Tin tức - Sự kiện

Chó mèo bị dại sống được bao lâu? Nguyên nhân, triệu chứng bệnh

Chó và mèo là các loài động vật gắn liền với cuộc sống con người, chúng không chỉ đơn thuần là loài vật nuôi mà còn là người bạn thân thiết gắn bó với con người. Tuy nhiên nuôi dưỡng chó mèo lại tiềm ẩn nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm, trong đó có bệnh dại. Đây là căn bệnh nguy hiểm đe dọa đến tính mạng của loài chó mèo và kể cả con người nếu bị lây nhiễm. Vậy chó mèo bị dại sống được bao lâu? Nguyên nhân và mức độ nguy hiểm của bệnh như thế nào? Hãy cùng các chuyên gia tìm hiểu các thông tin này qua bài viết sau đây.
MỤC LỤC BÀI VIẾT

Tại sao chó mèo bị dại?

Chó mèo bị dại sống được bao lâu cũng như nguyên nhân gây ra căn bệnh này là những thông tin vô cùng quan trọng mà hầu hết mọi người đều phải nắm rõ, đặc biệt là những người đang nuôi thú cưng trong gia đình. Theo Tổ chức y tế Thế giới (WHO), bệnh dại là một căn bệnh nguy hiểm do virus gây ra và là tác nhân gây tử vong cho hàng triệu động vật mỗi năm. Dại là căn bệnh nguy hiểm, hầu hết các loài chó mèo hoặc con người khi khởi phát các triệu chứng lâm sàng đều dẫn đến tử vong. Hiện nay vẫn chưa có phác đồ điều trị đặc hiệu khi khởi phát biểu hiện bệnh dại.
 
Chó mèo bị dại do virus Rhabdovirus
Chó mèo bị dại do virus thuộc họ Rhabdovirus gây ra

Tác nhân gây bệnh dại thuộc họ Rhabdovirus tồn tại trong nước bọt của chó, mèo hoặc bất kỳ động vật nào mắc bệnh dại, động vật lây nhiễm bệnh cho nhau và cho con người qua các vết cắn, một số trường hợp bệnh còn lây nhiễm thông qua nước bọt, vết thương hở hoặc qua niêm mạc mắt, mũi. Theo các nhà khoa học, hiện nay virus dại tồn tại theo hai dạng chính:
  • Virus dại đường phố: tồn tại trên động vật bị bệnh, thường là chó mèo.
  • Virus dại cố định: cố định thời gian ủ bệnh trên thỏ.
Virus dại khi tồn tại trên cơ thể vật nuôi sẽ có thời gian ủ bệnh từ 2-8 tuần trước khi khởi phát các triệu chứng, nếu truyền qua nước bọt bởi vết cắn có thể rút ngắn còn 10 ngày. Virus dại rất nguy hiểm khi chúng tác động lên hệ thần kinh trung ương dẫn đến viêm não, liệt não, khiến cho vật nuôi hoặc người mắc bệnh điên dại và chết. Khi phát bệnh ở chó mèo, bệnh dại tồn tại ở hai thể là thể điên cuồng và thể câm.
 
Chó mèo bị dại ủ bệnh từ 2-8 tuần
Chó mèo bị dại ủ bệnh 2-8 tuần với các triệu chứng khó phân biệt

Chó mèo bị dại sống được bao lâu? Biểu hiện, triệu chứng

Biểu hiện bệnh dại ở chó mèo như thế nào là những thông tin quan trọng mà mọi người cần nắm rõ để kịp thời phát hiện thú cưng mắc bệnh và có biện pháp cách ly kịp thời ngăn chặn nguy cơ lây lan bệnh cho người thân trong gia đình:

Biểu hiện bệnh dại ở chó

Bệnh dại ở chó hay mèo đều có hai thể chính là thể điên cuồng và thể câm, khi mắc bệnh chó có những hành vi khác thường mà mọi người có thể quan sát để sớm phát hiện thú cưng đang mắc bệnh dại:
 
Chó bị dại dễ kích động và cắn người
Chó bị dại dễ kích động và cắn người
  • Dễ bị kích động hơn bình thường, có thể cắn khi không bị trêu chọc.
  • Chán ăn hoặc ăn những thứ không bình thường như gậy, móng tay…
  • Bỏ chạy mặc dù không có lý do rõ ràng nào tác động đến.
  • Thay đổi trong âm thanh phát ra: sủa gào, gầm gừ nhưng cũng có thể là sủa không ra tiếng.
  • Tiết nhiều nước bọt thường xuyên, kể cả sùi bọt mép.
  • Tâm tính hoặc các thói quen thường ngày của chó đều bị thay đổi.
Những biểu hiện kể trên là những thay đổi trong hành vi thường ngày khi chó bị nhiễm virus dại mà người nuôi có thể quan sát thấy. Những dấu hiệu này tuy nhỏ và không rõ rệt nhưng lại là lời cảnh báo về sức khỏe và nguy cơ mắc dại ở loài chó.

Dấu hiệu bệnh dại thể điên cuồng ở chó

Với thể điên cuồng, chó có những thay đổi về tâm tính và hành vi ngay cả với chủ nhân và những người thân thiết trong gia đình. Thời kỳ ủ bệnh chó có những biểu hiện như: thường xuyên trốn vào góc tối, khu vực kín đáo, tiếp xúc gần gũi với chủ một cách miễn cưỡng hoặc ngược lại, đôi khi có những hành động vồn vã thái quá rất khó hiểu, một số trường hợp còn sủa vu vơ, tru lên từng hồi hoặc bồn chồn… Sau giai đoạn này, chó sẽ tiếp tục bước sang thời kỳ điên cuồng và thời kỳ bại liệt.
 
Chó tỏ ra hung dữ hơn khi bị dại
Chó ngại tiếp xúc với người khác và tỏ ra hung dữ hơn khi mắc bệnh dại

Thời kỳ điên cuồng

Giai đoạn này, chó có biểu hiện rất hung dữ, khó kiểm soát và khó khống chế bởi chính chủ nhân. Những dấu hiệu của thời kỳ này rất dễ nhận biết chó có nguy cơ đang mắc bệnh dại:
  • Chó có tâm lý khá kích động, sủa và hung hăng với người lạ mặt, vồ vập khi chủ gọi, đôi khi chỉ cần tiếng động nhỏ cũng khiến chúng nhảy lên sủa từng hồi dài.
  • Nơi vết thương bị cắn lây nhiễm virus dại nổi mẩn, lở loét khiến chó ngứa ngáy, thường xuyên liếm hoặc cắn đến rụng lông, chảy máu.
  • Chó có biểu hiện bỏ ăn do khó nuốt, mặt đỏ bừng kèm sốt cao và giãn đồng tử. Đồng thời còn có biểu hiện khát nước nhưng không uống được.
Bỏ ăn khi nhiễm virus dại
Biểu hiện bỏ ăn, chán ăn khi nhiễm virus dại
  • Chó chảy nước dãi thường xuyên, đôi khi sùi bọt mép, luôn tỏ vẻ bồn chồn và luôn trong trạng thái cảnh giác, sợ sệt, ngược lại đôi khi lại rất hung dữ nhưng đi đứng không chủ định và thường cắn vu vơ.
  • Một số trường hợp bỏ nhà ra đi và không quay về, trên đường đi rất hung dữ, thường cắn người và động vật khác gây lây nhiễm bệnh cực kỳ nguy hiểm.

Thời kỳ bại liệt

Chó mắc bệnh dại thể điên cuồng chiếm ¼ trường hợp, khi kết thúc giai đoạn hung hăng trên, chó sẽ có biểu hiện bị liệt, đặc biệt là liệt hàm dưới và lưỡi gây trễ hàm, dẫn đến thè lưỡi ra ngoài. Điều này khiến cho chó tiết nước bọt thường xuyên, không ăn uống được, đồng thời còn tăng nguy cơ liệt chân sau với mức độ ngày càng trầm trọng. Sau khi có những dấu hiệu đầu tiên của bệnh dại, chó sẽ chết sau 3-7 ngày do liệt cơ hô hấp và kiệt sức do không thể ăn uống được.
 
Thời kì bại liệt khiến chó tử vong sau vài ngày
Thời kỳ bại liệt khiến chó tử vong sau đó vài ngày
 

Dấu hiệu bệnh dại thể câm ở chó

Không hung tợn như thể điên cuồng, chó bệnh dại thể câm có biểu hiện ủ rũ, u buồn hơn. Chúng thường bị liệt chi sau, một phần cơ thể hoặc đôi khi liệt nửa người, trong đó thường thấy nhất là liệt cơ hàm với các triệu chứng như luôn hé miệng, lưỡi thè ra ngoài, chảy nhiều nước bọt. Ngoài ra thể câm còn khiến chó không thể sủa được, chỉ gầm gừ trong họng và cũng không thể ăn uống như bình thường. Khi xuất hiện các dấu hiệu nói trên, chó thường chỉ sống trong vòng 2-3 ngày do virus ức chế hành tuỷ gây tổn thương hoạt động hệ hô hấp và tuần hoàn.
 
Chó bị dại câm thường ủ rũ
Vẻ mặt ủ rũ, buồn bã thường gặp ở thể dại câm

Vậy chó bị dại sống được bao lâu? Đối với chó thời gian ủ bệnh sẽ dài ngắn khác nhau từ 2-8 tuần với các triệu chứng bất thường mờ nhạt khó phát hiện, nhưng khi có những triệu chứng lâm sàng của bệnh rõ rệt, chó chỉ sống được trong vòng vài ngày sau đó sẽ tử vong cho thấy mức độ rất nguy hiểm của bệnh lý này.

Biểu hiện của mèo bị dại

Chó mèo bị dại sống được bao lâu? Nguyên nhân, triệu chứng bệnh Xem thêm: Nguyên nhân và cách điều trị cho mèo bị viêm phúc mạc

Sau loài chó, mèo là loài động vật tiếp theo có nguy cơ mắc bệnh dại phổ biến hiện nay, với tỷ lệ 2-5%, thấp hơn nhiều so với loài chó vì chúng thường có khuynh hướng sống một mình. Sau khi nhiễm virus dại, mèo cũng có thời gian ủ bệnh và khởi phát tương tự như chó với hai dạng chính là thể dại đơ và thể dại cuồng.
Giai đoạn ủ bệnh ở mèo thường chỉ kéo dài từ 2-10 ngày với những triệu chứng tương đối mờ nhạt, hành vi biến đổi nhưng không đáng chú ý để sớm phát hiện mèo nhà bạn đang mắc bệnh dại:
  • Sốt hoặc đau cơ nhưng khó phát hiện vì chúng thường lầm lũi tự giải quyết một mình.
  • Dễ cáu gắt hơn, hay bồn chồn và rùng mình, đây là biểu hiện thường thấy khi mèo bị bệnh nên khó phân biệt với bệnh dại.
Bệnh dại khiến mèo dễ cáu gắt
Bệnh dại khiến mèo rất dễ cáu gắt
  • Mèo tỏ ra rất sợ ánh sáng, sợ hãi tột độ với đèn sáng.
  • Biểu hiện thường thấy tiếp theo là nôn mửa, tiêu chảy hoặc ho hen.
  • Không thể hoặc mất khả năng nhai nuốt nên có biểu hiện chán ăn, không tha thiết với thức ăn.

Dấu hiệu thể dại đơ ở mèo

Sau khi kết thúc giai đoạn ủ bệnh, các dấu hiệu ở mèo mắc bệnh dại sẽ dần được bộc lộ rõ nét hơn, với thể dại đơ là những biểu hiện lờ đờ, ủ rũ, hoảng loạn dễ dàng được nhận thấy:
  • Bắt đầu liệt chân, cơ hàm hoặc một phần cơ thể khiến chúng khó khăn trong di chuyển và khó ăn uống hơn.
Thể dại đơ khiến mèo liệt chi
Thể dại đơ khiến mèo liệt chi hoặc nửa người
  • Hàm bị liệt sẽ bắt đầu trễ xuống, lưỡi thè ra ngoài, chảy nhiều nước dãi.

Dấu hiệu thể dại cuồng ở mèo

Thể dại điên cuồng ở mèo thường ít phổ biến hơn thể đơ, khi mắc bệnh dại thuộc type này, mèo sẽ có những dấu hiệu hung hăng và đáng sợ rất dễ nhận diện:
  • Chảy nước bọt nặng nề hơn, đôi khi sùi bọt mép.
  • Luôn trong trạng thái lo lắng, bồn chồn, rất sợ nước cũng như tiếng nước chảy.
Lo lắng bồn chồn biểu hiện của thể dại điên cuồng
Lo lắng, bồn chồn thường gặp ở thể điên cuồng
  • Chán ăn, không quan tâm đến thức ăn như thường khi.
  • Hành vi điên cuồng khó kiểm soát, mèo tự cắn xé bản thân, đôi khi tấn công con người và những loài động vật khác.
Thể dại điên cuồng là trường hợp rất nguy hiểm với nguy cơ lây lan virus nhanh chóng, do đó khi phát hiện vật nuôi có những biểu hiện khác thường này, bạn nên lưu ý chủ động cách ly để hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm căn bệnh đáng sợ này. Vậy mèo bị dại sống được bao lâu? Với những triệu chứng liệt, suy nhược cơ thể, liệt chức năng hô hấp và tuần hoàn, do đó mèo bị bệnh dại cũng chỉ sống được vài ngày kể từ khi bệnh khởi phát.

Cách xử lý chó mèo bị dại

Chó mèo bị dại sẽ đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của vật nuôi cũng như con người, căn bệnh này có tính chất lây lan nhanh với độ nguy hiểm cao, do đó không nên chủ quan khi phát hiện vật nuôi có nguy cơ mắc bệnh lý này. Ngay khi nghi ngờ chó mèo bị dại, mỗi người nên kịp thời có biện pháp xử lý thích hợp, sau đây sẽ là những hướng dẫn từ chuyên gia y tế với các bước can thiệp khi chó mèo bị dại như sau:

Đối với động vật hoang dã, đi lạc

Chó mèo khi khởi phát bệnh dại rất dễ nhận biết, đặc biệt là đối tượng hoang dã, không có chủ thường sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh lý. Khi đó mọi người nên báo cáo cho cơ quan kiểm soát động vật để họ xử lý. Thông thường chúng sẽ được bác sĩ thú y dùng kỹ thuật riêng đưa đi mà không gây nguy hiểm cho người. Lưu ý không nên lại gần hoặc chủ động bắt các loài chó mèo hoang dã có biểu hiện bệnh dại, vì nguy cơ lây nhiễm rất cao nếu vô tình tiếp xúc với vết thương hở, nước bọt hoặc vết cắn từ chúng.
 
Phát hiện chó mèo hoang bị dại cần báo ngay với cơ quan kiểm soát động vật
Phát hiện mèo hoang dã bệnh dại nên báo ngay cho cơ quan kiểm soát động vật

Đối với chó mèo nuôi trong gia đình

Chó mèo nuôi trong gia đình vẫn có nguy cơ lây nhiễm bệnh dại và chủ nhân phải hết sức chú ý vì đây là loài động vật thường hay ra ngoài, tiếp xúc với vật nuôi của gia đình khác hoặc động vật hoang dã, khi đó chỉ qua vết cắn, vết trầy xước cũng có nguy cơ cao mắc bệnh lý nguy hiểm này. Chính vì thế khi nuôi chó mèo, mỗi người nên quan sát thường xuyên các biểu hiện của vật nuôi, ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ nên thực hiện các hướng dẫn sau đây:
  • Khi phát hiện vật nuôi có những thay đổi về hành vi, thói quen cũng như cách cư xử với chủ nhân khác thường, hoặc những trường hợp hung hăng nên nhanh chóng liên hệ với cơ quan kiểm soát động vật để nhận được sự hỗ trợ từ người có chuyên môn.
Chó mèo bị dại cần báo ngay
Chó mèo bị dại nên báo ngay cho nơi có chuyên môn để được tư vấn
  • Trường hợp phát hiện chó mèo có vết trầy xước hoặc bị động vật khác cắn nên nhanh chóng cho chúng vào lồng và đưa đến cơ sở thú y để được thăm khám sớm nhất có thể. Qua thăm khám cũng như các bước xét nghiệm, bác sĩ sẽ biết sớm về nguy cơ mắc bệnh dại của vật nuôi, nếu không mắc bệnh thì có biện pháp xử lý vết thương tránh nhiễm trùng, ảnh hưởng đến sức khỏe vật nuôi.
  • Người nuôi chó mèo nên lưu ý về việc tiêm vắc xin phòng ngừa dại cho vật nuôi, ngay khi phát hiện vết cắn từ động vật khác hãy tiêm nhắc lại liều vắc xin để tăng hệ miễn dịch phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này. Sau đó tiếp tục theo dõi các biểu hiện của chó mèo trong vòng 45 ngày dưới điều kiện nuôi nhốt, không tiếp xúc với động vật khác hoặc con người để phòng tránh nguy cơ lây nhiễm bệnh.
Tiêm nhắc vacxin cho chó mèo để ngăn ngừa bệnh dại
Tiêm nhắc vắc xin cho chó mèo để ngăn chặn bệnh dại
  • Trường hợp chó mèo nuôi trong nhà không được tiêm phòng vắc xin ngừa dại trước đó và có biểu hiện chắc chắn đang mắc bệnh dại nên chủ động thực hiện biện pháp an tử để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm vì đây là bệnh lý rất nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng của vật nuôi khác cũng như con người. Nếu không an tử, vật nuôi nên được cách ly và theo dõi trong vòng 6 tháng, sau đó nên tiêm nhắc lại vắc xin ngừa bệnh sau khi hết thời gian cách ly.

Biện pháp phòng ngừa bệnh dại

Ngoài các thông tin chó mèo bị dại sống được bao lâu và biểu hiện bệnh ra sao, các biện pháp phòng ngừa căn bệnh này cũng là những kiến thức quan trọng mà mỗi người nên lưu ý.

Phòng ngừa bệnh dại ở chó mèo

Bệnh dại là căn bệnh rất nguy hiểm với chó hay mèo, những loài động vật trung gian lây truyền phổ biến nhất hiện nay. Do đó, người nuôi nên hết sức chú ý về các biện pháp phòng ngừa bệnh lý này trên vật nuôi theo các khuyến cáo sau đây:
  • Nên đảm bảo vật nuôi được tiêm phòng vắc xin dại đầy đủ và mới nhất, tốt nhất nên tham khảo các thông tin tiêm chủng tại cơ quan kiểm soát động vật hoặc các cơ sở thú y để nắm rõ về loại cũng như lịch tiêm phòng, tùy theo loại thuốc sẽ có liều tiêm nhắc hằng năm, hai năm hoặc ba năm một lần.
  • Nuôi chó mèo không đồng nghĩa với việc thả rông không kiểm soát chúng Mỗi gia đình nên có biện pháp giới hạn nơi đi lại của vật nuôi và hạn chế tiếp xúc với những động vật không rõ nguồn gốc Điều này không những giúp bảo vệ chó mèo khỏi bị loài khác tấn công mà còn ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm bệnh dại.
Kiểm soát vật nuôi phòng ngừa nhiễm dại
Kiểm soát vật nuôi để phòng ngừa nguy cơ nhiễm virus dại
  • Nên vệ sinh chuồng nuôi, phạm vi ở của vật nuôi nghi ngờ bị dại. Nếu chó mèo nuôi chết do bất kỳ nguyên nhân nào nên chôn cất cẩn thận và khử trùng bằng dung dịch chuyên dụng để hạn chế nguy cơ phát tán virus gây bệnh.

Đối với con người

Theo Tổ chức y tế Thế giới (WHO), bệnh dại có nguy cơ lây nhiễm và gây tử vong 60.000 – 70.000 người mỗi năm. Điều đó cho thấy mức độ nguy hiểm và trầm trọng của căn bệnh này. Chính vì thế mỗi người nên có biện pháp bảo vệ và phòng tránh virus dại, trong đó cách tốt nhất và hiệu quả nhất hiện nay chính là tiêm ngừa vắc xin phòng dại nếu bị chó mèo cào hay cắn. Đồng thời tránh tiếp xúc hoặc trêu ghẹo chúng để hạn chế nguy cơ bị cắn và lây nhiễm virus dại.
 
Tiêm vacxin phòng dại cho người
Tiêm vắc xin là biện pháp phòng ngừa bệnh dại hữu hiệu cho người

Bệnh dại là một trong những căn bệnh truyền nhiễm cực kỳ nguy hiểm đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của vật nuôi cũng như con người, chính vì thế mỗi chúng ta không nên chủ quan với bệnh lý này. Hãy luôn cập nhật các thông tin về virus dại cũng như tìm hiểu về việc chó mèo bị dại sống được bao lâu, biểu hiện ra sao để kịp thời cách ly khi phát hiện chúng mắc bệnh. Điều này sẽ giúp phòng tránh nguy cơ nhiễm virus và bảo vệ sức khỏe của chúng ta, cũng như các động vật khác. Hãy thường xuyên cập nhật các tin tức thú y tại Tập đoàn Y tế Việt Nhật để trang bị những kiến thức chăm sóc và bảo vệ tốt nhất cho người bạn của mình nhé.

 
Thiết kế và phát triển website bởi Kenhdichvu.vn