Tin tức - Sự kiện

Bệnh Ménière: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị hiệu quả

Meniere là căn bệnh phổ biến và có xu hướng ngày càng gia tăng. Các triệu chứng của bệnh gây ảnh hưởng nặng nề đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vậy, bệnh Ménière là gì? Làm sao để nhận biết bệnh lý Meniere? Và chúng ta có thể điều trị bệnh bằng những phương pháp nào? Những vấn đề này đã được chúng tôi tham khảo từ chuyên gia y tế và chia sẻ đến bạn đọc trong bài viết dưới đây.

>>Giải đáp: Thủng màng nhĩ có tự liền được không?
>>Tắc vòi nhĩ là bệnh gì? Bị tắc vòi nhĩ phải làm sao?
 
MỤC LỤC BÀI VIẾT

Tìm hiểu về bệnh Ménière

Chắc hẳn khi nhắc đến Ménière thì phần lớn mọi người sẽ không biết đây là căn bệnh gì. Tuy nhiên, bệnh Ménière lại là một bệnh lý khá phổ biến và thường hay gặp ở con người. Vậy, bệnh Meniere là bệnh gì?
Bệnh Meniere là bệnh lý liên quan đến rối loạn thính lực, xảy ra ở tai trong do sự gia tăng bất thường của dịch và ion nội mô. Bệnh có thể ảnh hưởng đến chức năng của một tai hoặc cả hai bên tai. Người mắc bệnh Ménière sẽ bị ù tai kéo dài và khả năng nghe kém.
 
ménière là căn bệnh liên quan đến thính giác
Meniere là thuật ngữ y học dùng để chỉ căn bệnh liên quan đến thính giác

Theo nghiên cứu từ các chuyên gia y tế, mọi lứa tuổi đều có nguy cơ mắc bệnh Meniere. Nhưng căn bệnh này thường khởi phát ở độ tuổi vị thành niên và trung niên (40 tuổi đến 50 tuổi) là chủ yếu. Đây được xem là một bệnh lý mãn tính. Và mặc dù là bệnh mãn tính nhưng hiện có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh Meniere. Các biện pháp trị liệu bệnh có thể làm giảm các triệu chứng và giảm thiểu sự tác động lâu dài đến cuộc sống của người bệnh.

Những triệu chứng nhận biết bệnh Ménière

Thường, đối tượng vị thành niên rất ít khi quan tâm đến các bệnh lý liên quan đến thính giác. Còn người trung niên lại cho việc nghe kém là do lãng tai bởi tuổi già. Chính vì vậy, các trường hợp đến cơ sở y tế để điều trị bệnh Ménière đa phần đều ở mức độ nặng, xuất hiện nhiều triệu chứng nghiêm trọng sau đây:
 
chóng mặt là triệu chứng bệnh meniere
Chóng mặt là triệu chứng điển hình của bệnh Meniere
  • Chóng mặt: người bệnh sẽ có cảm giác bản thân như bị quay tròn dù là đang ngồi, đứng hoặc nằm. Khi ấy, người bệnh nhìn thấy mọi thứ như đang đảo lộn. Những cơn chóng mặt do bệnh Meniere gây ra không có sự báo trước, kéo dài từ 30 phút đến 2 giờ đồng hồ, thậm chí là lâu hơn. Một số trường hợp, người bệnh có biểu hiện chóng mặt còn kèm theo cảm giác buồn nôn, muốn nôn ói.
  • Mất thính lực (điếc): người mắc bệnh Ménière lúc này sẽ bị mất thính lực hoàn toàn và không còn khả năng nghe thấy bất cứ âm thanh nào cả. Sự mất thính lực có thể xảy ra dao động theo thời gian và thường hay gặp trong giai đoạn đầu của bệnh. Khi bệnh Ménière tiến triển nặng hơn và người bệnh chủ quan không điều trị sớm, khả năng bị mất đi thính lực vĩnh viễn là cực kỳ cao.
  • Luôn nghe thấy tiếng kêu trong tai (ù tai): nhiều trường hợp người bệnh luôn có cảm giác nghe thấy tiếng rung, ầm ầm, ù tiếng rít hoặc tiếng huýt sáo ở trong tai.
  • Cảm giác tai bị căng hoặc đầy: đây là tình trạng tai bị căng tức và bị bít lại.

Nguyên nhân gây bệnh Meniere

Cho đến hiện tại, nguyên nhân gây ra bệnh Ménière vẫn chưa rõ. Các triệu chứng của bệnh xuất hiện là do sự xuất hiện bất thường của lượng dịch ở tai trong và vì sao có dịch vẫn là câu hỏi đang được các chuyên gia y tế nghiên cứu.
 
chưa có nguyên nhân cụ thể dẫn đến bệnh ménière
Chưa có nguyên nhân cụ thể dẫn đến bệnh Meniere

Tuy nhiên, bác sĩ tai mũi họng cho biết, các yếu tố ảnh hưởng đến lượng dịch này có thể góp phần gây nên bệnh Meniere là:
  • Đường dẫn của dịch không hiệu quả, có thể do tắc nghẽn hoặc bất thường khi giải phẫu.
  • Đáp ứng miễn dịch bất thường.
  • Do nhiễm trùng.
  • Do di truyền từ người thân trong gia đình.
Bởi vì không có một nguyên nhân nào được xác định nên bệnh Ménière cũng có khả năng do sự kết hợp của nhiều yếu tố kể trên gây ra.

Phương pháp điều trị bệnh Meniere

Bệnh Meniere có chữa khỏi không? Dù lĩnh vực y học ngày càng phát triển vượt bậc nhưng do chưa tìm ra được nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này, nên vẫn chưa có cách chữa trị triệt để bệnh. Một số phương pháp điều trị bệnh chỉ có thể giúp giảm mức độ nặng và tần suất của các cơn chóng mặt cho bệnh nhân. Cụ thể những phương pháp chữa bệnh Ménière như sau:

Thuốc điều trị chóng mặt

Sau khi thăm khám và kiểm tra tình trạng của bệnh Meniere, bác sĩ chuyên khoa sẽ kê đơn một số loại thuốc nhằm cải thiện tình trạng chóng mặt:
dùng thuốc chống say xe điều trị bệnh meniere
Người mắc bệnh Meniere có thể được kê đơn thuốc chống say xe để trị bệnh
  • Thuốc chống say tàu xe: chẳng hạn như thuốc Meclizine hoặc Diazepam (Valium). Ngoài có công dụng làm giảm cảm giác chóng mặt, thuốc chống say tàu xe còn giúp kiểm soát buồn nôn hiệu quả.
  • Thuốc chống buồn nôn: đó là thuốc Promethazine.

Thuốc điều trị lâu dài

Bác sĩ có thể kê đơn thuốc làm giảm giữ nước (lợi tiểu) và yêu cầu người bệnh hạn chế ăn mặn. Đối với một số người, cách điều trị bệnh Ménière này giúp ngăn chặn bệnh diễn biến nặng hơn và làm giảm tần suất xuất hiện của các triệu chứng bệnh.

Phương pháp và quá trình điều trị không can thiệp ngoại khoa

Một số người chẳng may mắc bệnh có thể sẽ cảm thấy thính giác được cải thiện, các triệu chứng của bệnh suy giảm khi thực hiện phương pháp và quá trình điều trị không can thiệp. Chẳng hạn như:
  • Phục hồi chức năng
Nếu người bệnh có những vấn đề về thăng bằng ngoài các cơn chóng mặt, áp dụng liệu pháp phục hồi chức năng tiền đình có thể điều trị triệu chứng này.
  • Dùng máy trợ thính
Sử dụng máy trợ thính ở bên tai bị ảnh hưởng bởi bệnh Ménière có thể giúp cho người bệnh nghe rõ hơn. Dựa vào mức độ mất thính lực mà chuyên gia thính học tư vấn loại máy trợ thính phù hợp cho từng người bệnh.
 
dùng máy trợ thính khi bị bệnh meniere
Sử dụng máy trợ thính để cải thiện khả năng nghe do bệnh Meniere gây ra
  • Liệu pháp tạo áp lực dương
Đối với tình trạng chóng mặt nghiêm trọng, khó điều trị thì áp dụng phương pháp này là hiệu quả nhất. Liệu pháp sẽ tạo ra một áp lực dương lên vùng tai giữa để giảm bớt sự tích tụ của chất dịch. Theo đó, bác sĩ chuyên khoa chỉ định người bệnh sử dụng một thiết bị được gọi là máy phát xung Meniett. Máy sẽ tác động các xung áp lực vào ống tai của người bệnh thông qua một ống thông giá. Với phương pháp này, người bệnh có thể điều trị tại nhà, thực hiện mỗi ngày 3 lần và mỗi lần duy trì khoảng 5 phút.
Khi tuân thủ về thời gian và thực hiện đúng phương pháp tạo áp lực dương, người bệnh có thể cảm nhận được các triệu chứng chóng mặt, ù tai và căng tai được giảm bớt.
Trong trường hợp, nếu sau một khoảng thời gian thực hiện liệu pháp tạo áp lực dương không mang lại hiệu quả như mong muốn, bác sĩ chuyên khoa có thể đề nghị người bệnh tiến hành điều trị bệnh Ménière bằng phương pháp xâm lấn.

Tiêm thuốc vào tai giữa

Với phương pháp này, thuốc sẽ được tiêm vào tai giữa của bệnh nhân. Sau đó, thuốc được hấp thu vào tai trong và giúp cải thiện tình trạng chóng mặt. Tiêm thuốc vào tai giữa không được chỉ định thực hiện tại nhà mà được thực hiện ngay tại cơ sở y tế. Các loại thuốc tiêm thường dùng để chữa bệnh Ménière là:
  • Gentamicin: là một loại kháng sinh gây độc cho tai trong người bệnh, làm giảm chức năng thăng bằng của tai. Khi đó, tai còn lại sẽ đảm nhiệm vai trò là giữ thăng bằng. Tuy nhiên, hiệu quả của thuốc Gentamicin vẫn chưa được xác định và có nguy cơ mất thính lực thêm nếu điều trị sai cách.
  • Steroids: chẳng hạn như Dexamethasone, công dụng chính của thuốc là kiểm soát sự xuất hiện của các cơn chóng mặt. Mặc dù Dexamethasone có thể kém hiệu quả hơn Gentamicin nhưng thay vào đó lại ít gây ra khả năng mất thính lực.

Phẫu thuật

Nếu các cơn chóng mặt ngày càng trầm trọng, gây suy nhược và các phương pháp điều khác đều không cho kết quả thành công thì phẫu thuật là lựa chọn cuối cùng. Người bệnh có thể được bác sĩ yêu cầu tiến hành một trong các phẫu thuật sau:
 
phẫu thuật là phương pháp cuối cùng trị bệnh meniere
Phẫu thuật là phương pháp cuối cùng để điều trị bệnh Meniere 
  • Phẫu thuật giải áp túi nội bạch tuyết: túi nội bạch tuyết đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều chỉnh lượng dịch ở tai trong. Cho nên, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành phẫu thuật túi nội bạch tuyết để giải áp và làm lượng chất dịch chất thừa, ngăn chặn bệnh biến chứng nặng hơn. Trong một số trường hợp, phẫu thuật còn được kết hợp với việc đặt một ống dẫn để đưa lượng dịch dư thừa từ tai trong ra bên ngoài.
  • Phẫu thuật cắt bỏ mê nhĩ: đối với phẫu thuật này, bác sĩ sẽ cắt bỏ phần cân bằng của tai trong. Do đó, chức năng cân bằng và thính lực của tai bị ảnh hưởng cũng được loại bỏ. Thế nhưng, phẫu thuật cắt bỏ mê nhĩ chỉ được thực hiện cho những bệnh nhân đã mất thính lực hoàn toàn hoặc gần như vĩnh viễn.
  • Phẫu thuật loại bỏ dây thần kinh tiền đình: trong quá trình thực hiện, bác sĩ sẽ cắt dây thần kinh liên kết thụ cảm thăng bằng và chuyển động trong tai trong với não (gọi là dây thần kinh tiền đình). Tác dụng chủ yếu của phương pháp phẫu thuật loại bỏ dây thần kinh tiền đình là khắc phục các vấn đề về chóng mặt trong khi cố gắng duy trì thính giác ở tai bị ảnh hưởng. Đối với phương pháp điều trị bệnh Ménière này, người bệnh sẽ được gây mê toàn thân và ở lại bệnh viện theo dõi.

Cách chăm sóc người bệnh Meniere

Quá trình điều trị bệnh Ménière hiệu quả cao khi người bệnh tuân thủ nghiêm ngặt các khuyến cáo từ chuyên gia y tế. Đó là uống thuốc đúng giờ, thực hiện các biện pháp trị liệu đúng cách, xây dựng chế độ ăn uống và kiêng cữ một số vấn đề. Đặc biệt, người bệnh nên nắm rõ cách chăm sóc cơ thể để làm giảm các triệu chứng của bệnh một cách nhanh chóng sau:
 
người bị bệnh ménière cần tránh xa chất kích thích
Người mắc bệnh Meniere nên tránh xa chất kích thích
  • Ngồi hoặc nằm xuống khi có biểu hiện chóng mặt: nếu đột ngột cảm thấy chóng mặt, người bệnh nên tránh những thứ có thể khiến cho tình trạng này nặng thêm như: di chuyển, xem phim, đọc sách… Thay vào đó, hãy cố gắng tập trung vào một vật đang đứng yên.
  • Nghỉ ngơi trong và sau giai đoạn chóng mặt: đừng vội vàng quay lại làm việc hay vận động ngay sau khi cơn chóng mặt đi qua mà nên ngồi hoặc nằm tại chỗ nghỉ ngơi thêm.
  • Người mắc bệnh nên chú ý dễ bị mất thăng bằng: trong quá trình điều trị căn bệnh này, người bệnh hãy đi đứng cẩn thận. Bởi vì, bệnh Ménière gây ra tình trạng xuất hiện các cơn chóng mặt đột ngột, rất dễ dẫn đến té ngã và chấn thương nghiêm trọng.
  • Có lối sống lành mạnh: đó là tập thể dục thường xuyên, tránh xa các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá vì những chất này có thể ảnh hưởng tới sự cân bằng dịch trong tai.
  • Hạn chế sử dụng muối: ăn nhiều món và đồ uống có chứa hàm lượng muối cao sẽ làm tăng hoạt động giữ nước trong cơ thể. Do đó, người bệnh nên hạn chế dùng muối, chỉ sử dụng ít hơn 2.300mg muối Natri mỗi ngày. Bên cạnh đó, bạn hãy chia đều lượng muối tiêu thụ trong ngày thành từng bữa ăn để cải thiện tình trạng chóng mặt.
Qua những thông tin được Tập đoàn TBYT Việt Nhật chia sẻ trong bài viết, hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh Ménière là gì, mức độ nghiêm trọng của bệnh và phương pháp điều trị. Để từ đó, có thêm kiến thức trong việc phòng tránh và điều trị kịp thời, đảm bảo sức khỏe luôn được tốt cũng như chất lượng cuộc sống không bị ảnh hưởng. Nếu nhận thấy có dấu hiệu của bệnh, cần đến ngay các cơ sở y tế hoặc các phòng khám chuyên khoa tai-mũi-họng. Các loại máy nội soi tai mũi họng hiện đại, máy đo thính lực, cùng đội ngũ bác sỹ có chuyên môn sẽ có thể giúp chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh, từ đó có phương án điều trị tốt nhất.
Thiết kế và phát triển website bởi Kenhdichvu.vn