Tin tức - Sự kiện

Tắc vòi nhĩ là bệnh gì? Bị tắc vòi nhĩ phải làm sao?

Tắc vòi nhĩ là một trong những căn bệnh có tỷ lệ người mắc phải tăng cao hàng năm. Căn bệnh này không gây nguy hiểm cho tính mạng nhưng lại khiến cho cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh bị ảnh hưởng nặng nề. Vậy tắc vòi nhĩ là bệnh gì? Nguyên nhân gây bệnh là gì? Bị tắc vòi nhĩ phải làm sao? Ở bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp các thắc mắc này đến bạn đọc.
MỤC LỤC BÀI VIẾT

Tắc vòi nhĩ là gì?

Tắc vòi nhĩ là tình trạng thường hay gặp phải ở con người hiện nay. Bệnh gây ra rất nhiều tác hại đến sinh hoạt và sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu đúng về căn bệnh tắc vòi nhĩ. Cho nên, trước khi tìm hiểu về tắc vòi nhĩ phải làm sao, hãy cùng chúng tôi sơ lược qua bệnh tắc vòi nhĩ là gì, cũng như nguyên nhân và mức độ nguy hiểm của bệnh tắc vòi nhĩ.
Vòi nhĩ là bộ phận có chức năng đảm nhiệm sự cân bằng khí áp giữa trong và ngoài màng nhĩ, dẫn lưu dịch tiết ở tai giữa ra bên ngoài. Từ đó, giúp duy trì hoạt động của hệ thống truyền âm ổn định và ngăn chặn tình trạng nhiễm khuẩn ngược dòng từ họng mũi lên tai giữa.
Hình ảnh bệnh tắc vòi nhĩ
Hình ảnh bệnh tắc vòi nhĩ

Hiện tượng nhiễm khuẩn ở mũi và xoang mũi có thể liên quan đến vòi nhĩ, gây ảnh hưởng đến chức năng của vòi nhĩ và dẫn đến tình trạng ù tai, nặng tai, viêm tai giữa và gặp khó khăn trong việc nghe người khác nói chuyện.

Tắc vòi nhĩ là bệnh gì? Bị tắc vòi nhĩ phải làm sao? Xem thêm : Lãng tai là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng tránh

Khi bị viêm mũi họng, lớp niêm mạc ở vùng mũi họng sẽ sưng nề và tấy đỏ. Trong đó, niêm mạc gần cửa vào vòi nhĩ cũng có biểu hiện sưng lên và gây ra hiện tượng tắc vòi nhĩ. Ở tình trạng nặng hơn, vi khuẩn từ mũi và họng có thể vào vòi nhĩ làm viêm vòi nhĩ. Lúc này không chỉ cửa vòi nhĩ bị tắc mà cả chiều dài của vòi nhĩ sẽ đều bị viêm tắc nghiêm trọng. Nếu không điều trị sớm, bệnh sẽ tiến sâu hơn và gây nên bệnh viêm tai giữa.

Nguyên nhân gây tắc vòi nhĩ

Có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh viêm tắc vòi nhĩ. Nhưng theo chia sẻ của chuyên gia y tế, những trường hợp mắc phải bệnh tắc vòi nhĩ thường do các tác nhân sau đây:
  • Nguyên nhân gây tắc vòi nhĩ phổ biến nhất là bệnh cảm cúm.
  • Do bệnh viêm xoang mũi cấp, nhất là viêm xoang sau man mủ.
  • Trẻ em thường hay bị viêm tắc vòi nhĩ hơn so với người lớn. Bởi vì, vòi nhĩ của trẻ hẹp về đường kính, hướng thiên về chiều ngang và đầu thông khoang mũi gần với amidan.
Có nhiều nguyên nhân gây tắc vòi nhĩ
Có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh tắc vòi nhĩ
  • Phần mô amidan nằm ở phía sau mũi, gần vòi nhĩ như một ổ chứa vi khuẩn, góp phần làm tái phát các bệnh viêm nhiễm, nhiễm khuẩn ở bộ phận tai.
  • Do thay đổi áp lực không khí đột ngột như: đi máy bay, lặn sâu, nhảy cầu hay làm việc trong buồng khí nén lâu dài.
  • Do các u lành hay u ác ở vòm như: u xơ vòm họng, Polyp vòm họng, ung thư vòm hay thoái hóa đuôi cuốn dưới...
Viêm tắc vòi nhĩ thường hay xảy ra vào mùa đông xuân. Đồng thời vào thời gian này tỷ lệ trẻ nhỏ bị viêm tai giữa cũng cao hơn so với bình thường. Nguyên nhân là do thời tiết mùa trở lạnh, nhiệt độ xuống thấp nên tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus gây bệnh hoạt động mạnh trong khi sức đề kháng của trẻ lại khá yếu.

Triệu chứng viêm tắc vòi nhĩ

Vậy bệnh viêm tắc vòi nhĩ có nguy hiểm không? Mặc dù viêm tắc vòi nhĩ không phải là căn bệnh nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng nhưng nếu không điều trị sớm sẽ gây ra nhiều biến chứng cực kỳ nghiêm trọng. Do đó, khi có những dấu hiệu tắc vòi nhĩ sau đây, bạn hãy nhanh chóng để cơ sở y tế để thăm khám, kiểm tra và điều trị kịp thời:
 
Viêm tắc vòi nhĩ gây ra triệu chứng ù tai
Viêm tắc vòi nhĩ gây ra triệu chứng ù tai
  • Có hiện tượng ù tai, thường là tiếng trầm. Đây là biểu hiện tắc vòi nhĩ ở giai đoạn đầu.
  • Có biểu hiện nghe kém thể truyền âm, rõ rệt với các tiếng trầm thường có tiếng tự vang (nghe thấy mình nói vang và to).
  • Bệnh tắc vòi nhĩ triệu chứng phổ biến là khiến cho người bệnh lúc nào có cảm giác vướng víu và tức ở trong tai.
  • Khi kiểm tra và khám tai nhìn thấy màng tai lãm vào, mất tam giác sáng, cán búa nằm ngang ra phía sau và nổi rõ hơn.

Tắc vòi nhĩ phải làm sao? - Phương pháp điều trị

Khi bị tắc vòi nhĩ phải làm sao? Đó là bạn cần chủ động đến gặp bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt. Sau khi tiến hành các xét nghiệm cần thiết, chuyên gia y tế sẽ dựa vào kết quả, nguyên nhân gây bệnh và mức độ nặng nhẹ của tắc vòi nhĩ để xây dựng phác đồ điều trị phù hợp. Nếu nguyên nhân gây nên bệnh tắc vòi nhĩ là do viêm xoang hoặc viêm amidan thì phải điều trị hai căn bệnh này triệt để.
Sau đây là những phương pháp điều trị bệnh viêm tắc vòi nhĩ thường được bác sĩ chuyên khoa áp dụng chủ yếu:

Sử dụng thuốc

Tắc vòi nhĩ có chữa được không? Tùy thuộc vào trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc phù hợp để chữa viêm tắc vòi nhĩ như: dùng thuốc kháng sinh (nếu thấy có hiện tượng nhiễm khuẩn), kháng viêm, tiêu nhầy và thuốc chống sung huyết niêm mạc mũi… Đồng thời, bác sĩ còn tiến hành vệ sinh tai người bệnh bằng cách nhỏ, xịt nước muối sinh lý (NaCl 0.9%) hoặc nước biển sâu giúp dịch nhầy che lấp ở cửa vòi nhĩ bị loãng và trôi ra bên ngoài.
Điều trị tắc vòi nhĩ bằng thuốc
Điều trị bằng thuốc khi bệnh tắc vòi nhĩ ở giai đoạn khởi phát

Để cho kết quả điều trị nội khoa thành công, trong quá trình sử dụng thuốc người bệnh cần lưu ý: uống thuốc đúng giờ, xây dựng chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý. Người bệnh tuyệt đối không được tự ý ngưng uống thuốc điều trị tắc vòi nhĩ hay thay thế thuốc mới mà chưa thông qua ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Bởi điều này không chỉ giúp bệnh được cải thiện mà ngày càng nặng hơn.

Can thiệp ngoại khoa

Tắc vòi nhĩ phải làm sao? Khi bệnh viêm tắc vòi nhĩ đã diễn biến phức tạp, ở thời kỳ mãn tính và việc dùng thuốc không mang lại hiệu quả khả quan, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định điều trị bằng các thủ thuật ngoại khoa. Chuyên gia y tế có thể áp dụng một trong những biện pháp ngoại khoa sau đây:
  • Phương pháp tự thông
Phương pháp tự động hay còn gọi là nghiệm pháp Valsalva, đây là phương pháp có quy trình thực hiện khá đơn giản, dễ làm và có ưu điểm là không gây thêm tổn thương cho bệnh nhân. Để thực hiện phương pháp này, trước hết cần làm cho mũi thật thông và sạch dịch bằng cách nhỏ thuốc co mạch mũi. Sau đó, người bệnh hỉ mũi thật sạch để các cặn bẩn đi ra bên ngoài. Nếu mũi không thông và dịch mũi còn đọng lại ở cửa vòi nhĩ thì khi áp dụng phương pháp tự thông, dịch mũi sẽ trào ngược lên, qua vòi nhĩ đi vào trong hõm nhĩ gây nên bệnh viêm tai giữa.
Quy trình thực hiện phương pháp Valsalva là người bệnh sẽ hít hơi vào phổi, sau đó ngậm miệng và bóp chặt hai cánh mũi. Tiếp theo, thổi mạnh dồn hơi ra mũi nhưng vì lúc này mũi đã bị bịt nên luồng không khí bị nén sẽ đẩy mở cửa vòi nhĩ mà thoát lên hòm nhĩ. Khi đó, bệnh nhân sẽ nghe được một tiếng “Zắc” phát ra do không khí đẩy vào màng nhĩ làm cho màng nhĩ căng phồng ra ngoài.
 
Phương pháp điều trị bệnh viêm tắc vòi nhĩ ngoại khoa
Phương pháp điều trị bệnh viêm tắc vòi nhĩ ngoại khoa
  • Phương pháp thổi hơi bằng bóng cao su
Bác sĩ sẽ cho bệnh nhân ngậm một miếng nước, sau đó nhét đầu vòi của quả bóng cao su vào một bên mũi sao cho thật vừa khít. Lỗ mũi còn lại sẽ được bịt chặt bằng cách ép ngón tay vào cánh mũi. Tiếp theo, bác sĩ chuyên khoa sẽ bảo bệnh nhân nuốt nước xuống. Ngay sau khi người bệnh vừa thực hiện động tác nuốt, bác sĩ sẽ nhanh chóng bóp mạnh quả bóng cao su. Khi đó không khí sẽ được đẩy qua vòi nhĩ để vào hòm nhĩ.
Nguyên lý hoạt động của phương pháp thổi hơi bằng bóng cao su là mở cửa vòi nhĩ và tạo áp lực dương trong khoang mũi họng trong khi khoang này được cách ly hoàn toàn với họng miệng bằng màn hầu đóng lên khi nuốt. Lúc đó, không khí chỉ có một đường thoát duy nhất là chui qua vòi tai để “ùa” vào hòm nhĩ. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể áp dụng cơ chế này để tự thông vòi nhĩ của mình bằng cách sử dụng một quả bóng bay đã được thổi căng không khí.
  • Phương pháp thông khí qua ống dẫn cứng
Còn được gọi là phương pháp “thông vòi Eustache bằng ống thông Itard”. Quy trình thực hiện phương pháp thông khí qua ống dẫn cứng là dùng một ống dẫn cong bằng kim loại. Đưa ống dẫn vào hốc mũi theo chiều úp rồi đẩy nhẹ về phía cửa mũi sau. Đồng thời, xoay nhẹ đầu ống sao cho vuông góc với thành bên, lúc đó tay của bác sĩ chuyên khoa sẽ “mò” tìm cảm giác khi đầu ống mắc vào miệng vòi nhĩ.
Nếu thủ thuật này được thực hiện dưới nội soi thì rất tiện lợi vì cửa vòi nhĩ khá là rõ và dễ dàng nhìn thấy qua màn hình. Một khi chắc chắn đầu ống thông đã nằm khít vào cửa vòi tai, bác sĩ sẽ dùng một quả bóng cao su để bóp thổi khí vào. Áp lực khí khi dùng phương pháp thông khí qua ống dẫn cứng tương đối lớn và chỉ tập trung ngay tại cửa vòi. Cho nên, dễ dàng thổi thông được vòi nhĩ bị tắc. Tuy nhiên, khi thực hiện phương pháp này phải hết sức cẩn trọng vì nếu áp lực khí quá mạnh ngoài tầm kiểm soát, có thể vô tình phá bục màng nhĩ.
Việc điều trị tắc vòi nhĩ cần được tiến hành bởi chuyên gia y tế giàu kinh nghiệm và hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại để đảm bảo an toàn. Do đó, khi có các triệu chứng viêm tắc vòi nhĩ, giải pháp tốt nhất là bạn cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để thăm khám và kiểm tra. Những cơ sở y tế lớn sẽ có các hệ thống thiết bị hiện đại như máy nội soi tai mũi họng chuyên dụng, được vận hành bởi các bác sỹ giàu kinh nghiệm nên việc thăm khám sẽ diễn ra an toàn. Trong trường hợp bạn chữa trị tắc vòi nhĩ ở địa chỉ kém chất lượng có thể phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là bệnh ngày một nặng hơn.

Hy vọng những thông tin trong bài viết này của Việt Nhật đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về căn bệnh viêm tắc vòi nhĩ và tác hại của bệnh lý này, cũng như tắc vòi nhĩ phải làm sao. Nhờ vậy mà chúng ta có thêm kiến thức trong việc phòng tránh cũng như chữa bệnh viêm tắc vòi nhĩ, bảo vệ sức khỏe bản thân. Hãy thường xuyên cập nhật các tin tức về sức khỏe trên trang thông tin của Tập đoàn TBYT Việt Nhật nhé.
Thiết kế và phát triển website bởi Kenhdichvu.vn