Tin tức - Sự kiện

Viêm tai giữa là bệnh gì? Viêm tai giữa có lây không?

Viêm tai giữa là bệnh lý không quá nguy hiểm đến tính mạng con người. Tuy nhiên nếu bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng về tai đáng lo ngại. Viêm tai giữa ở trẻ em có tỷ lệ cao hơn ở người lớn, bệnh là một trong những vấn đề đường về hô hấp trên khá phổ biến. Vậy viêm tai giữa có lây không? Điều trị bệnh như thế nào? Hãy cùng https://tapdoanytevietnhat.com/ tìm hiểu qua bài viết này.
MỤC LỤC BÀI VIẾT

Tìm hiểu bệnh viêm tai giữa là gì?

Các thông tin về bệnh viêm tai giữa là kiến thức các bậc phụ huynh cần biết trong chăm sóc trẻ em. Vì căn bệnh này khá phổ biến ở trẻ nên cần nắm rõ định nghĩa cũng như tính chất của bệnh là một trong những biện pháp bảo vệ sức khỏe tai đơn giản, hiệu quả.
  • Định nghĩa viêm tai giữa
Là bệnh lý viêm nhiễm thuộc đường hô hấp trên. Đây là căn bệnh phổ biến tại ống tai với những triệu chứng đau đớn do dịch tiết tích tụ và các phản ứng viêm gây ra. Viêm tai giữa là tình trạng viêm nhiễm hoặc tổn thương hệ thống hòm nhĩ và xương chũm.


 
hình ảnh viêm tai giữa
Hình ảnh viêm tai giữa ở trẻ

  • Đối tượng thường mắc bệnh viêm tai giữa
Theo nhiều khảo sát cho thấy, viêm tai giữa bệnh học thường xuất hiện ở trẻ nhỏ. Đối tượng này thường được phát hiện bệnh trễ. Do đó nguy cơ cao mắc phải các biến chứng về tai. Độ tuổi thường mắc bệnh bao gồm:
Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 2 tuổi (nhiều nhất là trường hợp viêm tai giữa ở trẻ 6 tháng tuổi đến 12 tháng tuổi).
Có 50% trẻ dưới 1 tuổi bị mắc bệnh ít nhất một lần.
1/3 trẻ 3 tuổi có lớn hơn 3 lần bị viêm tai giữa.
90% trẻ 6 tuổi bị ít nhất một lần viêm tai giữa.


Điều cần biết về viêm tai giữa ở trẻ em

  • Phân loại viêm tai giữa
Bệnh được chia thành 2 loại cấp và mãn tính.
+ Viêm tai giữa cấp tính
Viêm tai giữa cấp 2 hoặc 1 bên tai thường gặp nhất trong trường hợp viêm tai giữa cấp ở trẻ em. Bệnh thường xuất phát từ nguyên nhân nhiễm khuẩn và dễ dàng lây lan thành cấp 2 bên. Tình trạng này thường gặp trên người mắc các bệnh lý như sởi, bạch hầu, ho gà, cúm… Các dạng viêm tai giữa cấp tính bao gồm:
  • Cấp tính xung huyết
  • Chảy mủ
  • Cấp tính hoại tử
  • Ứ dịch xuất tiết
Viêm tai giữa cấp tính có thể được chữa khỏi hoàn toàn. Nếu không được nhận biết và điều trị sớm, bệnh sẽ chuyển sang mãn tính thủng nhĩ, xơ hóa màng nhĩ, giảm thính lực…
+ Viêm tai giữa mãn tính
Là tình trạng viêm nhiễm lan rộng sang sào bào, xương chũm, và thượng nhĩ, đây là tình trạng ứ mủ tại nhiều vị trí bên trong hệ thống tai. Dẫn đến tình trạng vỡ mủ và chảy ra ngoài kéo dài hơn 3 tháng.
Các giai đoạn của viêm tai giữa mãn tính bao gồm:
  • Mủ nhầy mãn tính
  • Mãn tính mủ
  • Mãn tính hồi viêm
 
viêm tai giữa mãn tính tiết dịch mủ
Viêm tai giữa mãn tính tiết dịch mủ

Triệu chứng, biểu hiện viêm tai giữa

Viêm tai giữa là tình trạng viêm nhiễm tương đối phổ biến tại đường hô hấp trên. Các dấu hiệu của bệnh tương tự như nhiều bệnh lý nhiễm khuẩn khác. Tuy nhiên ngoài các triệu chứng điển hình của phản ứng viêm như sưng, nóng, đỏ, đau. Người bị viêm tai giữa sẽ xuất hiện các dấu hiệu điển hình sau đây:
  • Ở trẻ em viêm tai giữa dấu hiệu như thế nào?
Tùy theo mức độ bệnh và độ tuổi của trẻ, các dấu hiệu bệnh có thể rất rõ rệt hoặc nghèo nàn. Trẻ 3 tháng tuổi bị viêm tai giữa hoặc nhỏ hơn sẽ khó phát hiện bệnh, trẻ 5 tháng tuổi hay trẻ 4 tháng tuổi thường phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn. Trường hợp ở trẻ 5 tuổi trở lên có các dấu hiệu lâm sàng rõ ràng hơn. Những dấu hiệu của bệnh mà bố mẹ cần quan tâm bao gồm:
  • Sốt cao, có thể lên đến 39-40 độ C. Bé có thể gặp cơn sốt li bì kéo dài nhiều giờ đồng hồ hoặc sốt theo từng cơn.
  • Bé có cử chỉ dùng tay dụi hoặc kéo vành tai liên tục
  • Bé 7 tháng bị viêm tai giữa trở xuống thường hay quấy khóc. Trẻ lớn hơn bị mất ngủ, trằn trọc.
  • Trẻ có dấu hiệu chán ăn hoặc ăn không ngon miệng.
  • Nhiều trường hợp có thể gặp rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, nôn ói.
  • Chảy mủ, dịch từ ống tai ngoài
  • Trẻ lớn có thể than phiền đau đầu, đau tai
     
trẻ bị bệnh thường quấy khóc và gãi tai
Trẻ em bị bệnh thường quấy khóc, gãi tai

  • Viêm tai giữa ở người lớn
Người lớn mắc bệnh này cũng rất phổ biến, bệnh thường xuất hiện sau đợt viêm nhiễm vùng mũi họng không được điều trị triệt để. Viêm tai giữa mưng mủ có thể xuất phát từ vệ sinh kém, nước sinh hoạt bẩn… Vậy viêm tai giữa biểu hiện ra sao?
  • Gây ù tai, nghe không rõ, nếu để lâu có thể dẫn đến điếc.
  • Gây đau đầu kéo dài, thường xuyên phải gánh chịu cơn đau nhưng không rõ nguyên nhân. Từ đó dẫn đến mệt mỏi, khó ngủ.
  • Ù tai còn kèm theo cảm giác đau nhức tai nên người bệnh khó tập trung vào công việc. Một số trường hợp còn gặp viêm tai giữa chảy máu, đau đớn nhiều và cảm thấy rất khó chịu. Có người không có mủ nhưng cũng có trường hợp xuất tiết ra bên ngoài ống tai.


Hướng dẫn mẹo chữa viêm tai giữa cho bé

Nguyên nhân mắc bệnh viêm tai giữa

Nguyên nhân gây bệnh ở trẻ nhỏ và người lớn cũng có điểm khác biệt. Nắm rõ chính xác nguyên nhân gây viêm tai giữa rất quan trọng trong việc điều trị bệnh. Đối với các bậc phụ huynh, biết được tác nhân gây bệnh để chủ động phòng tránh cho con trẻ.

Nguyên nhân gây viêm tai giữa ở trẻ em

Trẻ em là cơ thể sống rất cần được bảo vệ, bởi vì trẻ rất dễ mắc các căn bệnh liên quan đến đường hô hấp. Trong đó viêm tai giữa là căn bệnh rất phổ biến, tỷ lệ phần trăm mắc bệnh ở trẻ 5 tháng tuổi trở xuống tương đối cao. Vậy những nguyên nhân gây ra bệnh cho trẻ bao gồm những gì?
  • Trẻ nhỏ có hệ thống miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện dẫn đến không đủ khả năng chống chọi với tác nhân gây bệnh. Viêm tai giữa ở trẻ 3 tháng tuổi trở xuống thường do yếu tố này.
  • Viêm tai giữa ở trẻ 4 tháng tuổi trở xuống do cấu trúc tai chưa hoàn thiện. Phần tai trong của bé kết nối với phần sau của cổ họng và thông với ống thính giác. Vi khuẩn dễ kẹt lại trong tai dẫn đến nhiễm trùng. Ngoài ra, ống thính giác ở trẻ ngắn dễ bị tắc, ứ dịch và chất bẩn gây viêm nhiễm.
  • Trẻ nhỏ hay mắc các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp như viêm họng, viêm amidan, viêm xoang… Sau thời gian dẫn đến biến chứng viêm tai giữa thanh dịch.
  • Không khí, môi trường sống và nguồn nước ô nhiễm cũng chính là nguyên nhân gây bệnh cho trẻ.

nguyên nhân gây viêm tai giữa ở trẻ
Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị viêm tại giữa

Nguyên nhân viêm tai giữa ở người lớn

Người lớn cũng gặp tình trạng viêm tai giữa với nguyên nhân không khác nhiều so với trẻ nhỏ. Bệnh nhân mắc bệnh có thể ở dạng cấp mủ 2 bên hoặc không chảy mủ mãn tính do không điều trị dứt điểm từ nhỏ. Chính vì thế nắm rõ nguyên nhân gây bệnh và điều trị càng sớm càng hạn chế biến chứng trên tai cho bệnh nhân.
  • Vi khuẩn gây bệnh: Streptococcus Pneumonia, Staph Aureus,…
  • Virus hợp bào hô hấp
  • Do thói quen vệ sinh tai không đúng cách như sử dụng vật sắc nhọn ngoáy tai hoặc ngoáy tai quá thường xuyên, dẫn đến tổn thương gây viêm tai giữa ứ dịch 2 bên.
  • Do tiếp xúc thường xuyên với bụi bẩn, hóa chất, thuốc lá…
  • Do tình trạng vệ sinh tai kém dẫn đến nguy cơ tích tụ nhiều bụi bẩn, ráy tai bất thường và nhiều gây tắc nghẽn, ứ dịch, bụi dẫn đến viêm nhiễm.

vi khuẩn Streptococcus Pneumoniae
Streptococcus Pneumoniae là một trong những thủ phạm gây viêm tai giữa

Viêm tai giữa có lây không?

Viêm tai giữa có lây không là thắc mắc của rất nhiều người, viêm tai giữa là bệnh lý viêm nhiễm ở đường hô hấp trên do vi khuẩn hoặc virus gây ra. Bệnh nhân mắc bệnh dù ở dạng giai đoạn vỡ mủ hoặc dạng keo đều do các tác nhân gây bệnh nói trên. Tuy nhiên chúng hoàn toàn không có khả năng lây lan từ người này sang người khác. Do đó bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi tiếp xúc hoặc chăm sóc người mắc bệnh.

viêm tai giữa có lây không
Viêm tai giữa có lây không?

Viêm tai giữa nhẹ nếu được phát hiện và điều trị kịp thời hoàn toàn có thể chữa khỏi. Tuy nhiên người bệnh cũng không được chủ quan, vì để càng lâu bệnh sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe. Trầm trọng hơn có thể gây giai đoạn xuất huyết, bị ù tai làm giảm thính giác.

Bị viêm tai giữa có nguy hiểm không?

Viêm tai giữa giai đoạn cấp tính được thăm khám và điều trị sớm có thể khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên nếu chủ quan hoặc lơ là trong điều trị có thể phải gánh chịu nhiều biến chứng nguy hiểm. Trong đó phải kể đến những biến chứng như sau:
  • Nguy cơ viêm tai giữa thủng màng nhĩ, chuỗi xương con bị gián đoạn. Tình trạng này sẽ dẫn đến giảm khả năng nghe, nặng hơn có thể dẫn đến điếc.
  • Bệnh lâu khỏi còn gây ù tai, chảy dịch, chóng mặt, sốt.. người bệnh sẽ không có tinh thần làm việc. Do đó ảnh hưởng đến năng suất lao động.
  • Là bệnh viêm nhiễm có thể dẫn đến các biến chứng áp xe não, viêm màng não, viêm tắc xoang…
  • Các biến chứng nguy hiểm khác hiếm gặp như: xơ nhĩ, liệt mặt, viêm xương đá…
  • Viêm tai giữa ở trẻ có nguy hiểm không? Đối với trẻ em, bệnh này làm giảm khả năng nghe ở trẻ. Trong khi đó trẻ đang ở giai đoạn phát triển và học hỏi. Nếu không tiếp nhận được thông tin từ người lớn dễ dẫn đến chậm nói, trí tuệ kém phát triển.

Phương pháp điều trị viêm tai giữa

Vậy viêm tai giữa phải làm sao, điều trị như thế nào? Trước hết người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế nội soi tai mũi họng khi thấy các dấu hiệu của bệnh. Sau đó dựa trên các dấu hiệu lâm sàng bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm, phân loại mức độ bệnh. Dựa vào các kết quả thăm khám để quyết định viêm tai giữa điều trị như thế nào.
  • Điều trị nội khoa
Đơn thuốc điều trị viêm tai giữa cấp sẽ khác với mãn tính, điều trị bệnh trẻ em và o người lớn không giống nhau. Các phác đồ viêm tai giữa điều trị hiện nay được áp dụng phổ biến bao gồm:
+ Phác đồ 1
  • Viêm tai giữa dùng kháng sinh gì? Amoxicillin 20mg/kg/ngày dùng 3 lần/ ngày trong vòng 10-14 ngày. Ví dụ trường hợp trẻ 6 tháng tuổi mắc bệnh sẽ dựa trên cân nặng để lựa chọn liều dùng thích hợp cho trẻ, trường hợp nặng có thể tăng liều lên 60-90 mg/kg/ngày.
  • Amoxiclav: 45mg/kg/ngày uống 2 lần/ ngày trong vòng 10-14 ngày.
  • Viêm tai giữa dùng thuốc gì? Trong chỉ định bác sĩ còn kèm theo giảm đau dạng uống hoặc nhỏ tai.
  • Thuốc rửa viêm tai giữa : Bệnh nhân sẽ được bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn cách rửa tùy theo hoạt chất được chỉ định.

thuốc điều trị viêm tai giữa
Thuốc điều trị viêm tai giữa

+ Phác đồ 2
  • Phác đồ này có thể sử dụng kháng sinh nhóm Cephalosporin thế hệ 2. Ngoài ra cũng có trường hợp dùng Erythromycin/ Sulfixoaone hoặc Trimethoprim/ Sulfamethoxazone.
  • Viêm tai giữa uống kháng sinh mấy ngày? Lưu ý những thuốc này được chỉ định khi sử dụng phác đồ 1 thất bại sau 10 ngày điều trị.
  • Viêm tai giữa ở người lớn uống thuốc gì đã được trình bày phần bên trên. Điều trị bệnh mãn tính cũng được chỉ định phác đồ tương tự như thế. Ngoài điều trị nội khoa, bệnh nhân có thể được chỉ định một số kỹ thuật tháo rửa trong trường hợp điều trị viêm tai giữa ứ dịch.
  • Đối với trẻ em điều trị nên cân nhắc sử dụng kháng sinh và liều lượng. Do trẻ có chức năng gan, thận chưa hoàn chỉnh.
  • Viêm tai giữa ở bà bầu nên lựa chọn kháng sinh ít đào thải qua nhau thai, ít gây biến chứng dị tật thai nhi.
  • Các kỹ thuật điều trị viêm tai giữa
Viêm tai giữa ứ mủ có nguy hiểm không? Tình trạng này nếu không được chữa trị sớm dẫn đến tích tụ độc tố vi khuẩn gây bệnh khiến viêm nhiễm nặng nề hơn. Ngoài ra còn gia tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh sang các vùng lân cận. Do đó khi gặp phải vấn đề ứ mủ sẽ được chỉ định trích rạch màng nhĩ hoặc đặt ống thông nhĩ.
Trích rạch màng nhĩ là phương pháp hút dịch trong tai giữa nhằm mục đích giảm áp suất trong tai. Phương pháp điều trị dứt điểm được chỉ định sau khi trị nội khoa thất bại.
Ngoài ra viêm tai giữa ở trẻ nhỏ điều trị bằng phương pháp trích rạch màng nhĩ trong trường hợp trẻ có dấu hiệu nhiễm độc. Trường hợp trẻ suy giảm miễn dịch cũng nên chỉ định.
  • Điều trị ngoại khoa
Sau khi các phương pháp trên thất bại, điều trị ngoại khoa là cách chữa viêm tai giữa hiệu quả sau cùng. Can thiệp thủ thuật nên được chỉ định và thực hiện bởi bác sĩ giỏi chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm. Vì một sai sót nhỏ cũng có thể dẫn đến tai biến y khoa.

phẫu thuật viêm tai giữa
Chỉ định phẫu thuật là biện pháp cuối cùng

Các phương pháp ngoại khoa được áp dụng phổ biến bao gồm: khoét xương chũm, chỉnh hình tai giữa. Sau khi điều trị, bệnh nhân vẫn được chỉ định thêm thuốc và được theo dõi đặc biệt. Bất cứ phản ứng bất thường nào cần báo ngay cho bác sĩ để kịp thời giải quyết.
Viêm tai giữa bao lâu thì khỏi? Khả năng hồi phục còn tùy theo sự tuân thủ điều trị cũng như mức độ bệnh, nếu bệnh nhẹ thì việc chữa viêm tai giữa hiệu quả hơn, nhanh chóng hơn. Thông thường sau 10-14 ngày dùng thuốc, bệnh có dấu hiệu giảm rõ rệt.

Cách phòng ngừa viêm tai giữa như thế nào?

Viêm tai giữa là bệnh viêm nhiễm vùng tai không quá nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên bệnh khó phát hiện sớm ở giai đoạn đầu và có nguy cơ dẫn đến các biến chứng. Do đó chủ động phòng ngừa bệnh là điều mỗi người cần làm. Những phương pháp phòng bệnh được khuyến cáo như:
  • Thường xuyên thăm khám sức khỏe tai mũi họng. Tốt nhất nên theo dõi sức khỏe trung bình 6 tháng/ lần.
  • Khi có các dấu hiệu đau tai, ráy tai nhiều, ngứa ngáy khó chịu… phải nhanh chóng đến bác sĩ để được kiểm tra.
  • Tham khảo các cách vệ sinh tai đúng cách để tránh tổn thương tai. Các vết thương này sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus gây bệnh.
  • Không sử dụng chung vật dụng cá nhân với người khác, nhất là bông tăm, cây ráy tai.
  • Hạn chế đến nơi có tiếng ồn, môi trường ô nhiễm, khói bụi.
  • Sau khi tắm gội nên dùng tăm bông lau khô bên ngoài ống tai, tránh thụt sâu.

lấy ráy tai đúng cách
Lấy ráy tai đúng cách để bảo vệ tai

Làm sao để viêm tai giữa không tái phát

Viêm tai giữa tái phát là nỗi ám ảnh của người bệnh, để ngăn chặn vấn đề này, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ phác đồ điều trị. Đồng thời thực hiện một số hướng dẫn sau đây:
  • Viêm tai giữa nên làm gì để tránh tái phát? Tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi bệnh và kịp thời chữa trị.
  • Viêm tai giữa ăn gì? Người bệnh nên bổ sung nhiều rau xanh, trái cây. Bổ sung vào bữa ăn thực phẩm giàu vitamin C như cải xoăn, ớt chuông, cam, quýt… Nên ăn nhiều hải sản, thịt cá để bổ sung đầy đủ dưỡng chất. Viêm tai giữa có nên ăn thịt gà? Người bệnh hoàn toàn có thể bổ sung loại thực phẩm này trong chế độ ăn. Ngoài ra có thể chế biến với các loại dầu thực vật để bổ sung vitamin A, D.
  • Viêm tai giữa không nên ăn gì? Hạn chế thực phẩm chứa nhiều đường, thực phẩm khô cứng, khó nhai nuốt… Viêm tai giữa nên kiêng gì? Người bệnh nên kiêng thực phẩm dầu mỡ, thức ăn cay nóng.
  • Không nên tự ý điều trị bệnh bằng các phương pháp dân gian. Chẳng hạn như rau diếp cá, các thảo dược khác…

tái khám đúng hẹn
Tái khám đúng hẹn theo chỉ định của bác sĩ

Viêm tai giữa có lây không đã được chúng tôi trình bày qua bài viết bên trên. Các thông tin khác về căn bệnh này cũng được thể hiện khá đầy đủ. Tuy nhiên đây chỉ là kiến thức mang tính chất tham khảo. Nếu bạn hoặc người thân mắc bệnh, tốt nhất nên đến bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị sớm nhất.

Viêm tai giữa là bệnh gì? Viêm tai giữa có lây không?Tham khảo thêm bài viết: Những điều bậc cha mẹ cần biết về bệnh lý viêm phế quản trẻ nhỏ
 
Thiết kế và phát triển website bởi Kenhdichvu.vn