Có rất nhiều lý do khiến cho các chú cún ngày càng được nhiều người quý mến và nuôi dưỡng. Nhưng trong đó phải kể đến sự dí dỏm và dễ thương của các chú chó mang lại. Chính vì sự thân thiết với con người của loài chó, nên chúng ta càng nên tìm hiểu những vấn đề cần thiết trong việc chăm sóc người bạn này. Điều này sẽ giúp cún luôn được khỏe mạnh và vui vẻ. Đặc biệt khi chọn nuôi chó cái bạn còn phải nắm được chó mang thai bao nhiêu ngày, cũng như dấu hiệu chó mang thai và sắp sinh là gì để đảm bảo quá trình sinh nở của chúng diễn ra thuận lợi nhất. Nội dung bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về chu kỳ sinh sản của loài chó hiện nay.
MỤC LỤC BÀI VIẾT
Giải đáp chó mang thai bao nhiêu ngày thì đẻ?
Xu hướng nuôi thú cưng ngày càng phổ biến trong xã hội hiện nay. Không chỉ người lớn tuổi mới yêu thích các bạn vật nuôi nhỏ, mà ngay cả giới trẻ cũng bắt đầu nuôi chó, mèo nhiều hơn. Nhờ sự đáng yêu, thân thiện và hoạt náo mà nuôi chó để bầu bạn đã trở thành sự lựa chọn của nhiều người.
Thời gian chó mang thai khoảng 2 tháng
Việc nuôi chó cũng giống như bạn đang nuôi một đứa trẻ trong nhà, cần phải lưu ý đến rất nhiều vấn đề để tạo điều kiện cho chúng phát triển tốt nhất. Chẳng hạn như từ ăn uống, tiêm ngừa cho đến hiện tượng sinh lý tự nhiên là sinh nở đối với chó cái. Vậy, chó mang thai bao nhiêu ngày thì đẻ?
Theo chia sẻ từ bác sĩ thú y, tính từ ngày bào thai hình thành và làm tổ ở trong tử cung của chó cái là khoảng 58 ngày đến 68 ngày. Trung bình gần 2 tháng hoặc hơn vài ngày là chó sẽ sinh con. Tuy nhiên, ở một số dòng chó nhỏ và số lần mang thai ít như chó Nhật, chó Bắc Kinh hay Chihuahua… thì thời gian có bầu của chúng kéo dài hơn 2 tháng.
Những dấu hiệu chó mang thai sau khi phối
Để chó luôn khỏe mạnh và có quá trình sinh con thuận lợi, bệnh cạnh nắm rõ về chó mang thai bao nhiêu ngày mới đẻ thì bạn cũng nên tìm hiểu thêm các vấn đề về dấu hiệu chó đã có thai để biết cách chăm sóc.
Sau khi phối giống thành công cún cưng sẽ có biểu hiện chán ăn
Thông thường, trong thời gian đầu của chu kỳ mang thai sẽ không có bất cứ biểu hiện nào hoặc nếu có cũng không rõ ràng. Phải đến tuần thứ 2 và tuần thứ 3, cún nhà bạn mới gặp phải các triệu chứng có bầu sau đây:
- Chán ăn hoặc bỏ ăn: Lúc này, cún có thể chỉ ăn một chút thức ăn hoặc không ăn cơm, thậm chí có thể bỏ ăn vài bữa. Trong trường hợp nhận thấy chó mang thai bỏ ăn, bạn nên cho vật nuôi ăn những món chó thích ăn nhất, uống sữa và nhiều nước.
- Mệt và hay nằm: Sau khi phối giống thành công, ở cún cưng của bạn sẽ xuất hiện những triệu chứng như lừ đừ, mệt, ít hoặc không vận động và hay nằm một chỗ.
- Một số bộ phận thay đổi: Khi chú chó mang thai ở tuần thứ 5 và tuần thứ 6 trở đi, cơ thể sẽ bắt đầu có những thay đổi như bầu ngực to, đầu ti của cún cũng to và hồng hào hơn trước, bụng đã lộ ra trông thấy.
Ở tuần thứ 5 và thứ 6, bụng của cún bắt đầu to ra
- Bụng cún xuất hiện hiện tượng động đậy: Bước sang tuần thứ 7 của chu kỳ mang thai, bạn có thể bắt gặp hình ảnh bụng của chú chó nhà mình có những sự động đậy. Nguyên nhân là do chó con đã phát triển hoàn thiện các bộ phận và cử động trong bụng của chó mẹ.
- Bầu ngực căng cứng: Thời gian trước khi sinh khoảng 7 ngày đến 9 ngày, bầu ngực của thú cưng sẽ căng cứng. Một số chú cún đã bắt đầu tiết ra sữa vào lúc này. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý thời điểm tốt nhất để tiết sữa nên là 1 ngày đến 2 ngày. Nếu hiện tượng tiết sữa xuất hiện quá sớm sẽ dẫn đến tình trạng sảy thai hoặc sinh non.
Biểu hiện chó sắp đẻ
Sẽ là chưa đủ để xác định chuẩn nhất thời điểm cún cưng nhà bạn sinh nếu bạn chỉ dựa vào thông tin chó mang thai bao nhiêu ngày. Bạn cần phải bổ sung thêm các kiến thức liên quan đến biểu hiện hoặc triệu chứng của chó cái sắp đẻ. Theo đó, khi một chú chó sắp sinh thường có những dấu hiệu như:
Chó sắp đẻ thường có biểu hiện ít di chuyển, nằm tại chỗ nhiều
- Mệt mỏi và không muốn di chuyển nhiều.
- Bụng lớn, thậm chí là xà xuống chạm đất và phần bầu ngực tiết ra sữa.
- Cún cưng bắt đầu cào chuồng, cào tường và đi vòng quanh khu vực này. Đây được gọi là hiện tượng tìm ổ đẻ ở chó.
- Chó cưng có biểu hiện há miệng để thở, kể cả thời tiết lạnh và thở lớn, phát ra tiếng động.
- Trong những ngày trước khi đẻ, một vài chú chó có thể xuất hiện tình trạng chán ăn hoặc bỏ ăn.
- Chó uống nhiều nước hơn bình thường và có xu hướng đi tìm những chỗ có nước mát để nằm.
- Ngoài ra, một số chú chó xuất hiện mùi hôi rất khó chịu.
Hướng dẫn cách chăm sóc chó mang thai
Để nuôi một chú chó phát triển bình thường, khỏe mạnh và không bệnh tật đã khó, việc chăm sóc chó mang thai lại càng khó khăn hơn nhiều lần. Vì thế mà các bác sĩ thú y luôn khuyến cáo đến những người muốn nuôi chó cái nên tìm hiểu kỹ càng các thông tin về chó mang thai bao nhiêu ngày, chó mang thai nên cho ăn gì, hay những điều cần tránh khi cún đang có bầu.
Chó mang thai nên ăn gì?
Trong quá trình mang thai, việc cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng dành cho nàng chó của bạn là cực kỳ cần thiết. Khi chất dinh dưỡng được nạp đầy đủ, chó mẹ lẫn chó con đều khỏe mạnh và tránh được những trường hợp không mong muốn xảy ra.
Xem thêm: Hướng dẫn chuẩn bị thực đơn hàng ngày cho chó khoa học nhất
Khi chó mang thai được 6 tuần nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày
Đối với giai đoạn đầu của chu kỳ mang thai, tức là 6 tuần đầu có bầu, bạn chỉ cần cho chó ăn với chế độ dinh dưỡng như bình thường.
Bước qua tuần thứ 6 của thai kỳ, đây là thời gian cún con bắt đầu hình thành và phát triển những bộ phận, do đó bạn phải thật chú ý đến chế độ dinh dưỡng cho chó mẹ. Trong thời gian này, bạn nên cho chó mẹ ăn thành nhiều bữa trong ngày, cụ thể khoảng 4 đến 5 lần. Không nên tăng lượng thức ăn mà hãy giữ nguyên lượng bữa ăn là 2 bữa/ngày.
Bên cạnh đó, bạn nên bổ sung thêm nhiều chất đạm cho chó mẹ. Đồng thời nên sử dụng thêm thức ăn cho chó mang thai theo khuyến cáo từ bác sĩ thú y. Trứng vịt lộn và thịt bò là 2 loại thức ăn vô cùng tốt cho chó mẹ trong quá trình mang thai. Tuy nhiên, bạn nhớ chỉ nên cho cún cưng ăn 1 đến 2 bừa/tuần.
Liệu chó mang thai có nên tắm không?
Một vấn đề nữa cần quan tâm là liệu chó mang thai có nên tắm không? Trên thực tế, bạn có thể hoàn toàn tắm cho cún cưng bình thường khi chúng mang thai được 3 đến 8 tuần. Thế nhưng, để tránh gây ra các tổn thương cho chú chó, bạn nên tắm cho chúng một cách nhẹ nhàng và sử dụng sữa tắm thích hợp. Nếu như chó mẹ không hợp tác, bạn không nên ép chúng mà hãy vỗ về, vuốt ve để chúng ngồi yên tại chỗ rồi tắm.
Chó đang mang thai vẫn có thể tắm bình thường trước khi sinh
Ở giai đoạn cuối chu kỳ mang thai của chó và khoảng 1 tháng sau khi sinh con, bạn không nên tắm cho cún. Việc tắm lúc này có thể khiến cho chó mẹ bị cảm lạnh, dẫn đến hiện tượng sảy thai hoặc sinh thiếu ngày.
Hy vọng những thông tin chia sẻ trong bài viết đã giúp bạn biết được chó mang thai bao nhiêu ngày, cũng như các vấn đề quan trọng cần lưu ý liên quan đến thời gian chó có bầu. Để từ đó, giúp chú cún cưng của gia đình luôn khỏe mạnh, sinh thuận lợi và bạn có được thêm nhiều thành viên nhỏ dễ thương. Ngoài những việc kể trên, nếu có thể, bạn hãy đưa chó mẹ đến các phòng khám thú y. Đây là những nơi có đội ngũ bác sỹ chuyên môn cao, với các
thiết bị thú y hiện đại như
máy siêu âm thú y, sẽ giúp cho việc theo dõi tình trạng thai tốt hơn. Hãy thường xuyên cập nhật các tin tức mới nhất về thú y tại trang web của
Việt Nhật để có kế hoạch chăm sóc tốt nhất cho chú chó của mình nhé.