Tin tức - Sự kiện

Bà bầu bị sốt nóng lạnh phải làm sao?

Trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu cần đặc biệt chú ý lắng nghe cơ thể mình, với mỗi dấu hiệu bất thường đều cần có cách xử lý an toàn. Bà bầu bị sốt nóng lạnh là triệu chứng hay gặp nhất ở các chị em phụ nữ. Vậy liệu đó có phải dấu hiệu của một bệnh nguy hiểm hay không? Ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi như thế nào? Các mẹ bầu cùng thiết bị y tế Việt Nhật tìm hiểu rõ hơn về các thắc mắc xoay quanh vấn đề sốt nóng lạnh ở bài viết dưới đây nhé.
MỤC LỤC BÀI VIẾT

Nguyên nhân gây ra sốt khi mang thai

Thực tế, trong quá trình thai nghén, thân nhiệt của mẹ bầu luôn cao hơn người bình thường. Vì thế để xác định chính xác mình sốt hay không, chúng ta cần theo dõi bằng nhiệt kế. Đối với những mẹ đang mang thai, nhiệt độ ở mức trên 37.8 độ là sốt. Vậy nguyên nhân dẫn tới tình trạng bà bầu bị sốt nóng lạnh là gì? Thường thì các nguyên nhân dẫn tới sốt ở mẹ bầu cũng tương tự như khi bạn chưa mang thai, trên thực tế thì khả năng bạn bị nhiễm vi- rút thông thường như cúm hoặc cũng có thể là cảm lạnh. Cơ thể mẹ bầu cũng dễ gặp phải những nguyên nhân này do hệ thống miễn dịch ở mẹ bầu đã bị ức chế để bảo vệ thai nhi. Có thể nói đây là quy luật khá bình thường với em bé nhưng lại là dấu hiệu không mấy vui mừng cho cơ thể người mẹ.
Bà bầu bị sốt nóng lạnh phải làm sao?

Trong thời kỳ mang thai rất có nhiều nguyên nhân dẫn tới sốt
Một vài nguyên nhân gây sốt khác cho bà bầu gồm:
Bệnh sởi
Triệu chứng: Sốt cao, mệt mỏi, khó ăn và đau nhức vùng đầu. Những triệu chứng trên thường kèm theo viêm long đường hô hấp trên như ho khan, ngạt mũi, sổ mũi, chảy nước mũi. Mẹ bầu sẽ cảm thấy sợ ánh sáng, sưng nề mi mắt và mắt có tình trạng đỏ, cộm.
Thường thì phụ nữ trong tuổi sinh để đều đã mắc chứng bệnh này hoặc được tiêm chủng từ khi còn nhỏ. Nhưng nếu bạn chưa mắc hoặc chưa tiêm trước khi mang thai thì bạn cần chú ý tới căn bệnh này nếu cảm thấy nóng, sốt.
Rubella
Rubella hay còn được gọi là bệnh sởi Đức, là một căn bệnh truyền nhiễm do togavirus gây ra. Mẹ bầu bị mắc Rubella thường khá khó nhận biết do bệnh chỉ gây các triệu chứng nhẹ như sốt, sưng hạch, phát ban đỏ khắp người và đau sốt.
Theo nhận định của bác sĩ, đây là bệnh nhiễm trùng khá nhẹ ở cơ thể mẹ nhưng có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm ở thai nhi. Virus này có thể đi qua nhau thai và vô cùng nguy hiểm đối với thai nhi ở những tam cá nguyệt đầu tiên. Còn đối với trẻ sơ sinh, khi nhiễm loại virus này có thể mắc chứng Rubella bẩm sinh, có thể bị dị tật ở mắt, dị tật tim và trí tuệ chậm phát triển. Nguy cơ sảy thai, chất lưu cũng gia tăng nếu như cơ thể thai phụ mắc Rubella. Đến khoảng tháng thứ 3 trở về cuối thai kì, nguy cơ dị tật bẩm sinh sẽ thấp hơn và thấp dẫn ở những tuổi thai lớn hơn. Vì vậy, để phòng chống bệnh Rubella bạn nên tiêm phòng trước khi sinh vì trong thời gian mang thai, bạn không thể tiêm phòng cho loại virus này.
Bà bầu bị sốt nóng lạnh phải làm sao?

Để phòng tránh sốt do sởi hay rubella bạn nên tiêm phòng trước khi mang thai
Cúm
Bị cúm khi mang thai là một triệu chứng rất nhiều chị em gặp phải. Chứng bệnh này không chỉ gây khó chịu mà còn có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm hơn. Con bạn rất dễ bị di tật nếu như bạn bị cúm trong thời kì đầu của quá trình mang thai. Cúm cũng là một bệnh khiến cơ thể mẹ bầu bị nóng, sốt. Nếu thấy cơ thể đột ngột ớn lạnh hoặc “phừng phừng” trong người kèm theo những biểu hiện sau thì khả năng mẹ bầu bị sốt do cúm là rất cao:
Chỉ số cặp nhiệt kế trong khoảng 38,3~ 39 độ hoặc cao hơn
Có nhiều cơn đau đầu dữ dội
Thỉnh thoảng ớn lạnh mặc dù không thay đổi môi trường
Cảm giác đau họng thường nặng hơn vào ngày thứ 2 hoặc thứ 3 của quá trình cúm.
Đau đầu, mệt mỏi, thỉnh thoảng hắt hơi
Mẹ bầu sẽ cảm thấy buồn nôn và nôn. Tình trạng ho trở nên nghiêm trọng kèm theo tiêu chảy.
Chứng bệnh này có thể kéo dài tới 2 tuần, nếu như sức đề kháng ở cơ thể mẹ thấp và không điều trị bằng thuốc thì thời gian nhiễm cúm ở mẹ bầu diễn ra khá lâu.
Bà bầu bị sốt nóng lạnh phải làm sao?

Cúm cũng là một nguyên nhân gây sốt ở bà bầu
Nguyên nhân dẫn tới cúm ở mẹ bầu
Cũng giống như khi bạn chưa mang thai, cúm gây ra bởi rất nhiều loại virus vì thế có rất nhiều trường hợp bạn tiêm phòng cúm rồi nhưng vẫn mắc hoặc cúm mỗi năm, mỗi mùa lại khác nhau. Mẹ bầu hoàn toàn có thể tiêm phòng cúm trong thai kỳ. Vì vậy để đảm bảo an toàn, bạn nên tiêm phòng cúm, bên cạnh đó nên tập thể dục thường xuyên để tăng sức đề kháng. Với bất kỳ dấu hiệu sốt nóng lạnh vì cúm, mẹ bầu cần thăm khám bác sĩ ngay để nhận chỉ định hợp lý nhất đối với tình hình sức khỏe bản thân và thai nhi.
Sốt vì cảm lạnh
Hệ thống miễn dịch ở cơ thể mẹ bầu bị ức chế dễ dẫn tới việc cơ thể có những phản ứng rất nhạy cảm với thời tiết và môi trường xung quanh. Nếu như không giữ ấm cơ thể đúng cách, mẹ bầu rất dễ bị cảm lạnh, từ đó dẫn tới sốt nóng lạnh. Một số biểu hiện thường gặp khi mẹ bầu bị sốt do cảm lạnh gồm:
Chảy nước mũi, sau đó là nghẹt mũi, hắt xì. Cơ thể mẹ bầu trở nên mệt mỏi. Sau khoảng 1 tới 2 ngày mẹ bầu sẵ bắt đầu ho khan, triệu chứng này sẽ kéo dài có thể là 1 tuần sau khi đã hết cảm. Thường khi bị sốt do cảm lạnh, nhiệt kế đo thân nhiệt mẹ bầu thường hiển thị ở mức 37,8 độ C.
Bà bầu bị sốt nóng lạnh phải làm sao?

Có rất nhiều mẹ bầu sốt do cảm lạnh
Nhiễm trùng vi khuẩn
Nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng thận hoặc viêm họng là một trong những nguyên nhân dẫn tới việc mẹ bầu cảm thấy nóng sốt trong người. Đối với việc sốt do nhiễm trùng, bạn cần tìm tới bác sĩ ngay để tìm ra nguyên nhân. Từ đó mới có thể tìm ra được cách điều trị an toàn cho cả mẹ và em bé trong bụng mình.
Sốt do sốt xuất huyết
Nếu như mẹ bầu cảm thấy cơ thể mình có những triệu chứng sau đầy thì nguy cơ cao là bạn đã bị sốt xuất huyết:
Sốt cao đột ngột kèm theo run rẩy, khó thở.
Mẹ bầu sẽ cảm thấy đau đầu dữ dội, nhức hốc mắt và đau mỏi khắp các cơ.
Trên da xuất hiện các nốt đỏ
Cơ thể mất nước, dẫn tới tình trạng mất nước, tiểu ít
Tình trạng chảy máu chân răng xuất hiện nghiêm trọng hơn
Chán ăn, buồn nôn và nôn thường xuyên
Mất nước nhiều dẫn tới hạ đường huyết gây choáng váng, nhịp tim nhanh. Trong trường hợp tiểu cầu hạ nhiều sẽ dẫn tới nguy cơ xuất huyết nặng, ảnh hưởng tới tính mạng mẹ bầu và cả thai nhi. Những mẹ bầu bị sốt xuất huyết dẫn dễ dẫn tới tình trạng sinh non, sảy thai, xuất huyết, tiền sản giật. Vì vậy, với bất kỳ dấu hiệu nào của sốt xuất huyết bạn cần liên hệ ngay bác sĩ để được điều trị kịp thời.
Bà bầu bị sốt nóng lạnh phải làm sao?

Sốt xuất huyết cũng là hiện tượng có thể gặp ở mẹ mang thai

Dấu hiệu bà bầu bị sốt rét

Bầu bị sốt rét có thể dẫn tới rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Mặc dù biết là như vậy nhưng các bà bầu không thể tự ý uống thuốc vì sẽ gây đến những ảnh hưởng lớn tới thai nhi. Ở giai đoạn đầu của triệu chứng sốt rét, mẹ bầu rất có để phát hiện. Chỉ có xét nghiệm máu mới đưa ra được kết quả chính xác. Vậy các dấu hiệu để bạn có thể cảm nhận được cơn sốt rét đến với minh là gì? Cụ thể, bạn sẽ thấy một hoặc một vài dấu hiệu sau:
Đau cơ: Mọi cơ bắp trở nên uể oải, mềm nhũn, không có sức lực
Vàng da: Dấu hiệu này khá khó nhận biết, bạn cần chú ý tới sắc tố gia một cách tỉ mỉ.
Khó chịu: Mẹ bầu sẽ cảm thấy mọi thứ như đang làm phiền mình, dễ dàng nổi nóng và rất “bứt rứt” trong người
Buồn nôn và nôn nhiều, đôi khi kèm theo tiêu chảy: Hệ tiêu hóa ở mẹ bầu gặp vấn đề, chức năng tiêu hóa kém dẫn tới việc làm đầy bụng, khó chịu dẫn tới tình trạng nôn, ói.
Con người không có sức sống, da nhợt nhạt, chóng mặt
Lá lách phình to
Viêm đường hô hấp trên kèm sốt cao và đổ mồ hôi, thỉnh thoảng ớn lạnh.
Khi mang thai, cơ thể người mẹ khá nhạy cảm nên rất dễ để phát hiện những bát thường. Nếu xâu chuỗi lại và có những biểu hiện như trên, mẹ bầu nên tới gặp ngay bác sĩ để có những hướng đi tốt nhất cho mẹ và bé.
Bà bầu bị sốt nóng lạnh phải làm sao?

Mẹ bầu có thể sốt cao do sốt rét

Biến chứng khi bà bầu bị sốt rét lúc nóng lúc lạnh

Sốt rét được phân loại thành nhiễm trùng khôn biến chứng và nhiễm trình biến chứng nặng. Với tình trạng không biến chứng, mẹ bầu sẽ gặp tình trạng sốt, run rẩy và đổ mồ hôi từ 2 tới 3 ngày. Bác sĩ sẽ có những liệu trình giúp bạn cải thiện mà không cần dùng thuốc. Ngược lại sốt rét biến chứng nặng khá nguy hiểm tới bà bà bầu và thai nhi. Chúng có thể dẫn tới một số biến chứng nặng, gây tổn thương tạng, suy hô hấp và đe dọa tính mạng 2 mẹ con. Dưới đây là một số biến chứng bà bầu có khả năng gặp phải nếu như sốt nóng lạnh
Thiếu máu
Một loại ký sinh trùng Plasmodium Falciparum xâm nhập vào máu dẫn tới hiện tượng tan máu dẫn tới nhu cầu tiếp máu tăng lên. Điều này vô cùng nguy hiểm, chúng khiến tình trạng thiếu máu ở mẹ bầu diễn biến nguy hiểm hơn, thậm chí gây xuất huyết sau sinh dẫn tới tử vong ở nhiều bà mẹ và trẻ sơ sinh
Bà bầu bị sốt nóng lạnh phải làm sao?
Sốt khiến máu loãng và khiến tình trạng thiếu máu nghiêm trọng hơn
Phù phổi cấp
Đây là tình trạng viêm nhiễm nghiêm trọng, có thể thể xảy ra ở tam cá nguyệt thứ 2 hoặc các tháng cuối thai kỳ. Biến chứng này không thể xem thường bởi sẽ khiến phổi bị chất lỏng xâm nhập dẫn tới ứ dịch trong phổi, ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng hô hấp của mẹ.
Ức chế miễn dịch
Bình thường, cơ thể phụ nữ mang bầu đã miễn dịch kém hơn so với người bình thường, khi bị sốt rét, hệ miễn dịch này còn bị ức chế bởi hormone tên cortisol. Từ đó khiến khả năng chống chọi lại với sự xâm nhập của hại khuẩn hay các vi khuẩn dần yếu đi, trực tiếp gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe mẹ bầu.
Hạ đường huyết
Biến chứng này của bệnh sốt rét nóng lạnh thường không biểu hiện rõ ràng, mẹ bầu dễ ngất đi học không còn sức lực nếu như lượng đường trong máu quá thấp. Việc ngất đi ở mẹ bầu là vô cùng nguy hiểm tới thai nhi. Do đó, trong suốt quá trình thai kỳ, bạn cần theo dõi liên tục và đề phòng triệu chứng hạ đường huyết.
Bà bầu bị sốt nóng lạnh phải làm sao?

Sốt nóng lạnh khiến cơ thể mẹ bị hạ đường huyết, rất nguy hiểm
Suy thận
Đây là một trong những biến chứng đi kèm khi bà bầu bị sốt rét nóng lạnh. Trong thời gian mắc bệnh, nếu như ký sinh trùng hay tình trạng mất nước không được phát hiện và xử lý kịp thời thì bạn sẽ gặp phải chứng rối loạn chức năng thận, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của mẹ và bé.

Biến chứng bị sốt ảnh hưởng đến thai nhi

Bệnh sốt rét lúc nóng lúc lạnh không chỉ dẫn tới những biến chứng nguy hiểm cho mẹ bầu mà ảnh hưởng rất nhiều tới sự phát triển của thai nhi. Một em bé được sinh ra khi mẹ bị sốt rét chắc chắn không thể bằng các em bé có điều kiện phát triển tốt. Một trong số những biến chứng nặng mà trẻ sơ sinh sẽ gặp phải bao gồm:
Hội chứng thai chậm tăng trưởng trong tử cung
Nhau thai là nền tảng bảo vệ và cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi nhưng khi mẹ bầu bị sốt rét cũng chính nhau thai là nền tảng cho ký sinh trùng sốt rét bám vào và ngăn chặn việc cung cấp dinh dưỡng và oxy cho thai nhi. Điều này đồng nghĩa với việc thai nhi không đủ dưỡng chất để phát triển. Có nhiều trường hợp thai nhi bị suy dinh dưỡng cấp độ cao và phải đình chỉ thai kỳ. Ngoài ra, những em bé có số cân thấp hơn 2,5kg thường ít có cơ hội sống sót và khả năng phát triển sau khi sinh cũng không bằng các em bé khác.
Bà bầu bị sốt nóng lạnh phải làm sao?

Thai nhi chậm tăng trưởng nếu như sốt dẫn tới các biến chứng nguy hiểm
Lây truyền dọc
Một nguy cơ rõ ràng khác sẽ đến với các bé nếu như mẹ bị sốt rét trong thai kì chính là nhiễm trùng lây từ mẹ sang con. Nếu phụ nữ mang thai được chăm sóc y tế kịp thời thì có thể sẽ không bị ảnh hưởng. Nhưng bắt buộc các mẹ vẫn nên làm xét nghiệm sàng lọc máu để có thể chặn đứng những biến chứng không tốt xảy ra với bé.
Sẩy thai hoặc bị đình chỉ thai sớm
Đã có các nghiên cứu cho rằng có tới ½ phụ nữ mang thai bị sốt rét có triệu chứng sảy thai và 1/3 thai phụ tiềm ẩn nguy cơ nếu như bị sốt rét ở thể nhẹ. Với triệu chứng này, bác sĩ sẽ có đơn thuốc có thể giúp mẹ giảm đáng kể nguy cơ này, bảo vệ em bé.


Mẹ bầu có khả năng bị đình chỉ thai kỳ nếu như sốt quá cao

Cách điều trị cho bà bầu bị sốt khi mang thai do cảm lạnh và ho

Bất kỳ dấu hiệu tổn thương sức khỏe nào ở mẹ bầu đều cần điều trị và xử lý một cách an toàn và hạn chế tối đa thuốc. Vậy làm sao để có thể điều trị khi bà bầu bị sốt do cảm lạnh hoặc ho? Dưới đây là một số biện pháp hữu hiệu được rất nhiều bà mẹ áp dụng và có hiệu quả:
Xì mũi đúng cách: Sốt, ho thường kéo theo ngạt mũi, tắc mũi và chảy nước mũi. Do đó nhiều bà mẹ đã xì mũi thật mạnh và không đúng cách dẫn tới đau tai. Vì thế, cách tốt nhất, an toàn nhất là bịt một bên mũi và xì nhẹ lỗ mũi còn lại.
Sử dụng nước muối: Nước muối sinh lý là chất sát khuẩn và giúp loại bỏ những vi khuẩn ở khoang mũi. Bạn hãy xịt mũi bằng nước muối sinh lý, súc miệng hàng ngày để giảm bớt triệu chứng ho, rát họng và giảm sốt.
Bà bầu bị sốt nóng lạnh phải làm sao?

Dùng nước muối sinh lý là cách tốt nhất để làm sạch mũi khi bị sốt
Thảo dược để thông mũi: Mẹ bầu nên sử dụng đồ uống có tính ấm và tinh dầu giúp chống cảm cúm, cảm lạnh như trà gừng, trà thảo mộc. Những món này giúp dịu đi những nơi bị viêm như họng, mũi và làm giảm nghẹt mũi, ngăn ngừa mất nước. Tuy nhiên mẹ cần tránh trà hoa cúc bởi loại thảo dược này sẽ khiến bạn mệt mỏi và đau đầu.
Tắm bằng vòi sen
Việc tắm nước nóng bằng vòi sen sẽ giúp bạn thông mũi và thư giãn, giảm căng thẳng, mệt mỏi và ngăn ngừa các chứng đau đầu.
Dùng dầu bạc hà
Chấm nhẹ dầu bạc hà lên mũi và ngực để giúp lưu thông mũi đồng thời điều trị các vùng da bị kích ứng. Đặc biệt vùng da mũi, khi bạn chảy nước mũi nhiều, việc làm sạch sẽ khiến vùng da bị đau rát, một chút dầu bạc hà sẽ giúp bạn làm dịu phần da đó.
Kê thêm gối khi ngủ
Bị sốt, dẫn tới nghẹt mũi rất khó chịu, chúng khiến giấc ngủ của bạn bị ảnh hưởng rất nhiều vì vậy để có một giấc ngủ ngon, bạn nên kê gối ngủ cao hơn bình thường. Vị trí của đầu cao hơn so với cơ thể sẽ giúp làm giảm chứng nghẹt mũi. Tuy nhiên mẹ bầu cần lưu ý nên sắp xếp chiều cao vừa phải, hợp lý để có thể nằm dễ chịu, thoải mái nhất.
Bà bầu bị sốt nóng lạnh phải làm sao?
Mẹ bầu nên kê cao gối để có một giấc ngủ ngon
Không nên đi máy bay
Bạn cần hạn chế đi máy bay khi đang bầu bí, đặc biệt nếu bị cúm, sốt thì lại càng không nên đi máy bay. Chiều cao khi ngồi trên máy bay làm tăng áp lực và chúng khiến chứng nghẹt mũi của bạn trở nên tồi tệ hơn. Nếu bắt buộc phải ngồi máy bay, bạn nên nói với tiếp viên về tình trạng sức khỏe của mình và nhớ mang theo thuốc xịt mũi.

Những lưu ý khi cho bà bầu dùng thuốc hạ sốt

DÙng thuốc là điều tối kỵ đối với bà bầu nhưng nếu tình trạng ốm, sốt của bạn quá nặng thì bác sĩ vẫn có thể chỉ định bạn dùng thuốc hạ sốt. Việc dùng thuốc ở bà bầu có rất nhiều vấn đề nghiêm trọng. Một trong số vấn đề khiến việc uống thuốc hạ sốt ở bà bầu cần có sự hướng dẫn và theo dõi sát sao của bác sĩ là: tránh biến cố dị tật thai nhi, tránh trường hợp sảy thai trong tam cá nguyệt đầu tiên và giảm nguy cơ sinh non ở 3 tháng cuối thai kỳ. Tất cả những bà bầu dùng thuốc hạ sốt không an toàn đều có thể dẫn tới những hậu quả khó lường này. Vậy bà bầu cần lưu ý gì khi sử dụng thuốc hạ sốt?
Trên thị trường có 3 loại thuốc hạ sốt mà bà bầu có thể sử dụng như Paracetamol, aspirin và ibuprofen. Tuy nhiên mẹ bầu chỉ được phép sử dụng khi có sự hướng dẫn của bác sĩ.
Trong trường hợp đặc biệt, như mẹ bầu bị viêm gan B thì loại thuốc được chỉ định sẽ khác. Do đó hãy thông báo với bác sĩ một cách đầy đủ, chính xác về tình hình sốt của mình.
Việc dùng thuốc hạ sốt thường an toàn khi bạn sử dụng sau khi ăn no và đúng liều quy định. Hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc quá tải hoặc vượt quá liều lượng trong một ngày uống.
Bà bầu bị sốt nóng lạnh phải làm sao?
 
Mọi đơn thuốc cho bà bầu đều cần được theo dõi bởi bác sĩ

Những giải đáp thắc mắc khi bà bầu bị sốt nóng lạnh

Xoay quanh việc sốt nóng sốt lạnh ở bà bầu, còn một số thắc mắc khiến chị em hoang mang. Dưới đây là lời giải thích có căn cứ y khoa dành cho hiện tượng này.
Bà bầu bị sốt có truyền nước được không?
Tương tự như việc dùng thuốc, bà bầu nên hạn chế chất việc truyền nước. Hạn hữu, khi mẹ bầu buộc phải sử dụng thì chỉ nên truyền nước và đạm trong trường hợp quá mất sức và không thể nạp chất dinh dưỡng qua đường ăn uống dài ngày.
Vậy nên, nếu chỉ là hiện tượng mệt mỏi do ốm nghén thì chúng ta hoàn toàn không nên truyền nước. Thay vào đó, một biện pháp an toàn hơn là hãy nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ, sạch và khoa học. Đặc biệt hãy ăn những thực phẩm tự nhiên giúp tăng đề kháng và bổ sung sắt, acid folic nhằm chống dị tật bẩm sinh.
Bà bầu bị sốt có nên xông không
Nếu bị sốt, mẹ không những hạn chế sử dụng thuốc mà không tự ý xông vì có thể dẫn tới tình trạng nguy hiểm hơn cho mẹ bầu và cả thai nhi. Khi mẹ bầu xông trong phòng kín cùng nồi nước nóng sẽ làm thân nhiệt tăng cao. Điều này dẫn tới việc làm nước ối bị nóng gây ảnh hưởng trực tiếp tới bào thai. Từ đó, các tế bào có thể bị phá hủy và kìm hãm quá trình cung cấp chất dinh dưỡng tới em bé. Nếu thân nhiệt của mẹ lên tới 38 độ thì thai nhi sẽ có nguy cơ bị khuyết tật ống thần kinh, mất nước ở trong những tháng cuối thai kì. Tình trạng này sẽ nguy hiểm hơn nếu như mẹ xông vào 3 tháng đầu của thai kì.
Bà bầu bị sốt nóng lạnh phải làm sao?

Không nên xông nếu bạn bị sốt
Bà bầu bị sốt nên ăn gì
Khi bị sốt, sức đề kháng ở cơ thể mẹ sẽ yếu hơn vì thế bạn cần bổ sung những thực phẩm an toàn và hiệu quả. Hãy ưu tiên những thức ăn lỏng vì như vậy mẹ bầu dễ hấp thụ hơn, ngoài ra còn có nước giúp bù lượng nước mà mẹ bầu mất đi do sốt. Bạn nên ăn cháo, súp, canh bổ dưỡng, phở được nấu từ nước hầm xương heo, bò, gà,..
Một trong những món được nhiều bà bầu bị sốt ưa thích là cháo hành lá, tía tô, trứng. Lá tía tô có vị cay, tính ấm giúp hạ khí, tiêu đờm, chữa ho và giúp hạ sốt rất hiệu quả. Mẹ bầu cũng nên lưu ý dùng cháo khi còn nóng, vừa thổi vừa ăn để có thể toát ra nhiều mồ hôi. Khi đó hãy dùng khăn để thấm và không được đi tắm ngay. Bạn nên dùng món này thường xuyên từ 2~3 ngày để nhận được hiệu quả tốt nhất.
Ngoài ra mẹ cũng nên tích cực ăn những loại trái cây, rau củ có lượng vitamin dồi dào nhằm giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng. Một số loại trái cây mẹ bầu nên ăn như cam, bưởi, nho, đu đủ chính. Những trái cây này không những giúp mẹ giảm sốt mà còn giúp thai nhi phát triển tốt hơn nhờ đủ chất dinh dưỡng.
Uống nhiều nước cùng giúp mẹ bầu giảm những triệu chứng của sốt. Bổ sung nước để bù vào phần nước đã mất đi do sốt, giúp cơ thể không bị kiệt sức đồng thời giải độc tố trong cơ thể. Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, nước dừa có chứa rất nhiều chất điện phân cao và kali, đặc biệt tốt cho cơ thể mẹ bầu. Vì vậy mẹ hãy tìm hiểu và uống nước dừa đúng cách nhằm giảm sốt và bổ sung dưỡng chất cho thai nhi nhé.
Sữa chua cũng là món mẹ nên tìm đến nếu như bạn bị sốt. Một chất giàu lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa bà bầu như sữa chua sẽ giúp bạn hấp thụ tối đa chất dinh dưỡng khiến hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Hãy chọn thực phẩm dễ hấp thụ và dễ ăn nếu bạn bị sốt nóng lạnh
Trên đây là thông tin liên quan đến vấn đề bà bầu bị sốt nóng lạnh- Một trong những tình trạng thường gặp ở nhiều chị em. Đây là một triệu chứng khá nhạy cảm, dễ mắc và dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó mẹ bầu cần đặc biệt chú ý, lắng nghe cơ thể và chia sẻ hết với bác sĩ về vấn đề sức khỏe của mình. Hãy ăn uống và nghỉ ngơi điều độ để có thể tăng cường sức đề kháng, chống ốm sốt do virus. Chúc mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh. 
Thiết kế và phát triển website bởi Kenhdichvu.vn