Tin tức - Sự kiện

Viêm ống tai ngoài kiêng ăn gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Trong phác đồ điều trị mỗi một bệnh đều có chế độ dinh dưỡng đặc biệt, có những món ăn giúp bệnh nhanh khỏi và dứt điểm nhưng có những thực phẩm khiến bệnh kéo dài hoặc tái phát nhiều lần. Đối với bệnh viêm ống tai ngoài cũng vậy, có những thực phẩm giúp tiêu giảm chất mủ và nhầy tích tụ trước màng nhĩ và có những thực phẩm khiến việc tắc nghẽn diễn ra trầm trọng hơn. Vậy viêm ống tài ngoài kiêng ăn gì? Chế độ ăn và liều lượng ra sao để cải thiện tình hình bệnh này? Bài viết dưới đây thiết bị y tế Việt Nhật sẽ chỉ ra cho bạn một phác đồ dinh dưỡng tốt nhất cho người bị viêm ống tai ngoài nhé.
MỤC LỤC BÀI VIẾT

Viêm tai ngoài là bệnh gì? Những triệu chứng của bệnh

Viêm tai ngoài hay thường được gọi là viêm khoang tai ngoài là bệnh lý thuộc khoa Tai- Mũi- Họng. biểu hiện của bệnh là nhiễm trùng lớp da mỏng ở khoang tai do vi khuẩn hoặc một số trường hợp hiếm là do nấm tác động. So với bệnh viêm tai giữa thì bệnh lý này thường gặp và ít nguy hiểm hơn. Bệnh viêm tai ngoài thường xuất hiện vài ngày sau khi đi bơi ở những vùng nước không sạch hoặc có quá nhiều hóa chất. Mặc dù không nguy hiểm như viêm tai giữa nhưng bệnh có thể chuyển biến đến cấp tính hoặc mãn tính, nếu không điều trị kịp thời có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng tới thính lực. Bệnh viêm tai ngoài thường xuất hiện với những triệu chứng sau:
 
Viêm ống tai ngoài là bệnh gì?
Viêm tai ngoài là biểu hiện của sự tổn thương vùng ống tai do vi khuẩn xâm nhập

Nhọt ống tai ngoài

Nhọt ống tai ngoài là hiện trạng viêm nhiễm khu trú ở một vị trí trong ống tai ngoài, thường xuất hiện ở một bên tai. Triệu chứng này thường gặp nhất vào mùa hè do tụ cầu khuẩn xâm lấn, nguyên nhân chủ yếu là do người bệnh ngoáy tai bằng vật cứng, sắc nhọn hoặc không đảm bảo vệ sinh. Chúng khiến da bị xước và vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào những vết xước đó gây viêm hoặc viêm nhiễm ở nang lông hay tuyến bã cũng là nguyên nhân dẫn tới nhọt ống tai.
Khi mắc chứng bệnh này, người bệnh cảm thấy đau rát tai và có tần suất tăng dần khi nhai, ngáp và thường đau nhiều hơn vào ban đêm. Nếu bệnh chuyển biến xấu sẽ dẫn tới ù tai, khả năng nghe giảm sút, sưng tấy ở khu vực nắp tai hoặc sau tai. Nếu hiện tượng viêm nặng, cơ thể người bệnh có thể sốt cao, không ngừng cho tới khi điều trị.

Viêm tấy lan tỏa ống tai ngoài

Viêm tấy lan tỏa ống tai là tình trạng viêm nhiễm đã lan diện rộng, khắp khu vực ống tai. Bệnh lý này thường có nguyên nhân do bơi lội, tắm biển ở những vùng nước bẩn, không đảm bảo vệ sinh. Hiện tượng này khá nguy hiểm, nếu như không được phát hiện và điều trị kịp thời thì phần viêm sẽ chuyển thành mủ, da bị hoại tử gây sẹo hay sùi lấp ống tai ngoài, ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng nghe của người bệnh.
Bệnh thường chuyển biến từ ngứa nhẹ trong tai sau đó trở nên nóng bừng rồi nóng bỏng, rát và dữ dội hơn nếu như không được xử lý kịp thời. Nếu quan sát, chúng ta sẽ thấy da ở khu vực ống tai đỏ, lỗ tai bị sưng nề, ứ dịch vàng dẫn tới ống tai bị lấp, viêm nặng hơn. Người bệnh sẽ thấy nhức ở tai hoặc khó chịu ở cả vùng đầu mỗi khi nhai, ngáp hay nói chuyện nhiều.
 
Viêm tấy lan tỏa trong ống tai tạo dịch
Viêm tấy lan tỏa trong ống tai tạo dịch, lây lan ra khu vực ngoài tai

Viêm sụn vành tai

Triệu chứng này khá ít bắt gặp nhưng nếu bạn có đôi tai từng bị viêm ống tai ngoài thì khả năng viêm sụn vành tai là rất cao. Hiện tượng này là tình trạng ứ đọng thanh dịch giữa sụn và màng sụn hoặc có thể thấy rõ nét dấu hiệu của viêm sụn hoại tử. Ban đầu người bệnh sẽ thấy ngứa, khó chịu ở phần vành tai, sau đó sẽ cảm thấy nóng, sưng đỏ lan tỏa khắp vùng tai bị viêm. Khi viêm sụn vành tai, bác sĩ có thể quan sát rất rõ sự sưng mủ tăng rõ rệt, các nếp sụn ở vành có dấu hiệu mờ nhạt và nóng bừng. Trong trường hợp này, nếu không được xử lý tốt, phần sụn sẽ bị hoại tử, sưng tấy, tạo mủ và vỡ mủ khiến để lại nhiều di chứng, ảnh hưởng trực tiếp đến thẩm mỹ khuôn mặt.

Chàm ống tai

Triệu chứng chàm ống tai thường bắt gặp hơn ở trẻ nhỏ. Vùng tai ngoài của trẻ sẽ ngứa, mẩn đỏ, mọc các mụn phỏng nhỏ li ti chứa các dịch nhầy. Một thời gian sau, mụn phỏng sẽ vỡ ra, tạo các vẩy nâu phủ lên trên bề mặt ống tai. Đối với chàm khô, da sẽ bị kích ứng ngứa, mẩn đỏ hoặc cũng có thể trở thành biểu bì nhỏ có màu đục hoặc xám dễ dàng bong vảy. Nếu là chàm ướt, sẽ gây khó chịu cho tai bé, vì thế bé thường xuyên gãi và gây ra những tổn thương khiến vấn đề viêm nhiễm càng nghiêm trọng hơn. Nếu không có phương án xử lý kịp thời, bề mặt ống tai sẽ bị viêm tấy diện rộng, ảnh hưởng tới các các tổ chức dưới da của vùng sau tai, thái dương gây ảnh hưởng tới sức khỏe và thẩm mỹ tổng toát.
Viêm ống tai ngoài có nhiều biến chứng với những biểu hiện bệnh khác nhau, vì thế để có một phác đồ điều trị đúng, xử lý dứt điểm thì bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa Tai-Mũi-Họng để được tư vấn.
 
Triệu chứng chàm ống tai
Chàm ống tai là hiện tượng viêm tai ngoài thường gặp ở trẻ nhỏ

Nguyên nhân dẫn đến mắc bệnh viêm tai ngoài

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tai ngoài bị viêm nhiễm, nhưng chủ yếu vẫn là do ống tai ngoài có vị trí dễ tiếp xúc với tạp chất ngoài môi trường nên dễ bị vi khuẩn gây bệnh tấn công. Một trong số những nguyên nhân tác động trực tiếp đến ống tai ngoài bao gồm:
  • Bơi lội, tắm rửa bằng nguồn nước không đảm bảo vệ sinh, tích tụ nhiều vi khuẩn có thể tấn công và làm tổn thương vùng ống tai. Đặc biệt, trong trường hợp trong ống tai bị xước thì tình trạng vi khuẩn xâm lấn diễn ra một cách nhanh chóng.
  • Bởi vì nằm ở vị trí dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường bên ngoài nên ống tai dễ bị tiếp xúc với các loại hóa chất gây hại có trong các sản phẩm sinh hoạt hàng ngày như keo xịt tóc, thuốc nhuộm tóc, hay một số hóa chất khác. Những hợp chất đó kết hợp với chất lỏng có trong tai rất dễ tạo ra các nguyên nhân gây bệnh viêm ống tai ngoài.
  • Sử dụng tai nghe không được vệ sinh sạch sẽ. Đó cũng chính là con đường đưa vi khuẩn đi thẳng vào tai và làm tổn thương vùng tai ngoài và ống tai.
Viêm ống tai ngoài kiêng ăn gì?Xem thêm: "Làm rõ" vấn đề đeo tai nghe nhiều có hại không?

  • Vệ sinh tai không đúng cách: Nhiều người sử dụng dụng cụ vệ sinh không đúng, không sạch sẽ đã khiến tai bị nhiễm khuẩn và gây ảnh hưởng tới khả năng nghe của tai.
  • Tai bị xâm lấn bởi các vật thể lạ như bông tăm, dụng cụ sắc nhọn để lấy ráy tai làm xước tai và đưa vi khuẩn vào tai. Từ các con đường đó, vi khuẩn xâm lấn và gây ra bệnh viêm ống tai ngoài.
 
Bơi lội vùng nước bẩn gây viêm tai ngoài
Bơi lội ở những vùng nước bẩn hoặc không bịt kín ống tai là một trong những nguyên nhân gây viêm tai

Viêm ống tai ngoài kiêng ăn gì?

Để điều trị viêm tai ngoài, bên cạnh việc áp dụng các phương pháp điều trị tích cực và đúng đắn, bác sĩ sẽ luôn khuyên người bệnh áp dụng một chế độ dinh dưỡng riêng biệt. Vậy viêm ống tai ngoài kiêng ăn gì? Theo bác sĩ chuyên khoa Tai- Mũi- Họng thì để điều trị dứt điểm và phục hồi nhanh chóng, trong thực đơn hàng ngày bạn cần tránh một số loại thực phẩm sau:

Thực phẩm, món ăn ngọt, chứa nhiều đường

Theo nghiên cứu khoa học, thực phẩm nhiều đường hay có vị ngọt gắt khi dung nạp vào cơ thể sẽ khiến cơ thể giải phóng lượng lớn insulin, vượt ngưỡng bình thường. Điều này tạo áp lực trong tai nặng hơn, ù tai và đau tai hơn, sẽ khiến bệnh viêm tai ngoài của bạn chuyển biến xấu đi rất nhiều.
 
Tránh xa đồ ngọt khi điều trị viêm tai ngoài
Tránh xa đồ ngọt nếu bạn muốn điều trị viêm tai ngoài

Đồ ăn khô cứng

Hoạt động nhai của hàm ảnh hưởng trực tiếp tới tai. Vì vậy khi ăn các đồ khô, cứng sẽ khiến hàm hoạt động nhiều và tác động tới phần ống tai một cách liên tục. Điều này làm ảnh hưởng tới quá trình phục hồi chức năng của tai, dẫn tới bệnh lâu khỏi hơn. Nếu vẫn cố tình bắt hàm hoạt động nhiều, bạn đã vô tình khiến tình trạng tai lên mức nặng hơn. Cụ thể một số món nên tránh là hoa quả sấy khô, bánh kẹo cứng, cam thảo,…

Đồ cay, nóng

Đồ cay nóng là thực phẩm được khuyến cáo không nên sử dụng ở hầu hết các phác đồ điều trị. Bệnh viêm tai ngoài cũng không phải trường hợp ngoại lệ. Đồ cay, nóng sẽ khiến khả năng nghe của tai bị ảnh hưởng, gây ù tai, khiến tai không thể thoát khỏi tình trạng tổn thương, Những món trong danh sách cẩm của người bị viêm tai gồm: mù tạt, sa tế, tương ớt, hạt tiêu, ớt hay những món súp quá cay, nóng.

Đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ hoặc thực phẩm đóng hộp

Các món được chế biến nhiều dầu mỡ hoặc thực phẩm đóng hộp đều không tốt cho sự phục hồi sức khỏe của người bệnh. Đối với người bị viêm tai ngoài, khi ăn nhiều dầu mỡ sẽ khiến tai bị đau nhức nhiều hơn, thậm chí còn dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm. Tương tự như vậy, đồ đóng hộp hay những chất kích thích như cafe, thuốc lá, rượu bia cũng là những món cấm nếu như bạn bị viêm tai.

Các đồ ăn kích thích sưng mủ

Bệnh viêm tai thường gây ra hiện tượng sưng mủ, đau nhức, chảy dịch trong tai. Hiện tượng sưng mủ diễn ra càng mạnh thì độ nguy hiểm của bệnh càng cao. Vì thế, người bệnh cần tránh ăn những món ăn kích thích sự mưng mủ như gạo nếp, xôi, hải sản, tôm, cua, mực, thịt bò... Đây chính là câu trả lời cho thắc mắc viêm ống tai ngoài kiêng ăn gì.
 
Tránh ăn những món từ gạo nếp
Những món chế biến từ gạo nếp sẽ khiến tình trạng sưng mủ của bạn chuyển biến xấu hơn

Cách điều trị bệnh viêm tai ngoài

Sau khi thăm khám, xác định được cấp độ viêm tai ngoài, bác sĩ sẽ có những phác đồ điều trị phù hợp với từng cơ thể. Tuy nhiên đều tuân theo cùng hệ thống các phương pháp y khoa, bao gồm:
  • Sử dụng thuốc uống hoặc nhỏ tai theo chỉ định của bác sĩ trong khoảng từ 10 đến 14 ngày.
  • Uống thuốc kháng sinh nếu nhiễm trùng tai ngoài đã lây lan và ảnh hưởng tới vùng lân cận.
  • Sử dụng Corticosteroid để giảm ngứa tai, tạo cảm giác dễ chịu hơn, không kích thích gãi để kiểm soát việc viêm tai không bị lan rộng thêm.
  • Sử dụng thuốc giảm đau như Acetaminophen hay ibuprofen
  • Một số trường hợp sẽ được bác sĩ khuyên nhỏ giấm (axit acetic) vào tai.
  • Chườm khăn ấm khu vực loa tai là cách giảm đau hữu hiệu.
  • Giữ gìn, không để khoang tai bị ướt trong vòng từ 7~10 ngày, kết hợp với các phương án trên sẽ khiến triệu chứng viêm nhiễm vùng ống tai biến mất.
  • Đối với những người có tiền sử viêm khoang tai mãn tính cần điều trị lâu dài hơn hoặc tái khám thường xuyên để có thể kiểm soát được tình hình bệnh lý của bản thân.
 
Nhỏ thuốc điều trị viêm tai ngoài
Nhỏ thuốc vào tai là phương pháp điều trị viêm tai ngoài hiệu quả nhất

Cách phòng tránh tái phát của bệnh viêm tai ngoài

Sau một quá trình chữa trị, hiện tượng viêm tai ngoài của bạn sẽ được kiểm soát. Tuy nhiên nếu không phòng tránh, sự xâm lấn của vi khuẩn sẽ khiến tai bị tổn thương và có thể bị tái viêm. Vậy làm sao để phòng tránh tái phát bệnh viêm tai ngoài?
  • Bạn cần sử dụng nút tai khi đi bơi hoặc tắm. Lựa chọn địa điểm sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh để tắm. Ngoài ra, ngay sau khi bơi cần nghiêng đầu sang từng bên để phần nước đọng lại trong tai chảy ra ngoài.
  • Tránh ngoáy tai thường xuyên. Thực tế, ráy tai có thể tự ra ngoài dựa vào hoạt động của hàm, vì thế nếu như tai không có vấn đề gì, không quá nhiều ráy tai thì chúng ta chỉ nên làm vệ sinh tai 1 tuần 1 lần bằng những dụng cụ mềm, chuyên dụng,
  • Tránh lấy ráy tại bằng dụng cụ bẩn, sắc nhọn: Những dụng cụ không đảm bảo an toàn y tế rất dễ làm cho ống tai bị tổn thương. Khi dùng dụng cụ bẩn sẽ khiến cho vi khuẩn xâm nhập một cách nhanh chóng và bệnh có thể tái lại, nặng nề hơn so với lần điều trị trước.
  • Làm khô tai bằng hơi ấm hoặc dụng cụ làm khô an toàn. Để giảm thiểu sự ẩm ướt ở tai, bạn nên làm khô tai bằng những phương pháp an toàn. Điều đó giúp bạn tránh tái phát bệnh viêm ống tai.
  • Không sử dụng tăm bông để làm sạch tai. Nhiều người cho rằng đây là phương pháp an toàn nhưng thực tế, nếu không sử dụng đúng cách thì tăm bông có thể đẩy chất bẩn vào bên trong, tạo điều kiện cho viêm tai tái phát.
 
Không dùng bông tăm vệ sinh tai
Không nên sử dụng bông tăm hay các vật sắc nhọn để vệ sinh tai

Cách chữa viêm tai ngoài tại nhà hiệu quả

Bệnh viêm tai ngoài không gây nguy hiểm nhiều nhưng cũng cần được điều trị kịp thời để tránh gặp những biến chứng nguy hiểm khác. Ở một mức độ nhất định, bạn có thể điều trị viêm tai ngoài bằng một số phương pháp đơn giản ngay tại nhà. Dưới đây là một số cách chữa viêm tai ngoài tại nhà hiệu quả:

Chữa viêm tai bằng hành tây

Đã có rất nhiều tài liệu đưa ra thông tin nước ép củ hành tây đã được dùng để điều trị các bệnh viêm tai, nhiễm trùng tai từ những năm 1800. Sau đó đã có nghiên cứu cho rằng tìm quercetin- một loại flavonoid trong hành tây có chất kháng viêm tự nhiên. Theo đó bạn có thể dùng phần nước ép này để chữa viêm tai ngoài. Phương pháp thực hiện như sau:
Cách 1: Làm nóng nửa củ hành tây bằng lò vi sóng, sau đó bọc lại vào khăn sạch rồi chườm lên vùng tai bị viêm trong khoảng 20 phút mỗi ngày cho tới khi khỏi.
Cách 2: Nghiền hoặc ép hành tây để lấy nước, cho vào lọ đựng và nhỏ vài giọt vào bên tai bị viêm. Ngày có thể nhỏ khoảng 2 tới 3 lần.
 
Chữa viêm tai bằng hành tây
Hành tây chứa axit giúp ngăn cản sự xâm lấn của vi khuẩn

Cách chữa viêm ống tai ngoài bằng tỏi

Tỏi vốn là kháng sinh tự nhiên được biết đến từ nhiều thế hệ, tinh dầu tỏi hay tỏi tươi được ứng dụng nhiều để điều trị bệnh viêm tai dưới nhiều hình thức. Cách chữa viêm ống tai ngoài bằng tỏi bạn có thể áp dụng:
  • Nghiền nát vài tép tỏi sạch và cho vào lọ đựng
  • Thêm dầu ô liu nguyên chất vào phần tỏi xay đó, ủ hỗn hợp đó qua đêm. Sáng hôm sau, bạn dùng lưới để lọc các tép tỏi ta, lấy phần nước cốt cho vào lọ.
  • Dùng từ 2~5 giọt dầu tỏi vào bên tai bị viêm, sau đó dùng bông sạch bít lỗ tai lại để dầu không chảy ra ngoài, đồng thời nghiêng đầu về phía ngược lại. Bạn cần cố định tư thế này trong khoảng 10~15 phút. Sau đó nghiêng lại để dầu chảy ra khỏi tai và lau sạch lại bằng khăn.
Để đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn nên lặp lại quá trình đó từ 1~2 lần mỗi ngày, triệu chứng viêm tai ngoài chắc chắn sẽ thuyên giảm.
Lưu ý: Ở phương pháp này, dầu tỏi tự chế nếu không đảm bảo sạch sẽ và giữ ở nhiệt độ lạnh sẽ là môi thường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Vì vậy thời gian ủ và dùng chúng ta nên bảo quản trong tủ lạnh ngăn mát.
 
dùng tỏi chữa viêm ống tai ngoài
Tỏi là kháng sinh tự nhiên giúp chữa khỏi viêm tai ngoài

Dầu dừa

Cũng giống như hành tây và tỏi, dầu dừa có đặc tính kháng khuẩn, kháng nấm tự nhiên. Vì vậy, bạn có thể dùng dầu dừa như một loại thuốc chữa viêm tai ngoài hiệu quả. Hàng ngày, bạn nên nhỏ từ 3~5 giọt dầu dừa lên bông tăm y tế và thoa đều lên vùng tai bị tổn thương. Ở phương pháp điều trị này bạn chú ý, cần sử dụng bông tăm chất lượng, tránh đưa phần bông vào quá sâu hoặc mạnh sẽ gây tổn thương cho tai.
Một cách khác cũng an toàn đó là bạn có thể sử dụng miếng bông gòn hoặc bông tẩy trang sạch, thấm dầu dừa, sau đó đặt miếng bông phủ toàn bộ phần ống tai ngoài. Bạn nên giữ yên tư thế đó trong khoảng 5~10 phút để tinh dầu dừa bay vào bên trong tai, hiệu quả sẽ cao hơn nếu bạn làm đều, liên tục trong nhiều ngày.
 
dầu dừa có chất ức chế viêm ống tai ngoài
Trong dầu dừa có chất làm ức chế sự viêm sưng trong ống tai

Giấm táo chữa viêm tai ngoài

Sử dụng giấm táo cũng là một phương án chữa viêm tai ngoài hiệu quả. Axit axetic có trong giấm táo có khả năng tiêu diệt và ngăn chặn sự xâm lấn, lấy lan của vi khuẩn. Do đó, bạn có thể dùng tương tự như những dung dịch bên trên. Nhỏ vài giọt giấm táo nguyên chất vào bên tai bị viêm, sau đó giữ yên tư thế trong khoảng 15 phút để giấm táo có thể tác dụng tới phần vùng da bị tổn thương. Bạn cũng nên thực hiện đều trong nhiều ngày để nhận được hiệu quả tốt nhất.
 
Giấm táo kìm hãm viêm ống tai ngoài lan tỏa
Giấm táo giúp kìm hãm sự lan tỏa của hại khuẩn trong ống tai

Dung dịch cồn và giấm

Trong giấm có axit có thể giúp ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn và rượu có tác dụng giảm viêm tai bằng cách làm bay hơi nước còn ứ đọng lại trong tai. Vì vậy sự kết hợp của 2 dung dịch này trở thành liều thuốc để điều trị viêm ống tai ngoài hiệu quả. Bạn có thể pha theo tỉ lệ 1:1 và sử dụng 2 lần/ ngày để nhận được hiệu quả tối ưu.

Oxy già

Đặc điểm của oxy già là có thể ngăn ngừa sự lây lan của vi khuẩn, cũng như loại bỏ được nấm trong tai. Vì vậy bạn có thể hoàn toàn áp dụng cách chữa viêm tai ngoài bằng oxy già trong trường hợp mức độ viêm không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý, oxy già sẽ tiêu diệt cả vi khuẩn có lợi nên bạn nên pha loãng nó với nước với tỉ lệ 1:1, sau đó dùng tương tự như những dung dịch ở trên.
 
Sử dụng oxy già điều trị viêm tai ngoài
Oxi già cần được pha với nước theo tỷ lệ 1:1 để không ảnh hưởng tới lợi khuẩn

Máy sấy tóc

Thật bất ngờ, nhưng máy sấy tóc cũng là một công cụ hữu ích trong việc điều trị viêm ống tai, viêm tai ngoài. Khi điều chỉnh máy sấy tóc về mức nhiệt thấp và đưa máy sấy lại cạnh tai bị viêm trong khoảng 20 phút, nhiệt độ cao từ máy sấy có thể làm giảm bớt cảm giác khó chịu. Đồng thời, hơi ấm từ máy sấy có thể giúp lượng nước ứ đọng trong tai nhanh chóng bay hơi. Nếu áp dụng phương pháp này bạn nên chú ý đặt máy sấy ở khoảng cách xa vì nếu bất cẩn sẽ làm bỏng, rát vùng da.
Ngoài các phương pháp trên, bạn cũng có thể làm giảm các cơn đau tai do viêm bằng các nguồn nhiệt sưởi ấm như chườm khăn ấm, nước nóng bọc trong những tấm lót vải… Tuy nhiên những phương pháp chữa trị tại nhà vẫn có những nhược điểm nhất định, vì vậy để đảm bảo độ an toàn bạn nên đi khám bác sĩ. Với các loại máy nội soi tai mũi họng hiện đại, bác sĩ sẽ đưa ra những liệu trình phù hợp giúp kiểm soát và đẩy lùi hiện tượng viêm nhiễm một cách nhanh nhất.

Những thắc mắc liên quan đến bệnh viêm tai ngoài

Do tác động môi trường hoặc do một số thói quen xấu của bản thân mà không ít người mắc phải chứng bệnh viêm tai ngoài. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều thắc mắc xoay quanh bệnh này, dưới đây là giải đáp cho phần lớn các thắc mắc về bệnh viêm tai ngoài.

Viêm tai ngoài có tự khỏi được không?

Bệnh viêm tai ngoài có tự khỏi được hay không còn phụ thuộc vào tình trạng viêm nhiễm, mức độ cũng như giai đoạn của bệnh khi được phát hiện ở mỗi bệnh nhân. Bệnh viêm tai ngoài được chia thành 2 giai đoạn chính là viêm tai ngoài cấp tính và viêm tai ngoài mãn tính. Tuy nhiên, ở bất cứ giai đoạn nào thì bệnh đều không thể tự khỏi được mà đều cần tới sự điều trị, chăm sóc khoa học, đúng cách mà bác sĩ chỉ định.
  • Nếu ở giai đoạn viêm tai ngoài cấp tính
Triệu chứng bệnh sẽ ở mức đau nhức, ù tai và chảy dịch. Nếu ở giai đoạn này thì người bệnh cần tới 10~14 ngày để có thể điều trị dứt điểm. Kết hợp với sử dụng thuốc uống, thuốc nhỏ tai hay kháng sinh do bác sĩ kê đơn thì người bệnh cần tự bảo vệ tai, vệ sinh sạch sẽ, đúng cách để sớm ngăn chặn sự viêm nhiễm lây lan.
  • Nếu ở giai đoạn viêm tai ngoài mãn tính
Dấu hiệu của bệnh ở giai đoạn này khẳng định việc viêm tai ngoài không thể tự khỏi được. Nhiều người lầm tưởng rằng bệnh đã thuyên giảm nhưng thực tế thì không. Chứng bệnh sẽ phát lại nhiều lần, thời gian phát bệnh cũng sẽ lâu hơn và có dấu hiệu nặng hơn. Khi ở giai đoạn này, bạn bắt buộc phải đi khám bác sĩ và phải sử dụng các phương pháp ngoại khoa như nạo VA, đặt ống thông để dẫn dịch mủ từ trong ra.
Vì vậy kết luận, viêm tai ngoài không thể tự khỏi mà cần được điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Viêm tai ngoài uống thuốc gì?

Một số thuốc sẽ được bác sĩ khuyên dùng nếu bạn bị viêm tai ngoài gồm:
  • Corticosteroid nhằm giảm ngứa và viêm
  • Dùng thuốc giảm đau như Ibuprofen (Advil, Motrin) hoặc Acetaminophen( Tylenol)
  • Thuốc kháng sinh để ngăn chặn sự sưng viêm lây lan.
Có rất nhiều thuốc có công dụng trong việc điều trị viêm tai ngoài nhưng mỗi thuốc đều có thành phần biệt dược khác nhau và tác dụng hỗ trợ khác nhau. Người bệnh không nên tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
 
Thuốc kháng sinh điều trị viêm tai ngoài
Thuốc kháng sinh là điều bắt buộc nếu bạn muốn điều trị viêm tai ngoài

Viêm tai ngoài có nguy hiểm không?

So với viêm tai giữa thì độ nguy hiểm của viêm tai ngoài là thấp hơn. Tuy nhiên, chứng bệnh này có thể gây nên những khó chịu cho cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Tai thường hay ngứa, đau tai, ù tai, chảy mủ tai. Mặc dù không quá nguy hiểm nhưng nếu không điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng tới thính lực. Vì vậy chúng ta không nên chủ quan mà cần luôn giữ vệ sinh tai sạch sẽ, an toàn, tránh các tác động mạnh từ môi trường xung quanh.

Viêm tai ngoài bao lâu thì khỏi?

Thời gian điều trị viêm tai ngoài phụ thuộc vào thể trạng của mỗi bệnh nhân. Nếu phát hiện sớm, tình trạng không quá nguy hiểm cùng với việc sử dụng thuốc điều trị hợp lý thì bệnh sẽ nhanh chóng thuyên giảm. Thường để khỏi hẳn sẽ mất khoảng từ 10~14 ngày điều trị tích cực.
Trong trường hợp viêm tai quá nặng kèm theo người bệnh không giữ được vệ sinh tai sạch sẽ hoặc bị các tác động ngược từ phương pháp điều trị thì thời gian để viêm tai ngoài khỏi là rất lâu có thể kéo dài tới cả tháng. Vì vậy để rút ngắn thời gian điều trị, bảo vệ sức khỏe tai thì chúng ta nên thường xuyên kiểm tra tai, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ và tuân thủ liệu trình điều trị mà bác sĩ đã đưa ra.
 
thời gian điều trị viêm tai ngoài phụ thuộc người bệnh
Thời gian điều trị viêm tai ngoài phụ thuộc vào thể trạng và sự hợp tác với bác sĩ của từng người

Trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan tới bệnh viêm tai ngoài. Chắc hẳn với những kiến thức chia sẻ, bạn đã có thể tìm ra câu hỏi cho thắc mắc “viêm ống tai ngoài kiêng ăn gì “ đồng thời cũng có một chế độ dinh dưỡng tốt nhất để điều trị bệnh viêm tai ngoài. Tuy nhiên về cơ bản, chúng ta vẫn cần giữ vệ sinh tai sạch sẽ, không sử dụng những vật sắc nhọn để lấy ráy tai và cần tuân theo những khuyến cáo của bác sĩ Tai-Mũi-Họng để có một đôi tai khỏe. Hãy thường xuyên cập nhật các tin tức mới về sức khỏe trên chuyên trang của Tập đoàn Thiết bị Y tế Việt Nhật để có thể bảo vệ tốt nhất cho bản thân và gia đình bạn nhé.
Thiết kế và phát triển website bởi Kenhdichvu.vn