Mang thai và sinh con là một quá trình dài với nhiều thay đổi về thể chất cũng như tâm sinh lý của người phụ nữ, do đó trong thời điểm này chị em có tinh thần khá nhạy cảm với nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau, có không ít trường hợp dẫn đến trầm cảm mà không hề hay biết. Đây là vấn đề tâm lý đặc biệt quan trọng gây ra nhiều tác động lên sức khỏe và đời sống, do đó cần phải được phát hiện sớm để kịp thời điều trị. Vậy các dấu hiệu trầm cảm sau sinh là gì? Những nguyên nhân nào dẫn đến bệnh lý này để chủ động phòng tránh? Tất cả những thông tin này được chia sẻ qua bài viết sau đây.
>>
Bí quyết giảm cân sau sinh mổ mà vẫn nhiều sữa cho mẹ bầu
MỤC LỤC BÀI VIẾT
Trầm cảm sau sinh là gì?
Trầm cảm sau sinh là một vấn đề tâm lý với các biểu hiện rối loạn cảm xúc, trong đó người mắc bệnh thường có những suy nghĩ tiêu cực dẫn đến chán nản, mệt mỏi, buồn bã và luôn lo lắng với nhiều vấn đề trong cuộc sống hiện tại nhưng không muốn hoặc không thể chia sẻ cùng ai. Bệnh lý này có nhiều mức độ khác nhau từ nhẹ, trung bình đến nặng, có trường hợp tự khỏi nhưng cũng có trường hợp nặng dần lên và cần có sự can thiệp qua các liệu pháp điều trị mới dần hồi phục.
Trầm cảm sau sinh là gì?
Theo các chuyên gia tâm lý, việc rối loạn cảm xúc ở những phụ nữ trầm cảm bắt nguồn từ hiện tượng thay đổi nội tiết tố trong cơ thể sau khi sinh con, sự biến đổi nồng độ các hormon đã dẫn đến cảm xúc buồn chán, tiêu cực. Ngoài ra, sau khi sinh cơ thể người phụ nữ còn có sự thay đổi cả về thể tích máu, hệ miễn dịch, huyết áp và chuyển hóa đã ảnh hưởng đến tâm lý gây ra những rối loạn cảm xúc. Do đó gia đình và người thân nên quan tâm nhiều hơn đến chị em phụ nữ sau khi sinh em bé để kịp thời phát hiện các bất ổn về tâm lý và giúp đỡ họ vượt qua căn bệnh nguy hiểm này.
Theo thống kê trên Thế giới, tỷ lệ trầm cảm sau sinh chiếm khoảng 10-20%, con số này ở Việt Nam có thể lên đến 33%. Theo thống kê từ bệnh viện Từ Dũ, tỷ lệ phụ nữ bị trầm cảm chiếm 5.1% số phụ nữ sinh đẻ tại đơn vị này, điều đó cho thấy căn bệnh này ngày càng trở nên phổ biến hơn với nhiều tác động tiêu cực đã diễn ra trên thực tế, chính vì thế ngoài việc chăm sóc sức khỏe sau sinh, gia đình và hơn hết là các mẹ bầu cần nắm rõ các thông tin về căn bệnh này để có thể chủ động hơn trong phòng ngừa và bảo vệ sức khỏe.
Nguy cơ trầm cảm sau sinh ở nữ giới chiếm 10%-20%
Trầm cảm sau sinh có nguy hiểm không?
Trước khi biết được các dấu hiệu trầm cảm sau sinh, chị em cần nắm rõ mức độ nguy hiểm của bệnh lý này. Theo các chuyên gia y tế, trầm cảm ở thể nhẹ nếu được phát hiện sớm và có sự can thiệp, hỗ trợ từ phía người chồng cùng gia đình sẽ nhanh chóng khỏi mà không cần điều trị, bệnh thường khởi phát trong 2 tuần và kết thúc sẽ không gây quá nhiều nguy hiểm cho sức khỏe cũng như tâm sinh lý của chị em.
Bác sĩ tư vấn mức độ nguy hiểm trầm cảm sau sinh cho chị em
Tuy nhiên cũng có không ít trường hợp kéo dài hơn với các diễn biến tâm lý phức tạp, xu hướng suy nghĩ lệch lạc có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Trong đó đã ghi nhận nhiều trường hợp tự hành hạ bản thân và con trẻ, nặng hơn còn có ý định giết con và tự sát, do đó trầm cảm sau sinh là một vấn đề rất nghiêm trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng con người, chính vì thế không thể xem nhẹ, tác động và sự quan tâm, thấu hiểu từ người xung quanh là điều hết sức cần thiết, hãy chú ý hơn đến người phụ nữ sau sinh để không gây ra các hậu quả đáng tiếc.
VIDEO
Bác sĩ tư vấn cách nào phòng tránh trầm cảm sau sinh
Trầm cảm sau sinh ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe và cuộc sống?
Hiện nay, tỷ lệ trầm cảm sau sinh ở phụ nữ ngày càng tăng và đã ghi nhận nhiều tác động tiêu cực lên sức khỏe, cuộc sống của gia đình họ, do đó tất cả mọi người không nên chủ quan về vấn đề này. Thực tế cho thấy, khi phụ nữ gặp tình trạng này thường dẫn đến các rối loạn về thể chất và tinh thần như suy dinh dưỡng, sụt cân, suy nhược thần kinh, có suy nghĩ và hành vi nguy hiểm gây hại đến cơ thể bản thân.
Cơ thể suy nhược, mệt mỏi xuất hiện ở người phụ nữ trầm cảm sau sinh
Chị em rơi vào trầm cảm sẽ không có đủ lý trí và năng lực chăm sóc gia đình cũng như chăm sóc trẻ sơ sinh, dẫn đến gia đình không được vui vẻ, không những thế diễn biến tâm lý của người phụ nữ trầm cảm sau sinh rất khó đoán thường dẫn đến các bất hòa, xung đột trong gia đình. Một số trường hợp có cảm giác không an toàn, thường có suy nghĩ trả thù hoặc đối phó với chính những người thân yêu trong gia đình của họ, không chỉ dừng lại ở đó, trầm cảm còn khiến chị em sau khi sinh con luôn ám ảnh với tiếng khóc của trẻ và tự tìm cách tiêu diệt, làm hại đến đứa bé. Chính vì thế đây là căn bệnh rất nguy hiểm, hơn hết gia đình có người thân vừa mới sinh em bé nên chủ động tìm hiểu về bệnh lý này để chủ động phòng ngừa càng sớm càng tốt.
Chị em thiếu năng lực chăm sóc con khi bị trầm cảm
Các dấu hiệu trầm cảm sau sinh
Trầm cảm sau sinh thường khởi phát trong những tuần đầu sau khi em bé chào đời với biểu hiện rất đa dạng, mỗi trường hợp sẽ ghi nhận các dấu hiệu trầm cảm sau sinh khác nhau với nhiều mức độ không giống nhau:
Suy nhược cơ thể: Tâm lý tuyệt vọng, suy nghĩ tiêu cực và lo lắng về một vấn đề nào đó đã khiến cho chị em sau khi sinh con có tâm lý bị đè nặng dẫn đến suy nhược cơ thể, cảm giác chán ăn, buồn bã mà không hiểu lý do vì sao đã khiến cho họ bị sụt giảm thể trạng nhanh chóng với các dấu hiệu gầy gò, xanh xao hơn.
Lo lắng, đau nhức cơ thể không rõ nguyên nhân: lo lắng là dấu hiệu trầm cảm sau sinh thường thấy nhất, điều này cũng dễ hiểu vì sau sinh cuộc sống bị đảo lộn với nhiều mối bận tâm về cách chăm sóc con cái, kinh tế,… Ngoài ra, nhiều trường hợp còn ghi nhận các cơn đau thể xác như đau lưng, đau ngực, đau bụng không rõ nguyên nhân.
Hoảng hốt: sau khi sinh người phụ nữ thường khá nhạy cảm với sự việc xảy ra trong cuộc sống thường ngày, đôi khi vấn đề nhỏ cũng khiến họ cảm thấy hốt hoảng, khó giữ được bình tĩnh, do đó tốt nhất không nên để chị em sau sinh gặp phải các tình huống này.
Căng thẳng: là điều nhiều chị em sau khi sinh con mắc phải, các áp lực từ việc làm mẹ, làm vợ sẽ khiến họ cảm thấy không thoải mái, song song với đó là sự thay đổi về nội tiết làm gia tăng trạng thái căng thẳng, hoang mang lo lắng.
Ám ảnh: nhiều trường hợp được ghi nhận có cảm giác ám ảnh với một người, một sự việc, một hành động nào đó mà không rõ nguyên nhân, kèm theo đó người bị trầm cảm còn có cảm giác tội lỗi tột độ dẫn đến các hành động tự làm hại bản thân, trong những trường hợp này cần đưa bệnh nhân đến gặp bác sĩ để kịp thời chữa trị.
Mất tập trung: dấu hiệu bệnh này này của phụ nữ thường bị bỏ qua, chị em sẽ rất khó tập trung vào một vấn đề nào đó và có cảm giác trí nhớ kém hơn trước, từ đó sắp xếp cuộc sống bị đảo lộn khiến họ cảm giác bản thân thật tồi tệ.
Khó ngủ: chị em sau sinh bị trầm cảm thường gặp tình trạng khó ngủ hoặc thường xuyên tỉnh giấc nửa đêm, ngoài ra cũng có trường hợp thấy ác mộng dẫn đến khó ngủ lại, điều này không chỉ khiến tinh thần trở nên tồi tệ hơn mà sức khỏe cũng bị ảnh hưởng trầm trọng.
Bị trầm cảm sau sinh với dấu hiệu khó ngủ
Gặp các vấn đề về tình dục: trầm cảm sau sinh còn được biểu hiện bởi các tự ti về thân hình dẫn đến giảm ham muốn tình dục, vấn đề này sẽ được giải quyết sau khi chị em chữa khỏi trầm cảm.
Thay đổi khẩu vị ăn uống: chị em thay đổi khẩu vị cũng là điều dễ hiểu khi cơ thể sau sinh có quá nhiều biến đổi, tuy nhiên dấu hiệu này đi kèm với việc ăn quá nhiều hoặc chán ăn thì cần được chú ý vì có thể là dấu hiệu của trầm cảm sau sinh.
Trầm cảm sau sinh khiến chị em thay đổi khẩu vị ăn uống
Phản ứng chậm chạp: việc mất tập trung với mọi thứ xung quanh ở người trầm cảm khiến họ có phản ứng chậm chạp, tình trạng này sẽ dần được cải thiện khi cơn trầm cảm được kiểm soát.
Ngoài các dấu hiệu kinh điển nêu trên, chị em trầm cảm sau sinh còn gặp nhiều triệu chứng khác nhau tùy theo mức độ bệnh như: mệt mỏi, cảm thấy bản thân vô dụng, đầy tội lỗi, thiếu sinh lực, thường nghĩ đến cái chết, tâm trạng buồn bã, ngủ nhiều hoặc mất ngủ… Biểu hiện của trầm cảm sau sinh rất đa dạng, do đó gia đình và người chồng cần quan tâm nhiều hơn đến người phụ nữ sau khi sinh em bé để kịp thời phát hiện bệnh và điều trị sớm.
Nguyên nhân dẫn đến trầm cảm sau sinh
Ngoài quan tâm đến các dấu hiệu trầm cảm sau sinh, nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này cũng là điều mà mọi người nên tìm hiểu. Theo các chuyên gia tâm lý, trầm cảm ở phụ nữ sau khi sinh có thể xuất phát từ các yếu tố bên trong lẫn bên ngoài cơ thể như:
Sự thay đổi về nội tiết tố: sau khi sinh, cơ thể người phụ nữ bị giảm sút nồng độ các hormon sinh dục như Estrogen, Progesteron, ngoài ra các hormon tiết ra từ tuyến giáp cũng bị suy giảm dẫn đến có cảm giác mệt mỏi, suy nhược.
Sau khi sinh phụ nữ có sự thay đổi về nội tiết tố, máu huyết dẫn đến nguy cơ trầm cảm
Sự thay đổi về thể tích máu, huyết áp, hệ miễn dịch và chuyển hóa cũng gây ra các thay đổi về thể chất và tâm lý bên ngoài.
Các vấn đề trong cuộc sống: sự hiện diện của thành viên mới sẽ khiến cuộc sống trong gia đình bị đảo lộn, trong đó các mâu thuẫn thường thấy liên quan đến vấn đề chăm sóc con cái, vấn đề tài chính,… Những áp lực này không có người quan tâm, san sẻ dễ dẫn đến bệnh lý trầm cảm sau sinh.
Các bất đồng trong cuộc sống khiến tâm lý phụ nữ sau sinh bị ảnh hưởng
Khó khăn và áp lực trong việc nuôi dưỡng bé, tâm lý vô dụng, không kiểm soát được suy nghĩ và hành động có thể xảy ra.
Yếu tố di truyền: nhiều nghiên cứu còn cho thấy, trầm cảm sau sinh cũng xảy ra do di truyền từ mẹ ruột.
Nguyên nhân dẫn đến trầm cảm ở mỗi người sẽ khác nhau, ngoài ra còn tùy thuộc vào thể trạng của từng người cũng như cuộc sống, sự quan tâm, chăm sóc từ các thành viên trong gia đình, do đó cách phòng tránh căn bệnh này hiệu quả nhất chính là tạo niềm vui, sự sẻ chia với mẹ bỉm sữa sau khi sinh.
Những đối tượng dễ mắc trầm cảm sau sinh
Bệnh trầm cảm sau sinh là một trong những vấn đề về tâm lý có thể xuất hiện ở bất cứ người phụ nữ nào, chính cuộc sống hiện tại của họ là nguồn gốc khởi phát các vấn đề về tinh thần sau khi sinh em bé. Những đối tượng được liệt kê sau đây là nhóm có nguy cơ cao dễ bị trầm cảm sau sinh:
Người từng có tiền sử bị trầm cảm trước hoặc trong quá trình mang thai: các di tích từ bệnh lý trầm cảm có thể khởi phát khi có quá nhiều thay đổi về cuộc sống và thể chất sau khi sinh.
Tiền sử trầm cảm rất dễ khiến phụ nữ sau sinh bị rối loạn tâm lý
Tiền sử có người thân trong gia đình bị trầm cảm hoặc mắc các bệnh lý liên quan đến tâm thần: trầm cảm cũng như các bệnh lý về thần kinh không có nguy cơ lây từ người này sang người khác, tuy nhiên đây là yếu tố tác động đến việc trầm cảm sau sinh, chị em phụ nữ tiếp xúc nhiều với nhóm người này dễ có xu hướng suy nghĩ tiêu cực, rối loạn cảm xúc.
Người thường suy nghĩ hoặc có áp lực trong cuộc sống đè nặng như có người thân mất, mất tài sản, danh dự, bệnh tật…
Trầm cảm sau sinh thường gặp ở người chịu áp lực trong cuộc sống
Em bé sau khi sinh có những vấn đề về sức khỏe như: bệnh tật, chậm phát triển, gầy yếu, hay quấy khóc… đối với những người phụ nữ có con đầu lòng thì đây là áp lực to lớn đối với họ, sau sinh tâm lý bất ổn liên quan đến vấn đề con cái là nguyên nhân khá phổ biến.
Khó khăn về kinh tế cũng dẫn đến các mâu thuẫn trong gia đình khiến chị em buồn phiền, rơi vào trầm cảm lúc nào không hay.
Ít được quan tâm, chăm sóc từ chồng, người thân, không được thấu hiểu, chia sẻ về vấn đề mọi mặt trong cuộc sống: đây là nhóm có nguy cơ rất cao dẫn đến trầm cảm sau khi sinh.
Vấn đề về sức khỏe như sữa ít, thiếu sữa cho bé: phụ nữ sau khi sinh con luôn muốn đem đến những điều tốt đẹp nhất cho sự phát triển toàn diện của bé, do đó tình trạng sữa ít không đủ cung cấp cho bé sẽ tạo áp lực nặng nề cho chị em, đồng thời tạo tâm lý mặc cảm, tự ti.
Gặp trầm cảm do các vấn đề về tiết sữa ở mẹ
Hậu quả của trầm cảm sau sinh - Tuyệt đối không thể coi thường
Trầm cảm sau sinh là vấn đề tâm lý quan trọng với nhiều ảnh hưởng đến mẹ và bé, nếu không được phát hiện kịp thời, bệnh lý này có thể gây ra một số hậu quả nghiêm trọng sau đây:
Đối với bản thân mẹ
Khi trầm cảm xảy ra chính bản thân chị em phụ nữ sau khi sinh là người chịu ảnh hưởng nhiều nhất, các rối loạn về tâm lý không chỉ biểu hiện ra bên ngoài mà còn là mối nguy hại đến nhiều hoạt động trong cơ thể:
Trầm cảm gây ra nhiều tác động trên tim mạch với nguy cơ nhồi máu cơ tim, suy tim cao hơn những người phụ nữ bình thường, đã có rất nhiều nghiên cứu cho thấy mối quan hệ giữa bệnh trầm cảm với các bệnh lý tim mạch, chị em sau sinh gặp bất ổn tâm lý sẽ có nguy cơ tử vong cao do bệnh tim mạch gây ra.
Tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim ở phụ nữ trầm cảm sau sinh
Stress, căng thẳng kéo dài khiến cho sự phóng thích và tổn tại của hormon ACTH, cortisol dẫn đến sự suy giảm miễn dịch, do đó người phụ nữ trầm cảm sau sinh dễ mắc bệnh hơn.
Với các suy nghĩ tiêu cực luôn hiện diện trong đầu là yếu tố thúc đẩy ý định tự tử ở chị em sau khi sinh, nếu không được phát hiện sớm có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Các nhóm đối tượng sau đây có nguy cơ cao tự tử do trầm cảm sau sinh: người nghiện rượu bia, từng có ý định tự tử, rối loạn tâm thần trước đó, bạo lực gia đình, gặp các sang chấn về tâm lý trước đây…
Nhiều người có ý định tự tử do trầm cảm sau sinh
Suy nghĩ lẫn lộn, cảm xúc thất thường, xuất hiện ảo giác, nhiều ý nghĩ hoang tưởng… là các biểu hiện rối loạn tâm thần thường thấy ở phụ nữ sau khi sinh bị trầm cảm.
Trầm cảm cũng dẫn đến suy nghĩ sát hạt con, trong đó phổ biến nhất là xuất hiện ở người mang thai ngoài ý muốn, người sử dụng chất kích thích, gây nghiện hoặc có hận thù với bố đứa bé… Tỷ lệ có ý định sát hại con lên đến 16-29%, đây là một con số không hề nhỏ cho thấy mức độ nguy hiểm khi chị em bị trầm cảm.
Đối với em bé
Người phụ nữ bị trầm cảm sau sinh không chỉ chịu các tác động lên tinh thần, sức khỏe và tâm lý, ngoài ra căn bệnh này còn là mối đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của em bé:
Gặp các vấn đề về hành vi
Dưới sự chăm sóc của người mẹ trầm cảm, đứa trẻ thường có dấu hiệu rối loạn về hành vi, trong đó dễ thấy nhất là rối loạn giấc ngủ, hay bị kích động… Nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho sự phát triển sau này của bé.
Rối loạn giấc ngủ ở trẻ khi mẹ bị trầm cảm
Trẻ em có mẹ bị trầm cảm sau sinh còn nhiều tác động khi lớn lên, những đứa trẻ này khá rụt rè, khó khăn trong việc học tập hoặc tiếp xúc với người khác, trong các mối quan hệ với mọi người luôn thu mình, cảm giác bản thân kém cỏi hơn người khác.
Trẻ bị mẹ trầm cảm sau sinh chăm sóc cũng chịu ảnh hưởng về mặt tâm lý với các rối loạn xúc cảm như: tự ti, lo âu, sợ hãi… Các dấu hiệu này sẽ biểu hiện ngày càng rõ rệt hơn khi bé lớn lên, ngoài ra tình trạng thụ động này có thể gia tăng nguy cơ tự kỷ ở trẻ.
Chậm phát triển về nhận thức
Nhiều trường hợp ghi nhận trẻ bị chậm phát triển về nhận thức, nguy cơ chậm đi, chậm nói hơn những bạn đồng trang lứa, khi đi học trẻ cũng gặp nhiều khó khăn trong tiếp thu kiến thức và sự chỉ dẫn của giáo viên.
Biến chứng chậm phát triển trí tuệ khi trẻ lớn hơn
Đối với người chồng
Trầm cảm sau sinh không chỉ gây ra nhiều tác động cho mẹ và bé, ngoài ra còn gây ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình, từ đó dẫn đến nhiều hậu quả cho sức khỏe và tinh thần của người chồng như:
Không chỉ ghi nhận nguy cơ trầm cảm sau sinh ở phụ nữ, người đàn ông của họ cũng có nguy cơ mắc trầm cảm khi tiếp xúc và sống với người phụ nữ có các rối loạn tâm lý, biểu hiện ở nam giới thường không rõ rệt với xu hướng khép kín, họ thường dễ cáu gắt, gây sự, buồn bã và muốn khóc.. Những trường hợp này nếu không được can thiệp sớm có thể dẫn đến nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe và tinh thần không thua gì trường hợp trầm cảm sau sinh ở nữ giới.
Tăng áp lực cho người chồng có vợ bị trầm cảm sau sinh
Căng thẳng khi tiếp xúc với bé
Những tác động từ mẹ trầm cảm sẽ khiến người đàn ông của họ cũng gặp các căng thẳng khi tiếp xúc với em bé, không chỉ đơn giản là lo lắng, họ sẽ cảm thấy sợ hãi, bi quan và muốn xa lánh con.
Cách vượt qua trầm cảm sau sinh
Điều trị trầm cảm sau sinh là điều chị em cần nắm rõ sau khi biết được các dấu hiệu trầm cảm sau sinh và các thông tin khác về căn bệnh này. Các chuyên gia y tế cho biết, đây là vấn đề tâm lý nên việc điều trị không chỉ can thiệp của thuốc mà còn phải dựa trên các liệu pháp tâm lý cũng như sự hỗ trợ, giúp đỡ từ phía gia đình, người thân:
Điều trị trầm cảm sau sinh cũng tương tự như các bệnh lý về tâm lý khác, bệnh nhân sẽ được tiếp xúc và nói chuyện riêng với bác sĩ chuyên khoa, việc điều trị sẽ tương tự như buổi chia sẻ, tâm sự giữa hai người. Ngoài ra, bác sĩ sẽ sử dụng liệu pháp hành vi nhận thức, tức là giúp chị em nhận ra các suy nghĩ và hành vi tiêu cực của mình một cách từ từ, điều trị chậm từng bước nhưng chắc chắn. Không những thế, một số trường hợp còn được chỉ định liệu pháp tương tác giúp người bệnh cởi mở hơn, nhận thấy sự quan tâm, yêu thương từ người khác.
Tham vấn tâm lý giữa bác sĩ và chị em
Trầm cảm sau sinh không chỉ đơn thuần do các tác động từ cuộc sống, thực chất nó còn chịu tác động từ nhiều yếu tố sức khỏe của người bệnh, trong đó có sự thay đổi nội tiết tố, sự
suy giảm các chất dẫn truyền thần kinh… Do đó ngoài điều trị bằng liệu pháp tâm lý, chị em bị trầm cảm sau sinh còn được chỉ định thêm thuốc chuyên khoa đặc trị để cải thiện các dấu hiệu mệt mỏi, rối loạn cảm giác và tri thức.
Điều trị dưới sự hỗ trợ từ phía người thân
Như chúng ta đều biết, các dấu hiệu trầm cảm sau sinh thường xuất hiện do những căng thẳng, áp lực trong cuộc sống gia đình, do đó việc điều trị bệnh hữu hiệu nhất là giải quyết các nỗi lo âu này của chị em phụ nữ, để có được điều đó cần có sự quan tâm, hỗ trợ từ người thân. Với phương pháp điều trị này, những người thân cận với bệnh nhân sẽ được gặp trực tiếp bác sĩ để nghe tư vấn về tình trạng bệnh, các phương pháp trị liệu cần sự hỗ trợ của họ cũng như cách chăm sóc người bệnh.
Điều trị trầm cảm sau sinh dưới sự hỗ trợ từ chồng
Việc lắng nghe, thấu hiểu và san sẻ các tâm tư, những nỗi lo âu với người bệnh là giải pháp hữu hiệu xóa bỏ trầm cảm sau sinh ở nữ giới, bên cạnh đó gia đình cũng nên quan tâm đến chế độ dinh dưỡng, sức khỏe để chị em bị trầm cảm mau phục hồi sinh lực, từ đó tinh thần sẽ phấn chấn, ổn định hơn.
Trầm cảm là gì? Các dấu hiệu trầm cảm sau sinh như thế nào và hàng loạt các thông tin khác đã được các chuyên gia tâm lý chia sẻ qua bài viết này, với mức độ nguy hiểm của căn bệnh trầm cảm, mỗi gia đình, mỗi cá nhân hãy có ý thức hơn để phòng tránh căn bệnh này, tốt nhất nên tạo không khí thoải mái, luôn luôn lắng nghe và thấu hiểu tâm tư của mẹ bầu sau sinh. Mong rằng những kiến thức này đã mang đến những điều hữu ích cho mọi người!