Tin tức - Sự kiện

Viêm mũi dị ứng làm sao hết? Nguyên nhân và phương pháp điều trị đặc hiệu

Với điều kiện khí hậu ẩm gió mùa cùng tình trạng ô nhiễm không khí ngày càng tăng, dẫn tới đại đa số người dân đều đã từng mắc viêm mũi dị ứng, đặc biệt có tần suất cao ở người đi học và đi làm. Mặc dù không mang đến những mối nguy hại trực tiếp như các căn bệnh nguy hiểm khác nhưng viêm mũi dị ứng gây rất nhiều ảnh hưởng xấu tới cuộc sống và sức khỏe người bệnh. Nếu không điều trị sớm, để lâu sẽ dẫn tới viêm xoang mãn tính hoặc các căn bệnh tiềm ẩn khác về hô hấp. Vậy viêm mũi dị ứng làm sao hết? Cũng có khá nhiều giải pháp cho căn bệnh này nhưng không phải ai cũng thành công. Ở bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn từ nguyên nhân, triệu chứng để tìm gia giải pháp điều trị đặc hiệu nhất.
MỤC LỤC BÀI VIẾT

Tìm hiểu về bệnh viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng là một bệnh lý thường gặp nhất trong các bệnh về đường hô hấp, số người mắc chiếm tới 17~25% dân số và có tần suất cao ở người trường thành đi học và đi làm. Bệnh xảy ra khi niêm mạc bị viêm do người bệnh hít phải dị nguyên (chất gây dị ứng) như bụi, khói, lông, tơ,...Hắt hơi là một dạng phản ứng của cơ thể nhằm chống lại sự xâm nhập của dị nguyên này.
Bệnh gây ra các dấu hiệu tương tự với cảm lạnh như sổ mũi, ngứa mắt, nghẹt mũi, hắt hơi liên tục và tạo áp lực lên xoang. Tuy nhiên, đó không phải cảm lạnh bởi viêm mũi dị ứng không phải do virus gây ra mà do phản ứng dị ứng với các chất dị nguyên.
Đây được xét là một trong những bệnh lành tính nhưng lại gây ra nhiều phiền toái, khó chịu cho người bệnh trong cuộc sống hàng ngày. Bên cạnh việc khiến bạn khó chịu với việc liên tục chảy nước mũi, hắt hơi thì căn bệnh này còn ảnh hưởng tới sự tập trung trong học tập và làm việc, ảnh hưởng tiêu cực tới hiệu quả làm việc.
 
Tìm hiểu về bệnh viêm mũi dị ứng. Nguồn: Bệnh viện ĐKQT Vinmec

Triệu chứng viêm mũi dị ứng

Các triệu chứng lâm sàng của viêm mũi dị ứng là sự giải phóng ngay lập tức hoặc trì hoãn các chất trung gian (không hạt) của các tế bào có trong niêm mạc mũi và vòm họng. Để đi sâu vào tìm hiểu triệu chứng bệnh viêm mũi dị ứng ta có thể xét theo 2 thể là chu kì và không có chu kì. Cụ thể như sau:

Thể bệnh có chu kì

Viêm mũi dị ứng theo chu kì thường xảy ra đột ngột vào mùa lạnh hoặc đầu mùa nóng, người bệnh thường thấy nhột cay trong mũi, có thể hắt hơi liên tục nhiều cái trong thời gian ngắn, cay mắt, đỏ mắt và chảy nước mắt. Ngay sau đó là chảy nước mũi liên tục và có màu trong, chưa có độ keo, dính.
Ngoài ra, bệnh nhân còn cảm thấy rát bỏng ở phần niêm mạc, vòm họng, có cảm giác nặng đầu, mệt mỏi, uể oải, sợ ánh sáng nên thường chọn những vị trí tối để nằm. Các cơn dị ứng xuất hiện nhiều lần trong ngày, đến tối sẽ dịu đi và kéo dài bệnh trong vài ngày, khoảng 1 tuần rồi tự biến mất. Bệnh thường xuất hiện đúng thời kì và tái diễn bệnh vào hàng năm, có những người bệnh tái đi, tái lại hàng chục năm. Với những bệnh nhân đã lớn tuổi, do bệnh kéo dài nhiều năm gây tổn thương cho niêm mạc mũi gây thoái hóa, phù nề và ngạt mũi liên tục, các xương xoăn mũi phình to lên, xen vào những polip.

Thể bệnh không có chu kì

Các triệu chứng hay gặp nhất ở thể bệnh không có chu kì là bệnh nhân thường bị sổ mũi vào sáng sớm khi thức dậy và giảm dần đi trong ngày. Phản ứng dị ứng sẽ tái phát khi gặp luồng gió, gặp lạnh hay tiếp xúc với khói, bụi. Thời kỳ đầu nước mũi trong, thời gian sau đó sẽ bị đặc lại thành mủ, nước mũi sẽ chảy thành từng đợt, nhiều khi dẫn tới viêm loét vùng tiền đình mũi. Nhiều người sẽ liên tục hắt hơi với tần suất và số lượng lớn. Với những bệnh nhân mắc nặng thường dẫn tới hắt hơi liên tục hàng giờ gây ra những mệt mỏi, làm giảm trí nhớ. Ngạt mũi sẽ thay đổi theo thời gian, thời tiết và theo mùa. Do nghẹt mũi dẫn tới người bệnh cần thở bằng miệng nên gây ra viêm họng, viêm phế quản, xuất hiện các triệu chứng ngứa mũi, đau thắt ở gốc mũi do tiết dịch bị ứ đọng trong vòm họng nên người bệnh thường xuyên phải khạc nhổ. Điều đó lại dẫn tới phần niêm mạc bị tổn thương, phù nề, nhợt nhạt, bị phủ dịch nhầy loãng hoặc mủ đặc có màu trắng hoặc vàng, xanh khi bội nhiễm vi khuẩn.
 
Viêm mũi dị ứng dẫn tới phù nề
Viêm mũi dị ứng dẫn tới phù nề, sưng viêm trong khoang mũi

Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng

Như đã đề cập, viêm mũi dị ứng là phản ứng của cơ thể khi bị nhiễm dị nguyên có trong môi trường gây các chất dị ứng ở đường hô hấp. Chúng thường lưu hành trong không khí vì thế nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng thường gặp nhất gồm:

Các chất gây dị ứng có trong nhà

Các dị nguyên thường gặp trong nhà gồm có bụi, vật nuôi, gián, nấm mốc. Các thành phần nấm, mốc này phát ra các bào tử nhỏ, xâm nhập vào trong mũi và cả hai phế quản. Theo ngôn ngữ y tế, khoa học thì loại thường gặp nhất thường là Alternaria, Cladosporium, Aspergillus và Penicillium mặc dù không mấy phổ biến.

Các chất gây dị ứng có trong không khí

Ngoài khói bụi trong không khí gây nên những dị ứng thì phấn hoa cũng là một trong những nguyên nhân chính. Chúng thường bao gồm phấn hoa cỏ hay phấn từ các cây khác nhau giữa các khu vực địa lý khác nhau. Mỗi loại phấn hoa sẽ gây ra các kích ứng ở cấp độ không giống nhau giữa mọi người. Vì thế, trên thông tin các loài hoa bạn có thể tham khảo vấn đề này.

Chất gây dị ứng nghề nghiệp

Với mỗi nghề, sẽ có những hóa chất tạo nên những dị nguyên gây ảnh hưởng tới phần niêm mạc mũi. Ví dụ với thợ làm bánh thì bột bánh là nguyên nhân. Thợ cắt tóc thì không thể bỏ qua tác hại của chất Persulfates. Nhà sinh vật học hay bác sĩ thú y thì không tránh khỏi các chất từ lông động vật. Giáo viên thì nguyên nhân chính dẫn đến bệnh là bụi phấn. Ngoài ra còn các chất gây nên dị ứng chéo khác. Không có bất kì mối quan hệ chéo nào được thể hiện một cách rõ ràng nên khó có thể xác định sự tồn tại của các dị nguyên trong không khí và trong cả đồ ăn. Ở một số bệnh nhân thì các biểu hiện như sung môi, vết bỏng, cảm giác kim châm hoặc phồng rộp lưỡi hoặc cổ họng khi ăn uống có thể là nguồn gốc gây ra các dị ứng chéo.

Bệnh viêm mũi dị ứng có nguy hiểm không?

Viêm mũi dị ứng để lâu có sao không? Theo các chuyên gia y tế, bệnh viêm mũi dị ứng được xét là một trong những bệnh lành tính, không gây tử vong hay các vấn đề nguy kịch cho cơ thể người. Tuy nhiên, nếu không chữa trị kịp thời có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm. Mặc dù ban đầu chỉ là phản ứng tự nhiên của hệ hô hấp nhằm bảo vệ cơ thể khi tiếp xúc với các dị nguyên. Đồng thời các phản ứng tự nhiên như chảy nước mũi, hắt hơi,… cũng chỉ đơn giản là phản ứng tự nhiên của cơ thể để chống đỡ cũng như loại bỏ những tác nhân gây hại ra ngoài một cách nhanh chóng. Nhưng, nếu tiến đến một mức độ nhất định, những phản ứng này sẽ phát triển và trở thành nguy hiểm, gây nguy hại cho tình hình sức khỏe cho con người. Khi đó khó có thể kiểm soát được những biến chứng của bệnh có thể gây ra cho con người, thậm chí là tử vong. Một số biến chứng của bệnh viêm mũi dị ứng kéo dài gồm:
  • Viêm xoang
  • Gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm tai giữa khiến người bệnh bị điếc vĩnh viễn, viêm họng, viêm thanh quản
  • Biến chứng ở mắt: Viêm mũi dị ứng nhiều ngày làm xước giác mạc, viêm kết mạc, ngứa mắt và làm giảm thị lực, đặc biệt ở những người cao tuổi, biến chứng này diễn ra nhanh chóng và gây nhiều nguy hiểm.
  • Rối loạn giấc ngủ dẫn tới nhiều hệ lụy về các cơ quan khác trong cơ thể người
  • Hen suyễn liên tục, dễ dẫn tới các bệnh về đường hô hấp dưới như lao, phổi..
Vì vậy, mặc dù những triệu chứng ban đầu là rất bình thường, cơ bản nhưng vẫn cần các biện pháp chữa trị, phòng ngừa để ngăn lại những biến chứng không mong muốn. Những biến chứng này dễ dẫn tới các hậu quả khó lường về sau, phụ thuộc vào cơ địa, sức đề kháng của từng người.
 
Viêm mũi dị ứng khiến cơ thể mệt mỏi
Viêm mũi dị ứng khiến cơ thể mệt mỏi

Viêm mũi dị ứng làm sao hết? - Cách điều trị 

Với những điều khó chịu mà căn bệnh này mang lại, không ít người đặt ra câu hỏi “Viêm mũi dị ứng làm sao hết” hay “cách điều trị viêm mũi dị ứng hiệu quả”. Thực tế nếu bạn gõ cụm từ “ trị viêm mũi dị ứng” trên Google thì có hàng loạt các phương pháp, từ Đông y tới Tây y. Trong số đó sẽ có cả những kết quả trả về giúp bạn lên kế hoạch thực đơn kiêng khem khi trả lời cả câu hỏi viêm mũi dị ứng kiêng ăn gì. Vậy cách điều trị viêm mũi dị ứng tốt nhất là gì?

Kiểm soát môi trường, cách ly dị nguyên

Đầu tiên chúng ta cần ngăn lại những tác nhân gây bệnh. Ngay từ ban đầu rất khó để có thể xác định được nguyên nhân gây ra các dấu hiệu của bệnh khi chưa đi khám và có kết quả chính xác. Vậy đầu tiên chúng ta cần có các biện pháp cách ly tạm thời khỏi các dị nguyên gây bệnh. Những chất gây mũi dị ứng hiện hữu ở khắp nơi xung quanh chúng ta nên để cách ly chúng ta cần:
  • Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, làm thoáng máng để tránh ẩm mốc
  • Hạn chế hoặc không nuôi chó mèo trong nhà. Trong thời gian có dấu hiệu cần tránh tiếp xúc với chó mèo, lông thú hoặc ngay cả những đồ chơi bằng lông. Chúng có thể ẩn chứa rất nhiều mầm bệnh.
  • Thay chăn ga, gối đệm thường xuyên, định kì để hạn chế sự phát triển của kí sinh trùng
  • Cai thuốc lá, thuốc lào hoặc tránh xa môi trường có người hút.
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, ít nhất 2 lần mỗi ngày.
  • Hạn chế tuyệt đối tiếp xúc với các nguồn gây bụi bẩn, thường xuyên đeo khẩu trang khi ra đường, lúc quét dọn nhà cửa.
  • Tạo môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát, tăng cường trồng nhiều cây xanh xung quanh nhà.
  • Không ăn những thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng hoặc chứa các chất gây dị ứng như sữa, hải sản,..
  • Giữ ấm cơ thể và bổ sung dinh dưỡng, ăn thực phẩm giúp tăng cường đề kháng. Đặc biệt không nên tắm muộn, tắm quá khuya vào những ngày thời tiết đặc biệt như đổi gió, chuyển mùa từ nóng sang lạnh và ngược lại.
Tạo không gian sống sạch sẽ
Tạo không gian sống sạch sẽ, giúp ngăn chặn các nguyên nhân gây bệnh

Các loại thuốc Tây chữa viêm mũi dị ứng tốt nhất

Khi đã bị nhiễm viêm mũi dị ứng và có các dấu hiệu như nghẹt mũi, ho có đờm thì bắt buộc bệnh nhân cần sự hỗ trợ của thuốc để đẩy lùi những khó chịu mà bệnh gây ra. Vậy người bị viêm mũi dị ứng nên uống thuốc gì? Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc để giảm các triệu chứng mà bệnh nhân đang có. Các loại thuốc thường được dùng và mang lại hiệu quả cao hiện nay gồm:
  • Thuốc kháng Histamin: đây là phương thuốc điều trị viêm mũi dị ứng phổ biến nhất hiện nay, tuy nhiên trong dòng thuốc này có một số loại gây tác dụng phụ là buồn ngủ.
  • Dung dịch xịt chống nghẹt mũi: Thuốc làm cho khoang mũi thông thoáng, giảm đi các triệu chứng nghẹt. Thường bệnh nhân sử dụng để xịt sau khi vệ sinh mũi.
  • Thuốc xịt mũi chứa Corticosteroid: Dung dịch này cũng dùng để xịt mũi nhằm giảm những tổn thương ở mũi do phản ứng như hắt hơi, rửa mũi quá nhiều gây ra và ngăn chặn sự xâm nhập của các loại vi khuẩn.
  • Thuốc kháng leukotriene: Giúp giảm bớt các hoạt tính của leukotriene và ức chế sự tổng hợp leukotriene trên các tế bào.
  • Thuốc giảm mẫn cảm đặc hiệu: mang lại hiệu quả cao với dị ứng phấn hoa theo mùa. Loại thuốc này dùng để tiêm dưới da hoặc nhỏ dưới lưỡi.
Mặc dù thuốc có vai trò rất quan trọng trong việc điều trị bệnh viêm mũi dị ứng, nhưng cần được sử dụng theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Tránh việc lạm dụng thuốc dẫn tới việc cơ thể kháng thuốc hoặc đem tới những hậu quả không mong muốn khi dùng thuốc sai liều.
 
Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sỹ
Bệnh nhân nên sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để đẩy lùi những biến chứng không mong muốn của bệnh

Thực hiện phẫu thuật

Có nhiều bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng dẫn tới thoái hóa cuốn mũi, polyp hoặc do bị ảnh hưởng do các yếu tố giải phẫu vô tình gây thuận lợi cho sự phát triển của bệnh như gai vách ngăn, lệch vách ngăn. Theo đó bắt buộc phải có sự can thiệp của phẫu thuật, từ đó loại bỏ những yếu tố gây bất lợi này.

Điều trị đặc hiệu

Sau khi đã tìm được nguyên nhân chính xác gây ra dị ứng, phương pháp điều trị đặc hiệu là giải pháp tốt nhất cho người bệnh. Bác sĩ sẽ đưa lượng dị nguyên với lượng tăng dần vào trong cơ thể để tự cơ thể người bệnh sinh ra các kháng thể, bao vây và làm thay đổi phản ứng miễn dịch. Đây là cách an toàn, hiệu quả giúp cải thiện tình hình bệnh viêm mũi dị ứng.

Người bị viêm mũi dị ứng nên ăn gì, kiêng ăn gì?

Theo như phân tích về nguyên nhân dẫn tới bệnh viêm mũi dị ứng, có sự tác động của thực phẩm. Vì vậy ngoài việc tạo môi trường sạch, không dị nguyên ngoài không khí, chúng ta cần cân nhắc cả về thành phần ăn uống, dinh dưỡng của cơ thể. Vậy nên và không nên ăn gì để phòng ngừa bệnh viêm mũi dị ứng?

Ăn gì trị viêm mũi dị ứng?

Các thực phẩm dưới đây giúp phòng tránh và điều trị viêm mũi dị ứng hiệu quả:
Rau, củ giàu Vitamin C: Các thực phẩm chứa Vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Loại vitamin này cũng chính là thành phần giúp củng cố hệ miễn dịch một cách hiệu quả. Các thực phẩm chứa nhiều vitamin C gồm: Ớt chuông, cherry, cà rốt, bưởi, khế,..Những thực phẩm này đặc biệt tốt cho bệnh nhân viêm mũi dị ứng. Ngoài ra trong cam, táo, nước ép cà chua có hàm lượng chất chống oxy hóa cao cũng là một yếu tố giúp chống lại các bệnh viêm mũi dị ứng và hen suyễn hiệu quả.
 
Nhóm các quả giàu vitamin C
Nhóm các quả giàu Vitamin C là liều thuốc tốt kháng lại tác động của dị nguyên

Món ăn giàu Omega-3: Cá hồi, cá mòi, cá nục là nhóm các thực phẩm giàu chất béo Omega-3 - loại chất có tác dụng ngăn ngừa những phản ứng sưng tấy đường hô hấp. Vì thế những thực phẩm này rất tốt cho người bị viêm mũi dị ứng.
Thực phẩm có tính ấm: Các loại gia vị như hành, tỏi, gừng là thực phẩm có tính ấm. Những thực phẩm này chứa nhiều chất kháng sinh có tác dụng cao trong phòng chống và điều trị bệnh viêm mũi dị ứng, viêm xoang một cách hữu hiệu. Bên cạnh đó, những bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng cũng nên thường xuyên sử dụng các món ăn được chế biến từ củ từ, gạo nếp, nhãn, táo tàu, đường đỏ…bởi chúng đều có tính ấm, giúp ngăn ngừa viêm mũi dị ứng.
Gia vị có tinh dầu: Các loại gia vị có chứa tinh dầu như bạc hà, rau mùi, húng chanh, rau ngổ, xả đều có tác dụng rất tốt với người mắc bệnh viêm mũi dị ứng.

Viêm mũi dị ứng kiêng ăn gì?

Bên cạnh những thực phẩm có công dụng rất tốt với bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng thì cũng có không ít những thực phẩm chúng ta cần kiêng để không khiến bệnh phát triển thêm...
Thức ăn có tính lạnh, béo và tanh: Đầu tiên cần kể đến những món ăn có tính lạnh, nhiều chất béo và tanh. Với căn bệnh viêm mũi dị ứng, bệnh nhân cần hạn chế các thực phẩm như tôm, cua, ốc, mực, hải sản vì có thể chúng khiến triệu chứng dị ứng nghiêm trọng hơn. Thịt mỡ khiến cổ họng của người bị bệnh khó chịu. Thịt gà luộc có tính phong, có thể làm tăng tình trạng dị ứng. Bên cạnh đó, những đồ uống trong tủ lạnh hoặc đồ ăn lạnh như kem, đá lạnh cần tránh bởi chúng kích thích các cơn hắt hơi liên tục, tạo nên các cơn co thắt phế quản, gây ho và tăng tiết nhầy ở đường hô hấp trên.
 
Các món ăn có tính lạnh
Các món ăn có tính lạnh làm các triệu chứng của bệnh trở nên nguy hiểm

Đồ ăn cay nóng: Các loại gia vị như ớt, tiêu sẽ khiến bệnh nhân ngứa mũi và hắt hơi liên tục. Không chỉ dừng lại ở đó, những đồ cay, nóng sẽ khiến axit dạ dày trào lên trên cổ, gây ho, ảnh hưởng xấu tới tình trạng của bệnh. Đồ uống có cồn làm mất nước trong cơ thể, khiến chất nhầy trong mũi bị đặc, làm sung màng ở mũi và xoang, khiến tình trạng bệnh viêm mũi dị ứng trở nên trầm trọng hơn.
Các thực phẩm dễ gây dị ứng: Nguyên nhân gây bệnh viêm mũi dị ứng có thể bắt nguồn từ những loại thực phẩm như lê, dưa hấu hay các loại hạt bởi chúng có thể gây ngứa cổ họng hoặc quanh miệng, kích thích bệnh viêm mũi dị ứng phát tác. Thịt bò cũng là một trong số các món nên kiêng bởi chứa hàm lượng Protein cao. Nhộng tằm, nấm, côn trùng, đào, lạc hay cần tây cũng là tác nhân gây ra dị ứng. Vì vậy nếu muốn khỏi bệnh viêm mũi dị ứng, chúng ta nên tránh các thực phẩm này.
Sữa và các chế phẩm từ sữa: Sữa hay các chế phẩm từ sữa mặc dù rất bổ dưỡng nhưng có thể làm tăng chất nhầy trong mũi, gây tắc mũi. Hiện tượng ẩm ướt, tắc nghẹt gây cản trở việc lưu thông khí trong rãnh xoang. Điều đó tạo điều kiện cho các vi khuẩn phát triển và khiến các triệu chứng của việc viêm mũi dị ứng trở nên nặng nề hơn.
 
Sữa và các chế phẩm từ sữa cũng cần tránh
Sữa làm tăng chất nhầy, gây tắc mũi

Chất phụ gia
: Một số chất phụ gia trong chế biến thực phẩm khiến tình trạng viêm mũi dị ứng ở có thể người trở nên nghiêm trọng hơn. Các chất phụ gia có trong chất bảo quản, hương liệu hay chất tạo màu nhân tạo khiến bệnh trở nên trầm trọng. Thường gặp nhất trong cuộc sống hàng ngày phải kể đến mì chính, Benzaldehyde, FD&C nhuộm màu vàng số 5,...

Trên đây là những thông tin cơ bản về bệnh viêm mũi dị ứng và các dẫn chứng, dữ liệu trả lời cho câu hỏi viêm mũi dị ứng làm sao hết. Mặc dù có rất nhiều phương pháp điều trị, tuy nhiên với từng người, từng cơ địa lại có những phương án phù hợp hoặc không phù hợp. Đối với một số trường hợp mắc viêm mũi dị ứng nặng, bệnh nhân cần tới sự can thiệp, hỗ trợ từ đội ngũ bác sỹ chuyên môn. Vì vậy, hãy thường xuyên chú ý đến những dấu hiệu bệnh lý để có thể phát hiện sớm và có phương án điều trị chính xác. Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ là hành trang hữu ích trong cuộc sống của bạn. Thường xuyên cập nhật những tin tức mới nhất về sức khỏe tại: https://tapdoanytevietnhat.com/

Viêm mũi dị ứng làm sao hết? Nguyên nhân và phương pháp điều trị đặc hiệuTìm hiểu thêm: Cách chữa đau họng cho trẻ em - cha mẹ nào cũng nên biết
Thiết kế và phát triển website bởi Kenhdichvu.vn