏ qua nếu muốn giọng nói ngọt ngào trở lại, công việc không bị ảnh hưởng. Cách thực hiện mẹo chữa khàn giọng lâu ngày này rất đơn giản, bạn chỉ cần cắt hành tây thành từng miếng, ngâm với nước rồi luộc sôi trong vài phút. Bạn cũng có thể rót thêm một ít mật ong vào hành để giảm bớt mùi hăng và dễ dùng hơn.

Chữa khàn tiếng bằng thảo quả

Thảo quả có công dụng loại bỏ chất nhầy dư thừa trong cổ họng và tiêu diệt vi khuẩn. Do đó, thảo quả cũng được nhiều người ưu tiên sử dụng khi bị khan tiếng và mất giọng trong thời gian dài. Đối cách mẹo chữa khản giọng này, bạn có thể nhai trực tiếp hoặc nghiền nát thảo quả rồi trộn chung với mật ong để sử dụng.

Chữa khàn tiếng bằng gừng

Cải thiện mất giọng khàn tiếng bằng gừng tươi
Cải thiện tình trạng mất giọng, khàn tiếng bằng gừng tươi

Bị khàn giọng thì phải làm sao? Nếu bạn muốn áp dụng cách chữa tình trạng này nhanh chóng thì không nên bỏ qua gừng tươi. Cũng như mật ong, gừng có tác dụng chống viêm và giảm đau một cách tự nhiên hiệu quả. Bạn có thể cho vài lát gừng vào một cốc nước sôi trong khoảng 10 phút. Sau đó, khi thấy nước chuyển sang màu vàng nhạt thì thêm một ít mật ong rồi uống. Thực hiện liên tục từ 3 đến 4 lần/ngày sẽ giúp làm dịu cổ họng và hết khan tiếng.

Chữa khàn tiếng bằng tỏi

Trong tỏi có chứa nhiều hạt chất kháng sinh Allicin, có công dụng ức chế hoạt động của vi khuẩn và đẩy nhanh quá trình chữa trị các bệnh nhiễm trùng, cải thiện hiện tượng khàn giọng. Theo đó, bạn có thể dùng 2 tép tỏi sống trong bữa ăn hàng ngày hoặc uống nước cốt tỏi chung với mật ong. Sau một thời gian, bạn sẽ nhận thấy tình trạng giọng khàn đặc và khó nghe được thuyên giảm, đỡ hơn.

Sử dụng thuốc Tây cho người bị khàn giọng mất tiếng lâu ngày

Trong trường hợp tình trạng khản tiếng, mất giọng nặng và áp dụng các mẹo dân gian kể trên không mang lại hiệu quả khả quan, đồng thời còn kèm theo các triệu chứng như sốt, buồn nôn… thì bạn nên nhanh chóng để cơ sở y tế để thăm khám. Bác sỹ sẽ sử dụng máy nội soi tai mũi họng để kiểm tra khu vực họng của bạn. Sau khi kiểm tra và có kết quả, bác sĩ chuyên khoa sẽ dựa vào nguyên nhân khàn giọng và triệu chứng của bệnh để đơn các loại thuốc cho bạn uống. Vậy, khàn giọng nên uống thuốc gì?
Khàn tiếng nặng cần điều trị bằng phương pháp nội khoa
Khi tình trạng khàn tiếng nặng cần được điều trị bằng phương pháp nội khoa

Những loại thuốc thường được sử dụng để điều trị tình trạng khàn giọng và mất tiếng kéo dài là:
  • Thuốc kháng sinh: được chỉ định trong trường hợp nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm khuẩn dẫn đến khản giọng.
  • Thuốc chống viêm không Steroid (NSAIDs): Ibuprofen hoặc Naproxen là các loại thuốc trị khàn giọng phổ biến nhất.
  • Corticosteroid: trong một số trường hợp, thuốc Corticosteroid có thể được sử dụng để giảm viêm thanh âm. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ được áp dụng khi người bệnh cần được điều trị gấp như ca sĩ hoặc nhà diễn thuyết.
  • Các loại thuốc khác: thuốc giảm ho, thuốc long đờm, thuốc trị trào ngược dạ dày – thực quản cũng có thể được dùng để điều trị dứt khoát tình trạng khàn tiếng.
Lưu ý: Những loại thuốc được liệt kê trên đây chỉ mang tính tham khảo. Chỉ sử dụng khi có chỉ định của bác sỹ. Không được tự ý mua thuốc để điều trị tại nhà.

Hy vọng những thông tin chia sẻ trên đây đã giúp bạn biết khi bị khàn giọng thì phải làm sao, cách lấy lại giọng nói bình thường để tiếp tục công việc. Cũng như, có thêm nhiều kiến thức trong vấn đề điều trị bệnh khàn giọng khi chẳng may người thân rơi vào tình trạng này.
Thiết kế và phát triển website bởi Kenhdichvu.vn