Tin tức - Sự kiện

Ngủ thở bằng miệng có tốt không - Cách điều trị thở bằng miệng hiệu quả

Thường thì ngủ thở bằng miệng hay bằng mũi là vấn đề mà hầu hết mọi người không quan tâm và chú ý đến. Chỉ khi nào việc hô hấp gặp khó khăn thì người bệnh mới tìm hiểu về ngủ thở bằng miệng có tốt không, hay cách khắc phục tình trạng thở bằng miệng bằng cách nào hiệu quả? Thực tế, việc thở bằng miệng dù là khi ngủ hay vào ban ngày đều gây ra nhiều tác hại cực kỳ nghiêm trọng. Để hiểu rõ hơn thì bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé.
MỤC LỤC BÀI VIẾT

Ngủ thở bằng miệng có tốt không?

Hơi thở giúp cung cấp cho cơ thể bạn một lượng oxy cần thiết để duy trì sự sống. Đồng thời, hơi thở còn cho phép bạn giải phóng chất thải và Carbon Dioxide ra bên ngoài. Cấu tạo cơ thể người bao gồm hai đường dẫn khí đến phổi là mũi và miệng. Ở những người khỏe mạnh sẽ sử dụng cả mũi và miệng để thở. Lấy oxy vào bên trong và thải Carbon Dioxide ra bên ngoài cơ thể. Quá trình này hoạt động liên tục, nếu ngừng thở có nghĩa là cơ thể đã ở trạng thái chết.
 
ngủ thở bằng miệng gây ra nhiều tác hại
Ngủ thở bằng miệng có thể gây ra nhiều tác hại đến sức khỏe

Hít thở bằng miệng chỉ trở nên cần thiết khi bạn bị nghẹt mũi do cảm lạnh hoặc dị ứng mũi. Ngoài ra, khi tập thể dục với cường độ cao, dẫn đến mệt, con người thường sử dụng miệng để thở. Điều này là nhằm giúp lấy oxy đến cơ bắp nhanh hơn. Mặc dù vậy, ngủ thở bằng miệng có tốt không lại là một câu chuyện khác. Chuyên gia y tế cho biết, việc thở bằng miệng khi ngủ có thể dẫn đến nhiều vấn đề không tốt cho sức khỏe.
Ví dụ, ở trẻ nhỏ khi thở bằng miệng có thể gây ra xô lệch răng, biến dạng khuôn mặt và tăng trưởng kém hơn em bé thở bằng mũi khi ngủ. Còn ở người lớn, thở bằng miệng lâu ngày sẽ dẫn đến hôi miệng và bệnh về nướu. Bên cạnh đó, thở bằng miệng khi ngủ còn làm các triệu chứng của bệnh khác trầm trọng hơn.

Ưu điểm khi thở bằng mũi

Thông thường, mọi người ít khi chú ý đến sự quan trọng của mũi cho đến khi chẳng may bị bệnh cảm lạnh. Lúc này, mũi sẽ có biểu hiện là nghẹt, người bệnh gặp khó khăn trong việc thở. Tình trạng nghẹt mũi nặng nhất khi người bệnh nằm ngủ. Chính vì vậy mà nghẹt mũi khiến cho người bệnh không thể chìm vào giấc ngủ và sinh hoạt hàng ngày.
Mỗi bộ phận trên cơ thể con người đảm nhiệm một chức năng cụ thể. Riêng mũi là tạo ra Oxit Nitric, giúp cải thiện khả năng hấp thụ oxy của phổi. Oxit Nitric làm tăng khả năng vận chuyển lượng oxy được hít vào đi khắp cơ thể. Từ đó, giúp làm giãn cơ trơn trên thành mạch máu. Đây cũng là thành phần giúp chống nấm, virus và ký sinh trùng, đảm bảo hệ thống miễn dịch chống lại nhiễm trùng luôn ở trạng thái tốt nhất.
 
thở bằng mũi mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe
Thở bằng mũi mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể và sức khỏe

Về ưu điểm của việc thở bằng mũi, các chuyên gia y tế đã nghiên cứu và chỉ ra rằng thở bằng mũi mang đến rất nhiều lợi ích cho cơ thể:
  • Mũi hoạt động như một bộ lọc, loại bỏ những bụi bẩn và giữ lại các hạt nhỏ trong không khí.
  • Giúp bổ sung độ ẩm cho không khí hít vào để ngăn ngừa sự khô ở phổi và ống phế quản con người.
  • Mũi làm nóng không khí đến nhiệt độ cơ thể trước khi đi đến phổi.
  • Thở bằng mũi giúp tạo thêm sức cản cho dòng không khí, từ đó làm tăng sự hấp thụ oxy bằng cách duy trì độ đàn hồi của phổi.

Cách tự nhận biết tình trạng thở bằng miệng

Như đã nói ở trên, việc ngủ thở bằng miệng là rất có hại. Vì thế, bạn nên nắm rõ các biểu hiện của thở bằng miệng dưới đây. Sau đó, xem xét bản thân có triệu chứng của thở bằng miệng hay không? Để điều trị bệnh kịp thời, ngăn chặn các tác hại nguy hiểm xảy ra:
hôi miệng là triệu chứng thở bằng miệng
Hôi miệng là triệu chứng của bệnh thở bằng miệng
  • Ngáy to
  • Miệng thường xuyên cảm thấy khô
  • Hôi miệng, tình trạng hôi miệng ngày càng nặng hơn.
  • Khàn tiếng kéo dài
  • Buổi sáng thức dậy cảm thấy mệt mỏi và rất dễ bị cáu gắt
  • Cơ thể suy nhược
  • Mắc chứng sương mù trí não (hội chứng này bao gồm giảm khả năng ghi nhớ, tập trung và hay bị nhầm lẫn)
  • Xuất hiện quầng thâm dưới mắt

Nhận biết trẻ thở bằng miệng khi ngủ

Những triệu chứng kể trên là biểu hiện thở bằng miệng khi ngủ người lớn. Vậy làm sao để nhận biết bé thở bằng miệng khi ngủ? Việc nắm rõ các dấu hiệu của trẻ thở bằng miệng khi ngủ là điều hết sức quan trọng mà bố mẹ không nên bỏ qua. Bởi vì, tình trạng ngủ thở bằng miệng gây ra rất nhiều hệ lụy nghiêm trọng đến sức khỏe và trí não của bé. Theo đó, trẻ ngủ thở bằng miệng cả ngày có những triệu chứng sau:
 
trẻ thở bằng miệng khi ngủ có thể bị ảnh hưởng trí tuệ
Trẻ thở bằng miệng khi ngủ có thể bị ảnh hưởng đến sự tăng trưởng về trí tuệ
  • Tốc độ tăng trưởng về trọng lượng và tư duy của trẻ chậm hơn so với độ tuổi và các bé bình thường.
  • Trẻ thường hay cáu gắt và khóc vào ban đêm.
  • Phần Amidan trong họng có kích thước lớn.
  • Môi bé bị khô và nứt nẻ.
  • Trẻ ngủ ngày nhiều và có biểu hiện há miệng ngủ.
  • Bé gặp các vấn đề về tập trung khi đi học. Thường khi trẻ không thể tập trung hay quên sẽ bị chẩn đoán nhầm với rối loạn thiếu tập trung (ADD) hoặc hiếu động thái quá. Tuy nhiên, đôi khi đây là triệu chứng của tình trạng thở bằng miệng khi ngủ mãn tính.
  • Trẻ phát âm kém và nói không được tốt so với những trẻ bình thường.

Nguyên nhân gây nên tình trạng ngủ há miệng

Ngoài tìm hiểu về ngủ thở bằng miệng có tốt không thì bạn cũng không được bỏ qua nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này. Một khi nắm rõ các tác nhân gây ra tình trạng ngủ há miệng, bạn không chỉ phòng tránh cho bản thân mà còn ngăn chặn bệnh lý này xảy ra với con cái và các thành viên trong gia đình.
 
nghẹt mũi là nguyên nhân gây thở bằng miệng
Nghẹt mũi là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng thở bằng miệng

Theo đó, nguyên nhân cơ bản của hầu hết các trường hợp là do đường thở bị nghẹt (tắc nghẽn một phần hoặc tắc nghẽn hoàn toàn). Nếu đường thở bằng mũi bị chặn, cơ thể sẽ tự huy động nguồn duy nhất cung cấp oxy là miệng. Mặc dù có nhiều nguyên nhân khiến mũi bị nghẹt, nhưng các chuyên gia tai - mũi - họng chia sẻ, phần lớn các trường hợp đến cơ sở y tế điều trị nghẹt mũi là do:
  • Nghẹt mũi do dị ứng, cảm lạnh hoặc nhiễm trùng xoang
  • Amidan lớn
  • Vách ngăn rộng và lệch
  • Bệnh Polyp mũi hoặc sự phát triển lành tính của mô trong niêm mạc mũi
  • Mở rộng ngách mũi
  • Thay đổi hình dạng của mũi
  • Thay đổi hình dạng và kích thước của hàm
  • Khối u (trường hợp này hiếm khi xảy ra)
Ngủ thở bằng miệng có tốt không - Cách điều trị thở bằng miệng hiệu quảXem thêm: Bị viêm xoang cấp phải làm sao? Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Bên cạnh đó, có một số người hình thành thói quen thở bằng miệng thay vì mũi ngay cả khi nghẹt mũi đã chấm dứt. Một số trường hợp khác bị ngưng thở khi ngủ có thể có thói quen ngủ mở miệng là để đáp ứng nhu cầu oxy.
Tình trạng căng thẳng, lo lắng và áp lực từ công việc, cuộc sống cũng có thể khiến xuất hiện tình trạng thở bằng miệng khi ngủ thay vì thở bằng mũi. Nguyên nhân là Stress kích hoạt hệ thống thần kinh giao cảm dẫn đến thở nông, thở nhanh và bất thường.

Thở bằng miệng có tác hại gì với sức khỏe

Ngủ thở bằng miệng có tốt không? Không chỉ khi ngủ mà kể cả ban ngày, việc thở bằng miệng gây ra nhiều ảnh hưởng nặng nề đến sinh hoạt, tâm lý và sức khỏe của người bệnh. Mức độ nghiêm trọng của thói quen thở bằng miệng càng cao khi người bệnh chủ quan trong việc điều trị bệnh sớm. Cụ thể những biến chứng mà bạn sẽ phải đối mặt do thở bằng miệng là:
 
thở bằng miệng dẫn đến khô miệng
Thói quen thở bằng miệng rất dễ dẫn đến tình trạng khô miệng
  • Thở bằng miệng có tác hại gì: Việc thở bằng miệng khiến cho miệng và môi luôn trong tình trạng khô. Mà miệng khô nghĩa là nước bọt không thể rửa trôi vi khuẩn, mầm bệnh và ký sinh trùng. Điều này có thể dẫn đến tình trạng: hôi miệng, các bệnh nha chu (viêm nướu, viêm họng và tai, sâu răng…).
  • Thở bằng miệng làm cho nồng độ oxy trong máu thấp. Nếu máu không được cung cấp oxy đủ sẽ gây nên bệnh cao huyết áp và suy tim.
  • Vì sao thở bằng miệng không tốt cho sức khỏe: Trong các nghiên cứu cho thấy rằng thở bằng miệng cũng có thể làm suy giảm chức năng của phổi. Đồng thời khiến cho các triệu chứng của bệnh hen suyễn ngày một nghiêm trong hơn.
  • Trẻ nhỏ có triệu chứng thở bằng miệng rất nguy hiểm, dẫn đến những bất thường về thể chất và nhận thức. Đặc biệt, trẻ có nguy cơ bị: khuôn mặt dài và hẹp, miệng hẹp, cười hở nướu, sai lệch khớp cắn (cắn chìa và răng chen chúc), tư thế lưng gù, gặp khó khăn trong việc ăn uống và phát âm.
Hơn thế nữa, những em bé có thói quen thở bằng miệng không ngủ ngon vào ban đêm và hay quấy khóc. Với trẻ, giấc ngủ có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển. Do đó, nếu ngủ không đủ giấc vào ban đêm sẽ dẫn đến tăng trưởng kém, tư duy chậm phát triển, không có khả năng tập trung và rối loạn giấc ngủ.

Cách khắc phục thở bằng miệng khi ngủ

Với những tác hại của việc ngủ thở bằng miệng có tốt không thì việc điều trị bệnh sớm là điều cực kỳ quan trọng. Nếu có các triệu chứng của thói quen ngủ há miệng, người bệnh nên nhanh chóng đến cơ sở y tế để bác sĩ kiểm tra, thăm khám và đưa ra hướng điều trị phù hợp.
Hiện nay, lĩnh vực y khoa đã phát triển vượt bậc, với những máy móc hiện đại như máy nội soi tai mũi họng, cùng kiến thức chuyên môn của các bác sỹ ngày càng được nâng cao, nên điều trị thở bằng miệng khi ngủ hay thói quen thở bằng miệng trở nên dễ dàng hơn. Sau khi có các kết quả thăm khám lâm sàng và xét nghiệm cần thiết, bác sĩ chuyên khoa sẽ dựa vào nguyên nhân gây bệnh để áp dụng một trong các cách khắc phục thở bằng miệng sau đây:

Sử dụng thuốc điều trị

Đó là những loại thuốc được dùng để điều trị hai căn bệnh dị ứng hoặc cảm lạnh. Cụ thể bao gồm những loại thuốc: thuốc thông mũi, thuốc kháng Histamin theo toa hoặc thuốc dạng xịt mũi Steroid không cần kê đơn từ bác sĩ.
 
có thể dùng thuốc điều trị thở bằng miệng
Thở bằng miệng có thể điều trị bằng thuốc cảm cúm hoặc thuốc nghẹt mũi

Trong quá trình điều trị bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh cần lưu ý tuân thủ nghiêm ngặt thời gian dùng thuốc để bệnh mau chóng khỏi. Trong trường hợp muốn sử dụng thêm thuốc bên ngoài thì tốt nhất hãy hỏi ý kiến bác sĩ phụ trách.

Thay đổi tư thế ngủ

Việc đổi tư thế ngủ từ nằm ngửa sang nằm nghiêng sẽ giúp bạn dùng ít hơi để thở. Từ đó, quá trình hít thở trở nên dễ dàng hơn, tình trạng nghẹt mũi cũng được cải thiện. Khi ngủ bạn nên đặt một gối kê dưới đầu nâng lên 30 độ đến 60 độ. Mục đích là giúp cho hàm dưới đóng lại khi ngủ và tăng cường hoạt động của mũi trong việc cung cấp oxy cho cơ thể.

Sử dụng phụ kiện hỗ trợ

Một cách để không thở bằng miệng mà bạn không nên bỏ qua đó là sử dụng phụ kiện hỗ trợ gồm: băng dính sống mũi, băng cằm đầu và miếng dán miệng khi ngủ.
 
dùng băng nâng cằm điều trị thở bằng miệng khi ngủ
Băng nâng cằm có thể giúp cải thiện tình trạng thở bằng mũi khi ngủ
 
  • Băng dính cho sống mũi: biện pháp này giúp cho bệnh nhân thở bằng mũi thuận lợi hơn. Một băng dính cứng được gắn trên sống mũi sẽ giúp giãn mũi. Hơn hết, băng dính sống mũi còn giúp giảm sức cản của luồng khí và bạn sẽ thở dễ dàng hơn qua mũi.
  • Băng dính miệng: loại dụng cụ này cũng có công dụng tương tự như băng dính sống mũi, giúp cải thiện tình trạng thở bằng miệng hiệu quả.
  • Băng cầm đầu: dùng để nâng hàm dưới lên, giúp ngăn thở bằng miệng khi ngủ.

Liệu pháp áp suất không khí dương liên tục (CPAP)

Nếu nguyên nhân gây ngưng thở khi ngủ là do tắc nghẽn, bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định người bệnh đeo một thiết bị mặt nạ vào ban đêm. Thiết bị này được gọi là liệu pháp áp suất không khí dương liên tục (CPAP). Cơ chế hoạt động của CPAP là đưa không khí vào mũi và miệng thông qua mặt nạ. Cùng lúc đó, áp lực của không khí giữ cho đường thở của người bệnh không bị tắc nghẽn, có thể hít thở như người bình thường.

Thực hiện chỉnh nha, phẫu thuật cắt Amidan

Ở trẻ nhỏ, tiến hành phẫu thuật cắt Amidan sưng có thể điều trị tình trạng thở bằng miệng lâu ngày. Hoặc bác sĩ chuyên khoa cũng có thể khuyên bố mẹ đeo một dụng cụ được thiết kế để mở rộng vòm miệng, mở thông xoang và đường mũi để giúp bé không bị khó thở.
Bên cạnh đó, niềng răng và các phương pháp chỉnh nha cũng được áp dụng để điều trị nguyên nhân cơ bản gây nên hiện tượng thở bằng miệng.

Phòng tránh thở bằng miệng

Như vậy, khi nhắc đến việc ngủ thở bằng miệng có tốt không, chắc hẳn sau khi tham khảo nội dung của bài viết bạn đã có được đáp án cho mình. Nếu không muốn tốn thời gian và chi phí điều trị tình trạng này thì bạn nên “bỏ túi” những khuyến cáo sau từ chuyên gia y tế để phòng tránh thói quen thở bằng miệng:
 
tập yoga phòng tránh thở bằng miệng
Các bài tập yoga có thể giúp phòng tránh tình trạng thở bằng miệng 
  • Sử dụng sương muối trong các chuyến bay dài hoặc du lịch tại các vùng biển, đảo.
  • Dùng nước muối mũi và thuốc xịt mũi, thông mũi hoặc thuốc giảm dị ứng khi có các dấu hiệu đầu tiên của bệnh cảm lạnh hoặc dị ứng.
  • Nằm ngửa, ngẩng cao đầu để mở đường thở và thúc đẩy quá trình thở bằng đường mũi được tốt hơn.
  • Giữ gìn vệ sinh cho ngôi nhà, khu vực sinh hoạt sạch sẽ và không có chất gây dị ứng mũi.
  • Luyện tập thở bằng mũi trong ngày để giúp hình thành thói quen thở mũi.
  • Bạn có thể tham gia vào bài tập yoga hoặc thiền nếu đang gặp căng thẳng, lo lắng và áp lực. Yoga không chỉ có lợi cho sức khỏe mà còn biện pháp chữa căn bệnh này cho những người thở bằng miệng do stress. Bởi vì, các bài tập yoga chủ yếu tập trung vào việc hít thở sâu qua mũi. Thêm vào đó, yoga còn giúp phục hồi các thiết kế để kích hoạt hệ thống thần kinh giao cảm và thúc đẩy quá trình thở sâu chậm hơn qua đường mũi.
Tóm lại, ngủ thở bằng miệng có tốt không? Hoàn toàn không tốt cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Cho nên, khi nhận thấy bản thân có triệu chứng thở bằng mũi, ngủ há miệng thì hãy ngay lập tức đến gặp bác sĩ chuyên khoa. Hy vọng những chia sẻ trong bài viết này của Tập đoàn Việt Nhật đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức trong vấn đề chăm sóc sức khỏe bản thân và người nhà.
Thiết kế và phát triển website bởi Kenhdichvu.vn