Tin tức - Sự kiện

Chảy máu mũi nhiều lần do đâu? Cách xử lý như thế nào?

Bên cạnh các bệnh lý viêm nhiễm tai mũi họng, chảy máu mũi nhiều lần cũng là vấn đề thường hay gặp trên thực tế. Máu xuất hiện trong khoang mũi và chảy ra ngoài một cách đột ngột. Người bệnh không hề cảm nhận được các dấu hiệu của tình trạng này. Tuy nhiên máu sẽ tự ngưng chảy sau 5-10 phút. Vậy chảy máu mũi do đâu gây ra? Dấu hiệu này cảnh báo vấn đề gì về sức khỏe. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông tin này qua bài viết sau đây.
MỤC LỤC BÀI VIẾT

Chảy máu mũi là gì?

Chảy máu mũi hay còn gọi là chảy máu cam mũi là hiện tượng các mao mạch bên trong mũi bị tổn thương. Vị trí xuất hiện phổ biến ở phần trước của mũi, thông thường đổ máu cam chỉ xuất hiện ở một bên mũi (chảy máu mũi 1 bên). Có thể chảy máu mũi một bên trái hoặc chảy máu cam mũi phải.
 
Chảy máu mũi nhiều lần là gì?
Chảy máu mũi nhiều lần là gì?

Tình trạng này tương đối phổ biến nhưng không dẫn đến nguy hiểm nghiêm trọng cho cơ thể con người. Mỗi người thường bị ít nhất một lần trong đời người. Tuy nhiên nếu tình trạng tự chảy máu mũi xuất hiện ở các đối tượng gặp rối loạn đông máu sẽ rất nguy hiểm. Ngoài ra các tổn thương xuất hiện ở mạch máu phía sau mũi cũng đáng quan tâm vì khó điều trị hơn.
Đối tượng bị chảy máu cam thường xuyên có thể là người lớn hoặc trẻ nhỏ. Tuy nhiên nhiều thống kê cho thấy chảy máu mũi liên tục ở trẻ em có khả năng gấp đôi người lớn. Trẻ em thường gặp chảy máu mũi khi ngủ. Phụ nữ mang thai cũng là nhóm có nguy cơ cao mắc phải tình trạng này.

Phân loại tình trạng chảy máu mũi

Chảy máu mũi là vấn đề khá phổ biến ở con người. Các trường hợp có thể gặp bao gồm chảy máu cam mũi bên trái hoặc chảy máu cam bên phải. Chảy máu mũi 2 bên hay chảy máu cam ở 1 bên mũi. Tùy theo vị trí tổn thương gây xuất huyết, người ta phân chia chảy máu mũi nhiều lần thành 2 dạng chính sau đây:

Chảy máu mũi trước

Theo nhiều cuộc khảo sát cho thấy, hiện tượng chảy máu cam mũi trước chiếm đến 90%. Thông thường máu chảy ra do sự tổn thương các mao mạch tại vách ngăn cách giữa 2 bên cánh mũi. Lượng máu chảy ra có thể dễ dàng quan sát được nhưng khá ít. Bên cạnh đó cũng có thể tự ngưng sau một thời gian mà không cần sự can thiệp nào. Tuy nhiên nếu được xử lý và sơ cứu kịp thời sẽ giúp hiện tượng này nhanh chóng khỏi.
 
Chảy máu mũi trước thường gặp nhất
Chảy máu mũi trước thường gặp nhất

Đối tượng dễ gặp phải vấn đề này bao gồm người bị chảy máu mũi mùa hanh khô. Chảy máu cam vào mùa đông, thời tiết lạnh quá chảy máu mũi, chảy máu mũi sau khi ngủ dậy. Đối tượng thường sử dụng lò sưởi hoặc máy điều hòa thời gian dài. Hiện tượng chảy máu cam liên tục này là do lớp niêm mạc mũi bị khô, giảm độ đàn hồi. Từ đó dễ dàng xảy ra các tổn thương gây xuất huyết.

Chảy máu mũi sau

10% còn lại là trường hợp chảy máu cam mũi sau. Hiện tượng này có thể xuất hiện thưa thớt hoặc chảy máu cam liên tục nhiều ngày. Khi gặp phải tình trạng này, máu sẽ chảy với số lượng nhiều hơn và khó điều trị hơn. Máu có thể chảy vào bên trong cổ họng gây khó chịu cho con người. Nhiều trường hợp chảy máu cam không dừng hoặc chảy máu cam không cầm được bằng các cách sơ cứu thông thường tại nhà. Nếu chảy máu mũi không ngừng không được phát hiện sớm có thể dẫn đến tình trạng nguy kịch trên bệnh nhân.
Chảy máu mũi nhiều lần trong ngày ở mũi sau thường gặp ở các đối tượng người cao tuổi. Nhóm đối tượng này thường mắc các bệnh lý mãn tính như huyết áp cao, rối loạn đông máu, xơ vữa mạch. Do đó nếu không phát hiện sớm rất nguy hiểm. Ngoài ra, tình trạng này còn gặp ở người bị chấn thương vùng đầu mặt cổ do tai nạn, lao động…

Nguyên nhân chảy máu mũi nhiều lần do đâu?

Tại sao chảy máu cam là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Nắm được lý do tại sao chảy máu mũi sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc phòng ngừa và xử lý chảy máu mũi. Ngoài ra các câu hỏi tại sao chảy máu cam liên tục, tại sao chảy máu mũi nhiều cũng cần được lưu ý. Phần sau đây sẽ giải thích rõ chảy máu mũi vì sao lại xảy ra?

Nhóm nguyên nhân tại chỗ

Chảy máu cam vì sao xảy ra được giải thích từ các nguyên nhân tại chỗ. Đây cũng là tác nhân chính gây ra tổn thương tại mao mạch mũi. Một số yếu tố phổ biến thường được nhắc đến bao gồm:
 
Chấn thương mũi gây chảy máu cam
Chấn thương mũi gây chảy máu cam
  • Chấn thương: Các tổn thương nhẹ như ngoáy mũi nhiều, mạnh hoặc do tai nạn, bị đánh, đối tượng sau phẫu thuật. Trường hợp này, hệ thống mạch máu trong mũi trực tiếp bị tác động gây tổn thương và xuất huyết.
  • Các bệnh lý tại vùng mũi như viêm mũi cấp hoặc mãn tính.
  • Mắc dị vật ở mũi.
  • Các khối u lành tính cũng là lý do chảy máu cam tại sao lại xảy ra: u xơ vòm mũi họng, u máu vách ngăn mũi…
  • U ác tính như: ung thư vòm, ung thư sàng hàm…

Nhóm nguyên nhân toàn thân

Ngoài các yếu tố trực tiếp gây xuất huyết tại mũi, các tác nhân toàn thân cũng âm thầm gây ra tình trạng chảy máu cam. Sau đây là các nguyên nhân thường hay gặp trên lâm sàng. Cụ thể như:
  • Người có tiền sử cao huyết áp. Tình trạng huyết áp cao lâu ngày không được kiểm soát chính là nguyên nhân dẫn đến các tổn thương mao mạch. Trong đó mạch máu tại mũi chịu tổn thương khá phổ biến và dễ nhận biết.
  • Người bị nhiễm siêu vi như cúm, sởi, thương hàn, nhiễm ký sinh trùng sốt rét…
  • Một số đối tượng mắc các bệnh lý về máu như: suy tủy, suy gan, leucemie, Hemophilia…
  • Người đang điều trị bệnh với các nhóm thuốc chống đông máu, aspirin, Clopidogrel…
  • Người mắc bệnh lý mạch máu: Rendu – Osler.

Nhóm nguyên nhân khác

Ngoài các nguyên nhân phổ biến vừa kể trên, người bị chảy máu mũi cũng có thể xuất phát từ các nguyên nhân khách quan bên ngoài như:
  • Thay đổi thời tiết dẫn đến chảy máu mũi vào mùa đông chảy máu mũi mùa hè. Khi đó chảy máu mũi mùa lạnh hay chảy máu cam mùa đông được giải thích là do sự co giãn mạch máu dẫn đến dễ tổn thương và xuất huyết.
Chú ý khi sử dụng thuốc xịt mũi
Chú ý khi sử dụng thuốc xịt mũi
  • Người lạm dụng các thuốc xịt hóa học như: chảy máu mũi ban đêm do sử dụng thuốc xịt hen suyễn, thuốc xịt chống dị ứng.
  • Một số trường hợp chảy máu mũi không rõ nguyên nhân.

Chảy máu cam nhiều là dấu hiệu của bệnh gì?

Chảy máu cam liên quan đến bệnh gì là thắc mắc của không ít người. Tình trạng đột ngột chảy máu cam liên tục có thể khiến nhiều người lo lắng. Do đó bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc chảy máu mũi bất thường là bệnh gì?

Bệnh lý về máu

Chảy máu mũi nhiều là dấu hiệu của bệnh gì? Đó có thể là lời cảnh báo các bệnh lý về máu. Phổ biến nhất bao gồm: rối loạn đông máu, thay đổi số lượng tiểu cầu. Bên cạnh đó tác dụng phụ của một số nhóm thuốc lên tình trạng máu huyết cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng này.
 
Bệnh lý về máu là nguyên nhân gây chảy máu mũi
Bệnh lý về máu cũng là nguyên nhân gây chảy máu mũi

Người mắc các bệnh lý về giảm kết tập tiểu cầu hoặc chức năng đông máu cũng có thể bị chảy máu cam. Tiêu biểu như: thiếu vitamin C, chứng giảm mao mạch tính di truyền, ban xuất huyết do thuốc, nhiễm khuẩn, thiếu hụt vitamin K…
Chảy máu cam thường xuyên là bị gì đã được giải thích bởi các bệnh lý về máu. Bên cạnh đó các thuốc được sử dụng trong điều trị các bệnh về máu cũng là yếu tố gây xuất huyết. Do đó người mắc bệnh nên tuân thủ phác đồ điều trị, không được tự ý sử dụng thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ.

U xơ lành tính

Chảy máu mũi thường xuyên là bệnh gì? Nếu bệnh nhân gặp phải hiện tượng chảy máu cam kèm theo da dẻ xanh xao, thể trạng kém có thể là lời cảnh báo về khối u lành tính. Người bệnh bị chảy máu cam mũi trái/ phải hoặc cả hai bên thường xuyên nên đi kiểm tra. Ngoài thăm khám lâm sàng, nội soi có thể phát hiện khối u ở mũi. Nếu kịp thời điều trị, vấn đề này sẽ nhanh chóng được giải quyết và không gây nguy hiểm cho người bệnh.
Tuy nhiên nếu chảy máu mũi chóng mặt không được thăm khám sớm có thể khiến khối u phát triển to hơn. Từ đó gây chèn ép các mao mạch dẫn đến máu xuất huyết thường xuyên và khó kiểm soát hơn. Các biến chứng thường hay gặp bao gồm: nhìn mờ, lé hoặc thiếu máu mãn tính.

U xơ ác tính

Chảy máu cam là biểu hiện của bệnh gì? Đó có thể là dấu hiệu của các khối u ác tính. Đây là triệu chứng sớm nhưng thường bị người bệnh bỏ qua, không thăm khám ngay. Chảy máu cam bị làm sao? Dấu hiệu này cho thấy các viêm nhiễm, lở loét bên trong khoang mũi do tác động từ khối u.
 
Khối u ác tính xuất hiện tại mũi
Khối u ác tính có dấu hiệu xuất hiện tại mũi

Chảy máu cam nhiều có nguy hiểm không? Trường hợp này nếu không phát hiện kịp thời sẽ dẫn đến nhiều nguy hiểm cho tính mạng con người. Khi khối u phát triển mạnh lên sẽ dẫn đến chảy máu nhiều hơn. Dẫn đến thiếu máu mãn tính và tổn thương nhiều cơ quan lân cận.

Bệnh lý về tim mạch

Chảy máu mũi là bị bệnh gì? Nhiều nghiên cứu cho thấy đó là dấu hiệu của bệnh tim mạch, bao gồm: cao huyết áp, xơ vữa mạch máu… Người bệnh có thể gặp chảy máu mũi vào ban đêm, chảy máu mũi trong khi ngủ hoặc chảy máu mũi khi ngủ dậy. Đối tượng hay mắc phải là người không được kiểm soát tốt huyết áp, người mắc đái tháo đường, thừa cân, béo phì…
Chảy máu cam ở người lớn có nguy hiểm không? Câu trả lời là có. Do đó các đối tượng có tiền sử về các bệnh lý mãn tính này nên chú ý bảo vệ sức khỏe. Đồng thời thường xuyên thăm khám để kiểm soát chặt chẽ bệnh. Có như vậy mới ngăn chặn được nguy cơ chảy máu mũi.

Sốt truyền nhiễm cấp tính

Chảy máu mũi có nguy hiểm ko? Đây có thể là dấu hiệu của bệnh truyền nhiễm. Một số bệnh lý truyền nhiễm cũng là nguyên nhân gây chảy máu mũi. Tiêu biểu như: thương hàn, sốt tinh hồng nhiệt, sốt virus, sốt xuất huyết, sởi, sốt rét… Các bệnh lý này khiến mao mạch mũi bị tổn thương và xuất huyết dẫn đến áp xe và gây chảy máu cam kéo dài. Vị trí cũng như mức độ bệnh sẽ quyết định lượng máu chảy ra tại mũi.
 
Chảy máu mũi do sốt truyền nhiễm
Chảy máu mũi do sốt truyền nhiễm

Bệnh viêm nhiễm khác

Chảy máu mũi 1 bên phải là bệnh gì? Viêm mũi, viêm xoang cũng là nguyên nhân phổ biến gây ra vấn đề chảy máu cam. Lượng máu chảy ra thường ít hơn các bệnh lý khác. Tình trạng xuất huyết có thể xuất hiện không liên tục tùy theo mức độ bệnh. Thông thường sau khi các bệnh lý này được chữa trị, chảy máu mũi cũng không còn nữa.

Vẹo vách ngăn mũi

Chảy máu cam thường xuyên có sao không? Đó có thể là trường hợp vẹo vách ngăn mũi - nguyên nhân dị tật gây ra tình trạng chảy máu mũi. Khi khí lưu thông trong khoang mũi dẫn đến khô niêm mạc và dễ tổn thương các mao mạch gây chảy máu. Cách xử lý chảy máu cam trong trường hợp này cần sự can thiệp của chuyên gia.

Làm gì khi bị chảy máu cam? – Cách xử lý chảy máu mũi

Chảy máu cam và cách xử trí như thế nào là điều mỗi người cần nên nắm rõ. Bởi vì mỗi người chúng ta thường gặp phải tình trạng này ít nhất một lần trong đời. Xử lý chảy máu cam tại nhà sẽ có nhiều phương pháp khác nhau tùy theo mức độ chảy máu, tần suất chảy máu.

Người bị chảy máu cam phải làm gì?

Chảy máu cam nên ngồi hay nằm? Đầu tiên người bệnh cần ngồi trên ghế, phần đầu hơi cúi về phía trước. Đồng thời thực hiện các thao tác hạn chế nguy cơ chảy máu mũi. Trong đó có dùng tay bóp 2 cánh mũi và giữ yên trong vòng 5-10 phút. Đặt cục gòn vào bên trong khoan mũi, đồng thời thở bằng miệng. Chú ý không nên ngả về phía sau có thể khiến máu chảy xuống họng gây ảnh hưởng đến hô hấp. Nếu có thể, người bệnh nên khạc nhổ máu trong cổ họng.
Tư thế xử trí chảy máu cam đúng
Tư thế xử trí chảy máu cam đúng

Khi nào nên đưa bệnh nhân đến gặp bác sĩ?

Chảy máu mũi cách xử lý tại nhà không hiệu quả phải nhanh chóng đưa bệnh nhân đến gặp bác sĩ. Các dấu hiệu dưới đây cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế:
  • Cơ thể bệnh nhân xuất hiện nhiều vết bầm tím.
  • Chảy máu cam kèm theo xuất huyết trong phân, nước tiểu.
  • Tình trạng chảy máu mũi kéo dài, kèm theo khó thở, nhịp nhanh.
  • Người nôn ói, sốt cao, choáng váng mặt mày.
  • Bệnh nhân chảy máu cam kèm theo tiền sử mắc các bệnh lý rối loạn đông máu khác…
Khi đó xử lý chảy máu cam như thế nào? Các bác sĩ chuyên khoa sẽ dựa trên tình trạng bệnh để quyết định chảy máu cam làm sao cho hết. Sau đây là các phương pháp cơ bản được xử lý khi đưa bệnh nhân vào viện:
  • Đặt gòn kết hợp với thuốc co mạch.
  • Đốt điểm mạch bằng nitrat bạc, đồng điện.
  • Phẫu thuật thắt mạch máu.
  • Làm tắt mạch máu.
  • Điều trị theo nguyên nhân bệnh lý: sử dụng thuốc hạ áp, bổ sung các yếu tố đông máu, cân bằng điện giải, truyền máu toàn thân hoặc từng phần.
Các phương pháp hỗ trợ bệnh nhân kể trên cần được sự chỉ định và thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa. Bệnh nhân nên đến trực tiếp cơ sở y tế, những nơi có đội ngũ bác sỹ có chuyên môn, cùng các thiết bị thăm khám như máy nội soi tai mũi họng để được thăm khám và lựa chọn phương pháp phù hợp nhất. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc khi không có sự khuyến cáo của bác sĩ chuyên khoa.

Bị chảy máu cam nên ăn gì? – Lưu ý phòng tránh chảy máu mũi

Chảy máu mũi ăn gì? Chảy máu cam không nên ăn gì? Là điều bạn cần tìm hiểu. Nhưng trước hết bạn cần biết chảy máu cam thiếu chất gì? Các thông tin này sẽ giúp bạn cân nhắc chảy máu cam nên bổ sung gì?

Chảy máu mũi là thiếu chất gì?

Chảy máu mũi có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Khi mắc phải tình trạng này, cơ thể thường bị thiếu một số chất dinh dưỡng cần thiết. Từ đó khiến mao mạch mũi dễ vỡ, tổn thương và xuất huyết.
 
Chảy máu mũi do thiếu chất gì?
Chảy máu mũi do thiếu chất gì?

Nhiều nghiên cứu cho thấy, người chảy máu mũi thường có cơ địa thiếu các chất sau đây: thiếu vitamin C chảy máu cam, vitamin K, chất sắt và kali. Các nguyên tố này đóng vai trò quan trọng trong việc lưu thông, cung cấp máu và nuôi dưỡng sự dẻo dai, bền bỉ của thành mạch. Do đó nếu thiếu các chất này rất dễ gây chảy máu mũi.

Chảy máu cam cần bổ sung gì?

Chế độ dinh dưỡng cho người chảy máu cam vô cùng quan trọng. Do đó khi gặp phải tình trạng này cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất để hạn chế nguy cơ chảy máu tái phát. Vậy chảy máu cam ăn gì cho tốt?
  • Người bệnh nên bổ sung thực phẩm giàu chất sắt nên chảy máu cam thì ăn gì? Thịt đỏ, ngũ cốc nguyên hạt, nội tạng…
  • Chảy máu cam nhiều nên ăn gì? Nên bổ sung nhiều thực phẩm giàu kali như: chuối, cà chua, bơ, trái cây…
  • Chảy máu cam ăn gì? Chú ý khẩu phần ăn giàu Kali như súp lơ, cải bó xôi, húng quế…
  • Chảy máu cam uống vitamin C. Chảy máu cam ăn gì tốt? Bổ sung thêm các thực phẩm giàu C như cam, quýt, bưởi… Chảy máu cam nên uống gì? Sử dụng các loại nước ép giàu vitC như dâu tây, ổi, việt quất…

Phòng tránh chảy máu mũi

Những thông tin vừa rồi cung cấp cho đọc giả kiến thức về chảy máu cam cho uống gì, chảy máu cam ăn gì cho mát. Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần lưu ý một số vấn đề sau để phòng tránh nguy cơ chảy máu cam. Trong đó có:
 
Phòng tránh chảy máu mũi
Bác sĩ hướng dẫn phòng tránh chảy máu mũi nhiều lần
  • Không nên ngoáy mũi quá nhiều và mạnh
  • Chú ý độ ẩm bên trong khoan mũi khi thay đổi thời tiết hoặc sử dụng điều hòa.
  • Rửa mũi bằng nước muối sinh lý thường xuyên
  • Chú ý theo dõi các bệnh lý mãn tính
Chảy máu mũi nhiều lần là hiện tượng khá phổ biến ở con người. Tình trạng này không quá nguy hiểm nhưng cũng cần được quan tâm và sơ cứu kịp thời. Mỗi người nên chủ động bảo vệ sức khỏe khoan mũi theo hướng dẫn trên để hạn chế nguy cơ chảy máu cam. Mong rằng bài viết này của Việt Nhật đã cung cấp những kiến thức hữu ích cho người đọc.
Thiết kế và phát triển website bởi Kenhdichvu.vn