Tin tức - Sự kiện

Thai 8 tuần đã máy chưa? Những điều mẹ cần làm ở tuần thai này

Người mẹ nào cũng mong chờ giây phút cảm nhận được những cử động dù nhỏ nhất của con. Hành động thai máy không chỉ giúp kết nối giữa mẹ và bé, bên cạnh đó, dựa vào cường độ máy mẹ bầu có thể nhận biết được thai khỏe mạnh hay không để có thể đi khám thai kịp thời. Vậy thai 8 tuần đã máy chưa? Mẹ nên làm gì ở tuần thai này để có một thai kỳ khỏe mạnh, em bé phát triển toàn diện? Cùng thiết bị y tế Việt Nhật tìm hiểu về các vấn đề xoay quanh tuần thai thứ 8 ở bài viết dưới đây nhé.
MỤC LỤC BÀI VIẾT

Những thay đổi của thai nhi 8 tuần tuổi

Khi thai nhi đã được 8 tuần tuổi, tốc độ phát triển đã mạnh mẽ hơn rất nhiều. Bạn có thể tưởng tượng được không khi biết mỗi phút em bé của bạn lại tăng thêm 1mm chiều dài cơ thể và có tới hơn 100 tế bào não được hình thành. Lúc này bé nặng khoảng 1gr và dài khoảng 1,6cm, tương đương với một quả mận hoặc quả cam sành. Cơ thể thai nhi cũng có nhiều thay đổi, cụ thể như:
  • Những ngón tay, ngón chân bé đã được hình thành rõ rệt ở tuổi thai này. Ngoài ra những “mái chèo nhỏ” đã phát triển và có móng tay, móng chân. Em bé của mẹ đã có thể uốn cong chân tay hay có những cử động nhẹ khác như gập cổ tay.
  • Tất cả các bộ phận quan trọng trong cơ thể bé đều đã được định hình đúng vị trí, suốt thời gian còn lại của thai kỳ, những bộ phận này sẽ tiếp tục phát triển và hoàn thiện, sẵn sàng để chào đời với một cơ thể khỏe mạnh.
  • Hai quả thận của bé ở giai đoạn này đã có thể lọc máu và tạo ra nước tiểu. Không những vậy, chúng cũng đã có thể trữ dịch tiêu hóa trong dạ dày, sẵn sàng đón nhận và xử lý được lượng nước ối mà chúng sắp phải nuốt vào.
  • Nếu như em bé của bạn là con trai, ở giai đoạn 8 tuần tuổi, cơ quan sinh dục ngoài đã bắt đầu phát triển và sản sinh hormone nam- Một trong những sự phát triển rất quan trọng ở tuổi thai này.
  • Ở tuổi thai này, em bé cũng đang trong quá trình phát triển khuôn mặt, hình dáng môi rõ hơn, mũi và mí mắt cũng được định hình một cách rõ ràng
  • Cũng trong tuần thai này, cơ thể thai nhi đang dần duỗi thẳng và phần đuôi đang dần biến mất.
  • Nhịp tim của bé ở tuổi thai này đã rõ ràng hơn rất nhiều, khoảng 150- 170 nhịp/ phút, gấp đôi so với nhịp tim của mẹ.

 Thai nhi ở 8 tuần tuổi, đuôi đã gần biến mất
Thai nhi ở 8 tuần tuổi, đuôi đã gần biến mất
 
--->Có thể bạn chưa biết: Hướng dẫn bài tập Kegel Nam tăng cường sinh lý

Cơ thể người mẹ thay đổi khi thai được 8 tuần

Khi thai nhi được 8 tuần tuổi, cơ thể mẹ đã có khá nhiều thay đổi, cụ thể:
Tử cung của mẹ đang bắt đầu to dần: khi em bé của bạn đã tăng dần về kích thước thì tử cung cũng theo đó phải giãn rộng hơn để sẵn sàng cho một quá trình phát triển mạnh mẽ của thai nhi những tháng sau này. Bên cạnh đó, ngực mẹ bầu cũng có sự thay đổi, không chỉ căng tức nhẹ mà đầy đặn hơn rõ rệt, ở một số mẹ bầu còn căng tức, khó chịu.
  • Ốm nghén
Ở thời kì này, khá nhiều mẹ đã phải chịu đựng cơn ốm nghén làm phiền. Theo thống kê có tới 75% phụ nữ mang thai gặp phải tình trạng này vì thế mẹ cũng không nên quá lo lắng, tình trạng này sẽ sớm hết ở các tháng tiếp theo.
Ốm nghén ở tuần thứ 8 thường sẽ mệt mỏi và mất sức hơn tuần thứ 7 rất nhiều, đôi khi mẹ sẽ thấy hụt hơi, choáng váng và có thể ngất xỉu nếu như không thể ăn uống, ngủ nghỉ đầy đủ. Nhiều mẹ bầu sẽ cảm thấy sợ mùi thức ăn, không muốn ăn, buồn nôn và mệt mỏi. Các dấu hiệu đó đều có nguyên nhân bởi sự thay đổi của nội tiết tố nhưng đó cũng là một dấu hiệu cho thấy em bé của bạn đang phát triển rất tốt. Mẹ hãy cố gắng nghỉ ngơi và ăn uống hợp lý để vượt qua giai đoạn này một cách nhẹ nhàng.

 Tình trạng nghén biến chuyển nặng hơn ở thời kì này
Tình trạng nghén biến chuyển nặng hơn ở thời kì này

  • Dịch âm đạo tiết ra nhiều hơn
Hiện tượng này cũng là do lượng estrogen tăng lên trong thai kỳ, vì thế dịch âm đạo cũng được tiết ra nhiều hơn. Lượng máu lưu thông ở vùng này tăng lên dẫn tới vùng “ cửa mình” của chị em cũng nhạy cảm hơn rất nhiều. Bạn cũng không nên lo lắng về vấn đề này vì dịch còn có tác dụng giúp cho đường sinh không bị nhiễm khuẩn. Việc của bạn là giữ vệ sinh đúng cách và không tác động mạnh tới đường sinh.
  • Tiểu nhiều
Tử cung to dần và chèn ép vào bàng quang sẽ khiến mẹ bầu muốn đi tiểu nhiều hơn. Theo nghiên cứu thì cả về lượng nước tiểu và số lần đi tiểu của mẹ bầu ở tuần thai thứ 8 cũng tăng lên.
Chảy máu âm đạo: Ở một số trường hợp, khi thai nhi được 8 tuần tuổi mẹ có thể bị chảy máu âm đạo và đau bụng. Nếu bạn gặp trường hợp như vậy hãy liên hệ ngay bác sĩ để khám và đưa ra biện pháp tốt nhất cho mẹ và bé.
Ngoài ra, ở tuổi thai này, mẹ bầu cũng có thể gặp chứng khó ngủ, tăng cân và ợ nóng,...


Mang thai 8 tuần: Sự phát triển của thai nhi

Thai 8 tuần đã máy chưa? Hình ảnh siêu âm thai 8 tuần tuổi

Khi thai nhi phát triển đến tuần thứ 8, tức là đã đi được khoảng 2/3 tam cá nguyệt đầu tiên. Thời điểm này hình hài của bé đã phát triển khá đầy đủ và đã có những chuyển động, thậm chỉ là nhào lộn bên trong bụng mẹ. Vì thế nếu như hỏi thai 8 tuần đã máy chưa thì câu trả lời là bé đã máy rồi. Tuy nhiên, kích thước của bé quá nhỏ cũng như các chuyển động đó chưa đủ lớn để mẹ có thể cảm nhận được em bé đang làm gì trong bụng mình.
Do vậy, để có thể theo dõi được chuyển động của thai nhi thì mẹ nên chờ tới tuần thai thứ 15-16, khi các hoạt động đã mạnh hơn và kích thước thai lớn hơn, tác động tới tử cung mạnh hơn thì mẹ mới có thể cảm nhận rõ. Đặc biệt tới khoảng tuần thứ 18, khi thai nhi hiếu động hơn, mẹ hoàn toàn có thể cảm nhận được thai máy. Với những cậu nhóc nghịch ngợm thì hành động “máy thai” không chỉ nhẹ nhàng, uyển chuyển nữa mà có thể là đấm, đá.
Hình ảnh siêu âm thai 8 tuần tuổi cho thấy, kích thước em bé của bạn còn rất nhỏ, nếu không có công nghệ siêu âm hiện đại thì cũng khó có thể nhìn rõ được từng bộ phận trên cơ thể bé.


 Thai nhi 8 tuần tuổi đã có nhịp tim và có những cử động nhẹ
Thai nhi 8 tuần tuổi đã có nhịp tim và có những cử động nhẹ

Mẹ cần làm gì khi thai được 8 tuần?

Ở giai đoạn thai nhi được 8 tuần tuổi, có lẽ mẹ đang phải vượt qua cơn ốm nghén một cách nặng nề qua ngày với những cơn buồn nôn, ngán ngấm mùi thức ăn, mệt mỏi hay cáu gắt với mọi thứ. Mẹ đừng quá lo lắng vì điều đó nhé, bởi đó chính là dấu hiệu cho thấy bé yêu của bạn đang phát triển rất tốt, khỏe mạnh và mạnh mẽ. Mặc dù bị những cơn ốm nghén ghé thăm nhưng mẹ cần có một kế hoạch đặc biệt cho riêng mình để nhẹ nhàng bước qua thời kì này và con vẫn phát triển tốt. Trong số đó gồm:
Nếu như mẹ bầu chưa từng đi khám thai kể từ khi thử que thử thai thì bây giờ cũng chưa phải quá muộn. Bạn cần tới gặp bác sĩ chuyên khoa sản để khám tổng quát, siêu âm. Với sự chia sẻ của bác sĩ, bạn sẽ theo dõi được sự phát triển của bé. Khi siêu âm thai ở tuần này, mẹ có thể biết được các chỉ số như nhịp tim, đường kính túi thai, chiều dài đầu mông và số lượng thai trong tử cung. TRong trường hợp mẹ không nghe được tim thai ở thời điểm này thì thai nhi có thể gặp các vấn đề như thai ngừng phát triển, thai lưu.. Khi đó bác sĩ sẽ đưa ra phương án tốt nhất cho bạn. Vì thế, đi khám thai, siêu âm thời điểm này là vô cùng quan trọng, mẹ bầu nên nhớ.

 Việc mẹ cần làm nhất ở tuổi thai này là đi khám thai
Việc mẹ cần làm nhất ở tuổi thai này là đi khám thai

Những lưu ý cho mẹ bầu khi mang thai tuần thứ 8

Để em bé phát triển tốt trong bụng mẹ, ở tuần thai này mẹ bầu cần lưu ý những vấn đề sau:
  • Chọn chế độ dinh dưỡng hợp lý
Ở tuổi thai này, thai nhi đang phát triển mạnh mẽ và cũng là thời điểm em bé của bạn hình thành các cơ quan quan trọng của cơ thể, do đó nguồn dinh dưỡng hợp lý là điều mẹ cần chú ý nhất. Mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết như sắt, canxi, kẽm, magie để bé phát triển tốt và mẹ có sức đề kháng tốt. Cách tốt nhất để bổ sung dưỡng chất cho con là mẹ nên ăn các thực phẩm sạch, có nguồn dinh dưỡng dồi dào. Mẹ nên tích cực ăn các loại trái cây, rau củ có lượng dinh dưỡng, vitamin đa dạng như đu đủ, kiwi, chuối, nho, lựu,… Nếu như cơn ốm nghén làm phiền bạn quá nhiều thì bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để bổ sung thêm vitamin.

Chọn chế độ dinh dưỡng hợp lý
Mẹ bầu cần lựa chọn cho mình một chế độ dinh dưỡng an toàn và cung cấp đa dạng dưỡng chất

  • Giữ một tâm lý thoải mái
Mặc dù sự thay đổi của hormone hay những cơn ốm nghén làm phiền khiến bạn trở nên bực tức, khó chịu, mệt mỏi và giận hờn với mọi thứ. Tuy nhiên những cơn giận giữ hay những suy nghĩ âu lo là những tác động tiêu cực đến cả mẹ và thai nhi. Chính vì thế, nghĩ đến em bé ngộ nghĩnh, khỏe mạnh chào đời, mẹ cần kiềm chế cảm xúc, tự tạo tâm lý thoải mái, nhẹ nhàng nhất có thể trong suốt thai kỳ.
  • Không vận động mạnh và hoạt động quá sức
Nằm ì một chỗ là điều không nên, mẹ bầu cần vận động nhẹ nhàng, khoa học để thúc đẩy sự chuyển hóa dinh dưỡng tới bào thai. Tuy nhiên, mẹ bầu nhớ đó là vận động nhẹ nhàng, không được bê vác nặng bởi hành động này có thể ảnh hưởng tới hệ thống xương khớp của mẹ, đồng thời tiềm ẩn nhiều nguy hiểm đối với thai nhi. Bài tập tốt nhất cho mẹ ở tuổi thai này chính là đi bộ thư giãn ở nơi có môi trường xanh, sạch và thoáng mát, tránh va chạm và hoạt động quá sức.

>>Xem thêm: Bà bầu nên tập thể dục như thế nào tốt nhất?

 Mẹ bầu chỉ nên có vận động nhẹ nhàng
Mẹ bầu chỉ nên có vận động nhẹ nhàng
  • Hạn chế quan hệ tình dục
Mặc dù quan hệ tình dục khi mang thai không gây hại cho mẹ và bé nếu như bố mẹ chọn tư thế quan hệ phù hợp và tần suất điều độ. Nhưng khi thai nhi mới 8 tuần tuổi, mọi thứ còn chưa chắc chắn, mẹ nên hạn chế quan hệ mạnh bạo và thường xuyên vì có nguy cơ gây động thai. Nếu 2 vợ chồng vẫn muốn “ yêu” thì hãy chọn tư thế nhẹ nhàng và tần suất ít để đảm bảo an toàn cho thai nhi.
  • Thăm khám thai định kỳ
Bất cứ giai đoạn nào của thai kỳ mẹ bầu cũng nên đi thăm khám định kỳ để theo dõi sự phát triển của bé một cách kịp thời, nhằm sớm phát hiện ra những bất thường ở thai nhi. Từ đó, mẹ cũng chủ động hơn với những chẩn đoán của bác sĩ để đưa ra kết luận tốt nhất nhằm bảo vệ sức khỏe của cả 2 mẹ con. Ngoài ra, khi gặp một số trường hợp sau mẹ bầu cũng cần tới gặp bác sĩ ngay:
  • Ốm nghén nặng, nôn ói quá nhiều, không ăn uống được bất cứ thực phẩm nào
  • Đau, tức bụng, chảy máu âm đạo
  • Thường xuyên ngất xỉu, hoa mắt chóng mặt.
  • Cố gắng tạo thói quen kết nối hàng ngày với bé
Các chuyên gia đã chỉ ra rằng, mẹ cần dành ra 2 lần mỗi ngày, mỗi lần từ 5-10 phút để trò chuyện và nghĩ về bé. Thời gian này mẹ nên ngồi lặng yên, tay nhẹ nhàng đặt lên bụng, điều tiết hơi thở và đầu suy nghĩ về bé, nghĩ tới những điều tốt đẹp, nghĩ về bé, nghĩ về những ước mong và hy vọng tương lai của bé. Mỗi lần thực hiện như vậy chính là khởi đầu cho một sự gắn kết giữa mẹ và bé. Điều này rất có ích đối với việc thai giáo cũng như quá trình nuôi dạy con sau này của mẹ.

 Mẹ nên khám thai định kì để sớm phát hiện vấn đề ở thai nhi
Mẹ nên khám thai định kì để sớm phát hiện vấn đề ở thai nhi

Những câu hỏi mẹ bầu hay thắc mắc khi thai nhi được 8 tuần tuổi

Thai 8 tuần đã bám chắc chưa?

Về vấn đề thai nhi bám vào thành tử cung, bác sĩ chuyên khoa sản chia sẻ: Dù là tuần thai thứ 8 hay 3 tháng đầu của thai kỳ nói cung, phôi thai vẫn đang trong giai đoạn làm tổ nên chưa thể bám chắc vào tử cung. Đây cũng chính là nguyên nhân giải thích cho việc tại sao tỉ lệ sảy thai ở tam cá nguyệt đầu tiên là cao nhất trong suốt 9 tháng 10 ngày thai kỳ.
Như vậy với đáp án của câu hỏi” Thai 8 tuần đã bám chắc chưa” thì câu trả lời là chưa. Do đó, để đảm bảo an toàn và tránh những rủi ro không mong muốn, mẹ cần chú ý nghỉ ngơi, hoạt động vừa sức, xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Thai 8 tuần bụng to chưa?

Ở giai đoạn này, thai nhi đang phát triển rất mạnh mẽ, tuy nhiên kích thước thai còn khá nhỏ nên mẹ không cảm nhận được những chuyển động của thai nhi. Vì vậy, có thể trong tuần thứ 8 này, bụng của mẹ vẫn chưa có sự thay đổi quá nhiều về kích thước hay hình dáng bên ngoài. Đôi khi mẹ có thể thấy bụng mình hơi nhô lên một chú có thể do đầy hơi hoặc kích thước thai tác động nhưng không đáng kể. Đối với những mẹ vốn đã có vòng 2 to hơn bình thường thì có thể dễ dàng cảm thấy bụng của mình đang to dần lên. Vì thế, nếu như thấy bụng chưa to lên ở tuần thai thứ 8 thì mẹ cũng không cần quá lo lắng về vấn đề này.

Thai 8 tuần kích thước bao nhiêu?

Thai nhi 8 tuần tuổi mới chỉ là một phôi thai nhỏ bằng hạt đậu và có chiều dài khoảng 1,3 cm, nặng khoảng 1gr nhưng hầu hết các bộ phận trên cơ thể đều đã hình thành đầy đủ. Thai nhi ở tuổi này đã phát triển dài ra đồng thời với một hệ tiêu hóa phát triển mạnh mẽ thì kích thước đang sẵn sàng cho một quá trình tăng nhanh đáng kể.

Thai 8 tuần nhịp tim bao nhiêu?

Tim thai của bé đã được phân thành 4 ngăn với các vách tim. Khi siêu âm, bác sĩ đã có thể đo được nhịp tim lúc này, thường chỉ số này ở khoảng 100-160 nhịp/ phút. Nếu so sánh với nhịp tim của người trưởng thành thì nhịp tim của thai nhi gần như nhanh gấp đôi. Chỉ số nhịp tim sẽ giảm dần từ tuần thai thứ 10 trở đi cho tới khi em bé của mẹ chào đời.

Thai 8 tuần siêu âm bụng hay đầu dò?

Khi thai nhi 8 tuần tuổi, có 2 kỹ thuật siêu âm mẹ có thể chọn đó là siêu âm bụng hoặc siêu âm đầu dò. Mỗi phương pháp đều có ưu điểm, nhược điểm khác nhau
  • Siêu âm qua thành bụng
Phương pháp siêu âm thai qua thành bụng được sử dụng khá phổ biến. Tuy nhiên để nhận được kết quả hình ảnh chính xác và chi tiết mẹ cần để căng tiểu, đặc biệt là khi thai nhi còn nhỏ. Nhưng khi thai nhi lớn hơn, bác sĩ có thể dễ dàng quan sát mà không cần làm căng bàng quang.
  • Siêu âm đầu dò âm đạo
Đây là phương pháp siêu âm thai không phổ biến nhưng đây là kỹ thuật siêu âm cho kết quả chính xác hơn. Đầu dò tiếp cận với âm đạo cơ thể mẹ, sau đó có thể thu nhận hình ảnh gửi ra ngoài màn hình. Tuy nhiên bác sĩ thường chỉ định kỹ thuật siêu âm đầu dò với thai phụ ở các tuần từ thứ 6 tới thứ 8 thai kì hoặc phát hiện những bất thường ở nhau thai.

Thai 8 tuần biết trai hay gái chưa?

Chắc hẳn mẹ rất nôn nóng muốn biết giới tính của con. Tuy nhiên, ở tuần thai này chưa có dấu hiệu nào có thể xác định được thiên thần trong bụng mẹ là trai hay gái vì bộ phận sinh dục vẫn đang trong giai đoạn phát triển và chưa hoàn thiện. Kết quả siêu âm giới tính sẽ đúng hơn khi ở tuần thứ 12 của thai kì hoặc để chắc chắn thì khoảng tuần thứ 16-18 là chính xác nhất.

thai 8 tuần biết trai hay gái chưa
Thai 8 tuần đang trong giai đoạn phát triển vì thế bố mẹ chưa thể biết giới tính của con


Thai 8 tuần cần bổ sung chất gì?

Nhằm có một thai kỳ khỏe mạnh và giúp con phát triển toàn diện, cơ thể mẹ cần có một chế độ dinh dưỡng phù hợp. Vì nhiều mẹ có khả năng vẫn đang bị cơn ốm nghén làm phiền nên mẹ nên chọn các thực phẩm tự nhiên, nhẹ nhàng, dễ tiêu hóa cho dinh dưỡng tuần thai này. Mẹ có thể chọn:
  • Cải bó xôi: Lượng axit folic dồi dào trong cải bó xôi là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho thai nhi 8 tuần tuổi. Axit folic giúp thai nhi hình thành và phát triển một cách khỏe mạnh, giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh thai nhi.
  • Các loại quả có múi: Cam, bưởi, quýt luôn cung cấp nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho mẹ bầu giai đoạn ốm nghén này. Chúng giúp giảm chứng ốm nghén và bổ sung thêm nhiều dưỡng chất quan trọng cho quá trình hình thành thai nhi ở tuần thứ 8.
  • Các loại hạt: Giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên này, khi mẹ bầu nghén và không ăn được đa dạng các thực phẩm thì các loại hạt nguyên vỏ như hướng dương, đậu, mắc ca, hạt óc chó là một trong những thực đơn không thể thiếu. Trong các hạt này có những chất mang lại nguồn dinh dưỡng chất lượng giúp an thai, bổ máu, nuôi dưỡng thai nhi phát triển khỏe mạnh và còn giúp bé có một hệ thần kinh tốt, thông minh.
  • Trứng: Nguồn dinh dưỡng từ trứng là thứ mà mẹ bầu không nên bỏ qua ở tuần thai này. Trong trứng có lượng Protein, sắt và không ít các vitamin khác có tác dụng giúp thai khỏe mạnh và phát triển toàn diện. Mẹ có thể bổ sung trứng gà, trứng ngỗng vào trong bữa ăn của mình.

 Mẹ bầu nên chọn thực phẩm sạch, đa dạng nguồn dưỡng chất
Mẹ bầu nên chọn thực phẩm sạch, đa dạng nguồn dưỡng chất

Thai 8 tuần dài bao nhiêu?

Ở tuần thai này, em bé của bạn còn rất nhỏ, chiều dài chỉ khoảng 1,5 -2cm. Tuy nhiên thai nhi lại có tốc độ phát triển khá nhanh sẵn sàng cho một quá trình phát triển mạnh mẽ ở các tam cá nguyệt sau.

Thai 8 tuần là bao nhiêu tháng?

Thai nhi bước tới giai đoạn phát triển ở tuần thai thứ 8 tức là cuối tháng thứ 2 của thai kỳ. Mẹ và bé còn hơn 7 tháng nữa để phát triển và chào đời một cách khỏe mạnh và dễ dàng.

Thai 8 tuần nằm ở vị trí nào?

Ở tuần thai này, mặc dù thai chưa bám chắc vào tử cung nhưng đã ở vị trí an toàn trong tử cung. Khi đi siêu âm mẹ sẽ thấy được hình ảnh thai nhi bên trong tử cung. Nếu đến tuần thai thứ 8 mà bạn vẫn không thấy phôi thai làm tổ thì bác sĩ sẽ chẩn đoán và đưa ra lời khuyên tốt nhất cho bạn.
Trên đây là giải đáp của hầu hết các thắc mắc của mẹ bầu xoay quanh tuần thai thứ 8 của thai nhi bao gồm cả câu hỏi:” thai 8 tuần đã máy chưa”. Thiết bị y tế Việt Nhật cũng chắc chắn rằng qua bài viết này mẹ đã có thêm không ít kiến thức để chăm sóc thai nhi khi bước sang tuần thai thứ 8. Để em bé phát triển tốt và khỏe mạnh, mẹ bầu cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý và nghỉ ngơi hoa học. Chúc 2 mẹ con sớm vượt qua cơn nghén ở tuần thai này và có một thai kỳ khỏe mạnh.
--> Tìm hiểu thêm các vấn đề sinh lý tại QueenvnLy
Thiết kế và phát triển website bởi Kenhdichvu.vn