Tin tức - Sự kiện

Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa mèo bị tiêu chảy tại nhà hiệu quả

Bị tiêu chảy kéo dài là tình trạng thường hay gặp phải ở mèo, đặc biệt là mèo dưới 2 tháng tuổi. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến mèo bị tiêu chảy. Mỗi nguyên nhân sẽ biểu hiện nhiều mức độ nặng nhẹ khác nhau. Nhưng ở mức độ nào đi chăng nữa mà không có biện pháp xử lý kịp thời thì sẽ rất dễ dẫn đến tử vong. Bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa mèo bị tiêu chảy tại nhà hiệu quả qua bài viết dưới đây nhé.
MỤC LỤC BÀI VIẾT

Tìm hiểu tình trạng mèo bị tiêu chảy là gì?

Tiêu chảy là tình trạng đi phân mềm, lỏng hoặc nhiều nước hơn so với mức bình thường. Mèo bị tiêu chảy có thể đi đại tiện thường xuyên và liên tục hơn bình thường, thậm chí chưa vào kịp hộp cát đã đi phân lỏng ngay ra sàn. Nếu mèo tiêu chảy ở mức độ nặng sẽ nhìn thấy trong phân lẫn máu, chất nhầy hoặc ký sinh trùng.
 
mèo bị tiêu chảy thường đi ngoài phân lỏng
Mèo bị tiêu chảy thường đi ngoài phân lỏng, mềm và nhiều nước

Khi phát hiện ra mèo cưng bị tiêu chảy, bạn nên dành thời gian quan sát một chút. Trong trường hợp nhận thấy phân nát chỉ kéo dài vài giờ hoặc từ 1 ngày đến 2 ngày thì bạn không cần quá lo lắng. Lúc này, hệ tiêu hóa ở mèo sẽ tự khắc phục được sự rối loạn và tình trạng đi phân lỏng. Còn ngược lại, nếu mèo cưng bị tiêu chảy kéo dài trong vài ngày và kèm theo nhiều triệu chứng nghiêm trọng hơn, bạn nên nhanh chóng đưa bé đến gặp bác sĩ thú y để thăm khám và điều trị kịp thời.
Bạn cần lưu ý rằng, với mèo sơ sinh và mèo nhỏ bị tiêu chảy rất dễ mất nước. Vì thế, bạn không nên thử thực hiện các cách chữa mèo bị tiêu chảy tại nhà hoặc để bệnh lâu ngày mà hãy mang chúng đến phòng khám thú y càng sớm càng tốt.

Những dấu hiệu mèo bị tiêu chảy

Ngoài cách nhận biết điển hình là mèo đi phân nhão, ướt và đi đại tiện nhiều lần trong ngày thì bạn có thể dễ dàng phát hiện bé cưng mắc phải căn bệnh này dựa vào một số triệu chứng sau:
 
nôn ói là 1 dấu hiệu mèo bị tiêu chảy
Nôn ói cũng là một trong những dấu hiệu mèo bị tiêu chảy điển hình
  • Phân loãng và có giun: Cũng như con người và các loài động vật khác, mèo cũng có thể bị giun trong bụng. Lúc này, bạn cần mua thuốc hoặc đến phòng khám thú y xổ giun cho bé cưng.
  • Phân loãng, có lẫn máu và mùi tanh: Đây là các triệu chứng phản ánh mèo đang bị rối loạn hệ tiêu hóa. Với trường hợp này, bạn có thể cho bé uống các loại men tiêu hóa dành cho mèo để cải thiện tình trạng của bệnh.
  • Mèo nôn, co thắt bụng: Nếu bé cưng của bạn có những triệu chứng này thì khả năng cao là mèo bị nhiễm virus đường ruột. Ở trường hợp này bạn không nên thực hiện theo các cách chữa mèo bị tiêu chảy tại nhà mà cần đưa bé đến cơ sở thăm khám cho thú cưng ngay lập tức để đảm bảo sức khỏe lẫn tính mạng cho mèo. Việc được chăm sóc bởi các bác sỹ thú y có kiến thức chuyên môn, cùng với hệ thống thiết bị chăm sóc thú y hiện đại như máy siêu âm thú y các loại, các loại kit test, máy xét nghiệm...sẽ giúp dễ dàng chẩn đoán tình trạng bệnh của mèo, từ đó có phương án điều trị hiệu quả và an toàn nhất.

Nguyên nhân mèo bị tiêu chảy

Theo chia sẻ từ bác sĩ thú ý, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiêu chảy ở loài mèo nhưng tác nhân gây nên bệnh chủ yếu là do:

Trường hợp mèo bị nhiễm vi khuẩn và giun sán

Một số loại vi khuẩn và ký sinh trùng gây nên viêm ruột cấp tính là: Campylobacter, E.coli, Salmonella, cầu trùng Coccidia, Giardia, Toxoplasma… Một khi bị lây nhiễm các loại vi khuẩn này, mèo sẽ có triệu chứng là đi đại tiện phân lỏng, nôn ói, to bụng… thậm chí có thể tử vong nếu không tẩy giun kịp thời (tỷ lệ khoảng 40% đến 60%). Ở những mèo sơ sinh dưới 2 tuổi thường có nguy cơ nhiễm vi khuẩn cao hơn so với độ tuổi khác.
 
vi khuẩn và giun sán khiến mèo bị tiêu chảy
Mèo bị tiêu chảy có thể là do nhiễm vi khuẩn và giun sán

Nhiều khi mèo cưng bị tiêu chảy nhưng vẫn ăn uống bình thường. Chính vì vậy, bạn hãy giữ gìn vệ sinh sạch sẽ chỗ ở cho mèo để tránh bị vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Việc cần thực hiện đó là tẩy giun cho mèo theo lịch định kỳ do bác sĩ hướng dẫn. Thông thường, mèo con sẽ phải tẩy giun nhiều lần và giảm dần cho tới khi chúng trưởng thành. Còn ở mèo lớn tuổi thì cần tẩy giun ít nhất một năm một lần.

Mèo bị tiêu chảy nhưng vẫn ăn uống bình thường do rối loạn tiêu hóa

Nguyên nhân mèo bị tiêu chảy do rối loạn tiêu hóa là vì:
  • Sử dụng thức ăn không đúng
Đột nhiên bé cưng bị tiêu chảy và đi phân lỏng có thể là do hệ tiêu hóa của mèo có vấn đề. Trong trường hợp này, mèo vẫn ăn bình thường, không mệt mỏi, ủ rũ nhưng lại có triệu chứng đầy bụng và không kịp đi đại tiện vào khay cát. Lúc này, bạn cần kiểm tra lại thức ăn dành cho mèo cưng và hãy đảm bảo thực phẩm còn hạn sử dụng, không bị ôi thiu và nấm mốc.
 
thức ăn không chất lượng khiến mèo bị tiêu chảy
Sử dụng thức ăn không chất lượng cũng có thể gây nên bệnh tiêu chảy ở mèo

Ngoài ra, mèo con khi rời xa mẹ, hệ thống tiêu hóa vẫn chưa được hoàn thiện. Nếu khẩu phần ăn chứa quá nhiều chất béo sẽ khiến hệ tiêu hóa rối loạn, thức ăn không tiêu hóa hết được và dẫn đến tiêu chảy cấp. Việc bạn cho vật nuôi ăn nhiều thực phẩm giàu Protein như gan, thịt đỏ, tim… cũng có thể gây nên bệnh tiêu chảy ở mèo.
Hay trong trường hợp, bạn lấy thức ăn của mèo trưởng thành cho mèo con ăn cũng có thể khiến ruột của chúng không tiêu hóa được và dẫn đến đau bụng, đi phân lỏng.
  • Do mèo ăn linh tinh
Mèo có thể ăn xác động vật chết thối rữa như: chim, thạch sùng, chuột…hoặc ăn phải chất độc: xăng dầu, than, xà phòng, thuốc diệt côn trùng, chất tẩy rửa gia dụng… Những thức ăn và chất độc này có thể làm cho mèo bị rối loạn tiêu hóa, gây ra tình trạng đau bụng, ỉa chảy kèm theo triệu chứng nôn liên tục để thải trừ chất độc ra ngoài.
Trong trường hợp bạn nhìn thấy mèo cưng có biểu hiện co giật nhiều thì hãy ngay lập tức đưa bé đi cấp cứu. Bởi vì, đây là dấu hiệu cảnh báo bệnh đang ở mức độ nghiêm trọng, sẽ gây tử vong bất cứ lúc nào.

Mèo bị tiêu chảy ra máu, bỏ ăn, nôn do dịch bệnh

Ở những mèo không được tiêm phòng dịch đầy đủ hoặc hết thời hạn miễn dịch có thể bị tiêu chảy do virus:
  • Bệnh Feline Panleukopenia: Gây viêm ruột truyền nhiễm hay còn được gọi là bệnh Care (Feline Distemper). Triệu chứng điển hình của bệnh này là tiêu chảy và xuất huyết. Căn bệnh Feline Panleukopenia có thể gây tử vong đến 90% nếu chậm trễ trong việc điều trị.
  • Bệnh viêm màng bụng truyền nhiễm FIP (Feline Infectious Peritonitis): Bệnh FIP ở mèo do chủng virus Corona gây ra. Virus làm rối loạn tuần hoàn, khiến không đủ dịch để nuôi mô bào, từ đó dẫn đến mất nước, thiếu máu và tiêu chảy. Cuối cùng là suy gan, thận và nguy cơ tử vong rất cao.
  • Bệnh suy giảm miễn dịch FIV (Feline Immunodeficiency Infection): Bệnh có triệu chứng là viêm hạch lâm ba, viêm loét da do thiếu máu cục bộ và tiêu chảy cấp do liếm các dịch viêm.
  • Bệnh phức hợp virus Leukemia ở mèo: Feline Leukemia Virus Disease Complex (FeLV) gây sốt, mèo bỏ ăn, suy nhược cơ thể, ốm yếu, nôn và tiêu chảy.

Cách chữa mèo bị tiêu chảy tại nhà

Hầu hết các chủ nuôi nhận thấy bé cưng đi phân lỏng đều quan tâm và tìm hiểu cách chữa mèo bị tiêu chảy tại nhà thay vì đến cơ sở chăm sóc thú cưng ngay. Ở trường hợp mèo mới bị tiêu chảy và không kèm theo triệu chứng nôn, mệt mỏi, bỏ ăn… thì bạn có thể tham khảo và áp dụng những biện pháp trị bệnh tiêu chảy của mèo như sau:
  • Thực hiện cân bằng chế độ ăn giữa chất xơ và chất đạm: Bạn nên phân bố khẩu phần ăn của mèo hợp lý giữa chất xơ và chất đạm trong mỗi bữa ăn hàng ngày để giúp hệ tiêu hóa của mèo hoạt động tốt hơn.
  • Cho mèo uống đầy đủ nước: Khi bị tiêu chảy, mèo sẽ bị mất nước nhiều nên dẫn đến tình trạng mất sức và ủ rũ. Bạn hãy cho bé cưng uống nước thường xuyên để ngăn chặn tình trạng trở nên xấu hơn.
cân bằng chế độ ăn giúp cải thiện bệnh tiêu chảy ở mèo
Cân bằng chế độ ăn giữa chất đạm và chất xơ để cải thiện bệnh tiêu chảy
  • Sổ giun định kỳ 6 tháng 1 lần cho mèo: Mèo bị tiêu chảy có thể do lượng giun trong bụng phát triển quá mức. Vì thế cứ 6 tháng bạn hãy tẩy giun cho bé 1 lần.
  • Cho mèo uống Metamucil: Trộn ½ thìa cà phê Metamucil vào thức ăn, mỗi ngày cho bé uống 2 lần và uống liên tục 5 ngày đến 7 ngày sẽ giúp giảm tình trạng ỉa chảy ở mèo.
  • Cho men vi sinh và men tiêu hóa vào thức ăn: Fortiflora là một loại men bổ sung có công dụng giúp cung cấp lợi khuẩn cho đường ruột, giảm tình trạng tiêu chảy ở mèo hiệu quả.
  • Bổ sung vitamin C: Khi mèo bị tiêu chảy và nôn có thể là do bé đang stress, bạn có thể cho chúng uống vitamin C để cải thiện chứng căng thẳng cũng như tình trạng mèo bị đi ngoài phân lỏng.
Trong trường hợp sau khi thực hiện theo các cách chữa mèo bị tiêu chảy tại nhà mà không mang lại hiệu quả như mong muốn, đồng thời tình trạng đi phân lỏng trở nên nghiêm trọng hơn, phân chuyển sang màu đen và dính thì rất có thể dạ dày của mèo cưng đã bị lở loét. Lúc này, bạn nên mang bé cưng đến gặp bác sĩ thú y để thăm khám và làm xét nghiệm. Lưu ý, khi đi bạn nên mang theo dịch phân của mèo trong vòng 12 giờ để bác sĩ dễ dàng chẩn đoán được nguyên nhân và tình trạng bệnh ở mèo.

Những lưu ý để phòng ngừa mèo bị tiêu chảy nặng

Tiêu chảy là chứng bệnh phổ biến và thường hay gặp ở mèo và chó. Vì vậy, việc đề phòng bệnh cho mèo cưng ngay từ khi còn nhỏ là điều mà bạn không nên bỏ qua. Theo đó, để phòng ngừa mèo bị tiêu chảy nặng, bạn cần:
  • Tiêm phòng và tẩy giun cho mèo
Để ngăn chặn tình trạng đi phân lỏng, có mùi hôi và nôn ói cho bé cưng, bạn cần giữ mèo tránh xa các tác nhân gây hại như: thức ăn ôi thiu, các loại thuốc trừ sâu, bả chuột… Bên cạnh đó, luôn giữ cho mèo cưng một chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh với những loại thức ăn chỉ dành riêng cho mèo và phù hợp theo độ tuổi. Phân bổ các bữa ăn trong ngày hợp lý, tránh thay đổi lượng thức ăn và loại thức ăn một cách đột ngột.
 
tiêm phòng đầy đủ ngăn bệnh tiêu chảy ở mèo
Tiêm phòng đầy đủ để ngăn ngừa bệnh tiêu chảy ở mèo

Tiêm phòng bệnh cho mèo đầy đủ theo khuyến cáo từ bác sĩ thú y để giảm thiểu nguyên nhân mắc bệnh từ vi khuẩn và virus. Tiến hành tiêm phòng mèo ngay từ khi bé sinh ra để mang lại hiệu quả phòng tránh bệnh cao nhất. Bạn nhớ chú ý dọn dẹp sạch sẽ nơi ở và khu vực vui chơi của mèo cưng. Nếu bạn nuôi trong căn hộ thì cần phải luôn được thông thoáng và khô ráo.
Khi phát hiện bé có những dấu hiệu bất thường, bạn hãy nhanh chóng đưa tới bác sĩ thú y để được thăm khám và điều trị đúng cách. Đồng thời, tẩy giun cho mèo để diệt trừ giun sán.
  • Theo dõi sức khỏe hàng ngày
Theo dõi sức khỏe của mèo cưng thường xuyên và hàng ngày chấm điểm cho phân mèo. Ngoài ra, bạn nên bổ sung thuốc để giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể của mèo cưng.
Bạn đừng quên vệ sinh, khử trùng nơi ở của mèo mỗi ngày. Có thể sử dụng nước tẩy quần áo Javel làm vệ sinh nền nhà, cọ rửa chuồng, giặt khăn mềm để tránh mầm bệnh trú ngụ, tấn công vào cơ thể và gây bệnh cho mèo. Sau khi vệ sinh xong, chờ khoảng 2 ngày đến 3 ngày mới cho mèo vào chuồng ở.

Một số câu hỏi thường gặp về tình trạng mèo bị tiêu chảy

Mèo bị tiêu chảy cần bao nhiêu nước? Triệu chứng thiếu nước ở mèo

Mèo bị mất nước là một tình trạng cực kỳ nghiêm trọng, gây ra nhiều tác hại nặng nề đến sức khỏe của vật nuôi. Nếu bạn nghi ngờ bé cưng của mình bị mất nước thì nên đưa đến phòng khám thú y. Trong trường hợp nơi bạn sinh sống không có cơ sở chăm sóc vật nuôi thì có thể đo tại nhà. Cách thực hiện là ấn nhẹ vào phần sau cổ mèo hoặc vị trí bả vai của mèo. Sau đó thả tay ra, phần da bị ấn sẽ lập tức đàn hồi lại như cũ, trừ khi mèo của bạn quá béo hoặc quá gầy.
Nếu thiếu nước, sau khi buông tay phần da này sẽ không trở lại bình thường. Tuy nhiên, hiện tượng mất nước thường không quá rõ ràng và việc thực hiện cách xác định mèo bị mất nước này chưa hẳn đã đúng. Chỉ có đến bệnh viện thú y mới có thể chẩn đoán chính xác bé mèo có bị mất nước hay không.
 
bổ sung nước cho mèo bị tiêu chảy
Bổ sung đầy đủ nước cho mèo để tránh bị mất nước do bệnh tiêu chảy gây ra

Ngoài ra, để nhận biết mèo bị mất nước bạn có thể dựa vào một số dấu hiệu như:
  • Buồn ngủ
  • Mắt trũng
  • Khô miệng
  • Rối loạn cảm giác thèm ăn
  • Phiền muộn
  • Nhịp tim tăng
  • Thở gấp
  • Độ đàn hồi của da giảm
Đối với vấn đề mèo bị tiêu chảy cần bao nhiêu nước, bác sĩ thú y cho biết, khi mèo tiêu thụ nhiều Calo và trao đổi chất thải nhiều hơn sẽ cần một lượng lớn nước để duy trì nhiệt độ cơ thể. Nếu như mèo bị tiêu chảy kéo dài dẫn đến mất nước thì cần bổ sung nước ngay lập tức. Bình thường, lượng nước một ngày dành cho một bé mèo trưởng thành nên tương đương với lượng Calo ăn ngày đó (đơn vị tính kcal). Khẩu phần thức ăn ẩm có chứa từ 7% đến 12% thành phần nước. Trong trường hợp mèo con chỉ ăn khô thì bạn nên cho uống nước sạch để bổ sung.

Mèo bị tiêu chảy nên ăn gì?

Bên cạnh lưu ý đến cách chăm sóc thì bạn nên tìm hiểu thêm mèo bị tiêu chảy nên ăn gì. Theo đó, khi mèo bị tiêu chảy lâu ngày, hệ tiêu hóa sẽ trở nên yếu và hoạt động kém. Do đó, bạn cần lựa chọn những loại thức ăn đạt chất lượng cao và được chế biến riêng dành cho mèo. Nếu sau khi bé ăn và có hiện tượng dị ứng thì cần đổi thức ăn ngay. Bạn có thể thêm men vi sinh vào khẩu phần ăn của mèo cưng. Trong men vi sinh có chứa nhiều lợi khuẩn rất tốt cho đường ruột. Đồng thời, men vi sinh còn giúp cân bằng lại hệ thống gây bệnh tiêu chảy kéo dài.
 
mèo bị tiêu chảy nên ăn gì
Mèo bị tiêu chảy nên ăn thực phẩm dành riêng cho mèo, uống nhiều nước

Tình trạng mất nước có thể trở nên trầm trọng đi kèm với tiêu chảy nên mèo cưng của bạn có thể bị thiếu nước. Vì vậy, bạn đừng quên cho vật nuôi uống đủ nước mỗi ngày.
Đối với mèo bị tiêu chảy, bác sĩ thú y thường đưa ra phác đồ điều trị với mục đích chính là kiểm soát việc nhiễm khuẩn, nhiễm virus… ở hệ tiêu hóa. Sau khoảng 1 tuần chữa trị đều đặn, bé mèo sẽ khỏe mạnh, có thể quay lại chế độ dinh dưỡng và hoạt động bình thường.

Mèo bị tiêu chảy uống Smecta được không?

Sử dụng thuốc điều trị bệnh tiêu chảy là biện pháp mà mọi chủ nuôi đều nghĩ đến khi bé cưng có tình trạng này. Trên thị trường hiện nay có khá nhiều loại thuốc chữa trị tiêu chảy cho chó mèo nhưng Smecta luôn là lựa chọn chủ yếu của nhiều chủ nuôi. Bởi vì, đây là loại thuốc có tác dụng bảo vệ niêm mạc tiêu hóa, giúp cho thú cưng nhanh chóng khắc phục tình trạng ỉa chảy, nôn ói và phân có mùi hôi.

Tóm lại, song song với việc thực hiện các cách chữa mèo bị tiêu chảy tại nhà, bạn nên đưa bé cưng đến phòng khám thú y sớm khi vật nuôi có nhiều triệu chứng lạ thường. Như vậy, mới có thể đảm bảo sức khỏe cho bé và tránh xảy ra những trường hợp không mong muốn. Hi vọng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm được những kiến thức quý báu để chăm sóc và bảo vệ bé mèo của mình. Hãy thường xuyên đón đọc các bài viết chủ đề thú y tại địa chỉ https://tapdoanytevietnhat.com để cập nhật những thông tin mới nhất nhé.
Thiết kế và phát triển website bởi Kenhdichvu.vn