Đối với bất kỳ ai, việc tập luyện cơ thể điều độ hàng ngày luôn là cách phòng chống bệnh tật và giúp tăng cường sức khỏe. Với những mẹ bầu cũng vậy, bác sĩ luôn khuyên các chị em vận động nhẹ nhàng để tăng sức đề kháng, chuyển hóa dinh dưỡng tới thai nhi tốt hơn. Vậy bà bầu nên tập thể dục như thế nào? Bài tập thể dục nào phù hợp với bà bầu theo từng tuổi thai? Bài viết dưới đây,
thiết bị y tế Việt Nhật sẽ giúp bạn tìm hiểu một cách chi tiết.
MỤC LỤC BÀI VIẾT
Phụ nữ mang thai có nên tập thể dục không?
9 tháng 10 ngày thai nghén là một hành trình dài hạnh phúc nhưng cũng không ít những khó khăn, gian nan. Hầu như bà mẹ nào cũng luôn giữ tâm lý cẩn trọng từng chút một với mọi hoạt động của mình. Tuy nhiên mang thai không phải là “nằm im một chỗ” mẹ bầu cần có sự vận động điều độ bằng các bài tập dành riêng cho bà bầu để mẹ và em bé có một thai kỳ khỏe mạnh. Rất nhiều bà bầu cho rằng họ chỉ cần ăn nhiều, ăn ngon là em bé có thể lớn lên trong an toàn. Nhưng đó là một quan niệm sai lầm vì có những bà mẹ ăn uống khoa học, tích cực bồi bổ nhưng cơ chế chuyển hóa của cơ thể mẹ kém nên dinh dưỡng không vào con mà chỉ khiến mẹ béo phì. Vậy nên tập thể dục vốn là hoạt động cần thiết đối với tất cả mọi người thì nay lại càng cần thiết hơn với bà bầu. Các bài tập không chỉ khiến hoạt động chuyển hóa tốt hơn mà còn giúp bạn giải tỏa căng thẳng, chống béo phì và dinh dưỡng truyền tới con với lượng lớn nhất, tốt nhất. Nhìn chung phụ nữ mang thai nên tập thể dục, nói đúng hơn là cần tập các bài tập các bài thể dục dành cho bà bầu để có một cơ thể khỏe mạnh cùng con yêu phát triển tốt suốt thai kỳ và sau khi sinh nở.
Các bài tập nhẹ nhàng là cần thiết cho cơ thể mẹ bầu
Những lợi ích của các bài tập thể dục cho bà bầu
Một số mẹ bầu vẫn thắc mắc rằng tại sao họ phải tập thể dục suốt thai kỳ? Việc này mang lại những lợi ích gì? Để hiểu rõ hơn và có động lực tập thể dục đều đặn, hãy theo dõi để biết những lợi ích to lớn mà các bài tập thể dục khi mang thai mang lại nhé.
Để phù hợp với kích thước và
trọng lượng của thai nhi ngày một lớn dần lên, kích thước bụng mẹ bầu cũng ngày một lớn lên. Khi đó, trọng tâm cơ thể thay đổi dẫn tới tư thế của mẹ bầu cũng bị thay đổi rất nhiều, xu hướng ngả về phía trước và điều đó ảnh hưởng nhiều tới thẩm mỹ và sức khỏe mẹ bầu. Nếu như bạn tập thể dục thường xuyên, phần cơ và xương của bạn đủ khỏe để giữ đúng tư thế. Từ đó giúp mẹ bầu có một cơ thể khỏe mạnh, cân đối.
Tập luyện giúp mẹ bầu cải thiện tư thế và dáng đi
Giúp giảm đau lưng và mệt mỏi
Với cơ thể tăng từ 6~12kg có khi là nhiều hơn, hệ xương của người phụ nữ mang thai thường khó chịu và dẫn tới đau nhức. Ngoài ra, sự gia tăng hormone gia tăng trong thai kỳ cũng khiến tình trạng mệt mỏi, ốm nghén ở có thể người phụ nữ nghiêm trọng hơn rất nhiều. Vì vậy, những bài tập thể dục nhẹ nhàng sẽ giúp bạn nâng cao sức khỏe, tạo sự dẻo dai và giúp tinh thần sảng khoái hơn.
Các bài tập giúp mẹ giảm đau lưng và mệt mỏi
Stress hay căng thẳng là tình trạng phổ biến thường gặp ở các mẹ bầu. Suy nghĩ nhiều dẫn tới căng thẳng mãn tính, từ đó có thể gây hại tới không chỉ sức khỏe của mẹ mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Tập thể dục là cách tốt nhất để thư giãn, giải tỏa căng thẳng khiến tinh thần mẹ bầu nhẹ nhàng hơn.
Mẹ bầu sẽ có tinh thần sảng khoái hơn khi tập thể dục thường xuyên
Ngăn ngừa tiểu đường thai kỳ
Ngày nay, do chế độ ăn uống và ít luyện tập, rất nhiều mẹ gặp phải chứng
tiểu đường thai kì . Nếu bị mắc chứng bệnh này, mẹ và bé đều sẽ bị ảnh hưởng, vì thế bên cạnh việc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, mẹ bầu cần tập thể dục đều đặn.
Thể dục giúp mẹ bầu ngăn ngừa nhiều bệnh trong thai kì
Giảm nguy cơ huyết áp cao
Huyết áp cao là nguyên nhân dẫn tới
tiền sản giật ở phụ nữ , chứng bệnh này đe dọa tính mạng của cả thai phụ và thai nhi. Nếu gặp tình trạng này bạn cần tới gặp ngay bác sĩ. Để ngăn ngừa và giảm nguy cơ tiền sản giật thì chúng ta cần điều hòa huyết áp. Và cách tốt nhất, an toàn cho mẹ bầu để điều hòa huyết áp chính là tập thể dục đều đặn và khoa học.
Các bài tập giúp giảm nguy cơ tiền sản giật
Giúp quá trình chuyển dạ dễ dàng hơn
Nhiều người đã nói rằng “Cửa đẻ là cửa tử” bởi vì quá trình chuyển dạ vô cùng khó khăn, bất kể bà bầu nào cũng rất lo lắng về điều này. Để có thể dễ thích nghi và chấp nhận những cơn đau và vượt qua chúng dễ dàng thì mẹ bầu hãy cố gắng tập thể dục thường xuyên.
Tập luyện thường xuyên giúp bạn vượt qua cơn chuyển dạ một cách dễ dàng hơn
Ngăn ngừa nguy cơ mắc Macrosomia ở thai nhi
Nhiều gia đình rất thích bé sinh ra được” mũm mĩm” tuy nhiên nếu cân nặng thai nhi quá to thì sẽ gây trở ngại khi sinh và tăng nguy cơ tổn thương cho cả mẹ và thai nhi trong khi sinh. Một em bé quá cân sẽ bị liệt vào danh sách trẻ bị mắc Macrosomia. Vì thế nếu mẹ muốn con sinh ra nằm trong khoảng phát triển bình thường thì nên tập các bài tập thường xuyên.
Những trường hợp không nên tập thể dục khi mang thai
Những bài tập là vô cùng cần thiết cho mẹ bầu trong thời gian mang thai, tuy nhiên vẫn có một số trường hợp bác sĩ khuyên mẹ bầu nên nghỉ ngơi và hạn chế hoạt động. Nếu đi khám bác sĩ, bạn có kết quả mắc một số chứng bệnh sau thì bạn cần hạn chế tập luyện trong thời kỳ mang thai:
Bị hen suyễn
Mẹ bầu có tiền sử bệnh tim
Mẹ bầu bị tiểu đường trước khi mang thai
Từng bị chảy máu hoặc dọa sảy, sinh nong trong khi mang thai
Nhau thai bám thấp hoặc tỉ lệ bong rau cao
Có tiền sử sảy thai
Có tiền sử sinh non hoặc dọa sinh non
Cổ tử cung thấp hoặc yếu
Trong trường hợp trên, nếu có bất cứ biểu hiện bất thường nào thì chúng ta cần dừng ngay việc tập luyện và tới gặp bác sĩ để nhận lời khuyên hữu ích.
Các mẹ được bác sĩ cảnh báo nguy cơ thì không nên tập thể dục khi mang thai
Bà bầu nên tập thể dục như thế nào? Những bài tập cho mẹ bầu
Để rèn luyện sức khỏe có rất nhiều bài tập cho bạn lựa chọn, tuy nhiên khi bạn có em bé, không phải bộ môn nào cũng phù hợp. Vậy bà bầu nên tập thể dục như thế nào? Dưới đây là những môn thể thao mẹ bầu nên tập luyện.
Một trong những môn thể thao giúp mẹ vận động toàn diện chính là bơi lội. Các động tác của bộ môn này rất nhẹ nhàng nên tác động những lực vừa phải lên xương khớp đồng thời phát triển toàn diện các mô, cơ. Ngoài ra, việc ngâm mình dưới nước giúp mẹ bầu thư giãn, các di chuyển nhẹ nhàng mà không ảnh hưởng tới kích thước bụng càng ngày càng lớn.
Bơi lội là môn thể thao mẹ bầu nên thử để có sức khỏe toàn diện
Đạp xe là môn thể thao an toàn với hệ xương khớp ở mọi đối tượng. Bài tập này rất an toàn đối với mẹ bầu, không chỉ hẹn chế làm đau nhức các khớp gối mà còn giúp mẹ bầu điều hòa nhịp tim. Với bài tập này, mẹ bầu nên tập một cách điều độ, biên độ vừa phải tránh đạp nhanh.
Tập nâng nững tạ nhẹ, nhỏ sẽ hỗ trợ mẹ bầu giữ được vóc dáng. Nếu như bạn đã tập môn thể thao này trước khi mang thai thì hãy tiếp tục để tăng cường sức khỏe và tạo cho mình một thói quen tập luyện tốt.
Thói quen nâng tạ nên được giữ để tăng cường sức khỏe cho cả thai kỳ
Đi bộ cũng là bài tập thể dục cho bà bầu được các bác sĩ khuyến khích bởi có tính an toàn cao, hỗ trợ sức khỏe có tim và giúp mẹ bầu cải thiện tâm trạng. Mẹ bầu đi bộ đều đặn với thời gian vừa phải sẽ giúp cơn chuyển dạ diễn ra nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Bạn hãy bắt đầu với khoảng cách ngắn, chỉ khoảng 4km/ tuần và tăng tốc dần. Bạn cũng có thể kết hợp với leo thang bộ nhưng lưu ý nên tập luyện vừa sức của mình.
Đi bộ ở nơi không khí thoáng mát là điều mẹ nên làm
Yoga là bộ môn khuyến khích đối với bà bầu ở khắp các nước trên thế giới. Bộ môn này giúp bạn tăng cường sức mạnh cơ bắp, giảm đau nhức và khiến cơ thể được thư giãn. Đã có không ít nghiên cứu cho thấy một bà mẹ tập luyện yoga sẽ có quá trình sinh nở diễn ra ngắn và thoải mái hơn những bà mẹ khác. Vì thế, bạn hãy dành thời gian tham gia một lớp yoga tiền sản- các bài tập chủ yếu tập trung vào những động tác nhẹ nhàng, thư giãn nhằm chuẩn bị tốt cho cơn chuyển dạ.
VIDEO
Các bài tập yoga cho bà bầu 3 tháng giữa và 3 tháng cuối
Nếu như không có thời gian tới các phòng tập, mẹ cũng có thể tìm hiểu một số bài tập cho mẹ bầu tại nhà. Mẹ bầu cần tuân thủ, lựa chọn những bài tập nhẹ nhàng, vừa phải để không ảnh hưởng tới bé.
Những bài tại Yoga cho bà bầu mang lại nhiều lợi ích không ngờ cho bạn
Bộ môn kegel có ưu điểm đặc biệt là bạn có thể tập luyện bất cứ lúc nào mà không hề làm phiền đến người xung quanh. Kegel giúp tăng cường cơ bắp cho tử cung, bàng quang và cả ruột. Tập luyện một cách thường xuyên sẽ giúp giảm sức lực khi sinh con.
Để tập luyện, bạn hãy cố ép các có xương chậu, giữ đúng tư thế đó trong khoảng 5s, sau đó thư giãn. Bạn nên lặp lại các động tác này khoảng 10 lần/ lượt và 5 lượi/ngày để nhận được hiệu quả tập luyện tốt nhất.
Những lưu ý khi bà bầu tập thể dục
Để đạt được hiệu quả tập luyện cao nhất, các mẹ cần chú ý tới một số vấn đề sau khi áp dụng các bài tập dành cho phụ nữ mang thai:
Khi đến giai đoạn sau của thai kỳ, em bé đã phát triển hơn, cần lượng lớn oxy và năng lượng. Vậy nên mẹ cần có sự thay đổi linh hoạt trong thói quen tập luyện.
Thời kỳ mang thai, cơ thể sẽ tiết ra 1 loại hormone là relaxin khiến lỏng các khớp của bạn, điều này khiến bạn dễ bị chấn thương. Vì vậy hãy cẩn trọng trong mỗi động tác tập luyện.
Cơ thể khi mang thai rất khó cân bằng. Đó cũng chính là lý do bạn cần tập luyện kiên trì, sự cân bằng của cơ thể không phải dễ dàng .
Cơ thể phụ nữ mang thai cần một lượng lớn calo để hỗ trợ sự phát triển của bé. Vì vậy, song song với việc tập luyện bạn cần chắc chắn cung cấp đủ calo trong chế độ ăn uống để có thể bù đắp lượng năng lượng bạn đã đốt cháy trong quá trình tập luyện.
Khi tập luyện bạn cũng nên tránh những nơi có nhiệt độ cao, không khí ngột ngạt. Trong thời kì mang thai, cơ thể phụ nữ luôn nóng hơn so với người bình thường vì thế nếu kèm thêm tập luyện sẽ khiến cơ thể bạn khó chịu, nóng bức dẫn tới ảnh hưởng tới em bé. Bạn nên chọn những địa điểm thoáng mát như phòng khách, phòng gym, những ngày thời tiết mát mẻ để đảm bảo có một môi trường lý tưởng để vận động.
Mẹ bầu cần biết điểm dừng trong tập luyện
Mặc dù các bài tập mang lại nhiều lợi ích cho mẹ bầu, tuy nhiên mẹ cần quan sát cơ thể để có thể phát hiện những bất thường, từ đó cần ngừng tập luyện hoặc điều chỉnh biên độ tập luyện sao cho phù hợp với tình hình sức khỏe cơ thể. Nếu bạn thấy các dấu hiệu sau bạn nên dừng tập và xem xét lại tình trạng sức khỏe:
Cơ bụng co thắt
Đau tức ngực
Chóng mặt
Đau hoặc sưng tấy
Cảm nhận thấy thai nhi ít chuyển động hoặc cử động nhiều bất thường
Đau đầu
Có dịch hoặc chất lỏng chảy ra từ vùng kín
Chảy máu âm đạo
Bạn cần lắng nghe cơ thể để biết điểm dừng trong tập luyện
Luôn giữ tinh thần lạc quan trong suốt thai kỳ
Tập luyện và mang thai đều cần một lượng năng lượng rất lớn, vì thế sẽ khiến cơ thể nhanh mệt. Có thể hôm nay bạn rất hưng phấn nhưng ngày mai bạn lại thấy uể oải, mệt mỏi, không muốn tập luyện. Vì vậy, bạn cần lắng nghe cơ thể mình để có phương pháp tập hợp lý, luôn có tư tưởng thoải mái và một sự lạc quan nhất định để có thể tự đánh giá sức khỏe bản thân, quyết định khi nào nên tập và khi nào nên nghỉ. Nếu bạn thấy mệt mỏi, chán nản, hãy giậm chân tại chỗ hoặc vung tay nhẹ nhàng, không nhất thiết phải tập những bài tập nặng nhọc.
Ngoài ra bạn cần lưu ý các vấn đề sau:
Lựa chọn trong phục tập rộng rãi, thoải mái, thấm hút mồ hôi tốt, từ áo ngực cho tới quần áo tập, giày tập
Không nên tập thể dục ít nhất 1 giờ sau khi ăn
Bổ sung nước cho cơ thể thường xuyên
Tránh nín thở trong bất kì bài tập nào
Không chơi các môn thể thao hoạt động mạnh và có tiếp xúc trong suốt thời kỳ mang thai.
Tránh xa các bài tập yêu cầu chạy, nhảy
Trên đây là những lưu ý về vấn đề thể dục thể thao cho bà bầu. Thông qua bài viết này chắc hẳn bạn đã trả lời được câu hỏi: “bà bầu nên tập thể dục như thế nào”. Nhìn chung để có một thai kỳ khỏe mạnh, mẹ cần có những bài tập nhẹ nhàng, đều đặn tuy nhiên phải nằm trong tầm kiểm soát của cơ thể và được khuyến khích bởi bác sĩ. Chúc mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh.