Tin tức - Sự kiện

Lời cảnh báo về hậu quả của việc không kiêng cữ sau sinh

Trong suốt quá trình mang thai, cơ thể người mẹ luôn chịu áp lực nặng nề từ việc nuôi dưỡng bào thai dẫn đến nhiều thay đổi về thể trạng cũng như sự trao đổi chất, đến khi bước vào giai đoạn sinh con, người mẹ lại mất nhiều máu và sức lực khiến cho cơ thể suy yếu. Chính vì thế sau khi sinh con, chị em nên có chế độ dinh dưỡng hợp lý, nghỉ ngơi điều độ, có như vậy mới đảm bảo sức khỏe được phục hồi nhanh chóng. Nếu chủ quan ngay lúc này thì hậu quả của việc không kiêng cữ sau sinh sẽ tác động nặng nề lên sức khỏe trong suốt quãng đời còn lại.
>> Bí quyết giảm cân sau sinh mổ mà vẫn nhiều sữa cho mẹ bầu
>> Các dấu hiệu trầm cảm sau sinh | Nguyên nhân và cách phòng tránh
MỤC LỤC BÀI VIẾT

Phụ nữ sau sinh có cần kiêng cữ không?

Hầu hết người phụ nữ sau khi trải qua thời gian dài mang thai và sinh con, cơ thể xảy ra rất nhiều thay đổi, bên cạnh đó quá trình sinh nở khiến chị em mất đi rất nhiều sức lực và một khối lượng lớn máu, do đó sau khi sinh cần kiêng cữ và có chế độ nghỉ ngơi, dinh dưỡng hợp lý là điều vô cùng cần thiết.

Phụ nữ sau sinh có cần kiêng cữ không?
Phụ nữ sau sinh có cần kiêng cữ không?

Theo các chuyên gia y tế, chị em phụ nữ sau khi sinh em bé, dù là sinh thường hay sinh mổ đều chịu các tổn thương nhất định, nếu sinh thường việc rạch tầng sinh môn và việc giãn nở tử cung, âm đạo quá mức khiến cho chị em đau đớn sau sinh, do đó cần thời gian nghỉ ngơi để hồi phục các tổn thương ấy. Đối với các mẹ bầu sinh mổ, vết rạch ở bụng tương đối lớn và có mức độ nguy hiểm tương tự như điều trị ngoại khoa khác, do đó tất yếu phải nghỉ dưỡng và chăm sóc vết thương thật tốt để mau chóng lành lặn mà không bị viêm nhiễm, hoại tử.

 Nguy cơ viêm nhiễm vết mổ nếu không kiêng cữ đúng cách
Nguy cơ viêm nhiễm vết mổ nếu không kiêng cữ đúng cách

Thời gian kiêng cữ sau sinh là bao lâu?

Theo quan niệm thời xưa, phụ nữ sau sinh cần nghỉ ngơi trong vòng 3 tháng sau sinh, khi đó nên hạn chế tiếp xúc với người lạ, nên giữ ấm cho cơ thể bằng cách xông than, xông rượu thuốc, nằm trong phòng kín tránh gió lùa, không nên tắm rửa…

 Nằm cữ theo quan niệm xưa kéo dài đến 3 tháng
Nằm cữ theo quan niệm xưa kéo dài đến 3 tháng

Tuy nhiên theo các chuyên gia y tế cho biết, chị em sau khi sinh chỉ cần nghỉ dưỡng trong 1 tháng đã đủ để cho sức khỏe hồi phục, trong đó sau sinh 3-4 ngày đã có thể tắm gội để vệ sinh thân thể, nên lưu ý dùng nước ấm và không ngâm mình quá lâu. Đồng thời chị em nên có chế độ dinh dưỡng hợp lý với đầy đủ thực phẩm trong khẩu phần ăn, chỉ kiêng cữ những loại ảnh hưởng đến bệnh lý (nếu có) hoặc các thực phẩm gây dị ứng. Ngoài ra nên ngủ đủ giấc, tránh lao động nặng hoặc quan hệ tình dục trong giai đoạn này.

 Sau sinh 3-4 ngày chị em đã có thể tắm gội vệ sinh thân thể
Sau sinh 3-4 ngày chị em đã có thể tắm gội vệ sinh thân thể

Hậu quả của việc không kiêng cữ sau sinh?

Việc kiêng cữ và nghỉ dưỡng sau sinh là điều đã được khoa học chứng minh và được nhiều chuyên gia y tế khuyến cáo, tuy nhiên vẫn có nhiều trường hợp chị em chủ quan với sức khỏe do áp lực gia đình, áp lực về kinh tế, con cái… từ đó dẫn đến hậu quả của việc không kiêng cữ sau sinh sau đây:
  • Cơ thể suy nhược, sức khỏe kêu cứu: sau sinh cơ thể chị em mất khá nhiều máu và năng lượng, nếu không chú ý nghỉ ngơi mà lao động quá sớm có thể khiến sức khỏe bị ảnh hưởng trầm trọng, dẫn đến các bệnh lý về tim mạch, tuần hoàn não, xương khớp khó khắc phục về sau. Do đó tốt nhất chị em nên chú trọng thật nhiều đến sức khỏe, đừng quá chủ quan mà gánh chịu nhiều hậu quả nặng nề về sau.

Chị em sau sinh luôn thấy cơ thể suy nhược, mệt mỏi
Chị em sau sinh luôn thấy cơ thể suy nhược, mệt mỏi

  • Thiếu máu: máu là nguồn cung cấp năng lượng, oxy và dinh dưỡng đến nuôi hầu hết các cơ quan trong cơ thể con người, sau khi sinh chị em mất khá nhiều máu, nếu không bổ sung đầy đủ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý sẽ dẫn đến thiếu máu, da dẻ xanh xao, cơ thể suy nhược, thiếu tập trung.


Gợi ý mâm cơm ở cữ đầy đủ dinh dưỡng cho mẹ sau sinh
 
  • Nguy cơ mắc nhiều bệnh lý khác nhau: trong suốt quá trình mang thai và sinh con, cơ thể người mẹ tập trung dưỡng chất cho việc nuôi dưỡng thai nhi dẫn đến nhiều biến đổi về sinh lý, trao đổi chất. Do đó nếu không kiêng cữ sau sinh sẽ dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh lý về cơ xương khớp, tiêu hóa, hô hấp, não bộ đặc biệt là ở những mẹ bầu cao tuổi. Chính vì thế nếu muốn có sức khỏe tốt để nuôi dưỡng con cái, các mẹ sau sinh phải hết sức lưu ý về chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi thật hợp lý.

 Tìm ẩn nguy cơ bệnh xương khớp nếu không kiêng cữ sau sinh
Tìm ẩn nguy cơ bệnh xương khớp nếu không kiêng cữ sau sinh

  • Sa âm đạo, trực tràng: một trong những biến chứng do hậu quả của việc không kiêng cữ sau sinh khá nghiêm trọng chính là sa âm đạo, trực tràng. Chị em sau sinh có thói quen làm việc sớm mà không chú ý nghỉ ngơi sẽ dẫn đến hiện tượng đau nhiều vùng bụng dưới, tình trạng đau ngày một tăng nếu không được can thiệp sớm, khi thăm khám sẽ cho kết quả sa âm đạo, sa trực tràng, tình trạng nghiêm trọng sẽ dẫn đến tiêu tiểu không tự chủ, gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe và cuộc sống của chị em.
  • Sa tử cung: cùng với sa âm đạo, sa trực tràng, nguy cơ sa tử cung cũng tìm ẩn ở những chị em thường xuyên lao động mà không chú ý nghỉ dưỡng sau sinh, khi mắc phải tình trạng này, chị em sẽ có biểu hiện tiểu rát, đau tức ở vùng kín, quan hệ vợ chồng và sinh hoạt bị ảnh hưởng.

 Hình ảnh sa tử cung sau sinh
Hình ảnh sa tử cung sau sinh

Cơ thể mệt mỏi, dễ nhiễm lạnh: chị em sau sinh không giữ ấm tốt cho cơ thể dễ dẫn đến suy nhược sức khỏe về sau, biểu hiện rõ rệt nhất là người hay mệt mỏi, dễ bị lạnh khi trái gió trở trời.
Với những hậu quả kể trên cho thấy việc kiêng cữ sau sinh đóng vai trò vô cùng quan trọng, nếu chị em không nghỉ ngơi hợp lý có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực cho sức khỏe từ nhẹ đến nghiêm trọng, hãy chủ động bảo vệ bản thân trước khi cơ thể lên tiếng.

Phụ nữ sau sinh cần kiêng những gì?

Kiêng cữ sau sinh khoa học là điều luôn được nhiều chị em quan tâm, nếu chú trọng đến việc bảo vệ sức khỏe sẽ đem đến nhiều lợi ích về sau, tùy theo chị em sinh thường hay sinh mổ, các vấn đề kiêng cữ sẽ có đôi chút khác biệt:

Kiêng cữ sau sinh thường

Sau khi sinh thường, cơ thể và các tổn thương thường hồi phục nhanh chóng hơn so với những chị em sinh mổ, tuy nhiên để có sức khỏe tốt, chị em nên duy trì chế độ kiêng cữ sau sinh thường như sau:
  • Chú trọng đến chế độ dinh dưỡng
Theo nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy, phụ nữ sau sinh hầu như không cần phải kiêng khem loai thực phẩm này, ngoại trừ những loại gây dị ứng đối với cơ địa mỗi người hoặc loại ảnh hưởng đến bệnh lý nền sẵn có của chị em. Tốt nhất nên bổ sung thật nhiều dinh dưỡng với chế độ ăn đầy đủ chất từ tinh bột, đường, vitamin, chất xơ, chất béo và khoáng chất… Chú ý ăn nhiều rau xanh để bổ sung nhiều vitamin, beta caroten chống táo bón, duy trì uống đầy đủ nước, nên sử dụng nước ấm hoặc sữa để quá trình trao đổi chất diễn ra dễ dàng hơn. Điều này không chỉ giúp cơ thể sau sinh nhanh chóng phục hồi mà còn đảm bảo lượng sữa với đầy đủ dưỡng chất cung cấp cho bé yêu.

 Chế độ ăn hợp lý giúp chị em mau chóng hồi phục sức khỏe sau khi sinh
Chế độ ăn hợp lý giúp chị em mau chóng hồi phục sức khỏe sau khi sinh

Các chị em cũng nên lưu ý chế biến thức ăn không nên sử dụng quá nhiều dầu mỡ động vật hoặc thừa muối, hạn chế dùng thực phẩm lên men hoặc đồ tươi sống vì tăng nguy cơ nhiễm khuẩn hoặc nhiễm ký sinh trùng gây bệnh.
  • Nằm nghỉ ngơi nhiều nhất có thể
Sau khi sinh, cơ thể mẹ suy yếu nên thường xuyên xuất hiện cơn đau lưng, nhức mỏi nếu phải ngồi chăm con và cho con bú quá nhiều, bên cạnh đó, quá trình mang thai khiến cho việc hấp thu canxi của mẹ bị ảnh hưởng càng gia tăng nguy cơ bệnh xương khớp sau sinh. Chính vì thế, các chuyên gia khuyến cáo rằng, sau sinh chị em nên chú ý nằm nhiều hơn trong những tháng đầu để hạn chế nguy cơ đau lưng và mắc các bệnh xương khớp về sau.

 Các mẹ sau sinh nên chú ý nằm nghỉ ngơi nhiều hơn
Các mẹ sau sinh nên chú ý nằm nghỉ ngơi nhiều hơn

Theo đó một chế độ nghỉ ngơi hợp lý chính là chỉ ngồi khi cho bé bú hoặc vận động nhẹ nhàng trong sinh hoạt hằng ngày, những khoảng thời gian còn lại nên nằm để hệ xương khớp không bị ảnh hưởng. Việc hoạt động khi sinh hoạt sẽ giúp máu huyết lưu thông tốt hơn, sản dịch sau sinh ra nhanh chóng và giúp các mẹ hồi phục sức khỏe nhanh chóng hơn.
  • Không nên làm việc nặng
Tránh làm việc nặng nhọc là điều chị em phải tuân thủ sau khi vừa mới sinh con, nếu không chú ý đến việc này có thể dẫn đến nguy cơ bệnh lý về xương khớp, nguy cơ sa trực tràng, sa tử cung hay âm đạo. Theo các chuyên gia, sau khi sinh một tháng, tử cung còn khá to và nặng, hơn nữa hệ thống dây chằng nâng đỡ ở đáy chậu còn mềm yếu, chưa phục hồi sau giai đoạn thai nghén, nếu gắng sức hoặc làm việc nặng sẽ dẫn đến nguy cơ sa gây ảnh hưởng đến chức năng về sau.
  • Giữ gìn vệ sinh răng miệng
Giữ vệ sinh răng miệng sẽ hạn chế nguy cơ lây nhiễm bệnh cho em bé khi hôn hoặc tiếp xúc gần với bé, mẹ bầu chỉ cần đánh răng thường xuyên sau khi ăn hoặc trước/ sau khi đi ngủ, có thể sử dụng thêm nước muối súc miệng để diệt vi khuẩn có hại lây lan bệnh cho bé yêu.

 Vệ sinh răng miệng sạch sẽ ngăn ngừa lây bệnh cho bé yêu
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ ngăn ngừa lây bệnh cho bé yêu

  • Tắm nắng bổ sung vitamin D
Mẹ và trẻ sơ sinh nên thực hiện tắm nắng ở những nơi có không khí trong lành, tránh xe cộ, khói bụi, tốt nhất nên tắm trước 8h sáng khi ánh nắng còn dịu nhẹ và không nên tắm quá 30 phút, điều này không chỉ ngăn ngừa nguy cơ bệnh tật ở trẻ mà còn giúp mẹ và bé có hệ xương khớp dẻo dai hơn.

 Mẹ và bé cùng nhau tắm nắng để bổ sung nhiều vitamin D
Mẹ và bé cùng nhau tắm nắng để bổ sung nhiều vitamin D

  • Sử dụng vật lót mềm khi đi xe
Sau sinh, các bộ phận dưới ổ bụng (đặc biệt là cơ quan sinh sản) chịu nhiều tổn thương là nguyên nhân gây ra các cơn đau nhói khi di chuyển bằng xe, do đó mẹ bầu nên sử dụng đệm hoặc gối mềm lót ngồi để cảm thấy dễ chịu hơn và tránh gây tổn thương đến âm đạo.
  • Không nên leo cầu thang nhiều
Sau sinh, sức khỏe chị em thường khá yếu, nếu phải di chuyển cầu thang quá nhiều không chỉ gây rách vết khâu ở vùng kín mà còn tạo áp lực lên xương gối, tốt nhất nên chọn vị trí nằm nghỉ dưỡng hợp lý, thuận tiện cho sinh hoạt hằng ngày mà không cần phải di chuyển lên xuống cầu thang quá nhiều.
  • Kiêng quan hệ tình dục từ 4-6 tuần
Hậu quả của việc không kiêng cữ sau sinh có thể khiến nhiều chị em lo lắng, đặc biệt là không kiêng quan hệ tình dục, khi đó âm đạo cũng như tử cung chưa hoàn toàn bình phục, việc quan hệ lúc này sẽ tăng nguy cơ viêm nhiễm, sa tử cung, âm đạo. Do đó tốt nhất nên ngừng việc quan hệ sau khi sinh 4-6 tuần, đến khi sức khỏe hoàn toàn ổn định hãy duy trì lại hoạt động này.

 Vợ chồng nên trao đổi về việc ngừng quan hệ tình dục từ 4-6 tuấn sau sinh
Vợ chồng nên trao đổi về việc ngừng quan hệ tình dục từ 4-6 tuấn sau sinh

  • Không nên nhịn đi tiểu
Sau khi sinh thường, nhiều chị em thường gặp tình trạng khó đi tiểu hoặc đau rát khi đi tiểu, tuy nhiên nên chú ý đi tiểu càng sớm càng tốt, nếu nhịn tiểu sẽ làm tăng áp lực lên vùng chậu không tốt cho sức khoẻ, mặc khác còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý viêm nhiễm.
  • Vệ sinh bộ phận sinh dục hằng ngày
Chị em sau sinh thường nên chú ý đến vệ sinh vùng kín để ngăn ngừa nguy cơ viêm nhiễm, sử dụng nước sạch hoặc các dung dịch vệ sinh dịu nhẹ cho da trong giai đoạn sau sinh, chú ý không nên dội nước trực tiếp vào âm đạo vì tăng nguy cơ gây tổn thương và dùng khăn lau khô sau khi rửa. Đồng thời theo dõi mỗi ngày để kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường ở vùng kín và kịp thời đến bệnh viện điều trị.

 Nên giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ sau khi sinh em bé
Nên giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ sau khi sinh em bé

Kiêng cữ sau sinh mổ

Phụ nữ sau sinh mổ cũng cần có chế độ nghỉ dưỡng hợp lý với chế độ ăn giàu chất dưỡng chất, ngoài ra nên chú ý các vấn đề sau đây để hạn chế hậu quả của việc không kiêng cữ sau sinh xảy ra:
  • Hạn chế khóc khi tắm
Chị em sau sinh thường xảy ra nhiều biến đổi về thể trạng cũng như tâm lý, dẫn đến hay mặc cảm, dễ xúc động, thế nhưng chị em nên lưu ý rằng không nên khóc khi đang tắm, nước mắt rơi xuống vết thương sẽ khiến cho vết mổ mau lành và khiến chị em gánh chịu cơn đau đớn kéo dài.
  • Chăm sóc vết mổ
Vết mổ sau sinh vẫn có nguy cơ viêm nhiễm, lâu lành tương tự như nhiều loại phẫu thuật khác, do đó chị em nên giữ vệ sinh vết mổ thật sạch sẽ, chú ý lau khô sau khi tắm rửa hoặc làm sạch vết thương. Đồng thời không nên va chạm sẽ khiến đau đớn và xuất huyết, nên nhờ gia đình theo dõi về tình trạng vết mổ và thay băng thường xuyên.

 Chị em nên chú ý chăm sóc vết mổ sạch sẽ sau khi sinh con
Chị em nên chú ý chăm sóc vết mổ sạch sẽ sau khi sinh con

  • Chú ý đến tư thế nằm
Mẹ bầu sau khi sinh mổ nên chọn tư thế nằm ngửa, trẻ nằm trên người mẹ để hạn chế va chạm vào vết mổ, đồng thời giúp bé nhận được hơi ấm từ mẹ khi bú sữa.
  • Hạn chế các loại thực phẩm sau đây
Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng sau sinh là điều vô cùng cần thiết, nó không chỉ giúp mẹ mau chóng hồi phục sức khỏe mà còn bảo đảm dinh dưỡng trong lượng sữa mẹ, tuy nhiên sau sinh mổ, chị em cần tránh sử dụng đồ nếp, rau muống, lòng trắng trứng… vì các thực phẩm này làm gia tăng quá trình tạo mủ, thúc đẩy tạo sẹo lồi khi vết mổ lành.

 Sau khi sinh mổ nên tránh ăn rau muống
Sau khi sinh mổ nên tránh ăn rau muống

Những việc nên làm trong thời gian ở cữ

Sau khi sinh, chị em nên chú ý kiêng cữ những điều được khuyến cáo bên trên, ngoài ra trong giai đoạn này cũng phải hết sức chú ý đến sức khỏe, thực hiện những điều tốt nhất cho sự hồi phục thể trạng cũng như hỗ trợ chăm sóc em bé tốt nhất:
  • Nên ngủ đủ giấc
Việc chăm sóc và cho con bú trong giai đoạn sau sinh thường khiến các mẹ bỉm sữa rơi vào tình trạng mất ngủ, điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn làm rối loạn nhịp sinh học của cơ thể mẹ, do đó hãy nhờ sự trợ giúp từ gia đình để đảm bảo có giấc ngủ đầy đủ khi vừa mới sinh.
Nhiều cảnh báo cho thấy, chị em sau sinh thường xuyên mất ngủ sẽ gia tăng nguy cơ stress, căng thẳng sau sinh làm ảnh hưởng đến tinh thần cũng như chất lượng sữa… Do đó người thân và gia đình phải hỗ trợ tạo điều kiện tốt nhất giúp mẹ bỉm sữa có giấc ngủ ngon và đầy đủ.

 Mẹ bỉm sữa nên ngủ đủ giấc để phục hồi sức khỏe
Mẹ bỉm sữa nên ngủ đủ giấc để phục hồi sức khỏe

  • Uống đủ nước
Sau khi sinh, chị em nên uống 8-10 ly nước mỗi ngày dạng nước ấm, nước hoa quả hoặc sữa, việc bổ sung đầy đủ nước giúp quá trình trao đổi chất diễn ra tốt hơn, hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả, ngăn ngừa nguy cơ táo bón sau sinh.

 Bổ sung đủ nước giúp trao đổi chất tốt hơn
Bổ sung đủ nước giúp trao đổi chất tốt hơn

  • Nên lựa chọn nuôi con bằng sữa mẹ
Việc cho con ăn sữa mẹ không chỉ giúp bé có nguồn dinh dưỡng dồi dào, mà còn cung cấp cho bé nhiều kháng thể tự nhiên hỗ trợ ngăn ngừa nguy cơ bệnh lý. Đồng thời cho con bú mẹ sẽ giúp chị em nhanh chóng lấy lại vóc dáng hơn, có làn da trẻ khỏe hơn và tiết kiệm được chi phí, thời gian. Do đó hãy cân nhắc cho bé dùng sữa mẹ trong những tháng đầu đời để mẹ và bé đều khoẻ đẹp.

 Cho con bú bằng sữa mẹ đem lại nhiều lợi ích cho mẹ và bé
Cho con bú bằng sữa mẹ đem lại nhiều lợi ích cho mẹ và bé

  • Sử dụng biện pháp ngừa thai phù hợp
Hậu quả của việc không kiêng cữ sau sinh khiến không ít chị em có thai ngoài ý muốn sau khi vừa sinh con được vài tháng, điều này không chỉ gây áp lực cho gia đình mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của chị em phụ nữ, do đó khi quan hệ tình dục trở lại, chị em nên sử dụng các biện pháp tránh thai, chẳng hạn như bao cao su, màng ngăn âm đạo hoặc dùng thuốc tránh thai… Tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn phương pháp phù hợp với sức khỏe mà vẫn đảm bảo nuôi dưỡng con bằng sữa mẹ.

Sử dụng biện pháp ngừa thai nếu có quan hệ sau sinh
Sử dụng biện pháp ngừa thai nếu có quan hệ sau sinh

Những bí quyết giúp hạn chế mệt mỏi sau sinh

Sau khi sinh con, áp lực từ việc chăm con cũng như các gánh nặng trên sức khỏe khiến cho chị em luôn trong tình trạng mệt mỏi, căng thẳng, điều này cứ tái diễn sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sữa cũng như tâm lý của mẹ bỉm. Chính vì thế các bí quyết giúp giảm tỏa tâm lý là điều mà các chị em cũng như gia đình nên tìm hiểu:
  • Cố gắng ngủ cùng với giấc ngủ của bé để cơ thể được phục hồi và thư giãn sau thời gian cho con bú.
  • Nên vận động nhẹ nhàng để máu huyết lưu thông sau ngày dài nằm cữ, chị em cũng có thể thực hiện các thói quen đọc sách, nghe nhạc để thư giãn nhưng chú ý không nên lạm dụng các thiết bị điện tử.
  • Nên vệ sinh cơ thể sạch sẽ mỗi ngày dưới vòi sen bằng dòng nước ấm sẽ giúp cơ thể được làm sạch và thư giãn hơn.

 Tắm bằng nước ấm giúp cơ thể thư giãn hơn
Tắm bằng nước ấm giúp cơ thể thư giãn hơn

  • Nên chia sẻ buồn vui hằng ngày cũng như việc chăm con với chồng và người thân trong gia đình sẽ giúp bạn giải tỏa tâm lý và sự mệt mỏi, nếu có tình đè nén những lo âu có thể dẫn đến nguy cơ trầm cảm sau sinh.
  • Trẻ sơ sinh thường ngủ rất nhiều, do đó khi bé thức chị em nên dành thời gian vui chơi cùng con để tình cảm khắng khít hơn, đồng thời giúp mẹ bỉm sữa xua tan những mệt mỏi sau thời gian chăm con.

 Chơi đùa với bé giúp mẹ giải tỏa tâm lý
Chơi đùa với bé giúp mẹ giải tỏa tâm lý

Những phương pháp ở cữ sau sinh phản khoa học mẹ bầu cần biết

Kiêng cữ sau sinh đúng khoa học luôn là phương pháp được các bác sĩ khuyến cáo chị em sau khi sinh em bé, tuy nhiên vẫn có không ít trường hợp thực hiện ở cữ phản khoa học, điều đó không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phục hồi của mẹ mà còn tác động tiêu cực lên sức khỏe của trẻ sơ sinh như:
  • Nằm than để sưởi ấm cho mẹ và bé trong thời gian ở cữ: đây là quan niệm sai lầm và vẫn luôn xuất hiện trong nhiều gia đình Việt. Thực tế cho thấy việc sử dụng than trong phòng không chỉ khiến không khí ngột ngạt mà còn gia tăng nguy cơ ngạt khí cho mẹ và bé do lượng CO2 thải ra từ việc đốt than. Ngoài ra sử dụng than sưởi ấm nếu không kiểm soát tốt nhiệt độ có thể gây bỏng cho mẹ và bé khi say ngủ hoặc tăng nguy cơ mắc các bệnh về da do không khí ẩm nóng.
  • Kiêng đánh răng và vệ sinh cá nhân trong vòng 1 tháng: việc không được vệ sinh răng miệng, tắm gội thường xuyên trong vòng 1 tháng không chỉ khiến mẹ bỉm sữa có mùi khó chịu mà còn tăng nguy cơ mắc bệnh lý da liễu. Ngoài ra việc không giữ vệ sinh sạch sẽ còn tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển dễ dẫn đến lây lan bệnh cho trẻ.

 Kiêng tắm rửa khiến cơ thể chị em có mùi khó chịu
Kiêng tắm rửa khiến cơ thể chị em có mùi khó chịu

  • Uống nước tiểu của trẻ sơ sinh để gọi sữa về: vừa nghe qua đã thấy phương pháp này phản khoa học, việc sản sinh sữa sẽ phụ thuộc vào cơ địa, thể chất cũng như sự tiếp xúc cơ thể, tình trạng mẹ con, hoàn toàn không dựa trên việc sử dụng chất thải của trẻ sơ sinh. Chị em thực hiện cách này không chỉ gặp các vấn đề về sức khỏe mà còn không đem lại hiệu quả như mong đợi khiến tâm lý chán nản, buồn rầu.
  • Sử dụng thực phẩm khô, mặn, hạn chế khẩu phần ăn: đây cũng là phương pháp không được các chuyên gia y tế khuyến cáo, thực tế việc sử dụng hạn hẹp nguồn thực phẩm sẽ không đủ cung cấp năng lượng cho mẹ, mà còn ảnh hưởng đến chất lượng sữa cho bé bú. Không những thế chế độ ăn quá khô, mặn dễ dẫn đến nguy cơ tăng huyết áp, táo bón cho các mẹ sau sinh.

 Ăn mặn không hề tốt cho sức khỏe của mẹ sau sinh
Ăn mặn không hề tốt cho sức khỏe của mẹ sau sinh

Những dấu hiệu các mẹ cần đi khám ngay

Trong thời gian ở cữ, các mẹ nên quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe của bản thân, khi phát hiện bất cứ dấu hiệu bất thường nào nên kịp thời thăm khám, tốt nhất nên đến bệnh viện khi xuất hiện các triệu chứng sau đây:
  • Sốt cao từ 38 độ C trở lên
  • Sản dịch ra với lượng nhiều bất thường khiến chị em phải thay băng vệ sinh mỗi người, đồng thời còn kèm theo cục máu đông.
  • Vết mổ hoặc nơi rạch tầng sinh môn bị sưng tấy, mưng mủ.
  • Chân sưng phù, đau nhức nhiều.
  • Gặp tình trạng tiểu buốt, tiểu són hoặc không kiểm soát được tiểu tiện.
  • Âm đạo hoặc vùng bụng dưới đau âm ỉ.
  • Ho kèm theo đau ngực, buồn nôn và nôn ói.
  • Có các dấu hiệu trầm cảm sau sinh, có ý nghĩ tự sát hoặc muốn làm hại bản thân và em bé.
 Đau bụng sau sinh không rõ nguyên nhân không nên chủ quan
Đau bụng sau sinh không rõ nguyên nhân không nên chủ quan

Hậu quả của việc không kiêng cữ sau sinh không chỉ gây hại lên sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến tâm lý của chị em, ngoài ra còn tác động lên sự phát triển của trẻ. Chính vì thế, chị em khi mang thai hoặc có ý định sinh con nên tìm hiểu nhiều kiến thức, lựa chọn cho mình phương pháp dưỡng thai, ở cữ thật phù hợp để có sức khỏe tốt và tạo điều kiện thuận lơi cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Mong rằng những kiến thức mà https://tapdoanytevietnhat.com/ vừa chia sẻ đã mang đến cho chị em những thông tin hữu ích cho hành trình làm mẹ của mình.
Thiết kế và phát triển website bởi Kenhdichvu.vn