Tin tức - Sự kiện

Có thai 6 tuần không nên ăn gì? Sự phát triển của thai và cơ thể mẹ

Thai nhi được 6 tuần tuổi tức là bạn đã đi qua được nửa tam cá nguyệt đầu tiên. Thời gian này, thai nhi đang trong quá trình hình thành và nguồn dinh dưỡng có vai trò vô cùng quan trọng. Việc tiếp xúc với các chất kích thích, thực phẩm không tốt sẽ dẫn tới nguy cơ gây hại cho thai nhi và rất dễ dẫn tới sảy thai. Vậy có thai 6 tuần không nên ăn gì? Chúng ta cùng thiết bị y tế Việt Nhật tìm hiểu rõ sự phát triển của thai nhi giai đoạn 6 tuần tuổi và dinh dưỡng tốt nhất cho mẹ bầu thời kì này ở bài viết dưới đây.
MỤC LỤC BÀI VIẾT

Sự phát triển của thai nhi 6 tuần tuổi

Sau khoảng 13 ngày kể từ ngày thụ thai thành công, hình dạng của trứng có sự thay đổi liên tục. Cho tới khi thai được 6 tuần tuổi thì đã có nhiều bộ phận được hình thành. Ở tuần thai thứ 6 chắc chắn mẹ đã nhờ tới bác sĩ cùng kỹ thuật siêu âm để nhìn thấy em bé của mình rồi đúng không? Nhưng mẹ sẽ không thể nhìn rõ được sự phát triển của con vì em bé của mẹ còn nhỏ lắm. Mẹ có tò mò về sự phát triển của bé khi đã mang thai được 6 tuần không? Mỗi em bé có tốc độ phát triển khác nhau, nhanh hay chậm thì nhìn chung tới thời điểm này, em bé của bạn sẽ đạt được sự phát triển nhất định như:
  • Khuôn mặt của bé đã được định hình một cách rõ ràng
  • Bé cưng của bạn sẽ có một cái đầu “cực đại” so với cơ thể. Đôi mắt vẫn đang là 2 cái đốm đen nhỏ với một phần mắt của bé đang bị nếp gấp mí che khuất. Tuy nhiên, với công nghệ máy siêu âm hiện đại ngày nay thì bố mẹ đã có thể nhìn thấy màu mắt của bé và chóp mũi cùng tĩnh mạch dưới lớp da mỏng manh.
  • Miệng bé đã có lười và các dây thanh âm dần hoàn thiện.
  • Những mầm bàn tay, bàn chân bé đang bắt đầu nhú ra từ cánh tay, cẳng chân. Nếu nhìn kĩ và tưởng tượng thì chúng rất giống những mái chèo nhỏ.
  • Cả 2 bán cầu não của bé đang phát triển.
  • Trong cơ thể, gan đang tạo ra tế bào hồng cầu cho đến khi tủy xương hình thành và tiếp tục đảm nhận vai trò này.
  • Bé cưng cũng bắt đầu có ruột thừa và tuyến tụy- ơi sẽ tạo ra hormone insulin. Đồng thời, một đoạn ruột của bé phát triển thành dây rốn có mạch máu riêng biết để có thể cung cấp oxi và dưỡng chất đến cơ thể bé nhỏ của bé và thải đi những chất mà cơ thể bé thải ra.
  • So với tuần thai thứ 5, ở tuần thai này, bé đã tăng gấp đôi kích thước và dài hơn 1m. Lúc này, em bé của bạn đang bằng một hạt đậu Hà Lan thôi. Và điều đặc biệt là ở tuần thai này, mẹ đã có thể nghe thấy tim thai của bé rồi đó.

Hình ảnh thai nhi 6 tuần tuổi
Hình ảnh thai nhi 6 tuần tuổi

Những thay đổi của cơ thể người mẹ trong tuần thứ 6 của thai kỳ

Mang thai tới tuần thứ 6 tức là mẹ đang ở giữa tháng thứ 2 của thai kỳ. Khoảng thời gian này mẹ có không ít những thay đổi về thể trạng và cảm xúc. Một trong những thay đổi rõ nhất ở cơ thể mẹ lúc này là:
  • Ốm nghén đã “viếng thăm” cơ thể mẹ
Mẹ bầu chắc hẳn rất phiền lòng với những cơn ốm nghén khó chịu đang làm phiền cuộc sống của bạn. Tuy nhiên cách tốt nhất chính là “đồng hành” cùng chúng một khoảng thời gian nữa nhé. Có một số mẹ, những cơn ốm nghén sẽ ngừng ngay sau khi hết tam cá nguyệt đầu tiên, nhưng một số khác thì có thể dài hơi hơn. Kích thước của tử cung ở tuổi thai này đã tăng gấp đôi so với tuần thứ 5, vì thế việc ăn uống cũng trở nên khó khăn hơn. Theo thống kê thì có tới khoảng 50% số mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi, chán ăn và buồn nôn trong suốt 3 tháng đầu và hết ở khoảng tuần thứ 14.

ốm nghén vẫn xuất hiện ở tuần thứ 6
Ốm nghén vẫn xuất hiện ở tuần thứ 6

  • Mẹ muốn đi tiểu nhiều hơn
Mẹ sẽ thấy muốn đi tiểu nhiều hơn dù lượng nước uống không thay đổi. Điều này được giải thích là do khối lượng máu lưu thông tăng cùng lượng chất lỏng cũng tăng cao. Thời điểm này, mẹ đã tăng khoảng 10% lượng máu lưu thông so với trước khi có em bé. Đồng thời, tử cung lớn hơn gây áp lực tới bàng quang khiến bạn buồn tiểu nhiều hơn. Theo những nghiên cứu sản khoa thì thời điểm này thực tế cả tần suất và khối lượng nước tiểu đều có xu hướng tăng dần.
  • Cảm xúc thất thường, thay đổi như cơm bữa
Đôi khi bản thân bạn cũng không thể tưởng tượng được mình sẽ giận dỗi vô cớ, dễ vui dễ buồn như thế. Bản thân bạn cần quen với điều này và người thân xung quanh dường như cũng học tập cách để thông cảm cho bạn. Thời điểm thai nhi được 6 tuần tuổi, mẹ dễ cảm thấy khó chịu, cau có và khó kiểm soát cơn giận dỗi. Mẹ cảm thấy mọi thứ đều tiềm ẩn nguy hiểm, từ đó dẫn tới khó tính hơn. Nhưng tất cả đều do nội tiết tố thay đổi, do mẹ bị ốm nghén, mệt mỏi và vì mẹ muốn bảo vệ con, vui mừng vì có con.

 Mẹ bầu khó cân bằng cảm xúc ở tuổi thai này, dễ giận dỗi, khó chịu
Mẹ bầu khó cân bằng cảm xúc ở tuổi thai này, dễ giận dỗi, khó chịu

  • Ợ chua và khó tiêu
Đây là tình trạng nhiều mẹ bầu gặp phải khi đến thời kì này của thai kỳ. Đặc biệt triệu chứng này sẽ xảy ra thường xuyên nếu như bạn ăn nhiều cam, quýt và cà chua, pizza hay các thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay. Ngoài ra để tránh ợ chua thì bạn cũng nên nhai chậm, nhai kỹ và không mặc trang phục có phần eo quá bó. Bạn cần cân đối lượng thức ăn trong các bữa ăn hàng ngày, ăn nhiều vào buổi sáng, ít hơn vào buổi tối. Khi đi ngủ bạn cũng nên dùng chiếc gối đầu cao hơn bình thường để tránh ợ chua hay trào ngược.

Có thai 6 tuần không nên ăn gì?

Khi bước vào giữa tam cá nguyệt đầu tiên, có những thực phẩm mẹ bầu cần ưu tiên để con có một khởi đầu khỏe mạnh. Bên cạnh có có những thực phẩm cấm kị trong thời gian này. Vậy khi có thai 6 tuần không nên ăn gì? Danh sách dưới đây mẹ bầu nên ghi nhớ:
  • Đồ ngọt
Khi bắt đầu mang thai, cơ thể phụ nữ sẽ tập trung hơn vào việc chăm sóc và nuôi dưỡng bào thai. Vì thế chức năng thải đường của thận sẽ giảm sút. Nếu như mẹ ăn quá nhiều đồ ngọt, lượng đường trong máu cao, thận bắt buộc phải làm việc quá tải như vậy rất có hại cho sức khỏe của mẹ. Ngoài ra, theo nghiên cứu chuyên khoa, nếu mẹ hấp thụ lượng đường quá nhiều sẽ khiến làm suy yếu khả năng miễn dịch của cơ thể, dẫn tới giảm khả năng kháng thể bệnh tật và dễ mắc bệnh, nhiễm virus, khi đó ảnh hưởng trực tiếp tới thai nhi.

 Đồ ngọt sẽ khiến mẹ bầu bị suy giảm miễn dịch ở thời kì này
Đồ ngọt sẽ khiến mẹ bầu bị suy giảm miễn dịch ở thời kì này

  • Đồ ăn quá mặn
Nghiên cứu y khoa cho thấy, tỷ lệ tăng huyết áp liên quan đến lượng muối ăn hàng ngày của mẹ bầu. Nếu lượng muối quá cao, tỷ lệ tăng huyết áp càng cao. Trong khi đó, huyết áp cao ở mẹ bầu chính là nguyên nhân chính dẫn tới tiền sản giật thai kỳ. Không những thế, chỉ số huyết áp cao dẫn tới nhiễm độc thai kỳ như phù nề,… Vì vậy để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh thì ở tuần thứ 6 này mẹ cần ăn lượng muối vừa đủ, khoảng 6g/ ngày.
  • Thức ăn nhiều dầu mỡ
Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, bản thân mỡ không gây ra ung thư cổ tử cung và ung thư vú. Nhưng nếu ăn nhiều thức ăn chứa lượng mỡ quá cao sẽ tăng khả năng tổng hợp kích thích tuyến vú, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe mẹ bầu và sự phát triển của con sau này. Vì vậy, ở thời kì này và toàn bộ thai kỳ, mẹ cần hạn chế các thức ăn có nhiều dầu mỡ.

 Thức ăn nhiều dầu mỡ mang đến nguy cơ ung thư ở mẹ bầu
Thức ăn nhiều dầu mỡ mang đến nguy cơ ung thư ở mẹ bầu

  • Thực phẩm nhiều chất chua
Như đã đề cập ở trên, mẹ bầu ở tuần thai thứ 6 thường dễ ợ chua và đầy hơi, khó tiêu. Mặc dù ở thời kì này khá nhiều mẹ bầu bị cơn ốm nghén hành hạ và thích ăn đồ chua nhưng theo bác sĩ sản khoa thì không nên ăn quá nhiều chất chua. Theo nghiên cứu tại Đức đã phát hiện và cho thấy, các chất có vị chua dễ bị tích lũy trong tổ chức bào thai, trực tiếp ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của thai nhi. Chất chua còn có nguy cơ dẫn tới đột biến gen, dị dạng. Vì vậy, phụ nữ khi ở những tuần đầu thai kỳ không nên ăn nhiều đồ chua.
  • Thực phẩm để lâu
Phụ nữ mang thai cần tránh xa các thực phẩm bẩn, nhiễm độc hay để lâu. Những thực phẩm này không những gây nhiễm độc ở cơ thể mẹ mà còn làm ảnh hưởng tới thai nhi. Trong tuần thứ 6 của thai kỳ, phôi thai đang phát triển, tế bào phôi còn đang trong giai đoạn phân hóa, nếu như bị độc tố xâm hại có thể khiến nhiễm sắc thể bị phá vỡ hoặc biến dạng, đôi khi là ngừng phát triển và dẫn tới tình trạng thai nhi bị dị dạng, quái thai, dị tật bẩm sinh. Trong khi đó thời điểm 6 tuần tuổi chính là khởi đầu của sự phát triển hình hài thai nhi.
Mặt khác, thời điểm thai nhi 6 tuần tuổi, các chức năng của gan, thận đều còn rất yếu. Nên nếu bị nhiễm độc thì thai nhi không thể đề kháng được, sẽ gây ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến sự phát triển của bào thai giai đoạn này.

 Thực phẩm để qua lâu tiềm tàng nguy cơ nhiễm độc thai nhi ở thời kì này
Thực phẩm để qua lâu tiềm tàng nguy cơ nhiễm độc thai nhi ở thời kì này
  • Thịt tái, đồ sống, gỏi
Trong thịt động vật chưa chín thường có ký sinh trùng toxoplasmosis- loại ký sinh trùng gây ra các biến chứng như sảy thai, thai chết lưu và một số triệu chứng. Đặc biệt, trong thời gian thai nhi được 6 tuần thì các biến chứng càng rõ và nguy hiểm hơn. Vì thế mẹ bầu cần nấu chín thịt và bất cứ món ăn nào để có thể tiêu diệt được các loại ký sinh trùng.
  • Cá chứa thủy ngân
Các chuyên gia khuyên mẹ bầu nên tránh các loại cá có nguy cơ chứa hàm lượng thủy ngân cao như cá thu, các kình, cá kiếm,… trong thời gian này. Thủy ngân nếu dùng trong thời gian dài khi mang thai có thể gây ra các tổn thương ở não và làm cho thai nhi chậm phát triển.

 Ăn thực phẩm có chứa thủy ngân dễ gây ngộ độc cho thai nhi
Ăn thực phẩm có chứa thủy ngân dễ gây ngộ độc cho thai nhi
  • Bổ sung quá nhiều vitamin A
Vitamin A có thể chứa nhiều retinol- hoạt chất gây hại cho thai nhi. Vì thế, mẹ bầu không nên dùng vitamin A vào thời điểm này nếu như không có chỉ định của bác sĩ.
  • Trứng sống, trứng trần hoặc trứng nấu chưa chín
Nhiều mẹ nghĩ ăn trứng lòng đào mới có nhiều dinh dưỡng nhưng trong trứng chưa chín có chứa Salmonella- hoạt chất có thể đi qua nhau thai và gây nhiễm trùng nghiêm trọng hoặc tử vong cho thai nhi. Vì thế, mẹ cần tránh những thực phẩm làm từ trứng chưa chín như mayonnaise hoặc custards.

 Trứng sống chứa Salmonella có thể gây nguy hiểm tới thai nhi
Trứng sống chứa Salmonella có thể gây nguy hiểm tới thai nhi

  • Pho mát mềm
Thai nhi được 6 tuần tuổi mẹ bầu cũng nên tránh các loại pho mát mềm vì trong chúng có chứa khuẩn listeria- chất có thể gây sảy thai. Hoạt chất này có thể đi qua nhau thai và gây nhiễm độc, nhiễm trùng, đe dọa tính mạng thai nhi.
  • Dứa
Đối với mẹ bầu mang thai 6 tuần tuổi thì cần cẩn thận với thực phẩm này. Theo nghiên cứu, loại trái cây thơm ngon này có chứa bromelain, có tác dụng làm mềm tử cung, kích thích co bóp, đặc biệt là các quả dứa xanh vì tỷ lệ chất bromelain rất cao. Vì thế, nếu đang ở giữa tam cá nguyệt đầu tiên thì mẹ cần tránh loại thực phẩm này.

 Dứa kích thích co bóp và làm mềm tử cung, nguy hiểm cho thai nhi 6 tháng tuổi
Dứa kích thích co bóp và làm mềm tử cung, nguy hiểm cho thai nhi 6 tháng tuổi
  • Nhãn
Nhãn là loại trái cây được rất nhiều chị em phụ nữ thích. Tuy nhiên, nếu bạn đang có bầu ở tuần thứ 6 thì nên loại bỏ thực phẩm này ra khỏi danh sách đồ ăn vặt hàng ngày nhé. Khi ăn nhãn, cơ thể mẹ bầu thường bị nóng dễ dẫn tới tình trạng động thai, đau tức bụng dưới, xuất huyết thậm chí làm tổn thương tới bào thai.
  • Đu đủ
Đu đủ là loại quả có nguy cơ gây sảy thai cao nhất, nguy hiểm nhất. Đã có không ít trường hợp mẹ bầu sử dụng đu đủ xanh chế biến các món hầm bổ dưỡng. Nhưng chúng lại giống như thuốc độc nếu như mẹ ăn ở những tuần đầu thai kỳ. Đu đủ xanh chứa rất nhiều enzyme, gây nên sự co thắt tử cung và hậu quá thường gặp là sảy thai.
  • Rau sam
Rau sam được biết đến là thực phẩm có tác dụng thanh nhiệt, trừ giun, giải độc cực kì hiệu quả. Nhưng đối với bà bầu ở tam cá nguyệt đầu tiên thì chúng có thể gây thích thích rất mạnh tới tử cung và làm gia tăng tần suất co bóp, làm tăng nguy cơ sảy thai và gây nên nhiều tác hại nguy hiểm tới sức khỏe mẹ bầu.

 Rau sam có tính mát nhưng không tốt với thai nhi ở những tháng đầu thai kì
Rau sam có tính mát nhưng không tốt với thai nhi ở những tháng đầu thai kì

Những lời khuyên khi mang thai ở tuần thứ 6

Để em bé của mẹ có một quá trình hình thành và phát triển tốt, mẹ bầu đừng bỏ qua những lời khuyên hữu ích sau nhé:
  • Giai đoạn này, dinh dưỡng cần cho con chưa quá nhiều. Vì thế mẹ chỉ nên ăn cho chính mình, đừng vì suy nghĩ ăn cho 2 người. Mẹ cũng cần nhớ rằng không phải món nào thích cũng có thể ăn nhiều vì chưa chắc ăn nhiều dinh dưỡng có thể hấp thụ vào thai nhi. Mỗi ngày mẹ chỉ nên nạp 2.000 calories là vừa đủ.
  • Trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày mẹ nên chia nhỏ các bữa ăn thay vì ăn nhiều vào 3 bữa chính.
  • Thêm vào thực đơn những thực phẩm giàu vitamin và dinh dưỡng như thịt bò, rau xanh, hoa quả tươi,…
  • Mẹ bầu đừng quên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày vào thời điểm này
  • Hãy vận động nhẹ nhàng bằng các bài tập thể dục dành cho mẹ bầu phù hợp với tuổi thai này
  • Mẹ bầu không nên tham gia các hoạt động vận động mạnh hay làm việc tại môi trường quá căng thẳng

 Ngoài chế độ dinh dưỡng phù hợp mẹ cũng cần tập luyện thư giãn nhẹ nhàng
Ngoài chế độ dinh dưỡng phù hợp mẹ cũng cần tập luyện thư giãn nhẹ nhàng

Những thông tin hữu ích dành cho mẹ bầu khi thai nhi được 6 tuần tuổi

Thai 6 tuần có tim thai chưa?

Khi thai nhi phát triển tới tuần thứ 6 của thai kỳ, tim thai đã bắt đầu hoạt động. Nhịp tim đập với tốc độ gần như gấp đôi nhịp tim bình thường của người lớn. Khoảng từ 120~ 160 lần/ phút. Cũng có nhiều trường hợp, ở tuần thứ 6 nhưng tim thai của bé chưa thấy bởi vì mức độ phát triển của mỗi bé là khác nhau. Nguyên nhân có sự chênh lệch này cũng có thể là do tính tuổi thai bị sai hoặc ngày rụng trứng có thể xảy ra muộn hơn vài ngày so với chu kỳ kinh cuối. Vì vậy mẹ đừng quá lo lắng khi chưa thấy tim thai ở tuần thứ 6 nhé.

Mang thai 6 tuần là bao nhiêu tháng?

Nếu như đang ở tuần thai thứ 6 của thai kỳ tức là bạn đang ở trong tháng thứ 2 của thai kỳ, nằm ở giữa tam cá nguyệt đầu tiên. Bé còn 7 tháng nữa để hoàn thiện quá trình phát triển và hoàn thiện trong bụng mẹ trước khi chào đời.

Thai 6 tuần nên ăn gì?

Dinh dưỡng mẹ bầu 6 tuần tuổi là điều rất quan trọng, để có một khởi đầu thuận lợi, mẹ nên cung cấp những dưỡng chất sau ở tuổi thai này:
  • Các thực phẩm chứa Axit Folic: Chuyên gia khuyến cáo, mẹ bầu cần bổ sung 400 microgam axit folic nhằm giúp ngăn ngừa dị tật thai nhi. Các thực phẩm có nguồn axit folic dồi dào gồm: các loại rau màu xanh, ngũ cốc nguyên hạt, cam, bưởi, các loại rau xanh lá đậm và sữa chua.
  • Thực phẩm nhiều sắt: Khi ở tam cá nguyệt đầu tiên, mẹ cần một lượng sắt gấp đôi so với người bình thường. Nếu thiếu sắt, mẹ bầu dễ bị mệt mỏi, khó chịu, nguy cơ sinh non cao hoặc thai nhi bị suy dinh dưỡng. Mẹ bầu nên bổ sung các thực phẩm giàu sắt như thịt bò, các loại hạt, trái cây sấy khô, bánh mì,…
  • Thực phẩm giàu canxi: Thời điểm này mẹ bầu chưa cần thiết phải bổ sung canxi như thực phẩm chức năng hay vi chất. Mẹ nên ăn các thực phẩm tươi, sạch có nguồn canxi dồi dào như sữa, bông cải xanh, sữa chua, cá để giúp bé có bộ xương chắc khỏe sau này.
  • Thực phẩm chứa nhiều Protein: Mẹ cần cung cấp đủ 75~ 100Gr protein mới ngày. Đây là điều kiện để bé có thể phát triển phần cơ, bắp và đảm bảo máu được cấp tới tim thai một cách đầy đủ. Các thực phẩm chứa nhiều protein như trứng, thịt, chuối, quả chà là,..
  • Thực phẩm giàu vitamin D: Chuyên da dinh dưỡng cho rằng, phụ nữ cần cung cấp 5.000 IU vitamin D mỗi ngày trong suốt quá trình mang thai. Việc này là thiết yếu để giúp mẹ giảm bớt nguy cơ tự kỉ ở trẻ nhỏ sau khi sinh. Bạn có thể nạp lượng vitamin D dồi dào từ dầu gan cá, cá, ngũ cốc, sò, trứng cá (đen và đỏ), nấm, trứng

 Mẹ bầu cần bổ sung nhiều vitamin, dưỡng chất từ thực phẩm sạch
Mẹ bầu cần bổ sung nhiều vitamin, dưỡng chất từ thực phẩm sạch

Thai 6 tuần kích thước túi ối bao nhiêu?

Ở tuổi thai này, kích thước túi ối khoảng 10~ 15mm, vẫn còn khá nhỏ. Kích thước của tuần thai thứ 7 khoảng 15~20mm. Cứ tiếp tục tăng đều và cho tới tuần 39 kích thước túi ối thường đạt từ 175~180mm

Thai 6 tuần tuổi kích thước bao nhiêu?

Khi mẹ bước sang tuần thai thứ 6, em bé của mẹ vẫn rất nhỏ nhắn, có kích thước bằng hạt đậu Hà Lan và dài khoảng 0.6 cm mà thôi. Mặc dù bé, nhưng bàn tay, bàn chân bé đang nhô ra từ cánh tay và cẳng nhân như những mái chèo nhỏ vậy. Các nét trên khuôn mặt của bé ngày một rõ nét hơn, định hình khuôn mặt rõ ràng. 

 Em bé của bạn khi được 6 tuần tuổi chỉ nhỏ bằng một hạt đậu
Em bé của bạn khi được 6 tuần tuổi chỉ nhỏ bằng một hạt đậu

Thai 6 tuần bao nhiêu mm?

Thai nhi 6 tuần tuổi vẫn đang trong quá trình sơ khai, chưa phát triển nhiều về thể chất nên kích thước còn rất nhỏ. Chiều dài thai nhi lúc này khoản từ 5~ 8mm và mới chỉ là một phôi thai hoàn chỉnh với một số cơ quan chính của cơ thể.

Thai 6 tuần siêu âm bụng hay đầu dò?

Thông thường, thai nhi 6 tuần tuổi đã có thể vào tới tử cung và làm ổ. Lúc này mẹ có thể nhìn thấy hình ảnh phôi thai thông qua các kĩ thuật siêu âm. Hiện nay, có 2 hình thức siêu âm đem lại kết quả chính xác là siêu âm bụngsiêu âm đầu dò. Siêu âm đường bụng cũng cho phép mẹ nhìn thấy hình ảnh phôi ở trong buồng tử cung nhưng thường sẽ bị nhiều lớp mỡ, mô trên cơ bụng che khuất nên rất khó để quan sát. Nếu không sử dụng các kỹ thuật siêu âm hiện đại thì bạn cần để căng tiểu nhằm dễ quan sát hơn. Đối với siêu âm đầu dò, thiết bị được đặt vào âm đạo của mẹ nên có thể xác định vị trí thai cũng như mức độ phát triển của con một cách khá chính xác.

Siêu âm đầu dò hay siêu âm ổ bụng đều có thể áp dụng ở tuổi thai này
Siêu âm đầu dò hay siêu âm ổ bụng đều có thể áp dụng ở tuổi thai này

Thai 6 tuần quan hệ có sao không?

Theo bác sĩ chuyên khoa, quan hệ tình dục hoàn toàn có thể thực hiện trong suốt thai kỳ và nó hoàn toàn không gây ra bất kỳ ảnh hưởng xấu nào tới sự phát triển của bé nếu quan hệ đúng cách và điều độ. Phôi thai đã được nhau thai và túi ối bảo vệ nên thường sẽ không bị ảnh hưởng bởi tác động nào. Ngoài ra, bác sĩ cũng chỉ ra rằng ở tuổi thai này, nhu cầu của phụ nữ sẽ tăng cao do hormone tăng nhanh. Bầu ngực của mẹ cũng to hơn, nhạy cảm và dễ bị kích thích hơn. Ngay cả vùng kín cũng dễ bị kích thích do lượng máu lưu thông tới vùng nhạy cảm nhiều hơn bình thường. Khi thai nhi được 6 tuần tuổi, cơ thể mẹ cũng chưa thay đổi nhiều nên việc quan hệ cũng dễ dàng hơn. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn và giúp em bé ổn định trong tổ một cách chắc chắn thì mẹ cần quan hệ điều độ, chọn tư thế thích hợp.

Thai 6 tuần có phôi chưa?

Bình thường, khoảng 6 tuần thì trứng đã phát triển và có phôi thai. Tuy nhiên theo chu kỳ kinh nguyệt có thể dẫn tới hiện tượng chưa có phôi thai ở tuần này. Nếu tới 6 tuần chưa có tim thai và phôi thai, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được chẩn đoán chính xác nhất.

Thai 6 tuần siêu âm thấy chưa?

Siêu âm là cách nhanh nhất để xác định bạn có thai hay chưa. Thông thường mất khoảng 13~18 ngày để phôi thai di chuyển tới tử cung. Do đó khi đi siêu âm ở tuần thai thứ 6, mẹ đã có thể quan sát thấy phôi thai.
Trên đây là toàn bộ thông tin về sự phát triển của thai nhi ở tuần thai thứ 6 và những lưu ý dinh dưỡng mẹ bầu cần nhớ để có một thai kỳ khỏe mạnh. Chắc chắn qua bài viết này, mẹ bầu cũng biết được có thai 6 tuần không nên ăn gì rồi phải không? Hãy nhớ để cung cấp cho con một nguồn dinh dưỡng lành mạnh nhé. Thiết bị ý tế Việt Nhật chúc mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh. 
Thiết kế và phát triển website bởi Kenhdichvu.vn