Tin tức - Sự kiện

Khô mũi là bệnh gì? Triệu chứng, biến chứng và cách phòng tránh

Mùa đông là thời gian mà tiết trời vô cùng khó chịu, trời lạnh, hanh và khô, độ ẩm thấp dẫn tới người dân dễ mắc các bệnh về hô hấp. Biểu hiện đầu tiên thường thấy về bệnh đường hô hấp là khô vùng mũi họng. Vậy đó có phải là bệnh không? Khô mũi là bệnh gì? Tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng để có phương pháp phòng tránh và điều trị tốt nhất ngay tại bài viết này. MỤC LỤC BÀI VIẾT

Tìm hiểu về tình trạng khô mũi

Tình trạng khô mũi thường xảy ra khi lớp màng nhầy trong mũi không đủ độ ẩm khiến khoang mũi bị khô, khó chịu. Tình trạng này nếu kéo dài có thể khiến chảy máu mũi và các triệu chứng nguy hiểm khác.
Chính xác thì khô mũi không phải là bệnh mà chỉ là triệu chứng của bệnh, không gây ra các phản ứng quá nghiêm trọng hay nguy hiểm nhưng chứng bệnh này gây ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống sinh hoạt, mức độ làm việc hay làm giảm đi sự tập trung của người nhiễm chứng khô mũi. Người bị nhiễm sẽ thấy hốc mũi bị khô, nghẹt mũi, rát mũi hay thậm chí nhiều trường hợp sẽ chảy nước mũi liên tục. Có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn gặp phải tình trạng này nhưng cái chính vẫn là do lớp niêm mạc mũi quá mỏng, dẫn tới tổn thương mũi. Số người bị khô mũi vào cuối thu, mùa đông rất nhiều bởi thời tiết lạnh khiến mũi chịu ảnh hưởng trực tiếp làm lớp mao mạch bên trong bị khô, đau rát. Trường hợp này cũng thường xảy ra vào mùa hè khi mở điều hòa liên tục ở nhiệt độ thấp. Nhìn chung với không khí lạnh và mũi không đủ độ ẩm sẽ dẫn tới triệu chứng khô mũi.
 
Khô mũi khiến cơ thể khó chịu
Khô mũi không phải là bệnh nhưng nó khiến cơ thể khó chịu, mất tập trung

Những dấu hiệu của tình trạng khô mũi

Khô mũi, nghe có vẻ không mấy ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Nhưng không đơn giản như vậy, nó làm người mắc phải khó chịu, mất tập trung và dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm. Số người bị khô mũi khá nhiều nhưng không ai biết dấu hiệu của tình trạng này. Nhiều người thậm chí nhầm nó với cảm cúm hoặc cảm lạnh. Cụ thể dấu hiệu nhận biết cơ thể bạn bị khô mũi bao gồm:
  • Đau họng
  • Đau đầu
  • Đau mũi hoặc có áp lực trên mũi
  • Khô miệng
  • Chảy máu mũi
Khô mũi ở đây không chỉ là khô phần ngoài lỗ mũi, mà khô trong hệ thống ống mũi. Khi hốc xoang bị khô, nó không thể sản xuất đủ chất nhầy để bảo vệ mũi khỏi các dị nguyên hay các tác động khói bụi của môi trường. Mũi khô đồng thời khiến cổ họng và khoang miệng cũng khô. Khi đó khiến các mô viêm bị kích thích và không được bảo vệ bởi lớp nhầy. Tình trạng kích thích trong xoang mũi có thể dẫn tới đau nhức ở vùng đầu, má và tạo áp lực trong xoang.
Bình thường các dấu hiệu của bệnh khô mũi đều không quá nghiêm trọng, bạn có thể áp dụng một vào bài mẹo đơn giản để khôi phục trạng thái hoạt động bình thường của khoang mũi. Tuy nhiên nếu thấy 1 trong 2 biểu hiện sau, bạn cần đi gặp bác sĩ:
  • Viêm mũi teo: bạn cảm thấy mất thính giác, chảy máu cam liên tục và nhiễm trùng. Lúc này bạn đã bị viêm mũi teo, tức là niêm mạc mũi co lại và dày hơn, khiến đường mũi khô.
  • Hội chứng Sjogren: Bạn sẽ thất mắt và miệng đều khô bởi rối loạn miễn dịch khiến các dịch tiết ra bị hạn chế. Hội chứng này không chỉ ảnh hưởng tới mũi mà còn có nguy cơ gây nguy hiểm tới nhiều bộ phận khác của cơ thể.
Vì thế, nếu bạn thấy mũi trong tình trạng khô liên tục hoặc thấy nhức, khó chịu, chảy máu cam thường xuyên hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng trong mũi thì nên gặp bác sĩ ngay để thăm khám, chẩn đoán bệnh và đưa ra phác đồ điều trị sớm nhất có thể.
 
Chảy máu cam là dấu hiệu khô mũi
Chảy máu cam thường xuyên là dấu hiệu nhận biết của khô mũi nặng

Hiện tượng khô mũi là biểu hiện của bệnh gì?

Khi bạn cảm thấy mũi bị khô, bạn cũng cần chú ý, theo dõi bởi khô mũi cũng có thể là biểu hiện của một số bệnh, đặc biệt là các bệnh về hệ hô hấp của cơ thể. Chính bởi vậy, mặc dù khô mũi không phải một bệnh nghiêm trọng nhưng lại khiến nhiều người lo sợ mỗi khi mùa đông đến, đặc biệt những ai có tiền sử hoặc đang mắc bệnh viêm xoang mũi. Đối với người bình thường, khô mũi rất dễ dẫn tới viêm mũi hoặc viêm xoang nếu không có biện pháp điều trị kịp thời.
Hiện tượng khô mũi được cho là dấu hiệu hay biểu hiện của một số bệnh hệ hô hấp liên quan như viêm mũi cấp, viêm mũi dị ứng, viêm mũi teo, viêm mũi động mạch, viêm xoang mũi. Đó là những bệnh thường gặp, nguy hiểm hơn có liên quan đến các bệnh nặng hơn về mũi như lệch vách ngăn mũi, xuất huyết mũi, chấn thương hay nghiêm trọng nữa có thể là có khối u, nhọt trong vùng mũi.
Vì thế chúng ta cũng không nên chủ quan khi thấy khô mũi, khó chịu. Nếu sự khó chịu kéo dài nhiều ngày bạn nên kiểm tra để phát hiện sớm các bệnh về hô hấp trên. Khi đó sẽ có phương pháp điều trị sớm, giảm sự nguy hiểm cho sức khỏe cơ thể người.

 
Khô mũi là biểu hiện của nhiều bệnh nguy hiểm
Khô mũi là biểu hiện của không ít bệnh nguy hiểm, đặc biệt ở trẻ nhỏ

Bị khô mũi có nguy hiểm không?

Mặc dù khô mũi là bệnh thường gặp ở nhiều người mỗi khi thời tiết trở nên lạnh và khô. Nó cũng không khiến cơ thể người gặp phải các vấn đề nguy kịch nhưng chứng khô mũi là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng. Vì vậy nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm, thường gặp nhất có thể thấy như:
  • Viêm thanh quản
  • Viêm họng
  • Làm giảm chất lượng giấc ngủ
  • Chảy máu mũi tái phát nhiều lần
  • Viêm xoang
  • Nhiễm trùng
Vấn đề gặp phải ở vùng xoang khi khô mà không được điều trị kịp thời, để kéo dài sẽ dẫn tới viêm xoang cấp và mãn tính. Khi đó các xoang sẽ bị kích thích gây nhiễm trùng, khiến tình trạng bệnh diễn biến nặng hơn. Do đó mặc dù bệnh không nguy hiểm nhưng nếu có thể bạn phải chữa trị, ngăn chặn các triệu chứng càng nhanh càng tốt. Trong trường hợp bạn thấy đau vùng mặt, đau xoang, sốt, nước mũi dài có màu đục xanh hoặc vàng, nghẹt mũi khó thở, mũi liên tục bị kích thích gây hắt xì, ho, giọng khàn đi, mất thính giác thì bạn cần đến gặp bác sĩ để kiểm tra.
 
Khô mũi có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm
Khô mũi có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm

Nguyên nhân gây nên tình trạng khô mũi

Khô mũi xảy ra khi vùng ống mũi trong thiếu độ ẩm, hiện tượng này gây nên bởi lớp cứng có trong niêm mạc mũi. Theo quá trình theo dõi và thăm khám nhiều năm, bác sĩ đưa ra các nguyên nhân gây nên chứng khô mũi gồm:

Môi trường thay đổi nhiệt độ đột ngột: Vào thời điểm tiết trời trở lạnh, hanh khô hoặc môi trường điều hòa quá lạnh, để chế độ hút ẩm thì đó chính là thủ phạm chính khiến nhiều người bị khô mũi.

Lạm dụng, thường xuyên sử dụng thuốc nhỏ mũi trong thời gian dài: Nhiều khi các thuốc nhỏ mũi có thành phần làm sạch hoặc kháng sinh quá cao làm mỏng niêm mạc mũi hoặc hết chất nhầy trong mũi cũng dẫn tới khô mũi.

Do tính chất công việc: Có rất nhiều công việc khiến mũi của bạn bị khô vùng ống trong mũi. Với những nhân viên văn phòng, lái xe, ngồi nhiều trong môi trường điều hòa, không khí khô khiến các cơ quan tiết dịch nhầy trong mũi bị ảnh hưởng. Ngoài ra với những công việc cần tiếp xúc nhiều chất hóa học, rác thải, khói bụi ô nhiễm của các khu công nghiệp cũng là tác nhân khiến nhiều người mắc phải chứng khô mũi và khiến tình trạng của những người có vấn đề về hô hấp trở nên nghiêm trọng hơn.

Stress
: Nếu quá căng thẳng và tình trạng đó kéo dài sẽ khiến hormone của cơ thể thay đổi. Điều đó khiến hệ điều tiết cơ thể hoạt động kém hiệu quả, dẫn tới hiện tượng thiếu ẩm, khô rát ở mũi.
 
Stress cũng dẫn tới khô mũi
Stress cũng là nguyên nhân dẫn tới khô mũi

Sử dụng chất kích thích: Tiếp xúc trực tiếp với chất kích thích bằng đường mũi, họng như thuốc lá, thuốc phiện, ma túy đá, cỏ,… sẽ khiến chứng khô mũi xuất hiện.
Những người có tiền sử mắc các bệnh về tai- mũi- họng sẽ rất dễ có bị mắc lại chứng khô mũi: Với những bệnh nhân viêm mũi, viêm giác mạc mũi mãn tính, viêm họng mãn tính thì hiện tượng khô mũi thường xuyên lặp lại.

Dị ứng vật nuôi: Ở một số loại vật nuôi, lông của chúng chứa các khuẩn gây mùi khó chịu và ảnh hưởng xấu tới hệ hô hấp. Khi mũi tiếp xúc hoặc hít phải rất dễ bị các dị nguyên gây tác động và có phản ứng. Chúng khiến vùng xoang bị kích thích và dẫn tới khô mũi.

Thuốc kháng sinh histamin và thuốc xông mũi: Bạn có thể không tin nhưng có những thuốc làm khô các chất nhầy dư thừa trong mũi, khi bạn bị chảy nhiều nước mũi, bác sĩ sẽ kê để kiềm chế hiện tượng này. Tuy nhiên nếu bạn thấy bị khô mũi, khó chịu bạn nên báo cho bác sĩ để có thể điều chỉnh liều dùng hoặc thay loại thuốc khác.

Không khí khô: Nguyên nhân này giống như việc thời tiết thay đổi, tuy nhiên không khí khô có thể do tự nhiên hoặc môi trường công nghiệp tạo nên. Không khí có độ ẩm quá thấp sẽ dẫn tới tình trạng khô mũi ở nhiều người. Vì vậy nếu sinh hoạt, làm việc trong môi trường khô thì bạn nên sử dụng máy tạo độ ẩm để bảo vệ hệ mũi nói riêng và hệ hô hấp nói chung.

Hóa chất tẩy rửa, hóa chất: Với những người thường xuyên tiếp xúc với hóa chất xộc mùi có thể gây kích ứng đường mũi, xoang, gây đau họng, khô mũi. Ở một số trường hợp khiến chảy máu cam hoặc các triệu chứng tương tự như dị ứng. Các chất hóa học đó có thể gồm: Các sản phẩm tẩy rửa, đặc biệt là tẩy rửa công nghiệp, than đốt kém chất lượng, khói thuốc, sơn nhà, sơn móng tay, nước hoa có mùi mạnh...

Dị ứng: Các dị nguyên khiến khoang mũi bị kích thích dẫn tới mũi khô và viêm. Các chất nhầy dính hơn khiến mũi gặp tình trạng khô, rát hoặc nghiêm trọng hơn. Các dị nguyên có thể là: phấn hoa, bột hóa học, đôi khi là thuốc.

Một số phương pháp điều trị và phòng tránh khô mũi

Để ngăn chặn những biến chứng và giảm những ảnh hưởng xấu do chứng khô mũi gây ra, chúng ta nên áp dụng những phương pháp điều trị và phòng tránh khô mũi. Theo lời khuyên của bác sĩ hay những người có chuyên môn, kinh nghiệm dân gian thì dưới đây là những cách điều trị và phòng tránh khô mũi tốt nhất:

Sử dụng thuốc xịt chống khô mũi

Dung dịch xịt mũi bằng nước muối sinh lý: Nước muối sinh lý được cho là hóa chất kháng khuẩn an toàn nhất đối với cơ thể. Chúng không gây co mạch, giúp điều hòa độ pH ở khoang mũi. Người bị khô mũi có thể sử dụng 3 lần/ ngày vào buổi sáng trước khi đi làm, sau khi nghỉ trưa và tối trước khi đi ngủ. Đặc biệt vào mùa đông hay vào mùa hè thường xuyên nằm điều hòa thì bạn có thể dùng trong thời gian dài để để phòng.
 
Sử dụng thuốc dạng xịt chống khô mũi
Sử dụng thuốc dạng xịt chống khô mũi

Xịt rửa mũi bằng dung dịch vệ sinh mũi

Sử dụng các dung dịch vệ sinh dưới dạng xịt phun sương là một cách được bác sĩ khuyên dùng bởi hiệu quả đem lại rất cao. Với mức độ vừa phải, xịt không gây tác động mạnh tới vách ngăn hay niêm mạc mũi, chúng khiến dung dịch vệ sinh mũi tiếp cận khoang mũi một cách nhẹ nhàng giúp đường thở trở nên thông thoáng hơn. Sử dụng một cách điều độ theo chỉ dẫn của bác sĩ đảm bảo phương pháp này luôn giữ được độ ẩm an toàn nhất cho mũi của bạn. Với những ai làm việc trong môi trường ô nhiễm, khói bụi hay điều hòa thì nên chuẩn bị sẵn, có thể xịt thường xuyên 3 đến 6 lần/ ngày với lượng vừa phải để giữ niêm mạc mũi được ẩm. Thói quen nhỏ đó giúp bạn không bị khô mũi trong mùa hanh khô và an toàn, đảm bảo sức khỏe.

Tránh để bị khô mũi khi nằm điều hòa với máy tạo ẩm/máy phun nước

Đối với các môi trường thường xuyên sử dụng điều hòa như văn phòng, ô tô hay phòng ngủ dùng điều hòa thì bạn nên sử dụng thêm máy tạo ẩm hoặc phun sương để tăng độ ẩm cho không gian. Với những ngày thời tiết lạnh, độ ẩm thấp bạn cũng nên sử dụng thêm thiết bị này, chúng sẽ giúp xóa bỏ những triệu chứng kích thích trong mũi, làm giảm độ khô mũi.
 
Làm ấm không khí bằng máy phun sương
Làm ẩm không khí bằng máy phun sương để giảm nguyên nhân gây bệnh

Bôi một số loại dầu để tránh khô mũi

Trong tự nhiên có rất nhiều loại dầu có công dụng hữu hiệu trong việc làm giảm chứng khô mũi như dầu olive, dầu dừa hay dầu mè. Chúng đều có mùi nhẹ nhàng và quan trọng là có hiệu quả cao trong việc điều trị và phòng chống chứng khô mũi.
Dầu Olive: Loại dầu chứa nhiều chất béo không bão hòa đơn, chứa thêm chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa rất nhiều bệnh như đột quỵ, tim mạch. Không những thế, đối với hệ hô hấp, dầu còn giúp bảo vệ đường thở, làm ẩm mũi. Mỗi ngày 1~2 giọt dầu olive sẽ khiến mũi thông thoáng, dễ chịu
Dầu dừa: Dầu dừa không chỉ có tác dụng giữ ẩm cho tóc và da mà còn giúp giảm chứng khô mũi vào mỗi mùa hanh khô. Thực hiện nhỏ lượng dầu dừa nguyên chất vừa phải (1 giọt) vào mũi mỗi buổi sáng sau khi thức dậy sẽ khiến lớp bề mặt khoang mũi mềm, không khô rát, khó chịu.
Dầu mè: Tương tự như 2 loại dầu trên, loại dầu tự nhiên này chứa vitamin E, dưỡng chất dưỡng ẩm cho da khô đã được đánh giá là tốt nhất. Các chuyên gia đã nghiên cứu rằng dầu mè có hiệu quả giảm khô mũi một cách rõ rệt. Bạn nên nhỏ 1~2 giọt dầu mè nếu thấy mũi bị khô, rát, khó chịu
Vitamin E: loại dược liệu này giúp giảm khô mũi hiệu quả. Ngoài ra vitamin E còn có tính chống viêm, các chất chống oxy hóa có trong vitamin có thể ngăn chặn lại các bệnh phát triển ở đường mũi một cách hiệu quả.

Chế độ ăn uống cần bổ sung vitamin C và nước

Cơ thể chúng ta cần một lượng lớn nước và vitamin C để hoạt động và giữ ẩm cho cơ thể, từ da cho tới các khoang tai, mũi, họng, mắt,.. Vitamin C còn có có vai trò lớn trong việc làm đông máu, vì thế nếu bạn bị chảy máu mũi do khô mũi thời gian dài nếu thiếu vitamin C thì tình trạng trở nên nghiêm trọng. Nước khiến cơ thể đủ chất đề kháng, bảo vệ sức khỏe. Tuy nhiên bạn cần bổ sung nước qua các con đường lành mạnh như uống sinh tố, nước khoáng, nước lọc, tránh uống và sử dụng các loại nước gây kích thích như bia, rượu, café,..Trong các bữa ăn phụ bạn nên bổ sung thêm ổi, cam, rau cải xoăn, dâu tây và chanh để cung cấp đủ nước và vitamin C cho cơ thể.
 
Cần bổ sung nước và vitamin C
Bổ sung nước và vitamin C là một cách tốt chống lại chứng viêm mũi

Xông hơi, tắm hơi

Dùng một bát nước nóng, có thể cho thêm tinh dầu, trùm kín đầu bằng khăn và hít hơi nước bốc lên từ trong bát khoảng 10 phút. Phương pháp này khiến các mô tiết chất nhờn hoạt động tốt hơn, sau khi xông sẽ khiến đường thở thông thoáng, hơi thở nhẹ nhàng. Bạn nên thực hiện từ 2~4 lần/ tuần nếu thấy mũi bị khô.
Tắm hơi cũng là cách tốt để chữa bệnh khô mũi và mệt mỏi cơ bắp. Tắm hay xông hơi đều giúp bạn chữa nghẹt mũi hiệu quả, tuy nhiên bạn không nên lạm dụng, xông hơi quá nhiều khiến mao mạch giãn nở, lỗ chân lông to và dễ bị cảm gió nếu bạn không may quên mặc ấm vào ngày đổi gió.

Một số phương pháp khác

Ngoài các phương pháp nêu trên, bạn có thể duy trì một vài thói quen sinh hoạt để phòng chống chứng khô mũi. Bạn nên thường xuyên hít thở không khí trong lành, đi dạo vào buổi sớm mai tại khu vực nhiều cây xanh. Thường xuyên tắm bằng nước ấm và cho thêm vài lát gừng hoặc một chút tinh dầu. Bạn có thể làm sạch và thoáng không khí trong phòng ngủ bằng cách sử dụng tinh dầu khuếch đại như oải hương, bạc hà hoặc chanh.
Đối với những trường hợp bị viêm mũi nặng bạn nên thăm khám với bác sĩ chuyên khoa. Từ tình trạng cơ thể và cách điều trị hiện tại, bác sĩ có thể điều chỉnh hoặc thay đổi đơn thuốc để tránh ảnh hưởng của tác dụng phụ. Đối với triệu chứng Sjogren có thể cần điều trị bằng thuốc chống viêm không steroid hoặc một số loại thuốc ức chế miễn dịch.

Qua các thông tin đã chia sẻ, chắc bạn đã biết khô mũi là bệnh gì rồi phải không? Thực ra khô mũi chỉ là chứng bệnh, không quá nguy hiểm nhưng nó lại là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng. Bạn cần chú ý bảo vệ và duy trì độ ẩm của mũi ở tình trạng tốt nhất và điều trị kịp thời nếu có dấu hiệu. Hi vọng những thông tin trong bài viết của chúng tôi đã giúp bạn hiểu và nắm rõ được cách cải thiện tình trạng khô mũi của mình. Hãy thường xuyên cập nhật các thông tin về đời sống sức khỏe tại địa chỉ https://tapdoanytevietnhat.com/ để góp phần bảo vệ bản thân và gia đình mình nhé.
Thiết kế và phát triển website bởi Kenhdichvu.vn