Tin tức - Sự kiện

Viêm amidan là bệnh gì? Viêm amidan có tự khỏi không?

Viêm amidan là căn bệnh viêm nhiễm phổ biến tại Việt Nam. Bệnh gây ra những cơn đau rát khó chịu mỗi khi cơ thể suy giảm miễn dịch hoặc thời tiết thay đổi. Bệnh có những dấu hiệu tương tự như nhiều bệnh lý mũi họng khác. Do đó nếu không được thăm khám ký sẽ dễ gây nhầm lẫn giữa viêm amidan và viêm họng, hay nhầm với các bệnh hô hấp khác. Vậy viêm amidan là bệnh gì? Viêm amidan có tự khỏi không? Qua bài viết này https://tapdoanytevietnhat.com/ sẽ giúp bạn tìm câu trả lời cho hai câu hỏi lớn trên.
MỤC LỤC BÀI VIẾT

Tìm hiểu thông tin về bệnh viêm amidan

Trước khi tìm hiểu về bệnh lý này, chúng ta cần hiểu qua về sự hình thành amidan. Ngoài ra cũng cần nắm rõ về vai trò của cơ quan này. Tại sao chúng dễ bị viêm nhiễm và gây đau đớn cho con người.
  • Vị trí, chức năng của amidan
Amidan là một tổ chức lympho lớn nhất trong cơ thể con người. Chúng tập trung ở dưới lớp niêm mạc hầu họng. Các khối lympho này kết thành một vòng bạch huyết bên trong họng. Amidan tại họng được chia ra thành amidan vòm họng và amidan đáy lưỡi.
 
hình ảnh viêm amidan
Hình ảnh amidan trong vòm họng

Với cấu tạo từ các hạt lympho, cơ quan này chịu trách nhiệm là hàng rào bảo vệ tại hầu họng. Chúng có tác dụng tạo miễn dịch, giúp cơ thể chống chọi lại với sự xâm nhập của vi khuẩn, virus cũng như nấm mốc gây bệnh…
  • Viêm amidan là bệnh gì?
Viêm amidan là tình trạng mô bao phủ hạch bạch huyết bị viêm nhiễm, viêm amidan sưng to, viêm amidan sốt gây đau đớn. Từ đó khiến người bệnh có cảm giác vùng hầu họng đau và nóng rát khó chịu. Dẫn đến tình trạng ho viêm amidan, thường kèm theo đàm và đôi khi lây viêm sang đường hô hấp.
Bệnh viêm amidan ở trẻ, viêm amidan ở người lớn có tỷ lệ tương đương nhau. Người mắc bệnh có thể ở tình trạng viêm amidan cấp tính hoặc mãn tính. Phổ biến nhất là tình trạng viêm amidan mãn tính 1 bên hoặc viêm amidan hốc mủ 2 bên. Nếu không được điều trị kịp thời, viêm amidan quá phát có thể gây nên tình trạng nhiễm trùng máu, viêm cầu thận cực kỳ nguy hiểm.
 

Cắt Amidan nguy hiểm như thế nào?

Nguyên nhân gây viêm amidan là gì?

Viêm amidan nhẹ hoàn toàn có thể được điều trị và chữa khỏi. Tuy nhiên tình trạng bệnh rất dễ chuyển biến nặng dẫn đến mãn tính nguy hiểm cho cơ thể. Vậy nên việc thăm khám sớm, tìm đúng nguyên nhân gây bệnh cực kỳ quan trọng. Sau khi đã xác định chính xác tác nhân gây bệnh, việc điều trị sẽ trở nên nhanh chóng và hạn chế biến chứng cho người bệnh hơn. Viêm amidan nguyên nhân bao gồm những gì? 
  • Yếu tố nhiễm khuẩn: khuẩn cầu thận, tụ cầu tán huyết nhóm A, các loại vi khuẩn yếm khí khác…
  • Nhiễm các loại virus, phổ biến như: Adenoviruses, Enteroviruses, virus cúm, virus Parainfluenza, virus Epstein-Barr, virus herpes simplex…
  • Tác nhân đến từ môi trường sống xung quanh như ô nhiễm môi trường. Một số đối tượng làm việc trong môi trường hóa chất độc hại…
  • Người có tiền sử mắc bệnh về đường hô hấp như sởi, ho gà…
  • Người gặp dị tật về amidan. Đó là tình trạng amidan có nhiều hốc hơn người khác. Dẫn đến dễ bị viêm nhiễm hơn. Nhóm người này dễ mắc viêm amidan lưỡi, viêm amidan khẩu cái, viêm amidan nổi hạch…
  • Người có thói quen vệ sinh kém cũng dễ mắc bệnh hơn.
  • Thói quen ăn uống đồ lạnh thường xuyên cũng khởi phát cơn viêm amidan sưng hạch, sốt cao.
     
vi khuẩn gây viêm amidan
Vi khuẩn có thể gây viêm amidan cho người

Viêm amidan có tự khỏi không?Tham khảo thêm: Cách chữa đau họng cho trẻ em - cha mẹ nào cũng nên biết

Triệu chứng viêm amidan ở người bệnh

Amidan là một tổ chức chặt chẽ nằm trong vùng hầu họng, tùy theo vị trí nhiễm bệnh cũng như loại bệnh sẽ có biểu hiện khác nhau. Trong đó viêm amidan bệnh học được phân loại theo 2 nhóm chính đó là viêm cấp tính và mãn tính. Hãy cùng tìm hiểu về các triệu chứng của bệnh qua hai giai đoạn này.

Viêm amidan cấp tính

Viêm amidan cấp rất hay gặp trên lâm sàng. Bởi vì bệnh khởi phát có thể xuất phát từ yếu tố môi trường, thay đổi không khí, nhiệt độ hoặc các thói quen sinh hoạt hằng ngày. Viêm amidan cấp ở trẻ em hiện nay ngày càng phổ biến hơn. Trong đó tình trạng viêm amidan ở trẻ sơ sinh, viêm amidan ở trẻ 1 tuổi, viêm amidan ở trẻ 2 tuổi càng tăng. Ngoài ra viêm amidan ở trẻ 3 tuổi, viêm amidan ở trẻ 4 tuổi cũng hay gặp phải. Những dấu hiệu thường gặp của bệnh bao gồm:
Sốt cao, mạch đập nhanh, mạnh, cơ thể mệt mỏi. Sau đó cơn sốt nặng lên đến 39-40 độ. Viêm amidan sốt bao lâu? Cơn sốt có thể kéo dài vài ngày nếu không được điều trị sớm. Trẻ em viêm amidan sốt cao rất nguy hiểm, cần thường xuyên theo dõi nhiệt độ của bé. Bởi vì bạn sẽ không thể biết được viêm amidan sốt mấy ngày, ảnh hưởng như thế nào?
  • Xuất hiện các mảng chấm đỏ hoặc mảng mũ trắng xung quanh vị trí amidan.
  • Bệnh nhân cảm thấy nuốt đau đớn, nuốt khó như có vật cản lại tại hầu họng do viêm amidan xung huyết sưng tấy. Điều này chính là nguyên nhân khiến trẻ em thường hay quấy khóc.
  • Lưỡi trắng, đóng bẩn, miệng khô, cảm giác chán ăn.
  • Về đêm thở khò khè, ngáy to
  • Viêm nhiễm có thể xuống thanh quản, khí quản gây gây ho theo từng cơn, đau rát, khó thở hơn.
  • Viêm amidan ù tai dẫn đến gây đau tai.

Viêm amidan mãn tính

Viêm mãn tính là tình trạng viêm đi viêm lại tuyến amidan kéo dài, thường xuất hiện mỗi năm một lần. Bệnh có thể gặp ở trẻ em hoặc người lớn. Viêm amidan dấu hiệu như thế nào khi vào giai đoạn mãn tính?
 
viêm amidan mãn tính
Viêm amidan mãn tính tái đi tái lại là nỗi lo âu của nhiều người

Ngoài các đợt khởi phát có triệu chứng tương tự amidan cấp tính, giai đoạn mãn tính rất nghèo nàn về triệu chứng. Tuy nhiên bệnh nhân có thể cảm thấy nuốt đau đớn hơn, sốt vặt, hơi thở hôi. Giọng nói có thể khàn nhẹ, hay ho vào buổi sáng và ngáy to. Các biểu hiện này không rõ ràng và dễ gây nhầm lẫn với các bệnh lý khác.
Tùy theo đáp ứng của cơ thể cũng như mức độ bệnh, giai đoạn này có thể trở thành viêm amidan mãn tính quá phát hay viêm amidan xơ teo. Khi đó bệnh trở nên trầm trọng hơn và khó điều trị. Hàng rào bảo vệ hầu họng trở nên lỏng lẻo lại càng làm gia tăng viêm nhiễm và bệnh mũi họng khác.

Viêm amidan quá phát

Viêm amidan quá phát là tình trạng vùng amidan sưng to quá cỡ dẫn đến hẹp lòng họng. Tình trạng tái đi tái lại rất nhiều lần nếu không được can thiệp sớm. Viêm amidan quá phát ở trẻ em thường gặp hơn người lớn. Tùy vào mức độ cũng như diễn biến bệnh sẽ có cách điều trị khác nhau. Giai đoạn quá phát được chia thành 4 cấp độ như sau:
  • Viêm amidan quá phát độ 1: amidan có kích thước to tròn, cuống gọn, chiều ngang bằng ¼ khoảng cách 2 chân trụ trước amidan.
  • Viêm amidan cấp độ 2: Khi mắc viêm amidan độ 2 tình trạng quá phát sẽ trầm trọng hơn. Chiều ngang bằng 1/3 khoảng cách 2 chân trụ trước amidan.
  • Viêm amidan độ 3: kích thước amidan ngày một sưng to hơn. Chiều ngang bằng ½ khoảng cách 2 chân trụ trước amidan.
  • Viêm amidan quá phát độ 4: vết viêm xuất hiện gồ ghề trên bề mặt và chằng chịt các xơ trắng. Màu sắc trở nên đỏ thẫm và dần mất các vai trò của chúng.
Tình trạng viêm amidan phì đại kích thước cũng không phải là trường hợp hiếm gặp. Đặc biệt là viêm amidan phì đại ở trẻ em. Do đó cần hết sức quan tâm đến các dấu hiệu bệnh ở trẻ để kịp thời điều trị. Nếu không có thể gây nên tình trạng viêm amidan quá phát hốc mủ, viêm amidan áp xe rất nguy hiểm.

Những đối tượng dễ mắc viêm amidan

Viêm amidan là bệnh lý mà bất cứ đối tượng nào cũng không thể tránh khỏi. Do đó dù là trẻ em, người lớn hay phụ nữ có thai đều có nguy cơ mắc bệnh. Chính vì thế nên thường xuyên thăm khám sức khỏe để phát hiện sớm bệnh và ngăn chặn các biến chứng có thể xảy ra.
  • Viêm amidan cấp trẻ em
Viêm amidan ở trẻ em là tình trạng cha mẹ cần lưu ý. Bởi lẽ viêm amidan ở trẻ 6 tháng, viêm amidan ở trẻ dưới 1 tuổi sẽ có những biểu hiện bệnh không rõ ràng, thường xuyên quấy khóc khiến cha mẹ không xác định được chính xác nguyên nhân. Viêm amidan ở trẻ dưới 2 tuổi, viêm amidan ở trẻ 5 tuổi, viêm amidan ở trẻ 6 tuổi sẽ dễ dàng phát hiện hơn. Trẻ trong độ tuổi này thường gặp tình trạng viêm amidan gây ho, viêm amidan gây ù tai…
 
trẻ em bị viêm amidan
Trẻ em bị viêm amidan rất phổ biến

Cha mẹ cần chú ý chế độ dinh dưỡng đủ chất cho bé. Đồng thời giữa vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Viêm amidan bị sốt, viêm amidan có mủ ở trẻ phải kịp thời phát hiện để đưa bé đến gặp bác sĩ. Từ đó phòng tránh tình trạng viêm amidan biến chứng về sau.
  • Viêm amidan khi mang thai
Phụ nữ mang thai có thể gặp phải tình trạng viêm amidan cấp tính hoặc mãn tính. Ngoài ra cũng có thể mắc phải viêm amidan quá phát một bên (phổ biến là viêm amidan bên trái). Khi đó các thuốc dùng cho đối tượng này chỉ có tác dụng giảm viêm amidan. Hạn chế tối đa sử dụng kháng sinh, các loại kháng viêm mạnh.
Đặc biệt viêm amidan khi mang thai 3 tháng đầu cần được theo dõi sát. Giai đoạn này nếu dùng thuốc bừa bãi sẽ có nguy cơ thai chết lưu, sảy thai. Chị em nên chú ý giữ ấm cho cơ thể, tăng cường dinh dưỡng và hạn chế đến nơi đông người, nhiều khói bụi để phòng chống bệnh.
  • Viêm amidan ở người trưởng thành
Do tính chất công việc và môi trường sống, viêm amidan là căn bệnh phổ biến ở người trưởng thành. Bệnh có thể tiến triển từ giai đoạn cấp tính sang mãn tính. Nếu không điều trị tận gốc nguyên nhân gây bệnh sẽ âm thầm phát triển thành viêm amidan quá phát ở người lớn. Dẫn đến nhiễm trùng máu, nhiễm trùng hô hấp, tiết niệu rất nguy hiểm.

Những biến chứng của viêm amidan

Viêm amidan lâu ngày không được chữa trị đúng cách sẽ gây ra nhiều tác động tiêu cực cho sức khỏe con người. Những biến chứng có thể từ nhẹ đến nặng tùy theo sức khỏe của người bệnh cũng như mức độ bệnh. Những tác hại khôn lường do viêm amidan gây nên bao gồm:
  • Áp xe: tình trạng viêm amidan hốc mủ lâu ngày sẽ gây nên tình trạng sưng tấy, dẫn đến áp xe. Khối áp xe có thể xuất hiện ngay trên tổ chức của amidan. Ngoài ra nhiễm trùng còn tạo nên các túi mủ bên cạnh amidan dẫn tới áp xe peritonsillar.
  • Viêm họng liên cầu khuẩn: viêm amidan và viêm họng hạt có mối quan hệ khăng khít với nhau. Viêm amidan lâu ngày sẽ dẫn đến viêm họng gây đau rát, khó chịu kéo dài tại vùng họng. Viêm amidan khác viêm họng với những đặc điểm khác về tình trạng hô hấp, quan sát thấy amidan sưng phù, mưng mủ hoặc nổi hột đỏ.
  • Sỏi amidan: các vết lở loét do viêm nhiễm trên amidan khiến thức ăn dễ mắc vào vị trí này. Tại đây chúng bị vi khuẩn phân hủy gây lắng đọng tạo nên sỏi amidan.
  • Viêm khớp cấp tính: tác nhân gây viêm amidan cũng có thể gây bệnh trên các khớp gối, tay, chân, các ngón…
  • Viêm thận cấp, viêm cầu thận: biểu hiện thường gặp là phù chân, phù mặt.

áp xe miệng
Áp xe là biến chứng nguy hiểm của viêm amidan

Viêm amidan có tự khỏi không? Điều trị bệnh viêm cấp tính và mãn tính

Viêm amidan có tự khỏi không là câu hỏi của không ít người. Theo các bác sĩ chuyên khoa cho biết, viêm amidan cũng như các bệnh lý khác tại vòm họng. Bệnh cần được kiểm soát kịp thời mới có thể khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên nếu muốn bệnh tự bình phục mà không cần đến sự can thiệp của y khoa cần 2 điều kiện sau đây:
Bệnh phải được phát hiện sớm, bệnh nhân có những kiến thức cơ bản để chủ động phòng tránh các tác động xấu.
Người bệnh cần được chăm sóc dinh dưỡng phù hợp, nắm rõ viêm amidan nên ăn gì, viêm amidan kiêng gì, viêm amidan nên uống gì. Đồng thời xử lý tốt ổ viêm nhiễm đúng cách.
 

6 mẹo nhỏ phòng tránh viêm Amidan khi trời trở lạnh

Sử dụng các mẹo dân gian trong điều trị viêm amidan

Nếu không điều trị bằng thuốc, người bệnh có thể áp dụng một số mẹo dân gian. Các phương pháp này có thể làm giảm cơn đau đớn tại vùng hầu họng, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Súc miệng với nước muối: đây là cách sát khuẩn đường họng dễ thực hiện nhất. Đồng thời phương pháp này còn giảm bớt tình trạng sưng đau cho bệnh nhân. Ngoài ra giúp ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm khuẩn sang các vùng lân cận.
  • Viêm amidan uống nước gì? Hỗn hợp húng chanh và đường phèn là sự lựa chọn tuyệt vời. Hai thành phần này cũng có tác dụng sát khuẩn và làm dịu mát cổ họng. Lấy 20g húng chanh và 20g đường phèn chưng cất để dùng mỗi ngày.
  • Viêm amidan ăn gì? Hồng khô chứa polyphenol và catechin có tác dụng chống viêm vô cùng tốt. Nhai kỹ hồng khô sẽ giúp giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh.
  • Chữa viêm amidan bằng mật ong. Đây là một trong những sản phẩm tự nhiên có tác dụng sát khuẩn tốt. Pha mật ong với nước nóng sẽ cho hỗn hợp ấm cổ, giảm đau rát.
  • Nghệ tươi giã nhuyễn vắt lấy nước dùng dần hoặc ngào với đường phèn có tác dụng tốt trong chữa trị các bệnh đường hô hấp.

Súc miệng bằng nước muối giúp ngăn ngừa các bệnh lý vòm họng hiệu quả
Súc miệng bằng nước muối giúp ngăn ngừa các bệnh lý vòm họng hiệu quả

Các mẹo dân gian trên chỉ có tác dụng giảm nhẹ triệu chứng. Thực tế không có tác dụng tiêu diệt nguyên nhân gây bệnh. Vì hầu hết các trường hợp viêm amidan do vi khuẩn, virus hoặc nấm gây ra. Do đó nếu không điều trị tốt dễ tái đi tái lại và chuyển sang giai đoạn mãn tính. Chính vì thế nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để kịp thời điều trị bệnh.

Điều trị viêm amidan bằng thuốc

Viêm amidan uống thuốc gì sẽ được giải đáp qua phần sau đây. Đơn thuốc viêm amidan phải được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và chỉ định. Trước hết cần khám bên ngoài và chỉ định cận lâm sàng tìm chính xác nguyên nhân gây bệnh. Dựa vào đó sẽ lựa chọn viêm amidan uống kháng sinh gì? Thuốc điều trị viêm amidan kèm theo bao gồm những gì? Sau đây là những nhóm thuốc thường được chỉ định trong điều trị viêm amidan.
  • Kháng sinh thường dùng là nhóm Beta – Lactam, nhóm Macrolid… Thuốc cần được sử dụng xuyên suốt trong vòng 10-14 ngày tùy theo mức độ bệnh. Thuốc có tác dụng diệt khuẩn, ngăn chặn sự sinh sôi phát triển của tác nhân gây bệnh.
  • Nhóm thuốc giảm đau: đây là thành phần không thể thiếu toa thuốc viêm amidan. Các loại thuốc thường được sử dụng như paracetamol, Ibuprofen, aspirin… Khi dùng thuốc, bệnh nhân sẽ giảm được các triệu chứng khó chịu, đau đớn. Tuy nhiên thuốc viêm amidan loại aspirin cần thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ.
  • Thuốc giảm xung huyết, phù nề như: Alphachymotrypsin, amitase… Lưu ý với hoạt chất đầu tiên nên ngậm dưới lưỡi để phát huy nhanh tác dụng chống phù nề, giảm đau đớn.
  • Thuốc dùng tại chỗ: NaCl 0,9%, các dung dịch sát khuẩn khác ngậm trực tiếp.
  • Bên trên chỉ là những loại thuốc cơ bản trong việc điều trị bệnh. Những trường hợp trẻ nhỏ như viêm amidan trẻ 2 tuổi, viêm amidan trẻ 3 tuổi… cần được hiệu chỉnh lại liều dùng. Trường hợp viêm amidan mủ trẻ em cần kịp thời xử lý để tránh nhiễm khuẩn lây lan. Ngoài ra, cách điều trị viêm amidan cấp tính và mãn tính cũng khác biệt dựa vào tình trạng thực tế của bệnh. Nếu viêm amidan uống thuốc không khỏi phải tái khám sớm hơn để bác sĩ thay thuốc cho phù hợp. Điều trị dứt điểm viêm amidan ngoài trình độ chuyên môn của bác sĩ cũng cần kết hợp với việc tuân thủ điều trị của bệnh nhân.
 

điều trị viêm amidan bằng thuốc
Điều trị viêm amidan bằng thuốc

Thực hiện cắt amidan

Viêm amidan nên làm gì? Viêm amidan mãn tính có nên cắt không? Hay viêm amidan 1 bên có nguy hiểm không? Viêm amidan không cắt có sao không? Hầu hết người mắc bệnh đều lo lắng và sợ hãi phương pháp phẫu thuật. Tuy nhiên đây là biện pháp cuối cùng để bảo vệ sức khỏe người bệnh nếu bệnh chuyển biến nặng hơn. Bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật hay nạo viêm amidan trong những trường hợp sau đây:
  • Khó thở khi ngủ
  • Thở khó khăn trong lúc bình thường
  • Cảm thấy khó nuốt, đặc biệt là khi ăn thực phẩm dai, cứng.
  • Các ổ áp xe amidan không được cải thiện khi dùng kháng sinh bậc cao nhất.

cắt amidan
Cắt amidan trong những trường hợp điều trị bằng thuốc không khỏi

Trong tình trạng này, viêm amidan phải làm sao? Chỉ còn cách duy nhất là thực hiện phẫu thuật cắt bỏ. Hiện nay phương pháp này được thực hiện bằng nhiều thiết bị tiên tiến. Hầu hết không đáng sợ cũng như không gây đau đớn quá nhiều cho bệnh nhân. Sau khi điều trị, bệnh nhân sẽ được nghỉ ngơi, chỉ định thêm thuốc để vết thương lành hẳn. Phương pháp giúp giải quyết triệt để và nhanh chóng chứng viêm amidan. Tuy nhiên không nên chỉ định phẫu thuật trong những trường hợp sau:
  • Bệnh nhân bị rối loạn đông máu
  • Phụ nữ mang thai
  • Trẻ 3 tuổi viêm amidan hoặc nhỏ hơn nên cân nhắc phẫu thuật
  • Người mắc bệnh mãn tính chưa được điều trị ổn định

Hướng dẫn chế độ ăn uống cho người viêm amidan

Viêm amidan ăn uống như thế nào cũng là thắc mắc của nhiều người. Việc xây dựng cho mình một chế độ ăn hợp lý sẽ giúp bệnh nhanh chóng hồi phục. Ngoài ra tăng cường sức đề kháng cho cơ thể chống chọi với những biến chứng của bệnh. Sau đây bài viết xin trình bày những thực phẩm người bệnh amidan nên bổ sung:
  • Viêm amidan ăn trái cây gì? Người bệnh nên bổ sung nhiều trái chưa chứa vitamin C như Bơ, xoài, cam,… Ngoài ra cũng có thể thay đổi và bổ sung các loại hoa quả có màu sắc đậm khác như dâu, mận, đu đủ, táo…
  • Viêm amidan ăn cháo gì? Cháo là loại thức ăn rất tốt cho người mắc bệnh. Vì dễ tiêu hóa và chứa đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Người bệnh nên ăn cháo với đầy đủ thịt, cá, rau ngót, bắp cải, súp lơ, ngó sen…
  • Viêm amidan uống gì hết? Các hỗn hợp giữa gừng, nghệ, chanh, tắc, sả là sự lựa chọn hoàn hảo. Các thức uống có tác dụng sát khuẩn tốt giúp người bệnh xoa dịu các cơn đau rát.
  • Người bị viêm amidan phải kiêng gì? Ngoài việc bổ sung các thực phẩm kể trên. Người bệnh cũng cần kiêng dùng đồ ăn cay nóng, rượu bia, các chất kích thích, đồ ăn sống, đồ ăn có gas…
  • Viêm amidan uống nước dừa được không? Bạn vẫn có thể sử dụng nước dừa để bổ sung thêm kali hỗ trợ tốt cho đường tiết niệu, đường tiêu hóa.

chế độ ăn uống của người mắc bệnh viêm amidan
Người bệnh nên bổ sung dinh dưỡng như thế nào?

Cách phòng tránh bệnh viêm amidan như thế nào?

Viêm amidan có thể được điều trị khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên nếu không được phát hiện sớm sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cơ thể. Do vậy người bệnh cần chủ động phòng bệnh qua những cách sau đây:
  • Vệ sinh sạch sẽ tai mũi họng thường xuyên
  • Sử dụng khẩu trang khi đến nơi có nhiều bụi bẩn, môi trường độc hại
  • Tránh sử dụng chung đồ dùng ăn uống, tránh ăn uống chung với người khác
  • Tránh sử dụng chung vật dụng cá nhân với người khác
  • Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể
  • Che miệng khi ho hoặc hắt hơi và rửa tay sạch sau đó
Như vậy là những thông tin như viêm amidan là bệnh gì, hay viêm amidan có tự khỏi không đã được trình bày qua bài viết trên. Chúng tôi mong rằng đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích về bệnh. 
Thiết kế và phát triển website bởi Kenhdichvu.vn