Tin tức - Sự kiện

“Làm rõ” vấn đề đeo tai nghe nhiều có hại không?

Sử dụng tai nghe là một thói quen thường gặp ở mọi người hiện nay, nhất là giới trẻ. Nhiều người vẫn thường nghĩ đeo tai nghe không có gì nguy hiểm cả. Nhưng thực tế, việc dùng tai nghe không đúng cách và đeo trong thời gian dài sẽ dẫn đến nhiều nhiều bệnh lý như lãng tai, điếc tai thậm chí là thủng màng nhĩ. Để hiểu rõ hơn đeo tai nghe nhiều có hại không thì bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé.
MỤC LỤC BÀI VIẾT

Cách âm thanh truyền vào tai người

Âm thanh truyền vào tai khi nghe bình thường và đeo tai nghe hoàn toàn khác nhau. Cụ thể, đối với cách tiếp nhận âm thanh bình thường, sóng âm sẽ truyền vào vành tai, sau đó mới truyền đến tai, ống tai và vào màng nhĩ. Lúc này, các xương ở tai giữa bị kích thích, giúp âm thanh được đưa vào tai và truyền đến não bộ con người. Trong ốc tai của mỗi người có nhiều tế bào lông phụ trách âm thanh. Mỗi tế bào sẽ phụ trách một tần số âm thanh riêng. Còn khi dùng tai nghe, âm thanh được truyền thẳng qua ống tai, dẫn đến sự gia tăng áp lực bên tai.
 
 m thanh truyền qua tai nghe khác với âm thanh truyền bình thường
Âm thanh truyền qua tai nghe khác với âm thanh truyền bình thường

Trong một số trường hợp xuất hiện các triệu chứng như ù tai, chóng mặt, nhức đầu, hoa mắt, mệt mỏi toàn thân… Đây là biểu hiện của bệnh lý chấn thương âm thanh cấp tính. Những dấu hiệu này sẽ tự động mất đi sau vài giờ nhưng cũng có thể kéo dài vài ngày. Nặng hơn là để lại di chứng về thính lực và hệ thần kinh.
Bên cạnh đó, những trường hợp có các biểu hiện kể trên hoặc nghe thấy âm thanh khác lạ trong tai mà chỉ một mình bản thân nghe thì đó là triệu chứng nguy hiểm. Người bệnh cần đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và đưa ra hướng điều trị kịp thời.

Đeo tai nghe nhiều có hại không? - Tác hại của việc đeo tai nghe nhạc quá nhiều

Ngày nay, giới trẻ có một thói quen cực kỳ xấu, đó chính là đeo tai nghe thường xuyên và kể cả khi ngủ. Theo chia sẻ từ chuyên gia y tế, hành động này mang lại rất nhiều tác hại nguy hiểm cho sức khỏe, tinh thân và não bộ. Nếu càng giữ thói quen này lâu thì mức độ nghiêm trọng của những hậu quả từ việc mang tai nghe càng trầm trọng.

Tác hại đeo tai nghe khi ngủ

Nếu vừa ngủ vừa đeo tai nghe sẽ an toàn nếu như bạn sử dụng đúng thời điểm và đúng cách. Còn ngược lại, tai nghe có thể gây hại đến tai và hệ thần kinh của bạn. Sau đây là một số ảnh hưởng của việc đeo tai nghe khi ngủ mà bạn nên lưu ý:
  • Bịt kín lỗ tai làm cho không khí khó lưu thông: tai nghe được thiết kế vừa khít với lỗ tai nhằm giúp người nghe có thể nghe rõ ràng và chất lượng. Nhưng chính điều này vô tình đã khiến cho lượng không khí lưu thông trong tai bị tắc nghẽn. Về lâu dài, tai sẽ dễ bị viêm nhiễm.

Đeo tai nghe khi ngủ rất nguy hiểm
Đeo tai nghe khi ngủ rất nguy hiểm

  • Tích tụ nhiều ráy tai: một số loại tai nghe được thiết kế có thân dài. Loại này rất nguy hiểm khi dùng lúc ngủ nên bạn hãy cẩn thận. Nếu bạn nằm nghiêng hoặc khi nhét quá sâu vào bên trong sẽ dễ dẫn đến tình trạng bị tích tụ ráy tai. Nguyên nhân ráy tai nhiều là vì tai nghe được nhét vào kín lỗ tai, ngăn chặn sự lưu thông không khí xung quanh tai khiến cho sáp dễ dàng vào màng nhĩ. Một khi ráy tai tích tụ quá lâu mà không được làm sạch thường xuyên sẽ dẫn đến ù tai, mất thính giác và các tổn thương khác.

đeo tai nghe tích tụ nhiều ráy tai
Đeo tai nghe tích tụ nhiều ráy tai

  • Là điều kiện lý tưởng của nhiễm trùng tai: Sử dụng tai nghe không đúng cách chính là một trong những nguyên nhân gây nhiễm trùng tai, bên cạnh những bệnh lý khác. Vi khuẩn sẽ “ẩn” trong ống tai và tạo nên viêm nhiễm. Ngoài ra, phần nút tai nghe thường rất dễ bị ẩm. dễ gây sang chấn vùng da ở cửa tai, tạo điều kiện cho vi khuẩn, vi trùng phát triển, gây viêm nhiễm cho vùng ống tai ngoài. Ống tai và cửa tai sẽ bị ê nhức khi đeo tai nghe không phù hợp kích thước.
  •  Làm hỏng màng nhĩ: Phần ốc tai của mỗi người lại có rất nhiều các tế bào thính giác, mà ở đó nhiều tế bào khác nhau lại có trách nhiệm khác nhau. Nếu phần tai phải tiếp xúc liên tục với những âm thanh hay tiếng động liên tục, bạn có nguy cơ bị rơi vào trạng thái kích thích liên tục, qua đó bị thủng màng nhĩ tai, gây mất thính giác. Không chỉ vậy, việc nghe nhạc với âm lượng lớn, hoặc nghe nhạc qua đêm trong khi ngủ, không những có hại cho cơ quan thính giác, mà còn có những tác động xấu đến hệ thần kinh trung ương.

Đeo tay nghe nhiều có thể gây làm hỏng màng nhĩ
Đeo tay nghe nhiều có thể gây làm hỏng màng nhĩ

  • Gây mất thính lực tạm thời: Sau khi chịu tác động từ âm thanh quá lớn, tai của một số người sẽ trải qua quá trình mất thính lực tạm thời. Đây được coi là một cơ chế tự bảo vệ của tai, với những sợi lông nhỏ li ti ở tai trong bị tổn thương, tiết ra một chất có tác dụng làm giảm đi độ phân giải âm thanh. Khi đó, tai sẽ được tạm thời “nghỉ ngơi” trước các kích thích âm thanh. Để khắc phục tình trạng mất thính lực tạm thời, bạn cần đến những nơi tĩnh lặng và chờ đợi đến khi thính lực trở lại hoạt động bình thường. Đồng thời, cần tránh tối đa việc lại để xảy ra tình trạng mất thính lực như vậy, bởi nguy cơ gây mất thính lực vĩnh viễn.


Âm lượng từ tai nghe ảnh hưởng đến thính giác như thế nào?

  • Sử dụng tai nghe liên tục gây suy giảm thính lực: Khi sử dụng tai nghe liên tục, các tế bào thần kinh trong ốc tai sẽ bị làm việc quá sức, dẫn tới suy giảm thính lực hoặc thậm chí có thể là điếc. Tình trạng suy giảm thính lực sẽ bắt đầu xảy ra nếu tai của chúng ta phải tiếp xúc liên tục hàng ngày với các loại âm thanh có cường độ 85 - 90 decibels đồng hồ trong 2h đồng hồ và kéo dài từ 1 - 2 năm. Với những loại máy nghe nhạc có công suất cực đại có thể lên đến 120 decibels, âm thanh phát ra trực tiếp từ chúng sẽ tác động trực tiếp đến các tế bào thần kinh. Sóng điện từ ở tai nghe cũng gây tổn thương cho não bộ.
Bất kỳ một loại âm thanh nào có cường độ mạnh hơn con số kể trên sẽ là mối đe dọa cho khả năng hoạt động của tai. Ngoài ra, tai của chúng ta cũng cần có được thời gian nghỉ ngơi, tránh sử dụng tai nghe quá 15 phút.
Sự suy giảm về thính lực này sẽ không được cảm thấy ngay, mà phải sau một thời gian để bạn nhận ra.

Đeo tai nghe nhiều có hại không?Tìm hiểu thêm: Nội soi tai mũi họng có đau không?

Đeo tai nghe bị nhức đầu - Ảnh hưởng tới não bộ

Đeo tai nghe nhiều có hại không? Câu trả lời là có. Việc đeo tai nghe quá nhiều sẽ dẫn đến những tổn thương cho não bộ. Bởi vì, những loại tai nghe gồm loại nhét lẫn loại bao trùm cả tai sản sinh ra sóng điện tử làm ảnh hưởng nghiệm trọng đến chức năng của não bộ. Tuy nhiên, điều này vẫn chưa được các nhà khoa học chứng minh cụ thể về tác hại của việc đeo tai nghe đối với não bộ.
Nhưng trong thực tế, những người thường sử dụng tai nghe mỗi ngày, dù dưới bất kỳ hình thức nào đều mắc phải những bệnh lý liên quan đến não. Khi nghe tai nghe nhiều lúc ngủ sẽ kích thích não bộ hoạt động liên tục. Đến lúc thức dậy, cơ thể sẽ có biểu hiện mệt mỏi, uể oải, mất tập trung và ảnh hưởng đến công việc. Thậm chí có thể gây tai nạn khi lái xe hay làm việc trên cao...
 
Đeo tai nghe khi láo xe có thể dẫn đến tại nạn giao thông
Đeo tai nghe khi lái xe có thể dẫn đến tai nạn giao thông

Tác hại trong những trường hợp khẩn cấp

Một tác hại của tai nghe mà bất cứ ai cũng có thể nhận ra, đó là không thể nghe thấy những gì đang diễn ra xung quanh. Mặc dù việc mang tai nghe sẽ giúp người đeo tập trung, không bị các tiếng ồn khác làm ảnh hưởng nhưng vô tình lại khiến cho họ không nhận thức được những mối nguy hiểm đang xảy ra. Đặc biệt là trong các trường hợp khẩn cấp như tiếng còi báo động cháy nhà, báo trộm...

Đeo tai nghe gây mất tập trung khi lái xe và làm việc

Các chuyên gia thường khuyến cáo mọi người không nên đeo tai nghe trong những lúc đang lái xe. Vì điều này có thể khiến bạn mất tập trung và dẫn đến tình huống không mong muốn. Bên cạnh đó, đeo tai nghe nhiều và lâu còn làm cho thần kinh mệt mỏi, không thể phân tích hay nhận biết lời nói của người xung quanh. Từ đó, bạn trở nên chậm chạp và tiếp thu kém.
 
Đeo tai nghe đúng cách để bảo vệ cho tai và não bộ
Đeo tai nghe đúng cách để bảo vệ cho tai và não bộ

Cách đeo tai nghe đúng cách để bảo vệ thính lực

Như vậy, đeo tai nghe nhiều có hại không? Bạn đã biết câu trả lời rồi đúng không nào. Do đó, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, não bộ bạn hãy lưu ý những chia sẻ đeo tai nghe đúng cách sau đây:
  • Ở những người có bệnh về tai ngoài hay tai giữa thì không nên đeo tai nghe nhiều, thường xuyên và lâu vì điều này rất dễ khiến cho bệnh viêm tai tái phát.
  • Thay vì nghe tai nghe liên tục và kéo dài, bạn có thể dùng loa ngoài để nghe nhạc. Như vậy không sợ đeo tai nghe nhiều bị đau mà còn giúp không khí tươi vui, cùng mọi người thưởng thức âm nhạc một cách an toàn.
  • Tuyệt đối không nên đeo tai nghe trong nhiều giờ liền mà bạn hãy dành ra những khoảng thời gian nghỉ khi đeo tai nghe. Tối đa, mỗi ngày chỉ nên dùng tai nghe không quá 2 tiếng đồng hồ.
  • Bạn hãy chọn những loại headphone có tai nghe lớn hoặc loại tai nghe bao trùm toàn bộ lấy tai. Không nên sử dụng sản phẩm có kiểu dáng nhỏ bé vì chúng sẽ lọt sâu vào bên trong tai gây nên tình trạng đeo tai nghe bị ù tai…
  • Hạn chế sử dụng tai nghe khi đang đi ngoài đường, lái xe… và cả đi trên đường. Vì đây là một trong những nguyên nhân gây tai nạn giao thông hiện nay.
  • Khi có dấu hiệu của đeo tai nghe nhiều bị ù tai, chóng mặt, hoa mắt, nhức đầu… thì bạn hãy ngay lập tức đến phòng khám tai mũi họng để bác sĩ kiểm tra. Bác sỹ sẽ sử dụng các thiết bị chuyên dụng như máy soi tai mũi họng để chẩn đoán chính xác tình trạng tai của bạn.
Việc đeo tai nghe đã trở thành một trong những thói quen thường ngày của giới trẻ. Tuy nhiên, nếu đeo headphone đúng cách thì không có gì phải nhắc đến. Nhưng đeo tai nghe nhiều có hại không? Tất nhiên là có rồi. Việc sử dụng tai nghe nhiều, sai thời điểm và lâu sẽ gây ra vô số tác hại nghiêm trọng. Chính vì vậy mà bạn hãy cẩn thận hơn trong vấn đề dùng tai nghe, đồng thời nhớ “bỏ túi” những chia sẻ về cách đeo tai nghe sao cho đúng ở trên.
Thiết kế và phát triển website bởi Kenhdichvu.vn