Chó là loài thú cưng rất phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới, với tính cách năng động và trí thông minh. Chúng hỗ trợ con người rất nhiều trong cuộc sống, và vì vậy được nhiều gia đình nuôi dưỡng và đặc biệt quan tâm chăm sóc sức khỏe. Nhắc đến sức khỏe của những người bạn 4 chân, thì một trong những bệnh lý nguy hiểm, có khả năng đe dọa đến tính mạng của chúng chính là Parvo. Vậy mọi người đã biết bệnh Parvo ở chó là gì chưa? Biểu hiện của bệnh ra sao, cũng như phương pháp nào điều trị hiệu quả cho thú cưng của mình như thế nào? Hãy tìm hiểu các kiến thức này để bảo vệ sức khỏe của loài động vật mà chúng ta yêu mến.
MỤC LỤC BÀI VIẾT
Bệnh Parvo ở chó là bệnh gì?
VIDEO
Thông tin trước hết mà mọi người nên nắm rõ đó chính là bệnh Parvo ở chó là gì? Theo các chuyên gia cho biết, Parvo là bệnh do virus gây ra với sức ảnh hưởng lớn đối với loài chó, bệnh thường tấn công lên hệ tiêu hóa đường ruột khiến chó bị nôn mửa, tiêu chảy, chán ăn, sụt cân, ngoài ra virus còn tấn công lên tim mạch, ảnh hưởng hoạt động cơ tim và dẫn đến tử vong. Với các biểu hiện lâm sàng không điển hình, Parvo thường bị nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường như nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng đường ruột, bệnh có mức độ khá nguy hiểm, nếu thú cưng không được phát hiện và chữa trị sớm có đến 91% trường hợp sẽ tử vong.
Parvo do Parvovirus gây ra với dấu hiệu bệnh trên đường tiêu hóa
Nguyên nhân gây bệnh Parvo ở chó
Bệnh Parvo trên chó là cụm từ khá xa lạ đối với nhiều người, tuy nhiên nếu bạn quan tâm đến sức khỏe của cún thì cần tìm hiểu kỹ về căn bệnh này cũng như nguyên nhân gây ra để kịp thời chữa trị, bảo vệ tính mạng của thú cưng nhà mình.
Tìm hiểu loại virus gây bệnh Parvo ở chó
Bệnh Parvo ở chó có nguồn gốc từ loài virus cùng tên thuộc họ Parvoviridae, chúng mang bộ gen ADN mạch đơn, khi xâm nhập vào cơ thể vật nuôi sẽ nhanh chóng di chuyển đến nhân tế bào, kết hợp vào quá trình mã hóa gen để nhân đôi nhanh chóng bên trong cơ thể vật nuôi gây phát tán bệnh. Loại virus này được tìm thấy đầu tiên trên chó và đây cũng là cơ thể ký chủ yêu thích của chúng, vào thời tiết nhiệt độ cao, ẩm thấp, mưa nhiều là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của chủng virus Parvovirus.
Hình ảnh Parvovirus
Hiện nay, các nhà nghiên cứu khoa học đã tìm ra hai chủng của virus này chính là CPV1 và CPV2, trong đó chủng thường gây bệnh Parvo trên chó chính là CPV2, chúng được phát hiện đầu tiên năm 1976 trên chó ở khu vực Châu Âu. Parvovirus thường tấn công trên hệ tiêu hóa của chó, đặc biệt là dạ dày và đường ruột, gây ra nhiều bệnh lý tại đây với biểu hiện tương tự như rối loạn, nhiễm khuẩn tiêu hóa thông thường. Ngoài ra với sự suy yếu hệ miễn dịch tại đây, các tác nhân cơ hội phát triển mạnh mẽ khiến cho vết thương tổn trên thành ruột ngày càng trầm trọng và khiến chó tử vong. Theo lịch sử ghi nhận, vào những năm 70 của thế kỷ trước, đại dịch này đã hoành hành và cướp đi sinh mạng của nhiều chú chó ở Châu Âu khi vaccin chưa ra đời. Điều đó cho thấy mức độ nguy hiểm của bệnh lý này trên thú cưng.
Parvovirus nhân lên nhanh chóng trong cơ thể chó không được tiêm ngừa
Bệnh Parvo ở chó có lây không?
Ngoài tìm hiểu bệnh Parvo ở chó là gì thì chúng ta cũng cần biết bệnh có khả năng lây truyền hay không để có biện pháp phòng ngừa cho thú cưng nhà mình. Thực tế, loại virus gây bệnh Parvo rất dễ lây truyền khi chó tiếp xúc đường miệng với bất cứ vật thể nào trong môi trường xung quanh có chứa mầm bệnh, ngoài ra cũng không ngoại lệ khi tiếp xúc với miệng của chó khác bị nhiễm virus này. Quá trình lây nhiễm diễn ra nhanh chóng theo tiến trình sau đây:
Trước hết, chó tiếp xúc với mầm bệnh ủ trong các vật thể bên ngoài hoặc với các chất thải như phân, đất có chứa Parvovirus.
Parvovirus lây truyền qua phân chó
Kế đến, loại virus này sẽ xâm nhập vào cơ thể thú cưng qua đường miệng, sau đó nhanh chóng nhân lên ở cổ họng tại các mô bạch huyết, từ đó theo vòng tuần hoàn đi đến các mô, cơ quan khác trong cơ thể, đặc biệt là mô cơ tim, mô đường ruột và tủy xương.
Trong quá trình tồn tại và sinh trưởng, Parvovirus gây ảnh hưởng nặng nề và làm suy giảm các tế bào lympho trong hệ thống bạch cầu của hệ miễn dịch ở chó, cuối cùng gây hoại tử hạch bạch huyết, tổn thương ống dẫn đường ruột…
Chó mắc bệnh bị suy giảm miễn dịch và nhiễm trùng đường ruột
Mô đường ruột là nơi ở ưa thích của chủng virus Parvo, tại đây chúng xâm nhập vào nhân tế bào, cùng với tiến trình phiên mã, dịch mã của cơ thể chó để nhân lên số lượng, gây phá huỷ các tế bào cơ thể, gây nhiễm trùng huyết. Khi đó cơ thể chó bị suy giảm miễn dịch dẫn tới tạo điều kiện thuận lợi cho các loài vi khuẩn cơ hội khác như: Clostridium, Salmonella, Campylobacter sinh sôi phát triển. Mặt khác, sự tăng sinh ở đường ruột chèn ép các cơ quan khác gây bệnh đa nội tạng, điều này đã khiến cho chó nhiễm bệnh có nguy cơ tử vong cao.
Sau 3-4 ngày mắc bệnh, virus Parvo sẽ theo đường bài tiết ra phân và tồn tại ở đây khá lâu, thời gian cư ngụ tối đa có thể lên đến 3 tuần.
Đối tượng dễ mắc bệnh Parvo
Bệnh Parvo chó, đặc biệt là chủng CPV2 có thể lây truyền cho bất kỳ loài chó nào kể cả con non hay trưởng thành, nhưng đối tượng được xem dễ mắc bệnh nhất chính là con non từ 1-12 tháng tuổi, bởi vì đây là độ tuổi thường chưa được tiêm phòng vaccin với sức đề kháng yếu nên có tỷ lệ tử vong cao đến 90-100%. Chó trưởng thành vẫn có nguy cơ cao lây nhiễm bệnh nhưng tỷ lệ tử vong sẽ thấp hơn. Hầu hết các loài chó đều có thể nhiễm virus Parvo, tuy nhiên phổ biến nhất là ở các giống chó ngoại nhập như Rottweiler, Pitbull, Doberman, Pinscher…
Chó ngoại nhập như Pitbull dễ bị bệnh Parvo
Bệnh Parvo ở chó có nguy hiểm không?
Parvovirus gây bệnh ở chó khá nguy hiểm, chúng có khả năng nhân đôi nhanh chóng gây đe dọa sức khỏe của chó, đặc biệt là con non chưa trưởng thành về hệ miễn dịch. Khi mắc bệnh, chó sẽ có những biểu hiện và triệu chứng như sau:
Bệnh Parvo dạng viêm ruột
Đường ruột là nơi lý tưởng cho sự sinh trưởng và phát triển của chủng virus Parvo, do đó khi chó nhiễm bệnh sẽ khởi phát các triệu chứng tại cơ quan này khá nổi bật và xuất hiện ở đa số trường hợp. Biểu hiện trước hết của hiện tượng viêm nhiễm đường ruột chính là sốt cao 40-41 độ C, điều này đã khiến chó trở nên yếu ớt, lười vận động và ít hoạt bát hơn, thường chỉ thích nằm lì một chỗ. Đồng thời, hiện tượng virus tấn công bạch cầu khiến hệ đường ruột chịu sự phá hoại của nhóm vi khuẩn có hại đang thường trực tại đây dẫn đến biếng ăn, bỏ ăn.
Bệnh Parvo khiến chó biếng ăn, ủ rũ
Bạn có biết không, Parvovirus còn có khả năng phá hủy niêm mạc dạ dày và thành ruột non của chó, khiến cho hoạt động tiêu hóa bị rối loạn, tăng đào thải khi dung nạp thực phẩm với biểu hiện điển hình chính là nôn ói kèm theo dịch màu vàng. Loại dịch này có nguồn gốc từ dịch mật hoặc dịch tiêu hóa do phản ứng trào ngược dạ dày gây ra khi hệ tiêu hóa bị suy yếu. Ngoài ra, Parvovirus còn gây rối loạn đại tiện với các dấu hiệu phân đen hoặc nâu sẫm, hình dạng bất thường, mặc khác một số trường hợp còn ghi nhận hiện tượng tiêu chảy với phân kèm theo dịch nhầy và đờm máu. Điều này cho thấy các tổn thương ở đường ruột trực tràng khiến lớp niêm mạc bong tróc dẫn đến xuất huyết.
Chó nôn ói là dấu hiệu của bệnh Parvo
Khi phát hiện cún nhà bạn có những biểu hiện này, hãy nhanh chóng đưa chúng đến cơ sở thú y để được thăm khám, đồng thời được can thiệp phương pháp hạ thân nhiệt sớm nhất, chống sốc, kết hợp có thuốc điều trị các triệu chứng viêm ruột hiện tại.
Bệnh Parvo dạng viêm ruột kết hợp
Viêm ruột kết hợp (SIRS) do Parvovirus gây ra đó là hiện tượng bội nhiễm các tác nhân gây bệnh khác như Salmonella, Campylobacter, E. Coli… đây là trường hợp dẫn đến tỷ lệ tử vong cao nhất cho chó. Khi thú cưng nhiễm Parvovirus ở thể này sẽ có các triệu chứng diễn biến nhanh, đột ngột trong vòng 1-2 ngày như tiêu chảy nặng, tăng đông máu, suy tim, suy hô hấp cấp tính… Nhiều nghiên cứu cho thấy, chó nhiễm bệnh Parvo đa phần không chết do bệnh mà do các tác nhân cơ hội xâm nhập với tỷ lệ 80-90%.
Dạng viêm ruột kết hợp có nguy cơ tử vong cao
Bệnh Parvo thể cơ tim
Parvo thể cơ tim thường hiếm gặp hơn các dạng kể trên, hay xuất hiện trên chó con từ 4-8 tuần tuổi với triệu chứng suy tim cấp do sự xâm nhập đột ngột của virus gây hoại tử cơ tim. Khi nhiễm Parvovirus ở thể này, các biểu hiện lâm sàng không rõ ràng và diễn tiến nhanh chóng nên dẫn đến nguy cơ tử vong cao.
Parvo cơ tim hiếm gặp nhưng khá nguy hiểm
Chữa trị bệnh Parvo cho chó
Bệnh Parvo ở chó là gì và cách chữa trị ra sao là những thông tin vô cùng cần thiết nên tìm hiểu để có cách nuôi dưỡng và chăm sóc tốt nhất cho sức khỏe của thú cưng nhà bạn, bởi vì Parvo là căn bệnh hết sức nguy hiểm, có thể gây tử vong cho chó bất cứ lúc nào nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời.
Bệnh Parvo ở chó có chữa được không?
Theo các nghiên cứu cho thấy, hiện nay vẫn chưa có thuốc chuyên khoa đặc trị để có thể tiêu diệt hoàn toàn chủng Parvovirus. Các phương pháp điều trị hiện nay tập trung vào giải quyết các triệu chứng bệnh và điều trị nhiễm trùng thứ cấp, đồng thời tăng cường sức đề kháng cho thú cưng để hạn chế nguy cơ tử vong.
Parvo có chữa được không?
Kinh nghiệm chữa trị cho chó bị bệnh Parvo
Khi phát hiện thú cưng nhà bạn có các dấu hiệu nghi ngờ mắc Parvo, hãy nhanh chóng cách ly khỏi các con vật khác để ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm bệnh. Đồng thời cần khử trùng nơi ở, vật dụng và đưa chó đến cơ sở thú y càng sớm càng tốt. Đây là những cơ sở y tế có đầy đủ các trang
thiết bị thú y hiện đại, như
máy siêu âm thú y ...sẽ giúp cho việc điều trị trở nên thuận tiện hơn. Trường hợp bạn không thể đưa thú cưng nhà mình đi thăm khám, hãy thực hiện một số bước sơ cứu theo những kinh nghiệm sau đây:
Khi thấy chó có những biểu hiện tiêu chảy, nôn ói nhiều nên ngừng ăn trong vòng 24h và theo dõi xem tình trạng có thuyên giảm hay không, bước tiếp theo hết sức quan trọng khi cấp cứu tạm thời tại nhà chính là tăng cường và hỗ trợ hệ thống miễn dịch, điện giải cho chó nhà bạn. Trong đó bù nước, điện giải và dinh dưỡng kịp thời có thể tăng khả năng cứu sống thú cưng, bạn có thể sử dụng các dung dịch truyền tĩnh mạch, điều này sẽ bổ sung năng lượng kịp thời khi cơ thể chó đang suy nhược. Các loại thuốc dễ tìm và phổ biến nhất hiện nay chính là Natri Clorid 0.9%, Glucose 0.5%, Kali Clorid 10%... việc cân bằng điện giải nhờ sử dụng các dung dịch này sẽ tăng áp suất thẩm thấu dịch vào bên trong lòng ruột, nên chú ý rằng liều lượng dùng thích hợp cho chó là 50mg/kg với tốc độ truyền 50 giọt/ phút.
Thú cưng nôn ói nhiều nên ngưng cho ăn và theo dõi sát
Sau khi thực hiện tiêm truyền theo phác đồ nói trên mà chó nhà bạn vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi và tỉnh táo nên tiếp tục truyền theo liều lượng đã hướng dẫn thêm một lần nữa. Đây không phải là phương pháp chữa trị chính, nhưng bước cấp cứu này rất quan trọng, nó giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, ngăn chặn trụy mạch kịp thời cho thú cưng. Trường hợp tiêm truyền lần hai vẫn không có dấu hiệu phục hồi, tim đập nhanh, nhịp thở yếu dần và rên rỉ thì nên đưa thú cưng đến ngay cơ sở thú y chuyên khoa để kịp thời chữa trị nhanh chóng.
Tiêm truyền để bù điện giải, dinh dưỡng cho chó
Đa phần trường hợp mắc bệnh Parvo sẽ tăng nguy cơ bội nhiễm đường ruột khiến cho hệ thống tiêu hóa bị rối loạn, niêm mạc đường ruột bị tổn thương, chính vì thế việc sử dụng các phác đồ kháng sinh là điều vô cùng cần thiết, hiện nay Metronidazol hay nhóm Beta – Lactam là sự lựa chọn hiệu quả nhất. Trường hợp tổn thương quá nghiêm trọng khiến xuất huyết nhiều, việc điều trị bệnh Parvo ở chó nên sử dụng thêm Vitamin K hoặc Transamin 250mg để kịp thời cầm máu. Thú cưng nôn ói quá nặng có thể bổ sung thêm thuốc chống nôn vào phác đồ điều trị như Atropin hoặc Cimetidin để ức chế phản ứng này của dạ dày.
Hướng dẫn cách chăm sóc cho chó bị bệnh Parvo
Chăm sóc chó bị bệnh Parvo đóng vai trò vô cùng quan trọng, điều này không chỉ tăng khả năng sống sót cho thú cưng mà còn giúp chúng mau chóng phục hồi sức khỏe. Sau đây là những phương pháp chăm sóc được các chuyên gia khuyến cáo:
Trong quá trình điều trị
Trong quá trình điều trị, ngoài tuân thủ theo các chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, bạn nên có kế hoạch chăm sóc đặc biệt cho thú cưng như sau:
Vệ sinh nơi ở của chó thật sạch sẽ: Parvovirus có thể tồn tại trong các chất thải của chó như phân với thời gian khá dài, do đó nên vệ sinh thật sạch sẽ nơi ở của chúng để tránh bệnh tái diễn, vì khi mắc Parvo chó thường xuyên tiêu chảy và nôn ói.
Vệ sinh nơi ở của chó thật sạch sẽ để hạn chế tái nhiễm Parvo
Khử trùng vật dụng chó hay dùng: vật dụng như đồ chơi, đồ đựng thức ăn, cốc nước uống cũng nên được khử trùng bằng các dung dịch chuyên dụng như Povidine, xanh methylen, Cloramin B…
Giữ nhiệt độ phòng thích hợp: khi mắc bệnh Parvo, cơ thể thú cưng thường suy nhược với các cơn sốt cao, do đó nên giữ nhiệt độ phòng thích hợp, không quá nóng, không quá lạnh để tránh tình trạng sốc nhiệt gây tử vong.
Sau khi đã phục hồi
Công tác chăm sóc sau khi phục hồi không chỉ giúp thú cưng mau chóng hòa nhập với cuộc sống mà còn ngăn chặn được nguy cơ tái nhiễm bệnh, những điều cần lưu ý khi chăm sóc chó trong giai đoạn này bao gồm:
Dấu hiệu phục hồi của chó được biểu hiện qua việc thèm ăn trở lại, đại tiện bình thường, chấm dứt tình trạng nôn ói. Khi đó vẫn nên giữ vệ sinh sạch sẽ nơi ở cho thú cưng, đồng thời có chế độ dinh dưỡng đầy đủ nhưng lưu ý cung cấp các thực hiện nấu chín, dễ tiêu hóa chẳng hạn như cháo, súp… để bổ sung đầy đủ đạm từ thực vật và động vật. Tuy nhiên, cần lưu ý không sử dụng nhiều dầu mỡ khi chế biến. Mặt khác cũng có thể cho chó ăn thêm rau củ nghiền nhỏ để tăng hương vị món ăn và dung nạp đầy đủ vitamin, khoáng chất…
Xây dựng cho thú cưng chế độ ăn phù hợp với nhiều dinh dưỡng
Sau một tuần kể từ thời gian có dấu hiệu hồi phục, lúc này cơ thể của thú cưng đã trở lại bình thường, hệ tiêu hóa đã hoạt động tốt hơn, các tổn thương niêm mạc đường ruột dường như đã được phục hồi. Khi đó nên đa dạng hơn khẩu phần cho chó nhà bạn, cho chúng ăn những thức ăn giàu dinh dưỡng và món ưa thích để nhanh chóng lấy lại thể trọng và sức khỏe. Tuy nhiên cũng nên tránh các loại khó tiêu hóa, chiên xào nhiều dễ gây chướng bụng, đầy hơi dẫn đến nôn ói, tiêu chảy.
Cách phòng tránh bệnh Parvo ở chó
Parvo là căn bệnh hết sức nguy hiểm và có thể cướp đi sinh mạng của thú cưng nhà bạn nếu không được điều trị đúng cách và chăm sóc tốt. Chính vì thế công tác phòng ngừa bệnh vẫn là điều quan trọng và nên được chú trọng để nuôi dưỡng chó cưng nhà bạn được tốt nhất:
Nên đưa thú cưng đi tiêm ngừa Parvovirus khi được 6-7 tuần tuổi, chú ý tiêm nhắc sau 21 ngày để đảm bảo hiệu quả với hệ miễn dịch chắc chắn.
Vacxin phòng ngừa Parvo cũng được khuyến cáo tiêm định kỳ mỗi 1-2 năm/ lần tùy theo điều kiện mỗi gia đình.
Tiêm vắc xin cho chó là cách phòng bệnh tốt nhất
Nên kiểm soát nơi đi lại của chó nhà bạn, tránh cho chúng đi lang thang hoặc tiếp xúc với chó khác để tránh nguy cơ lây nhiễm bệnh.
Vệ sinh sạch sẽ chuồng trại, nơi ở để tránh nguy cơ nhiễm bệnh Parvo cũng như các bệnh lý đường tiêu hóa khác.
Bổ sung đầy đủ dưỡng chất trong thực đơn dinh dưỡng cho chó hàng ngày để chó có sức đề kháng tốt nhất.
Bổ sung đầy đủ dưỡng chất để tăng cường sức đề kháng cho thú cưng
Với những cách phòng ngừa bệnh kể trên không chỉ giúp ngăn chặn được nguy cơ mắc bệnh Parvo cho chó nhà bạn, mà còn hỗ trợ chúng có sức khỏe tốt, phòng ngừa được nhiều bệnh lý thường thấy về tiêu hóa, bệnh về da thông thường.
Một số câu hỏi về bệnh Parvo
Bệnh Parvo ở chó là gì đã được trình bày qua phần bên trên, sau đây chúng ta hãy cùng tìm hiểu và giải đáp một số thắc mắc khác xoay quanh bệnh lý này. Những thông tin này được các chuyên gia trực tiếp giải đáp với mong muốn cung cấp nhiều kiến thức hữu ích cho việc chăm sóc thú cưng nhà bạn:
Phân biệt bệnh Parvo và Care ở chó
Có thể bạn chưa biết, Parvo và Care là hai bệnh lý đặc biệt nguy hiểm thường xuất hiện ở thú cưng với các triệu chứng tương đối giống nhau, khi mắc hai bệnh này, chó nhà bạn sẽ có biểu hiện chung là nôn ói, bỏ ăn, buồn ủ rũ và tiêu chảy kéo dài. Tuy nhiên cũng không hẳn là không thể phân biệt hai căn bệnh này, giữa chúng cũng có một số khác biệt nhất định sau đây:
Phân biệt Parvo và Care như thế nào?
Bệnh Parvo do Parvovirus gây ra với khả năng tấn công và gây hại cho đường ruột lẫn hệ tim mạch, tuy nhiên các triệu chứng phổ biến nhất vẫn là đường ruột, khi virus xâm nhập và cư ngụ tại hệ thống tiêu hóa, Parvovirus phá vỡ các tế bào máu và niêm mạc ruột gây nôn ói, tiêu chảy kéo dài, đôi khi kèm theo xuất huyết. Điều này khiến cơ thể thú cưng bị suy nhược, suy giảm miễn dịch gia tăng nguy cơ bội nhiễm dẫn đến tử vong.
Bệnh Care ở chó lại không diễn biến nhanh chóng với các triệu chứng ồ ạt ở đường tiêu hóa như trên. Thay vào đó các dấu hiệu nôn ói, tiêu chảy chỉ xuất hiện ở giai đoạn đầu, sau đó sẽ xuất hiện hàng loạt các triệu chứng khác khắp cơ thể như: viêm phổi với dịch tiết ở mũi đặc xanh, mắt đục tụ mủ lở loét, da nổi các đốm đỏ sau đó chuyển vàng sần sùi khắp cơ thể, virus tấn công hệ thần kinh gây co giật tạo thể ủ rũ hoặc hung dữ hơn bình thường…
Bệnh Care với nhiều biểu hiện trên toàn thân ở chó
Với những chia sẻ trên cho thấy, hai bệnh lý này chỉ giống nhau ở giai đoạn đầu tiên, sau đó các triệu chứng khác dần bộc lộ tạo sự khác biệt giữa hai bệnh. Để phát hiện sớm bệnh lý mà chó nhà bạn đang mắc phải nên đưa chúng đi thăm khám để kịp thời điều trị, vì cả hai căn bệnh này đều hết sức nguy hiểm và có nguy cơ tử vong cao.
Bệnh Parvo ở chó kéo dài bao lâu?
Bệnh Parvo ở chó là gì và kéo dài bao lâu? Theo các chuyên gia, bệnh Parvo ở chó thường khởi phát sau 3-10 ngày nhiễm virus. Các biểu hiện của bệnh thường diễn tiến nhanh theo các thể đã được trình bày ở các phần bên trên. Khi có các dấu hiệu của bệnh với hiện tượng thân nhiệt sốt cao liên tục mà không được chữa trị kịp thời và đúng cách, chó có thể sẽ tử vong chỉ sau 4-7 ngày phát bệnh. Tuy nhiên cũng có trường hợp kéo dài đến 1-2 tháng trong tình trạng kiệt quệ dần, tiều tụy vì không ăn uống, tùy theo thể trạng cũng như mức độ bệnh của chó mà bệnh sẽ diễn tiến dài ngắn khác nhau. Đối với những trường hợp không thể cứu chữa được nữa, tốt nhất nên lựa chọn giải pháp tiêm trợ tử để hạn chế các cơn đau đớn do bệnh hoành hành.
Chó khởi phát Parvo thường không qua khỏi sau 4-7 ngày, có khi 1-2 tháng
Bệnh Parvo ở chó ngày thứ mấy nặng nhất?
Khi chó nhiễm Parvovirus, bệnh sẽ diễn tiến theo từng ngày với các dấu hiệu chủ yếu ở đường tiêu hóa, sau khi qua giai đoạn ủ bệnh sẽ nhanh chóng chuyển biến xấu sau 4-7 ngày. Tuy nhiên bệnh khởi phát nặng nhất các dấu hiệu suy nhược trầm trọng vào ngày thứ mấy sẽ còn tùy thuộc vào độ tuổi, giống chó cũng như sức đề kháng của thú cưng. Do đó khi phát hiện chó nhà bạn mắc bệnh lý này nên nhanh chóng đưa đi cấp cứu càng sớm càng tốt để duy trì sự sống cho chúng.
Bệnh nặng nhất vào ngày thứ mấy còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố
Bệnh Parvo ở chó có lây sang mèo và người không?
Cho đến hiện nay các nghiên cứu cho thấy, Parvovirus có khả năng lây lan cực cao giữa các loài chó với nhau, thế nhưng lại không lây lan sang mèo và các loài động vật khác, kể cả con người. Tuy nhiên cũng không nên quá chủ quan, hiện nay đa số các loại virus đều có khả năng đột biến gen và không loại trừ nguy cơ sẽ biến chủng gây bệnh trên người cũng như các loài vật khác.
Chưa ghi nhận trường hợp lây nhiễm Parvo cho mèo
Với phần trình bày vừa rồi của
Y tế Việt Nhật , chắc hẳn đã giúp các bạn có câu trả lời rằng
bệnh Parvo ở chó là gì rồi phải không. Ngoài ra còn biết thêm thông tin về mức độ nguy hiểm của bệnh lý này. Chính vì thế nên chủ động phòng ngừa, có biện pháp chăm sóc thú cưng thật chu đáo để hạn chế nguy cơ lây nhiễm bệnh lý giúp chú chó nhà bạn luôn mạnh khỏe. Các kiến thức vừa rồi thật sự rất hữu ích và cần thiết cho mỗi người phải không ạ? Hãy chia sẻ rộng rãi những thông tin này để nhiều người cùng biết về bệnh lý hay gặp trên chó này.