Tin tức - Sự kiện

Viêm V.A ở trẻ nhỏ - Bệnh lý tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm

Trẻ mới sinh ra do sức đề kháng rất yếu nên dễ mắc phải một số bệnh lý. Một trong những căn bệnh phổ biến thường gặp ở trẻ nhỏ hiện nay là viêm VA. Vậy bệnh viêm VA là như thế nào? Viêm VA có tự khỏi không? Và bệnh viêm V.A ở trẻ nhỏ có nguy hiểm không? Ở bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp “tần tần tật” các vấn đề trên đến bạn đọc. Đồng thời, thông tin thêm những phương pháp điều trị bệnh viêm VA hiệu quả nhất.
MỤC LỤC BÀI VIẾT

V.A là gì?

V.A là tên viết tắt của cụm từ tiếng Pháp “Végétations Adénoides”. Đây là một tổ chức Lympho nằm ở vòng họng trẻ em. Khi thở, không khí sẽ vào mũi, đi qua VA rồi mới đến phổi. Theo chia sẻ của các chuyên gia y tế cho biết, VA là một phần thuộc vòng bạch huyết Waldeyer gồm: V.A, Amidan vòi, Amidan lưỡi. Vòng Waldeyer bao quanh đường thở và đường lưỡi, được xem là “hàng rào vệ sĩ” để bảo cơ thể trẻ bởi sự tấn công của các loại virus, vi khuẩn vào từ đường mũi và đường miệng.
Những “vệ sĩ” tế bào bạch cầu tại VA có chức năng là “canh gác”, “nhận diện” và “xử lý” vi khuẩn xâm nhập vào cơ quan này. Các tế bào sau khi nhận diện sẽ tạo ra kháng thể lan tỏa khắp mọi nơi ở vùng mũi họng để “làm nhiệm vụ”. Đó là tự động vô hiệu hóa vi khuẩn và tiêu diệt chúng ngay lập tức. Từ đó, tránh gây ra tình trạng viêm nhiễm và tổn thương ở vòng họng của trẻ nhỏ.
 
Viêm VA là bệnh lí thường gặp ở trẻ em
Viêm VA là bệnh lý thường gặp ở trẻ em hiện nay

Ở một trẻ khỏe mạnh, VA thường chỉ dày khoảng 4mm đến 5mm và không gây cản trở đường thở. Mặc dù khá mỏng nhưng nhờ cấu tạo xếp theo hình lá nên diện tiếp xúc của VA với bên ngoài rất rộng để làm nhiệm vụ tốt hơn.
Từ khi trẻ sinh ra, VA đã hình thành với kích thước rất nhỏ. Đến 6 tháng tuổi, VA dần phát triển to hơn để thực hiện vai trò là tạo ra hệ miễn dịch, tiêu diệt vi khuẩn có hại. Cho đến khoảng 9 đến 10 tháng tuổi, V.A sẽ teo dần và chỉ còn dấu vết ở tuổi dậy thì.

Nguyên nhân gây viêm VA ở trẻ nhỏ

Theo thống kê của chuyên gia nhi khoa, số lượng trẻ nhỏ mắc bệnh viêm VA ngày một tăng cao. Bởi vì, nguyên nhân khiến cho trẻ bị bệnh học viêm VA có rất nhiều, từ nguyên nhân khách quan cho đến nguyên nhân chủ quan của bố mẹ. Cụ thể:
  • VA là 1 trong 5 thành phần cấu trúc của Lympho họng, bảo vệ cho trẻ khỏi các nầm móng gây bệnh đi qua đường thở. Do đó, VA phải đối mặt trực tiếp với các loại vi khuẩn và virus nguy hiểm. Chỉ cần sức đề kháng của trẻ suy yếu hay VA hoạt động quá tải sẽ dễ gây ra tình trạng viêm nhiễm. Lúc này, bạch cầu sản sinh không đủ để chống chọi với vi khuẩn, giúp vi khuẩn có cơ hội cư trú, sinh sôi và lây lan sang các cơ quan lân cận. Như vậy, sau nhiều lần nhiễm trùng, VA có thể trở thành một ổ chứa vi khuẩn lớn và khiến cho bệnh viêm V.A ở trẻ nhỏ tái phát nhiều lần.
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị viêm VA
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ nhỏ bị viêm V.A
  • VA nằm ở phía sau mũi và trên cơ quan lưỡi gà. Đây là vùng đặc biệt khó thấy ở trẻ khi thực hiện thăm khám lâm sàng hay kiểm soát thông thường nên dễ bỏ sót và không phát hiện sớm bệnh viêm VA ở trẻ.
  • Việc bố mẹ không tuân thủ thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa có thể vô tình khiến con mắc bệnh viêm V.A. Thêm vào đó, những thói quen áp dụng các mẹo chữa bệnh chưa được chứng thực về mức độ hiệu quả và an toàn làm cho bệnh không chỉ không được chữa khỏi mà ngày càng nặng thêm. Hoặc gây ra hiện tượng kháng kháng sinh, bệnh dai dẳng từ năm này qua năm khác.
  • VA có khả năng đặc biệt là tạo ra các chất màng bao bọc xung quanh tổ chức này. Bình thường, VA có thể làm rất tốt việc bảo vệ hô hấp và sức khỏe của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nếu chẳng may gặp vấn đề, bị viêm nhiễm thì chính khả năng đặc biệt của VA lại ngăn cản hiệu quả của thuốc. Cho nên, khi bố mẹ tự ý cho con dùng thuốc không đúng theo toa, đơn thuốc của chuyên gia y tế sẽ gây ảnh hưởng đến việc điều trị của bác sĩ.

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh viêm VA

Trẻ nhỏ mới sinh ra, hệ miễn dịch còn rất yếu và dễ bị vi khuẩn tấn công. Cho nên khó tránh khỏi mắc bệnh viêm VA. Tuy nhiên, căn bệnh này có thể điều trị tận gốc bằng nhiều phương pháp đơn giản nếu như bố mẹ để ý, sớm phát hiện bệnh ở trẻ và đưa con đến gặp chuyên gia y tế kịp thời. Theo đó, bộ mẹ có thể nhận biết bệnh thông qua các biến chứng viêm VA sau:

Triệu chứng của bệnh viêm V.A ở trẻ nhỏ cấp tính

  • Trẻ có biểu hiện sốt cao từ 38oC đến 39oC, đôi khi sốt cao đến 40oC hoặc không sốt.
  • Triệu chứng của bệnh viêm V.A ở trẻ nhỏ điển hình nhất là ngạt mũi, ngạt nặng dần và ngạt từ một bên rồi cả hai bên mũi.
  • Trẻ gặp khó khăn khi thở, thường phải há miệng để thở và thở khụt khịt hoặc nói giọng mũi.
  • Chảy nước mũi ra phía trước và xuống dưới họng. Lúc đầu nước mũi có màu trong nhưng về sau lại chuyển sang màu đục. Khi bệnh càng nặng và không điều trị viêm VA cấp tính dứt khoát, tình trạng chảy mũi càng tăng.
  • Trẻ có biểu hiện bỏ bú hoặc bú ngắt quãng do không thể thở được.
  • Trẻ thường xuyên quấy khóc, biếng ăn, cơ thể lừ đừ và bị tiêu chảy.
Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm VA ở trẻ nhỏ
Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm VA ở trẻ nhỏ

Triệu chứng của bệnh viêm V.A ở trẻ nhỏ mãn tính

Viêm VA mãn tính là tình trạng biến chứng của viêm VA cấp tính không được chữa trị kịp thời. Ở giai đoạn này, trẻ sẽ có những biểu hiện như:
  • Vì viêm VA mãn tính là dạng viêm kéo dài nên thường có triệu chứng nghẹt mũi và chảy nước mũi nhiều.
  • Nước mũi đặc, có mủ và chảy suốt ngày, không có biểu hiện thuyên giảm dù mẹ cho trẻ uống các loại thuốc điều trị nghẹt mũi. Nếu VA bị viêm bởi loại trực khuẩn mủ xanh thì nhầy mũi sẽ có màu xanh (được gọi là thò lò mũi xanh).
  • Do nghẹt mũi cả ngày lẫn đêm nên trẻ khó thở, thường xuyên thở bằng miệng.
  • Xuất hiện thêm các triệu chứng ngủ ngáy to và thỉnh thoảng có cơn ngừng thở.

Viêm V.A có nguy hiểm không?

Vì bộ phận này đảm nhiệm vai trò hết sức quan trọng đối với sức khỏe của trẻ. Cho nên, khi mắc bệnh viêm VA, sức để kháng của trẻ suy giảm trầm trọng, dẫn đến cơ thể suy nhược, thậm chí là tăng nguy cơ tử vong. Chính vì vậy mà các chuyên gia y tế luôn khuyến cáo đến bố mẹ, nếu trẻ có biểu hiện của viêm V.A thì hãy ngay lập tức đưa con đến cơ sở y tế để thăm khám sớm.
 
Viêm VA gây ho
Viêm VA gây ra hiện tượng khó thở, nghẹt mũi và ho dai dẳng ở trẻ

Bên cạnh đó, nếu bố mẹ không đưa trẻ đến gặp chuyên gia y tế để tiến hành các cách điều trị viêm VA, trẻ có khả năng mắc một số bệnh sau:
  • Viêm xoang, viêm tai giữa: viêm VA mãn tính không điều trị sẽ biến chứng thành bệnh viêm xoang và viêm tai giữa.
  • Viêm đường hô hấp: về lâu dài, bệnh viêm V.A ở trẻ nhỏ có thể khiến cho đường hô hấp gặp các vấn đề như viêm thanh quản (giọng khàn khi nói), viêm phế quản (sau vài ngày sốt cao, chảy mũi và ho, phế quản của trẻ bị tổn thương).
  • Viêm mũi, họng: do nghẹt mũi kéo dài, vi khuẩn cộng sinh trong mũi sẽ phát triển, trở thành vi khuẩn gây nên bệnh viêm mũi, họng.
  • Trẻ chậm phát triển: viêm VA cấp ở trẻ em kéo dài có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất lẫn trí tuệ của trẻ nhỏ.

Hướng dẫn chăm sóc cho trẻ bị bệnh viêm VA

Khi trẻ bị viêm VA, bố mẹ hãy lưu ý những hướng dẫn chăm sóc con từ chuyên gia y tế sau đây để giúp bệnh được cải thiện và bé mau khỏe mạnh trở lại:

Hạ sốt

Viêm VA sốt bao lâu? Thường thì trẻ sốt trong vài ngày. Khi trẻ sốt cao mà chưa kịp đưa con đi khám thì bố mẹ nên dùng khăn sạch và nhúng vào nước ấm để lau toàn bộ cơ thể. Nhất là các vị trí như nách, bẹn và cổ. Đồng thời, dùng một khăn ấm vắt khô nước đặt lên trán của trẻ. Bố mẹ tuyệt đối không được dùng nước lạnh để chườm hoặc đắp lên trán. Bởi vì, điều này sẽ cản trở sự thoát nhiệt ra bên ngoài.

Vệ sinh mũi họng

Trong trường hợp, trẻ bị ngạt mũi nhẹ và dịch mũi lỏng thì bố mẹ có thể lau rửa mũi ngay bằng khăn mềm. Nhưng nếu dịch mũi đặc, có gỉ mũi thì hãy nhỏ từ 2 đến 3 giọt nước muối sinh lý vào hai bên lỗ mũi. Đợi một lúc cho gỉ mũi mềm ra, bố mẹ dùng tay nhẹ nhàng day mũi để gỉ bong ra. Nếu có quá nhiều dịch mũi, bố mẹ nên dùng dụng cụ hút mũi. Tuy nhiên, phụ huynh không nên lạm dụng thiết bị này vì dụng cụ hút mũi có thể tạo ra áp lực gây tổn thương lớp niêm mạc ở mũi của trẻ.
 
Chăm sóc trẻ bị viêm VA
Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị viêm VA đúng cách
 

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học cho trẻ viêm VA

Ở trẻ mắc bệnh viêm VA, bố mẹ nên sử dụng các loại thức ăn giàu chất dinh dưỡng, dễ nuốt và dễ tiêu hóa. Đồng thời, cho trẻ ăn theo sở thích, chia nhỏ thành nhiều bữa trong ngày và số lượng mỗi bữa ít hơn so với bình thường. Không nên ép trẻ ăn hết khẩu phần mà bố mẹ đã chuẩn bị.
Ngoài ra, để trẻ bớt ho, bố mẹ hãy cho bé dùng quất hấp mật ong, gừng, chanh hoặc hoa hồng hấp đường.

Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Bố mẹ không nên tự ý mua thuốc điều trị viêm VA ở trẻ em mà chưa có sự đồng ý của chuyên gia y tế. Việc tự dùng thuốc kháng sinh có thể gây ra nhiều tác dụng phụ và đe dọa đến tính mạng của trẻ. Do đó, tốt nhất bố mẹ hãy nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để thăm khám. Sau khi tiến hành kiểm tra và thực hiện các xét nghiệm cần thiết, bác sĩ chuyên khoa sẽ kê đơn thuốc để chữa trị tận gốc căn bệnh này.

Phương pháp trị dứt điểm viêm VA

Để áp dụng phương pháp điều trị bệnh phù hợp, chuyên gia y tế cần dựa vào nguyên nhân gây bệnh, hình ảnh viêm VA ở mức độ nặng hay nhẹ và thể trạng của trẻ nhỏ. Các hình ảnh của bệnh viêm V.A ở trẻ nhỏ sẽ được tiến hành thông qua kỹ thuật nội soi tai mũi họng bằng đường miệng và đường mũi. Từ những hình ảnh hiển thị trên máy nội soi tai mũi họng, bác sĩ có thể đánh giá được kích thước của VA và chẩn đoán bệnh đang ở giai đoạn nào.
 
Điều trị viêm VA bằng thuốc
Điều trị bằng thuốc khi bệnh viêm VA mới hình thành

Đối với viêm VA cấp tính, chuyên gia y tế thường chỉ định điều trị nội khoa phối hợp uống các loại thuốc có tác dụng kháng sinh và kháng viêm. Việc cho trẻ sử dụng thuốc cần được tuân thủ theo yêu cầu của bác sĩ. Bố mẹ không được tự ý ngưng thuốc hay mua thuốc bên ngoài mà chưa thông qua ý kiến của bác sĩ phụ trách.
Còn đối với tình trạng viêm VA mãn tính, tùy thuộc vào mức độ mà bác sĩ có thể chỉ định nạo VA cho trẻ. Cụ thể trường hợp sẽ tiến hành cách điều trị viêm VA bằng phương pháp nạo:
  • VA bị nhiễm trùng và tái phát trên 5 lần trong một năm.
  • Xuất hiện nhiều biến chứng gây nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ.
  • VA quá phát, phình to gây nghẹt mũi kéo dài. Khi dùng thuốc để điều trị không cho kết quả khả quan và trẻ có biểu hiện ngừng thở khi đi ngủ, khó nói.

Nạo VA có nguy hiểm không?

Với vấn đề nạo VA có nguy hiểm không? Đây là thắc mắc chung của các bậc phụ huynh khi được bác sĩ yêu cầu thực hiện phương pháp này để giúp trẻ mau chóng khỏe mạnh trở lại.
Nạo VA là một thủ thuật ngoại khoa đơn giản, có thể thực hiện khi trẻ đã được gây tê hoặc gây mê tại chỗ. Đồng thời, quy trình nạo VA chỉ diễn ra trong vòng vài phút và bệnh nhi có thể về nhà sau nửa giờ. Sau khi nạo VA, trẻ vẫn ăn uống bình thường và không cần kiêng nói.
 
Nạo VA là phương pháp điều trị an toàn
Nạo VA là phương pháp điều trị bệnh viêm VA ở trẻ an toàn

Nếu là phẫu thuật gây mê thì ca mổ kéo dài khoảng 30 phút đến 60 phút. Còn nếu gây tê tại chỗ thì chỉ mất tầm 10 phút. Lúc này, VA được cắt bỏ, nạo qua đường miệng nên không để lại các vết sẹo ở mặt và cổ của trẻ.
Dù nạo VA là một phương pháp an toàn, thực hiện không quá phức tạp nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm. Những tai biến của thủ thật này có khả năng xuất hiện cao khi thực hiện phẫu thuật sai cách hoặc bác sĩ tay nghề còn non kém.
  • Nhiễm trùng, mất nước, đau đớn kéo dài hoặc liền thương chậm: trong trường hợp này, trẻ cần nhập viện trở lại để truyền dịch và kiểm soát các cơn đau khó chịu.
  • Chảy máu: ở một số trường hợp, trẻ bị chảy máu liên tục và với số lượng nhiều.
  • Một số trẻ sau khi phẫu thuật nạo VA thay đổi giọng nói tạm thời vì có quá nhiều không khí thoát ra đằng mũi.
  • Trẻ có thể bị thoát đồ ăn lỏng hoặc đặc qua mũi khi ăn uống. Thường những biểu hiện này chỉ xuất hiện trong vài ngày và chấm dứt hẳn. Nhưng nếu chúng kéo dài dai dẳng 4 tuần đến 6 tuần thì bố mẹ cần đưa con đến gặp bác sĩ ngay.
Hy vọng với những thông tin mà Việt Nhật chia sẻ ở trên đã giúp bố mẹ hiểu hơn về căn bệnh viêm V.A ở trẻ nhỏ, cũng như điều trị bệnh viêm VA bằng phương pháp nào an toàn? Viêm VA có nên nạo không? Để từ đây, bố mẹ có thể yên tâm hơn khi con chẳng may bị viêm VA cấp.
Thiết kế và phát triển website bởi Kenhdichvu.vn