Tin tức - Sự kiện

Ngáy khi ngủ có nguy hiểm không? Ngủ ngáy to phải làm sao?

Ngủ ngáy là hiện tượng quen thuộc và thường gặp ở mọi lứa tuổi hiện nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu đúng về ngáy ngủ là như thế nào? Ngủ ngáy tốt hay xấu? Và ngủ ngáy to phải làm sao? Chính vì vậy mà ở bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ thông tin “tất tần tật” đến bạn đọc về tình trạng ngáy ngủ. Đồng thời, chia sẻ đến những người đang có triệu chứng ngủ ngáy to và nhiều một số cách khắc phục hiện tượng này.
MỤC LỤC BÀI VIẾT

Hiện tượng ngủ ngáy là gì?

Ngáy ngủ hay còn được gọi là ngáy khi ngủ, một hiện tượng không còn xa lạ với mọi người hiện nay. Có thể hiểu một cách đơn giản về triệu chứng này là trong lúc ngủ, bạn sẽ hít vào một lượng không khí. Lượng không khí này sẽ đi qua mũi hoặc miệng rồi vào phổi và thở ra một cách tự nhiên. Nếu vùng hầu họng bị hẹp sẽ khiến cho lượng không khí hít vào đi qua một vùng hẹp hơn. Lúc này, các mô niêm mạc xung quanh bị tác động, rung lên và tạo ra âm đạo. Âm thanh này có thể là tiếng khàn khàn hay khò khè, phát ra từ mũi hoặc miệng nên được gọi là ngủ ngáy bằng mũi, ngủ ngáy bằng miệng.
 
Ngủ ngáy là hiện tượng thường gặp
Ngủ ngáy là hiện tượng thường gặp ở mọi lứa tuổi

Trong một số nghiên cứu gần đây đã chứng minh, nam giới có hiện tượng ngủ ngáy nhiều hơn so với phái nữ. Cụ thể, tỷ lệ ngủ ngáy ở nam là khoảng 70%, trong khi đó nữ giới có thói quen ngủ ngáy chỉ khoảng 50%.

Nguyên nhân gây tình trạng ngủ ngáy

Ngủ ngáy không phải là tình trạng hiếm gặp, ngay cả trẻ nhỏ cũng có hiện tượng ngủ ngáy nhiều. Và nhiều người vẫn lầm tưởng ngủ ngày nhiều chính là nguyên nhân gây ra hiện tượng ngủ ngáy. Tuy nhiên, theo chia sẻ từ các chuyên gia y tế cho biết, có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến triệu chứng ngủ ngáy nhiều. Từ nguyên nhân xuất phát từ các thói quen không tốt cho đến đó là dấu hiệu cảnh báo cơ quan phổi và họng đang gặp các vấn đề.
 
  • Do di truyền: Tiền sử trong gia đình bạn có người từng mắc bệnh ngủ ngáy to kéo dài như: bố mẹ, ông, bà, anh, chị… thì khả năng bạn mắc bệnh này cao.
  • Lạm dụng chất kích thích: Người thường xuyên hút thuốc lá với số lượng quá nhiều có nguy cơ bị ngủ ngáy to rất cao. Bởi vì, khói thuốc lá đi vào cổ họng, kích thích gây sưng đau và tiết ra nhiều chất nhầy. Từ đây dẫn đến tình trạng đường thở bị thu hẹp lại và có biểu hiện ngáy khò khè. Bên cạnh đó, những người uống rượu, bia thường ngủ say mê mệt và phát ra tiếng ngáy. Nguyên nhân là do những chất cồn này có tác dụng làm giãn cơ xung quanh đường thở, gây cản trở không khí đi vào phổi.
Có nhiều nguyên nhân gây ngáy to
Có nhiều nguyên nhân gây ra triệu chứng ngáy to khi ngủ
  • Tăng cân đột ngột: Nếu cân nặng tăng lên nhanh chóng trong một thời gian ngắn cũng có thể khiến cho hiện tượng ngủ ngáy xuất hiện. Nguyên do là việc tăng cân mất kiểm soát làm cho lớp mỡ bám vào cổ họng dày lên, gây chèn ép đường thở. Từ đây khiến cho không khí đi vào phổi gặp khó khăn và tạo nên tiếng ngáy to.
  • Ngủ sai tư thế: Khi nằm ngủ với tư thế ngửa sẽ làm cho lưỡi, hàm miệng bị tụt ra phía sau và làm hẹp đường thở.
  • Do tuổi tác: Ở người giá, trương lực cơ ngày một yếu dần, làm thả lỏng các mô mềm xung quanh đường thở. Và đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho đường thở bị hẹp và gây ra tiếng ngáy khi ngủ.
  • Mắc bệnh viêm Amidan: Những người đang mắc phải căn bệnh viêm Amidan mãn tính thì khó tránh khỏi xuất hiện tình trạng ngủ ngáy. Vì căn bệnh này làm cho hai tuyến Amidan sưng tấy lên với kích thước khá to, có khi gần sát vào nhau ở đường giữa họng, làm cho đường thở trở nên hạn hẹp hơn.
Ngáy khi ngủ có nguy hiểm không? Ngủ ngáy to phải làm sao? Xem thêm: Viêm amidan là bệnh gì? Viêm amidan có tự khỏi không?

Ngủ ngáy nhiều có nguy hiểm không?

Hầu hết, ai ai cũng có suy nghĩ rằng, ngủ ngáy là hiện tượng hết sức bình thường và không gây ra nguy hiểm đối với sức khỏe. Thực tế, bạn không được chủ quan nếu bản thân hay người bên cạnh có triệu chứng ngủ ngáy to. Vì triệu chứng này tiềm ẩn rất nhiều biến chứng nghiêm trọng. Vậy, ngủ ngáy nhiều có sao không? Ngủ ngáy nhiều gây ra nguy hiểm gì?

Ảnh hưởng đến người xung quanh

Ngủ ngáy ảnh hưởng giấc ngủ người khác
Ngủ ngáy gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của người xung quanh

Vì tiếng ngáy khò khè của bạn kéo dài cả đêm sẽ làm cho người ngủ bên cạnh tỉnh giấc và không thể nào ngủ lại được. Mà việc mất ngủ thường xuyên gây nguy hại rất lớn đối với sức khỏe của con người. Bên cạnh đó, có thể do bạn ngủ ngáy to làm cho đối phương cảm thấy khó chịu và bực bội, dẫn đến mối quan hệ vợ chồng, bạn bè, người thân… bị rạn nứt.

Tăng nguy cơ mất ngủ kéo dài

Ngáy khi ngủ là do phần niêm mạc của cuống họng làm nghẹt khí quản hay lá phổi khiến cho não bộ bị thiếu oxy. Lúc này, não bộ sẽ phát ra tín hiệu làm giãn nở cuống họng và khí quản với mục đích là giúp quá trình lưu thông không khí trở lại bình thường như trước. Tuy nhiên, nếu những rối loạn này diễn ra thường xuyên và kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của người bệnh. Vì thế, bạn đừng nghĩ rằng ngủ ngáy là ngủ sâu. Có đôi khi người ngủ ngáy không thể chìm vào giấc ngủ được.

Ảnh hưởng nặng nề đến sinh hoạt và công việc

Giấc ngủ bị ngắt quãng khiến người bệnh tỉnh dậy lúc nửa đêm và khó ngủ trở lại, làm cho não bộ cùng các cơ quan trong cơ thể không được nghỉ ngơi. Vì thế, vào ngày hôm sau, người bệnh sẽ có biểu hiện mệt mỏi, buồn ngủ và không thể tập trung vào công việc. Sau một thời gian dài, nếu không tìm cách khắc phục chứng ngủ ngáy sớm và dứt khoát, người bệnh có thể bị suy giảm trí nhớ.
 
Ngáy khi ngủ gây nhiều biến chứng nguy hiểm
Ngáy khi ngủ có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm

Đây là hệ lụy trầm trọng nhất mà người có triệu chứng ngủ ngáy không điều trị kịp thời phải đối mặt. Đó là những căn bệnh: huyết áp cao, bệnh nhồi máu cơ tim, suy tim, tai biến mạch máu não, rối loạn nhịp tim… đặc biệt nhất là bệnh đột tử khi ngủ. Căn bệnh này có thể khiến cho bệnh nhân ngưng thở đột ngột bất cứ lúc nào và dẫn đến tử vong. Vì vậy, bạn không nên chủ quan đối với chứng bệnh này, khi có dấu hiệu của bệnh nên tìm hiểu về ngủ ngáy và cách điều trị càng sớm càng tốt.

Ngủ ngáy to phải làm sao? - Kinh nghiệm chữa ngủ ngáy

Với những tác hại kể trên, chuyên gia y tế luôn khuyến cáo đến người bệnh, nếu có triệu chứng của ngủ ngáy to thì hãy chữa trị ngay lập tức. Căn bệnh này không phải là bệnh phức tạp và có thể điều trị triệt để bằng nhiều cách khác nhau. Vậy ngủ ngáy to phải làm sao? Ngủ ngáy chữa bằng cách nào hiệu quả nhất?
Khi nhận thấy bản thân có hiện tượng ngủ ngáy thì bạn hãy bắt đầu bằng cách thay đổi một số thói quen sinh hoạt hằng ngày để giảm ngủ ngáy:
  • Không uống rượu bia: Trước khi đi ngủ, bạn nên tránh uống rượu bia và những thức uống có cồn vì các chất kích thích sẽ gây ảnh hưởng đến trương lực cơ, bao gồm cả cơ cổ họng.
  • Thay đổi tư thế khi ngủ: Nếu ngủ ngửa có thể gây ra ngủ ngáy và bệnh càng nặng hơn thì bạn hãy thay đổi sang nằm nghiêng hoặc nằm thẳng. Các tư thế này sẽ chống ngủ ngáy hiệu quả tức thì.
  • Bỏ hẳn thuốc lá: Việc cai thuốc lá không chỉ giúp cải thiện tình trạng ngủ ngáy mà còn ngăn chặn các bệnh lý về phổi và đường hô hấp.
  • Giảm cân: Ngủ ngáy làm sao hết? Câu trả lời tốt nhất là giảm cân. Ở người thừa cân, béo phì thường có nguy cơ ngủ ngáy cao. Do đó, nếu nguyên nhân khiến bạn bị ngủ ngáy là do cân nặng thì hãy thực hiện các phương pháp giảm cân. Lưu ý, bạn nên áp dụng các cách giảm cân khoa học và đảm bảo cho sức khỏe.
Rèn luyện thể thao khắc phục ngủ ngáy
Rèn luyện thể thao là cách khắc phục triệu chứng ngủ ngáy hiệu quả
  • Xây dựng thói quen nghỉ ngơi lành mạnh: Ngủ ngáy to phải làm sao? Những người có hiện tượng ngủ ngáy sẽ luôn trong tình trạng thiếu ngủ và mệt mỏi. Cách khắc phục vấn đề này hữu hiệu nhất là rèn luyện thói quen ngủ đúng giờ và ngủ đủ giấc.
  • Tránh xa thuốc an thần: Ngủ ngáy làm sao cho hết? Thường những người mắc bệnh ngủ ngáy có triệu chứng khó ngủ nên họ tìm đến thuốc an thần. Đây là một hành động không nên, bởi vì thuốc an thần sẽ làm giảm trương lực cơ vòng họng. Từ đó, không chỉ khiến bệnh được chữa khỏi và ngày càng nặng hơn.
  • Tạo nên không gian nghỉ ngơi trong lành: Ngủ ngáy phải làm gì? Đó là thường xuyên thay đổi ga giường, vỏ khối và giữ gìn vệ sinh phòng ngủ. Việc vệ sinh không gian nghỉ ngơi sạch, ngăn nắp sẽ giúp bạn thư giãn và có được một giấc ngủ ngon hơn. Cũng như khắc phục được triệu chứng ngủ ngáy to.
  • Ngủ ở vị trí đầu cao: Đối với người ngủ ngáy nên gối cao hay thấp? Nên kê gối cao để giúp đường thở được khai thông tốt hơn.
  • Sử dụng miếng dán cánh mũi: Nếu bạn đang lo lắng ngủ ngáy to phải làm sao cho hết? Thì có thể dùng miếng dán cánh mũi. Do ngủ ngáy xảy ra khi đường hô hấp bị hẹp hoặc tắc nghẽn. Vì vậy, người bệnh có thể sử dụng miếng dán cánh mũi để giúp đường thở qua mũi được lưu thông dễ dàng hơn.
  • Thay đổi thói quen ăn uống: Ăn gì trị ngủ ngáy? Đó là ăn nhiều thực phẩm rau xanh, trái cây tươi và hạn chế thức ăn chế biến từ bơ sữa. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên ăn quá nhiều vào buổi tối, nhất là trước khi đi ngủ.
  • Sử dụng thiết bị nâng hàm: Ngủ ngáy cũng có thể xảy ra khi lưỡi ngăn cản không khí ra vào ở phần cuối cổ họng lúc ngủ. Nên dùng thiết bị nâng làm dưới để nâng lưỡi lên trong lúc ngủ sẽ giúp cải thiện tình trạng phát ra âm thanh ngáy khò khè.
  • Thể dục thể thao: Đáp án tốt nhất cho thắc mắc ngủ hay ngáy phải làm sao là tham gia vào các bài tập thể dục. Việc thường xuyên rèn luyện thể thao vừa giúp giảm cân vừa tăng lượng oxy cung cấp đến não. Từ đó, cải thiện tình trạng ngủ ngáy hiệu quả và nâng cao sức khỏe của bản thân.
  • Uống nhiều nước: uống nước đủ 1.5 lít đến 2 lít mỗi ngày cũng là biện pháp giúp giảm triệu chứng ngáy khi ngủ hữu hiệu.
Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ ở trong bài đã giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây ra triệu chứng ngáy khi ngủ và mức độ nghiêm trọng của bệnh lý này gây ra khi không được điều trị sớm. Đặc biệt là nắm rõ về ngủ ngáy to phải làm sao, để từ đó tránh gây ảnh hưởng đến mọi người xung quanh và ngăn chặn biến chứng của bệnh xảy ra. Hãy thường xuyên tham khảo các bài viết về sức khỏe của Việt Nhật - đơn vị chuyên cung cấp các dòng sản phẩm thiết bị y tế như máy soi tai mũi họng - để tự trang bị cho bản thân những biện pháp tốt nhất để bảo vệ sức khỏe nhé.
Thiết kế và phát triển website bởi Kenhdichvu.vn