Tin tức - Sự kiện

Giải đáp: Thủng màng nhĩ có tự liền được không?

Thủng màng nhĩ là một bệnh lý về tai khá nguy hiểm. Bệnh ảnh hưởng trầm trọng đến khả năng thính giác của con người. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, thủng màng nhĩ tai có thể gây điếc. Khi mắc phải tình trạng này, người bệnh có những biểu hiện đau đớn khó chịu khi nghe âm thanh có cường độ lớn. Vậy thủng màng nhĩ có tự liền được không? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi này.
MỤC LỤC BÀI VIẾT

Đặc điểm của màng nhĩ – Thủng màng nhĩ là gì?

Màng nhĩ là một bộ phận cấu tạo có trong ống tai, với chức năng là bảo vệ đôi tai khỏi tác động của tiếng ồn. Tuy nhiên, nhiều tổn thương cũng như một số bệnh lý khác có thể dẫn đến nguy cơ thủng màng nhĩ nhẹ cho đến nặng. Hãy cùng tìm hiểu về đặc điểm của bộ phận này cũng như căn bệnh thủng màng nhĩ là gì, trước khi trả lời câu hỏi "Thủng màng nhĩ có tự liền được không?"

Đặc điểm cấu tạo của màng nhĩ

Màng nhĩ là lớp màng mỏng nằm phía trong tai, bao phủ bên ngoài là lớp da. Tuy nhiên bên trong lại có cấu tạo là lớp niêm mạc. Nó có màu xám, cấu tạo hình bầu dục và lõm chính giữa. Đây là bộ phận phân cách môi trường bên ngoài với bên trong ống tai.
 
Hình ảnh màng nhĩ bên trong tai
Hình ảnh màng nhĩ bên trong tai

Cấu tạo màng nhĩ
Màng nhĩ ở người bình thường có cấu tạo gồm 2 phần:
Phần chùng ở trên: lớp mỏng, mền, dính trực tiếp với xương đá ở khuyết nhĩ.
Phần căng ở dưới: Lớp dày, chắc chắn, bám vào rãnh nhỉ bởi một cấu trúc sụn sợi.
Với cấu tạo hai phần là thế, nhưng màng nhĩ lại được tạo nên từ bốn lớp bao gồm: lớp da liên kết vớ da ống tai ngoài. Hai lớp sợi cứng và lớp niêm mạc liên kết với niêm mạc hòm nhĩ.

Chức năng của màng nhĩ
Màng nhĩ là bộ phận giúp truyền tải âm thanh từ không khí tới cấu trúc 3 xương nhỏ chính là xương búa, xương đe và xương bàn đạp. Kế đến âm thanh sẽ được truyền tải đến cửa sổ bầu dục, chứa rất nhiều dịch lỏng. Tại đây diễn ra quá trình khuếch đại và chuyển rung động trong không khí thành rung động trong chất lỏng. Kể từ đó rung động cơ học sẽ trở thành xung điện truyền thông tin đến bộ não giúp con người nhận biết và phân biệt các âm thanh.

Thủng màng nhĩ là gì?

Thủng màng nhĩ là tình trạng tổn thương rách lớp màng mỏng ngăn cách giữa bên trong với bên ngoài tai. Khi màng nhĩ vỡ ra có thể dẫn đến giảm hoặc mất thính lực ở tai. Ngoài ra, khi mắc tình trạng này, tai dễ bị nhiễm trùng hoặc nguy cơ bị các tổn thương khác.
Hình ảnh màng nhĩ bị thủng
Hình ảnh màng nhĩ bị thủng

Các dấu hiệu nhận biết tình trạng thủng màng nhĩ

Biểu hiện thủng màng nhĩ là thông tin quan trọng cho những ai gặp các vấn đề về tai. Dựa vào đó bạn có thể chủ động thăm khám để bảo vệ thính giác của mình. Những dấu hiệu đầu tiên thường gặp có thể kể đến như:
  • Thủng màng nhĩ có đau không: Tình trạng này gây ra cảm giác đau ở tai tuy nhiên có thể nhanh chóng biến mất. Do đó người gặp phải tình trạng này đôi khi không tự nhận biết được.
  • Thủng màng nhĩ có gây chảy máu không: Nhiều trường hợp sẽ thấy triệu chứng chảy mủ trong ở tai và dễ nhầm lẫn với các bệnh viêm nhiễm khác. Có trường hợp lại bị chảy máu nhưng với lượng không quá nhiều.
  • Người bị thủng màng nhĩ có nghe được không: Dấu hiệu nghe kém hoặc ù tai khiến người bệnh vô cùng khó chịu.
  • Một số trường hợp còn gặp phải tình trạng chóng mặt.
  • Một số trường hợp còn có cảm giác buồn nôn hoặc nôn ói. Tuy nhiên trường hợp này cũng hiếm khi xảy ra.
Thủng màng nhĩ biểu hiện sẽ khác nhau tùy theo cơ địa mỗi người. Dấu hiệu thủng màng nhĩ ở trẻ nhỏ thường khó phát hiện hơn người lớn. Thủng màng nhĩ lâu năm có thể khiến bạn mất đi khả năng thính giác. Do đó khi phát hiện bản thân có những dấu hiệu của bệnh, bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị sớm.

Nguyên nhân gây thủng màng nhĩ

Thủng màng nhĩ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Yếu tố bệnh lý hay chấn thương đều là yếu tố tác động đến lớp màng nhĩ. Những nguyên nhân phổ biến thường gặp trên lâm sàng bao gồm:

Viêm tai giữa

Giải đáp: Thủng màng nhĩ có tự liền được không? Xem thêm: Viêm tai giữa là bệnh gì? Viêm tai giữa có lây không?

Viêm tai giữa là bệnh lý viêm đường hô hấp trên vô cùng phổ biến. Bệnh có thể do vi khuẩn, virus hay các chấn thương dẫn đến tình trạng viêm nhiễm. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ hơn người trưởng thành.
 
Viêm tai giữa gây thủng màng nhĩ
Viêm tai giữa là một trong những nguyên nhân gây thủng màng nhĩ

Khi mắc viêm tai giữa, trẻ em dễ có nguy cơ viêm màng nhĩ và thủng màng nhĩ. Nguyên nhân của vấn đề này xuất phát từ phản ứng viêm. Các dịch tiết hình thành từ phản ứng viêm sẽ gây áp lực bên trong tai. Từ đó gia tăng nguy cơ thủng màng nhĩ. Nếu người bệnh kịp thời điều trị ổ viêm nhiễm, màng nhĩ sẽ nhanh chóng phục hồi.

Barotrauma

Đây là trường hợp mất cân bằng áp suất trong không khí và áp suất trong ống tai. Những người thường xuyên ở trong môi trường như vậy có nguy cơ bị thủng màng nhĩ. Vậy trong trường hợp đi máy bay thì sao, liệu thủng màng nhĩ có đi máy bay được không? Người bệnh nên hạn chế di chuyển bằng phương tiện này. Vì môi trường tại đây có sự chênh lệch áp suất với tai. Do đó nguy cơ thủng màng nhĩ sẽ nặng hơn.
Ngoài ra, tình trạng này còn xuất hiện trong một số trường hợp như lặn biển, thổi trực tiếp luồng khí vào tai như túi khí ô tô. Khi tiếp xúc với các môi trường này, mỗi người cần trang bị dụng cụ chuyên dụng bảo vệ tai. Những ai có cấu tạo màng nhĩ mỏng nên hạn chế thực hiện các hoạt động kể trên.

Âm thanh gây chấn thương

Ngoài sự chênh lệch áp suất, âm thanh lớn cũng có nguy cơ gây ra các chấn thương cho tai. Đặc biệt là lớp màng nhĩ mỏng manh. Khi tai tiếp nhận các âm thanh quá lớn, vụ nổ… sẽ có thể gây ra tình trạng thủng màng nhĩ.
 
Âm thanh lớn gây hại cho màng nhĩ
Âm thanh lớn gây hại cho màng nhĩ

Dị vật trong tai

Một số trường hợp bị thủng màng nhĩ xuất phát từ dị vật bao gồm: tăm bông, kẹp tóc… Các vật sắc bén này có thể đâm thủng màng nhĩ hoặc gây tổn thương các bộ phận khác trong ống tai.

Chấn thương đầu nghiêm trọng

Các chấn thương nặng vùng đầu cũng có tác động vô cùng nghiêm trọng đến tai. Chẳng hạn như gãy xương hộp sọ có thể gây ra các tổn thương đến tai, trong đó có thủng màng nhĩ. Do đó sau khi gặp tai nạn phần đầu, các bác sĩ thường chỉ định kiểm tra bên trong ống tai.
 
Chấn thương đầu có thể gây thủng màng nhĩ
Chấn thương đầu có thể gây thủng màng nhĩ

Thủng màng nhĩ có nguy hiểm không?

Thủng màng nhĩ có ảnh hưởng gì không? Người bị thủng màng nhĩ có nguy hiểm không còn tùy thuộc vào mức độ bệnh, tình trạng chấn thương. Ngoài ra còn phụ thuộc vào việc phát hiện sớm và kịp thời điều trị. Nếu không may gặp phải trường hợp thủng màng nhĩ nặng sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như sau:

Viêm tai

Thủng màng nhĩ đặc biệt là thủng màng nhĩ ở trẻ sơ sinh khó phát hiện sớm. Tình trạng này gia tăng nguy cơ xâm nhập của vi khuẩn, virus, dẫn đến viêm nhiễm các cấu trúc bên trong tai. Khi đó bệnh nhân dễ mắc phải bệnh viêm tai. Trường hợp nặng có thể dẫn đến viêm xương chũm.

Khó nghe hoặc điếc

Thủng màng nhĩ có nghe được không: Tình trạng khó nghe thường xuất hiện phổ biến ở người bị thủng màng nhĩ. Tuy nhiên sau thời gian, vết thủng lành đi, khả năng nghe sẽ được cải thiện dần.
Thủng màng nhĩ có điếc không: Bệnh nhân không chú ý chăm sóc có thể dẫn đến tình trạng điếc.
 
Thủng màng nhĩ có thể dẫn đến điếc
Thủng màng nhĩ có thể dẫn đến điếc

Viêm thần kinh mặt

Một trong những biến chứng khác của thủng màng nhĩ chính là viêm thần kinh mặt. Tình trạng thủng màng nhĩ rộng và để lâu ngày có thể gây ra các tổn thương trong xương, dẫn đến phá hủy cấu trúc xương chũm.
Sau khi xương chũm bị phá hủy, người bệnh có nguy cơ mắc phải các biến chứng như viêm màng não, viêm thần kinh mặt, viêm tĩnh mạch… Nếu không phát hiện sớm có thể dẫn đến tử vong.

Cholesteatoma

Bình thường các mảnh vụn có trong tai sẽ di chuyển ra bên ngoài tai theo dạng ráy tai. Tuy nhiên khi tai bị thủng màng nhĩ, chúng bị đẩy sâu bên trong tai và tạo điều kiện cho yếu tố gây bệnh phát triển. Các u nang này hình thành, tạo môi trường sống thuận lợi cho vi khuẩn, virus gây bệnh. Nếu không được điều trị sớm có thể dẫn đến các bệnh lý viêm nhiễm nghiêm trọng cho tai.
Các biến chứng nguy hiểm bên trên có thể xảy ra nếu bạn không chăm sóc kỹ ống tai của mình. Thủng màng nhĩ là một trong những thương tật ảnh hưởng lớn đến công việc và cuộc sống của bạn. Thủng màng nhĩ thương tật bao nhiêu còn tuỳ theo mức độ giảm thính lực của bạn. Việc bị thủng màng nhĩ thương tích bao nhiêu phần trăm được đánh giá dựa trên khả năng nghe kém. Có thể từ 7% đến 55%.

Thủng màng nhĩ có tự liền được không?

Thủng màng nhĩ có tự liền được không là nỗi băn khoăn của rất nhiều người. Trên lâm sàng, thủng màng nhĩ tự lành lại và khôi phục lại chức năng như ban đầu tùy trường hợp. Khả năng cũng như thủng màng nhĩ bao lâu lành còn tùy thuộc vào mức độ rách, vị trí rách. Ngoài ra còn phụ thuộc vào việc phát hiện sớm và chăm sóc tốt tổn thương.
 
Thăm khám xác định khả năng liền của màng nhĩ
Thăm khám xác định khả năng liền của màng nhĩ

Nếu người bị thủng màng nhĩ tai phải hoặc tai trái với mức độ giảm thính lực từ 10-15dB. Trong trường hợp này thủng màng nhĩ có thể tự lành. Thời gian lành vết thương trung bình khoảng 1 tuần.
Thủng màng nhĩ bao lâu thì lành với mức độ nghiêm trọng hơn. Nếu vết thủng làm giảm thính lực trên 20dB có thể không tự lành lại được. Trường hợp này thủng màng nhĩ phải làm sao? Hiện nay, các đối tượng có màng nhĩ tổn thương nghiêm trọng sẽ phải phẫu thuật thủng màng nhĩ để chữa lành vết thương.

Những lưu ý cho người bị thủng màng nhĩ

Người bị thủng màng nhĩ phải làm sao? Thủng màng nhĩ có lành không? Và vô số các câu hỏi khác khiến người bị bệnh băn khoăn, lo lắng. Để hạn chế các biến chứng và tăng khả năng chữa trị, trước hết người bệnh phải kịp thời đến bác sĩ thăm khám. Đồng thời tuân thủ theo một số lưu ý mà bác sĩ dặn dò.

Thủng màng nhĩ có chữa được không?

Hiện nay, đa số trường hợp thủng màng nhĩ có thể được điều trị nhanh chóng. Trước khi điều trị, bác sĩ sẽ chỉ định thăm khám, xét nghiệm để xác định chính xác mức độ bệnh, nguyên nhân bệnh. Sau đó lựa chọn phác đồ điều trị phù hợp nhất cho từng trường hợp cụ thể.

Thủng màng nhĩ uống thuốc gì?
Màng nhĩ bị tổn thương do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tùy theo tình trạng bệnh và tác nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc phù hợp. Thủng màng nhĩ ở trẻ nhỏ và người lớn, việc sử dụng thuốc cũng khác nhau.
Sử dụng kháng sinh: Kháng sinh được chỉ định trong các trường hợp thủng màng nhĩ do nhiễm trùng. Ngoài ra những trường hợp biến chứng viêm nhiễm do thủng màng nhĩ cũng được chỉ định nhóm thuốc này. Thủng màng nhĩ có nên nhỏ thuốc kháng sinh? Tùy theo mức độ bệnh, bác sĩ sẽ lựa chọn đường dùng thuốc phù hợp. Chú ý rằng thuốc chỉ có tác dụng diệt khuẩn, không có tác dụng làm lành màng nhĩ.
 
Thuốc điều trị thủng màng nhĩ là gì?
Thuốc điều trị thủng màng nhĩ là gì?

Các nhóm thuốc khác như thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm có thể được sử dụng trong những trường hợp chảy máu. Các thuốc này hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng cho người bệnh.

Vá thủng màng nhĩ
Thủng màng nhĩ điều trị bằng phương pháp này trong trường hợp vết rách lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng tai. Phương pháp nên được chỉ định và thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa. Vậy, thủng màng nhĩ có nên vá không? Người bị bệnh hoàn toàn có thể yên tâm, phương pháp này vô cùng đơn giản và nhanh chóng. Sau khi thực hiện giúp cải thiện nhanh khả năng lành vết rách màng nhĩ cho tai.

Khắc phục tại nhà

Thủng màng nhĩ ở người lớn đã là vấn đề đáng lo ngại thì thủng màng nhĩ ở trẻ lại cực kỳ nguy hiểm vì khó phát hiện. Vậy thủng màng nhĩ ở trẻ nhỏ có lành được không? Thủng màng nhĩ còn nghe được không? Bất kể trường hợp nào cũng có thể chữa lành và phục hồi chức năng nghe nếu người bệnh lưu ý một số điểm sau đây:
 
Người bệnh nên tránh hắt hơi mạnh
Người bệnh nên tránh hắt hơi mạnh
  • Giữ tai luôn khô ráo, đặc gạc khô vào tai để hút ẩm tránh nguy cơ viêm nhiễm.
  • Không nên thực hiện ngoáy tai, làm sạch tai quá mạnh trong thời gian điều trị.
  • Tránh hắt hơi mạnh có thể gây áp lực lên tai.
  • Đến khám lại theo đúng lịch hẹn để bác sĩ kiểm tra lại.
  • Uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ và không được ngưng thuốc đột ngột.

Cách vệ sinh tai khi bị thủng màng nhĩ

Với những người bị thủng màng nhĩ, việc vệ sinh tai đúng cách là cực kì quan trọng. Nếu không cẩn thận có thể dẫn đến các tổn thương bên trong tai. Sau đây hãy cùng tham khảo cách làm sạch tai đúng cách trong quá trình chữa bệnh:
Bước 1. Pha nước muối sinh lý cùng với nước ấm theo tỷ lệ thích hợp. Sau đó nhúng gạc khô vào và vắt thật khô.
Bước 2. Dùng gạc lau sạch phần tai bên ngoài để hạn chế các tác nhân gây bệnh vào bên trong tai.
Bước 3. Nhỏ nước muối sinh lý vào tai. Nghiêng đầu để tai có màng nhĩ bị thủng nằm phía trên. Để yên đầu trong vòng 1-3 phút. Sau đó nghiêng phía ngược lại để loại bỏ dung dịch thừa bên trong tai.
Bước 4. Dùng khăn mềm hoặc gạc khô lau sạch tai. Nên lưu ý không thụt lau sâu bên trong tai.
Nên thực hiện thao tác vệ sinh tai 2-3 lần/ ngày.
 
Vệ sinh tai đúng cách như thế nào?
Vệ sinh tai đúng cách như thế nào?

Những lưu ý khi rửa tai:
  • Tuyệt đối không để nước sinh hoạt tràn vào bên trong tai, nhất là lúc tắm hoặc gội đầu. Tốt nhất nên dùng gạc lau sạch tai sau khi tắm xong.
  • Không nên tiếp xúc với nơi có tiếng ồn, âm thanh lớn.
  • Ngoài vệ sinh tai cũng nên chú ý vệ sinh mũi họng thường xuyên. Bởi vì các tác nhân gây bệnh ở vùng lân cận này là mối đe dọa của tai bị thủng màng nhĩ.

Biện pháp phòng chống thủng màng nhĩ

Thủng màng nhĩ không phải là tình trạng hiếm gặp trên thực tế. Phần lớn người bệnh không tự phát hiện sớm tình trạng tổn thương ở tai. Để hạn chế các biến chứng nguy hiểm đến tai, mỗi người cần chủ động bảo vệ đôi tai của mình. Sau đây là những biện pháp phòng chống thủng màng nhĩ cực kỳ hiệu quả:

Điều trị triệt để các bệnh nhiễm trùng tai mũi họng

Tai mũi họng là khu vực tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài. Do đó rất dễ bị các tác nhân gây bệnh ảnh hưởng đến. Chính vì thế, mỗi người cần chủ động thăm khám định kỳ để phát hiện sớm và điều trị bệnh kịp thời. Hạn chế bệnh viêm nhiễm có thể ngăn chặn nguy cơ thủng màng nhĩ gấp nhiều lần. Hiện nay, các cơ sở y tế đều được trang bị những loại máy soi tai mũi họng hiện đại, giúp phát hiện dễ dàng các tổn thương ở tai như thủng màng nhĩ, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình điều trị.

Bảo vệ đôi tai

Chú ý bảo vệ tai tránh khỏi các vật sắc, nhọn. Ngoài ra khi đến những nơi có âm thanh lớn cũng cần có biện pháp giảm tiếng ồn cho tai. Khi di chuyển bằng máy bay hay bơi lội cần sử dụng các thiết bị chuyên dụng bảo vệ tai.
 
Tránh ngoáy tai mạnh hay sử dụng vật sắc nhọn
Tránh ngoáy tai mạnh hay sử dụng vật sắc nhọn

Vệ sinh tai đúng cách

Để hạn chế nguy cơ thủng màng nhĩ, mỗi người cần biết cách vệ sinh tai hợp lý. Tránh sử dụng vật cứng hoặc tăm bông ngoáy sâu bên trong tai. Ngoài ra cũng không nên lạm dụng việc vệ sinh tai, việc làm này vừa không cần thiết vừa gây tổn thương cho tai.
Qua bài viết trên đây, hẳn bạn đã biết được rằng thủng màng nhĩ có tự liền được không, hậu quả của nó và cách phòng tránh. Đây là tình trạng tổn thương tai tương đối nguy hiểm. Chính vì thế mỗi người cần chủ động bảo vệ đôi tai để tránh tổn thương dẫn đến suy giảm thính lực. Hãy thường xuyên truy cập website https://tapdoanytevietnhat.com/ để thường xuyên cập nhật những thông tin, kiến thức quan trọng về sức khỏe nhé.
Thiết kế và phát triển website bởi Kenhdichvu.vn