Tin tức - Sự kiện

Chế độ dinh dưỡng và khẩu phần ăn của mèo như thế nào là tốt nhất?

Một chế độ dinh dưỡng tốt dành cho mèo ngay khi còn nhỏ sẽ giúp vật nuôi của bạn phát triển tốt, sống lâu và tránh được các bệnh tật nguy hiểm. Vì thế, bạn nên tham khảo về các thực phẩm cần thiết trong khẩu phần ăn của mèo, cũng như cách làm thức ăn cho vật cưng một cách khoa học và an toàn mà chúng tôi chia sẻ ở bài viết dưới đây.
MỤC LỤC BÀI VIẾT

Khẩu phần ăn cho mèo con dưới 12 tháng tuổi

Trong những tháng mới sinh, mèo con sẽ cần một chế độ ăn uống lành mạnh và đầy đủ chất dinh dưỡng để có một nền tảng sức khỏe tốt trong suốt cuộc đời. Tuy nhiên, đường ruột của mèo con trong giai đoạn này chưa hoàn thiện nên bạn cần chăm sóc thật kỹ càng. Đặc biệt, tránh tình trạng mèo bị tiêu chảy xảy ra.
 
Mèo 4 đến 5 tuần tuổi có thể tập ăn
Khi mèo được 4 đến 5 tuần có thể bắt đầu tập ăn

Mèo con dưới 12 tháng tuổi phải được nuôi hoàn toàn bằng nguồn sữa mẹ. Sau đó, bạn có thể bắt đầu tập cho mèo ăn khi chúng được 4 đến 5 tuần tuổi. Thức ăn hạt loại chuyên dùng cho mèo con là lựa chọn hoàn hảo nhất. Bởi vì, sản phẩm đã được nghiên cứu nhằm cung cấp đủ chất đạm (Protein) và các dưỡng chất thiết yếu khác để cho mèo phát triển.
Lưu ý, bạn nên chia thành các bữa ăn nhỏ và cho mèo con ăn từ 5 lần đến 6 lần/ngày. Ngoài ra, trong khẩu phần ăn của mèo hàng ngày, bạn cũng có thể kết hợp thêm các thực phẩm tươi với hàm lượng nước cao. Thông thường, thức ăn tươi cho mèo con nên chứa 75% thành phần nước, đây là chất bổ sung rất tuyệt vời để vật nuôi luôn khỏe mạnh.

Khẩu phần ăn cho mèo trưởng thành

Đối với mèo đã trưởng thành thì cần chế độ ăn bổ dưỡng và cân bằng để duy trì trọng lượng và sức khỏe ổn định. Ở độ tuổi trưởng thành nghĩa là mọi bộ phận trong cơ thể mèo, kể cả đường tiêu hóa cũng đã hoàn chỉnh. Do đó, bạn có thể cho mèo ăn nhiều loại thực phẩm tươi sống lẫn sản phẩm dành cho mèo.
 
Mèo trưởng thành cần 250 calo 1 ngày
Một chú mèo trưởng thành cần nạp khoảng 250 Calo/ngày

Phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe, cân nặng và mức hoạt động của vật cưng mà bạn quyết định khẩu phần ăn của mèo hàng ngày gồm những gì. Nếu bạn không am hiểu về cách xây dựng thực đơn cho mèo có thể tham khảo mức năng lượng tiêu chuẩn: một chú mèo trưởng thành với cân nặng trung bình sẽ cần khoảng 250 Kcal/ngày để duy trì sức khỏe.
Điều cần lưu ý nhất đối với mèo đã trưởng thành vẫn là lượng nước cung cấp mỗi ngày. Vì mèo uống nước khá ít nên bạn hãy sử dụng thức ăn kết hợp với nước để bổ sung nước đầy đủ cho cơ thể chúng. Nếu bạn chỉ dùng thức ăn khô cho mèo, rất dễ phát sinh các căn bệnh liên quan đến đường tiêu hóa.

Chế độ dinh dưỡng cho mèo phát triển khỏe mạnh

Muốn mèo cưng của bạn luôn hoạt náo, khỏe mạnh và sống thọ thì lên kế hoạch khẩu phần ăn mỗi ngày cho chúng và việc làm hết sức cần thiết. Theo chia sẻ từ bác sĩ thú ý, chế độ ăn uống lành mạnh dành cho mèo phải bao gồm những thành phần sau:
 
Mèo cần chế độ dinh dưỡng hợp lý
Mèo cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý để phát triển khỏe mạnh
 
  • Nước sạch: Luôn có sẵn để mèo cưng có thể uống bất cứ lúc nào mà chúng thấy khát.
  • Chất dinh dưỡng Protein: Nên chiếm ít nhất là 20% trong khẩu phần ăn.
  • Chất béo từ các loại thực phẩm hoặc sản phẩm chế biến dành cho mèo.
  • Các loại Vitamin : Gồm Vitamin A (cần sử dụng một cách thận trọng để đảm bảo cung cấp đủ cho cơ thể thú cưng mỗi ngày), Vitamin B và Vitamin E (cần thiết để phá vỡ chất béo không bão hòa trong bữa ăn uống của mèo).
  • Canxi: Đây là thành phần quan trọng trong việc hình thành nên cấu trúc và duy trì xương mèo luôn được chắc khỏe.
  • Taurine: Là một axit amin thiết yếu trong chế độ dinh dưỡng cho mèo con. Việc thiếu hụt Taurine ở mèo có thể gây thoái hóa võng mạc trung tâm, từ đó dẫn đến mù lòa và bệnh suy tim.

Những điều cần lưu ý khi cho mèo ăn


Bên cạnh tuân thủ những khuyến cáo của bác sĩ thú ý về khẩu phần ăn của mèo từ khi còn nhỏ cho đến độ tuổi trưởng thành, bạn nên lưu ý thêm một số vấn đề quan trọng sau đây:

Mèo ăn bao nhiêu 1 ngày là đủ?

Câu trả lời khá đơn giản. Đó là bạn hãy dựa vào kích cỡ, tuổi tác, tốc độ trao đổi chất, nhiệt độ môi trường và lượng vận động của thú cưng mà cho chúng ăn lượng thức ăn vừa đủ.
 
Tính lượng thức ăn cho mèo theo trọng lượng và tuổi
Dựa vào trọng lượng và tuổi tác để cân nhắc lượng thức ăn mỗi ngày dành cho mèo

Ngoài ra, cùng một lượng thức ăn nhưng mỗi loại lại có thành phần dinh dưỡng cũng như lượng calo hoàn toàn khác nhau. Do đó, bạn đừng quên xem xét đến vấn đề nguồn dinh dưỡng trong khẩu phần ăn cho mèo trưởng thành bên cạnh cân nhắc về lượng thức ăn.

Không nên cho mèo ăn gì?

Không phải bất cứ thực phẩm nào mèo cũng có thể ăn được. Nếu chúng ăn phải một trong các thực phẩm sau rất dễ gặp phải những tình trạng nguy hiểm, thậm chí đe dọa đến tính mạng:

Chocolate, trà, cafe, đồ uống chứa Caffeine và hạt đậu

Caffeine hoạt động như một loại thuốc lợi tiểu và gây mất nước. Các hoạt chất Caffeine, Theophylline, Theobromine gây độc làm ảnh hưởng đến hoạt động của tim mạch và hệ thần kinh. Do đó, bạn không nên cho mèo ăn những thực phẩm chứa chất Caffeine. Trong trường hợp, mèo cưng có biểu hiện như bồn chồn, thở nhanh, hồi hộp tim và run cơ thì bạn hãy nhanh chóng mang chúng đến gặp bác sĩ thú y. Vì đây là triệu chứng điển hình của ngộ độc Caffeine.
 
Caffein không tốt cho tim mạch của mèo
Các thực phẩm chứa Caffeine gây ảnh hưởng đến hoạt động của tim mạch mèo cưng
 

Rượu hoặc các đồ uống có cồn

Các loại nước giải khát, nước ngọt, bia hay rượu có cồn không nên cho mèo uống. Bởi vì, cồn tác động tới não bộ và gan gây trúng độc, hôn mê, thậm chí là tử vong. Chỉ với 2 muỗng rượu Whisky đã đủ để gây ngộ độc nghiêm trọng cho một chú mèo nặng trên 2kg, thêm một muỗng nữa sẽ dẫn đến tử vong.

Thức uống hoặc đồ uống có tinh dầu chanh

Đây là đồ uống gây ra tình trạng nôn mửa và mệt mỏi ở mèo. Vì vậy, trong khẩu phần ăn của mèo bạn nên tránh sử dụng thức uống có tinh dầu chanh.

Nho tươi và nho khô

Mặc dù nho tươi và nho khô vừa ngon lại vừa bổ ích cho con người nhưng lại gây suy thận cho mèo cưng. Trên thực tế, không phải tất cả loại mèo đều bị tác động xấu từ trái cây này. Tuy nhiên, càng ăn nhiều thì mèo càng cơ nguy cơ nhiễm độc cao và dẫn đến các biến chứng trầm trọng. Dấu hiệu xảy ra trong 24 giờ đầu tiên sau khi ăn phải là tiêu chảy, ăn không ngon, suy nhược, đau bụng, giảm đi tiểu và ngủ li bì.
 
Mèo ăn nho khô hoặc nho tươi có thể bị suy thận
Mèo ăn phải nho khô hoặc nho tươi có thể bị suy thận
 

Quả bơ

Trong quả bơ chứa Persin, đây là một loại độc tố gây hại cho đường tiêu hóa và đường hô hấp của động vật, bao gồm cả mèo. Vì thế, bạn nên tránh để mèo cưng ăn phải quả bơ.

Sữa và các sản phẩm làm từ sữa

Sữa và các sản phẩm làm từ sữa dễ gây tiêu chảy kèm theo triệu chứng mất nước ở mèo, đặc biệt là mèo trưởng thành, mèo già vì mèo từ khi cai sữa mẹ đã dần mất khả năng tiêu hóa Lactose có trong sữa. Hậu quả của việc Lactose đọng lại trong dạ dày của mèo là gây tiêu chảy, kiệt sức và nôn ói liên tục. Nếu mèo nhà bạn chỉ thỉnh thoảng sử dụng sữa hay các sản phẩm làm từ sữa thì không sao cả.

Bánh kẹo nhiều đường

Ăn phải thực phẩm quá ngọt trong thời gian dài có thể gây đái tháo đường ở mèo. Một số đồ ăn chống bèo dành cho người có đường hóa học, chất Xylitol và kẹo cao su sẽ làm tăng chuyển hóa Insulin trong máu. Từ đó, dẫn đến tình trạng tụt huyết áp, suy gan và hôn mê.
 
Mèo ăn đồ ngọt bị đái tháo đường
Mèo con có thể bị đái tháo đường khi ăn đồ ngọt trong thời gian dài
 

Hành, hành tây, tỏi, hẹ và rau thơm

Cho hành với tỏi vào trong bữa ăn cho mèo không phải là một ý tưởng tốt. Vì các Sulfoxides và Disunphua trong hành gây phá hủy các tế bào hồng cầu và gây ra những vấn đề nghiêm trọng như viêm loét dạ dày và thiếu máu nặng.

Nấm ăn

Trong nấm ăn có chứa độc tố gây độc, sốc, dẫn đến ảnh hưởng tới toàn thân, cơ và hệ thần kinh. Thậm chí khi mèo ăn nấm với số lượng nhiều có thể tử vong ngay lập tức.

Bột mì 

Bột mì khi nở sẽ hút dịch và nước trong dạ dày. Khi mèo ăn ít thì cản trở quá trình tiêu hóa, còn ăn nhiều bột mì gây phồng và tổn thương dạ dày. Trong trường hợp bột mì không được tiêu hóa trong dạ dày có thể gây nên tình trạng ức nghẽn lâu dài ở bộ máy tiêu hóa. Lúc này, bột mì bị lưu lại trong dạ dày và làm xuất hiện quá trình lên men và sản sinh ra cồn - chất cấm kỵ đối với hệ tiêu hóa của loài mèo. 

Bột mì gây tổn thương da dày của mèo
Bột mì có thể gây tổn thương cho dạ dày của mèo khi ăn vào
 

Thức ăn dành riêng cho chó

Chế độ dinh dưỡng và khẩu phần ăn của mèo như thế nào là tốt nhất?Xem thêm: Chó thích ăn gì nhất? Các loại thức ăn bổ dưỡng cho cún cưng

AAFCO có tiêu chuẩn dành riêng cho mèo và chó, và nhu cầu dinh dưỡng của chúng hoàn toàn khác biệt nhau. Vậy nên các loại thực phẩm dành cho chó không phù hợp đối với loài mèo. Nếu bạn cho mèo cưng ăn thực phẩm của chó trong thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mèo.

Trứng sống

Không riêng gì mèo mà con người cũng không nên ăn trứng sống. Vì trong trứng sống chứa nhiều loại vi khuẩn có hại. Đối với mèo, nếu ăn trứng sống có nguy cơ bị nhiễm khuẩn E.coli và Salmonella cao. Hai loại khuẩn này sẽ gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm, làm giảm tuổi thọ của mèo. Ngoài ra, trong lòng trắng trứng còn chứa Avidin, hợp chất làm ngăn chặn sự hấp thụ Vitamin B vào cơ thể.

Thịt sống và cá sống

Cũng như trứng sống, thịt và cá sống chưa chế biến có thể tồn tại nhiều vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm. Hơn thế nữa, một loại Enzym trong cá sống phá hủy Thiamine, là một Vitamin nhóm B thiết yếu dành cho mèo. Nếu thiếu Thiamine có thể gây ra các vấn đề thần kinh đáng lo ngại ở vật cưng. Tuy nhiên, ở mèo trưởng thành vẫn nên thỉnh thoảng cho ăn một ít thịt bò sống trong khẩu phần ăn để giúp tăng yếu tố vi lượng.
 
Cá sống chứa nhiều vi khuẩn có hại cho mèo
Trong cá sống chứa nhiều vi khuẩn có hại cho sức khỏe thú cưng
 

Không cho mèo ăn cá ngừ

Cá ngừ sẽ gây sung dinh dưỡng nếu dùng lâu dài. Bởi vì, loại cá này không cung cấp đủ các loại Vitamin và khoáng chất đặc biệt cho mèo. Cá tươi sống gây thiếu hụt Vitamin B, làm giảm tính thèm ăn. Nếu mèo ăn thường xuyên có thể bị liệt tiêu hóa và tử vong.

Mỡ thừa và các loại xương

Mỡ thừa từ các thực phẩm của con người khi cho mèo ăn nhiều sẽ gây ảnh hưởng xấu đến dạ dày. Còn xương gà, vịt, ngan… có thể vỡ thành từng mảnh nhỏ và tồn tại trong dạ dày của chúng, dẫn đến loạn tuyến tụy tiết dịch tiêu hóa hoặc rách, tổn thương dạ dày, ruột.

Gan động vật

Ở mức độ vừa phải, gan động vật là sản phẩm vô cùng phù hợp, có tác dụng tốt đến sự duy trì và phát triển của cơ thể mèo con. Nhưng nếu trong khẩu phần ăn của mèo, bạn cho quá nhiều gan có thể gây độc hệ cơ, xương vì lúc này hàm lượng Vitamin A đưa vào cơ thể quá cao, không thể sử dụng hay thải bớt được. Để ngăn chặn tình trạng này xảy ra, bạn chỉ nên cho mèo ăn gan tối đa 3 bữa trong một tuần.
 
Chỉ cho mèo ăn gan 3 lần 1 tuần
Chỉ nên cho mèo ăn gan động vật 3 lần/tuần
 

Thuốc

Bạn đừng bao giờ cho mèo uống bất kỳ loại thuốc nào không được kê đơn, trừ khi bác sĩ thú ý chỉ định. Các thành phần có trong thuốc như Acetaminophen và Ibuprofen có thể gây tử vong cho mèo của bạn.

Cách làm thức ăn cho mèo đơn giản

Cách chế biến thức ăn dành cho mèo không hề khó, ngược lại cực kỳ đơn giản. Bạn chỉ cần thực hiện theo 2 bước sau là đã có thể tạo nên bữa ăn bổ dưỡng dành cho vật nuôi:
- Bước 1: Chuẩn bị thực phẩm
  • 3 chén thịt nhỏ: Bạn có thể sử dụng thịt gà, thịt bò, thịt heo… đã được rửa và sơ chế sạch sẽ. Đối với thực phẩm này bạn có thể dùng ở dạng thô hoặc nấu chín. Lưu ý là cắt nhỏ hoặc xay nhuyễn để mèo cưng dễ ăn.
  • 1 chén nội tạng: Bạn nên bổ sung thêm một chút nội tạng như tim, gan, phổi, cật… nấu sơ hoặc mang đi xay chung với thịt.
  • 1 cái cổ gà tây để sống bỏ da (có thể thay bằng 2 cổ gà ta vì cổ gà ta khá ngắn, chỉ bằng ½ cổ gà tây): cổ gà bạn nhớ băm hoặc xay nhuyễn. Đây là thực phẩm mèo rất thích nên sẽ giúp chúng ăn hết bữa ăn mà bạn chuẩn bị. Trong trường hợp không có cổ gà, bạn có thể thay bằng đầu cá.
  • 1 chén cơm: Đây là loại Protein không thể thiếu.
  • 1 quả trứng: Nó có công dụng bổ sung Canxi và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể mèo. Bạn có thể luộc chín và xay nhỏ cùng với thịt, gan để đảm bảo an toàn cho đường ruột của mèo.
  • 1 thìa dầu oliu hay dầu ăn nhằm tăng thêm mùi vị hấp dẫn cho bữa ăn. 
Cách làm thức ăn cho mèo
Cách làm thức ăn cho mèo

- Bước 2: Cách làm thức ăn cho mèo
  • Sau khi hoàn thành bước chuẩn bị nguyên liệu và sơ chế, bạn trộn tất cả các loại thức ăn kể trên lại với nhau rồi chia ra từng suất ăn riêng. Chia xong bạn có thể cho vào các hộp hoặc túi ni lông bảo quản, đến giờ cơm mang ra cho mèo ăn.
  • Trung bình một phần nguyên liệu như vậy là đủ làm ra 6 chén thức ăn dành cho mèo cưng. Xuất này cho một bé mèo xơi trong 5 đến 6 ngày. Mỗi chén sẽ chứa khoảng 250 kcal đến 300 kcal.
  • Những thức ăn chưa dùng tới tốt nhất bạn nên cất giữ trong tủ đông nhưng không nên rã đông bằng lò vi sóng. Mà hãy cho thức ăn vào trong túi nhựa (loại túi Zipper) rồi ngâm vào nước nóng khoảng 10 phút là được. Lưu ý, đối với túi Zipper bạn có thể mua ở bất cứ cửa hàng chuyên bán túi nhựa hoặc quầy tạp hóa, giá khoảng dưới 40 nghìn đồng/kg. Đây là loại túi làm bằng nhựa PE, có 2 khe cứng trên 2 mép giúp khép chặt hoàn toạn miệng của túi nên không thấm nước. Cho nên đây là loại túi an toàn để bảo quản thức ăn.

Một số lưu ý khác

Những lưu ý khác mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn về chế độ dinh dưỡng dành cho mèo cưng là:
  • Mèo cần một khẩu phần ăn cân bằng chất đạm, chất béo, Vitamin, khoáng chất và ít Carbohydrate.
  • Mèo là loại động vật ăn thịt bắt buộc nên chúng cần hấp thu thịt mỡ và đạm động vật để cơ thể luôn có đủ dưỡng chất thiết yếu. Vì vậy, bạn cần đảm bảo rằng, khẩu phần ăn của mèo đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng mỗi ngày cho thú cưng.
  • Một vấn đề mà bạn không được quên đó là điều chỉnh lượng thức ăn theo nhu cầu của mèo. Nếu mèo cưng bị thừa cân hoặc thiếu cân thì bạn nên chỉnh lượng thức ăn hàng ngày giảm xuống hoặc tăng lên khoảng 10%. Sau đó, kiểm tra tỉ lệ mỡ của mèo cưng trong hai tuần. Tốt nhân bạn nên dựa vào hình dạng, kích thước của mèo mà có sự điều chỉnh tương ứng.
  • Đối với mèo đang mang thai và cho con bú, có cân nặng ngoài bảng tham khảo hoặc đang ở những giai đoạn sức khỏe đặc biệt thì cần tham khảo y kiến bác sĩ thú y về chế độ dinh dưỡng.
Trên đây là toàn bộ các thông tin xoay quanh khẩu phần ăn của mèo và chế độ dinh dưỡng đối với từng thời kỳ phát triển của chúng. Hy vọng những thông tin trong bài viết này của Thiết bị Y tế Việt Nhật sẽ giúp ích cho bạn trong việc chăm sóc thú cưng, giúp chúng luôn khỏe mạnh, năng động và tránh xa các bệnh tật nguy hiểm. Trong trường hợp mèo có dấu hiệu chán ăn, bỏ bữa, các bạn nên đưa "boss" đến các cơ sở thú y. Với đội ngũ bác sỹ có chuyên môn, sử dụng các thiết bị thú y hiện đại các bé mèo sẽ được sớm phát hiện và điều trị những bệnh lý tiêu hóa.

Chế độ dinh dưỡng và khẩu phần ăn của mèo như thế nào là tốt nhất?Xem thêm: Máy siêu âm thú y - Lựa chọn thế nào cho đúng
Thiết kế và phát triển website bởi Kenhdichvu.vn