Tin tức - Sự kiện

Bệnh Lepto ở chó lây sang người được không?

Nuôi thú cưng để bầu bạn là lựa chọn của rất nhiều người hiện nay. Phụ thuộc vào sở thích mà có người chọn nuôi cún hoặc nuôi mèo. Tuy nhiên, cho dù nuôi bất cứ giống nào thì việc phòng tránh các bệnh ở thú cưng là hết sức cần thiết. Bởi, theo chia sẻ của chuyên gia có một số bệnh có thể lây nhiễm từ vật nuôi sang người, gây ra nhiều biến chứng cực kỳ nguy hiểm. Phổ biến nhất là bệnh Lepto ở chó. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ thông tin chi tiết về bệnh Lepto và khả năng bệnh Lepto ở chó lây sang người như thế nào? Bạn nhớ theo dõi bài viết để có thêm kiến thức trong việc chăm sóc thú cưng và đảm bảo sức khỏe cho bản thân nhé.
MỤC LỤC BÀI VIẾT

Nguyên nhân gây bệnh Lepto ở chó

Lepto có tên tiếng Anh đầy đủ là Leptospirosis. Đây là căn bệnh do loại xoắn khuẩn tên Leptospira gây ra. Hiểu một cách đơn giản thì Lepto là một loại bệnh truyền nhiễm cấp tính ở thú cung (chó, mèo…). Bệnh này xảy ra ở ở các vật nuôi chủ yếu qua niêm mạc, đường da và xâm nhập khắp cơ thể qua đường máu. Đặc biệt, triệu chứng lâm sàng của bệnh Lepto ở chó là nhiễm khuẩn, nhiễm độc toàn thân gây ảnh hưởng đến những bộ phận khác trong cơ thể như gan, thận, phổi…
 
Bệnh Lepto do khuẩn Leptospira gây ra
Bệnh Lepto ở chó do xoắn khuẩn Leptospira gây ra

Trong các vật nuôi, mèo có tỷ lệ dễ mắc bệnh Lepto cao nhất. Theo chuyên gia, xoắn khuẩn Leptospirosis có hơn 230 loại. Nhưng chỉ có loại gây hại trực tiếp cho thú cưng là: L.pomona, L.icterohaemorrhagiae, L.autumnalis và L.bataviae.
Ở nước ta hiện nay, căn bệnh này khá phổ biến ở thứ cung. Cụ thể có đến 20% chó do người dân nuôi mắc phải và 80% còn lại là chó cảnh nghiệp vụ.
Về nguyên nhân gây nên bệnh Lepto ở chó, như đã nói trên vi khuẩn Leptospirosis là tác nhân gây nên bệnh này. Theo nguyên cứu, xoắn khuẩn Leptospirosis chia thành 2 loại chính như sau:
  • Loại sinh sống trong môi trường đất và nước.
  • Loại ký sinh và gây nhiều bệnh lý khiến nhau bên trong cơ thể của động vật có vú.
Loại thứ hai mang tên Leptospira Interrogans là “thủ phạm” khiến cơ thể thú cưng gặp vấn đề. Loại vi khuẩn này vô cùng nhạy cảm với một số môi trường. Chẳng hạn, Leptospira Interrogans sẽ chết và bị tiêu diệt bởi tác động của tia bức xạ UV, nhiệt độ môi trường tăng cao hoặc khi tiếp xúc với hóa chất khử trùng.
Tuy nhiên, với điều kiện thích hợp như đất ẩm ướt và đầm lấy, xoắn khuẩn Leptospira có thể ở trạng tồn tại và phát triển trong một thời gian rất dài. Chúng gây ra những tác hại cực kỳ nguy hiểm cho bé cún. Nếu bé cún mối mắc bệnh mà không điều trị kịp thời sẽ đe dọa đến tính mạng của thú cưng.

Bệnh Lepto ở chó lây sang người và vật nuôi khác không?

Xoắn khuẩn Leptospira có khả năng lây truyền, tức là chúng có thể lây bệnh từ cún sang động vật khác. Thậm chí, khoa học chứng minh bệnh Lepto ở chó lây sang người và trẻ em là đối tượng có nguy cơ nhiễm bệnh cao nhất.
 
Bệnh Lepto có thể lây cho người
Bệnh Lepto ở chó có thể lây nhiễm sang con người

Căn bệnh này thường tồn tại ở 2 dạng chính bao gồm:
  • Bệnh Weil - Vasiliy - bệnh Leptospira
  • Sốt Anicteric hoặc nước
Ban đầu, khi con người mới nhiễm bệnh từ vật nuôi, các triệu chứng chưa xuất hiện ngay lập tức. Qua khoảng một thời gian, xoắn khuẩn Leptospira sẽ gây ra những triệu chứng điển hình của bệnh.

Những triệu chứng của bệnh Lepto ở chó

Như vậy, bệnh Lepto ở chó lây sang người và có thể dẫn đến nhiều ảnh người cho người nhiễm bệnh nặng nề. Chính vì vậy, nếu như bạn đang nuôi thú cưng thì hãy lưu ý các triệu chứng của bệnh Lepto ở chó để điều trị bệnh kịp thời. Theo đó, ở mỗi giai đoạn có những dấu hiệu nhận biết riêng biệt:

Thể quá cấp tính

Tính từ thời điểm xoắn khuẩn xâm nhập vào cơ thể cho đến khi bắt đầu có dấu biểu hiện đầu tiên thường mất khoảng 7 ngày đến 10 ngày. Tùy thuộc vào mỗi loại khuẩn xoắn Leptospira mà những chú cún có những triệu chứng khác nhau. Nhưng hầu hết bệnh Lepto ở chó giai đoạn khởi phát đều có chung triệu chứng:
 
Giai đoạn đầu chó có thể bị sốt
Ở giai đoạn khởi phát cún có thể bị sốt đến 41oC
  • Nhiệt độ của bé cún gia tăng đột ngột và xảy ra tình trạng sốt cao đến 40.5oC - 41oC.
  • Các bé cưng có biểu hiện chán ăn, chỉ nằm lì một chỗ, mắt lờ đờ, hai chân sau đi chệch choạng hoặc có hiện tượng xung huyết kết mạc.
  • Niêm mạc và da của cún thay đổi thành màu vàng sẵm, nước tiểu cũng có màu vàng vài đi rất khó khăn.
  • Cún bị nôn ra máu hoặc chảy máu mũi, dẫn đến tình trạng suy kiệt, cân nặng tụt xuống nhanh chóng, thân nhiệt bỗng nhiên hạ và có thể tử vong trong vòng 3 ngày đến 5 ngày.
  • Miệng của cún có mùi hôi cực kỳ khó chịu.
  • Phân của cún cưng đi có dạng tiêu chảy và lẫn máu bên trong.

Thể cấp tính

Giai đoạn phát triển của bệnh Lepto ở chó được nhận biết bởi những tổn thương thận, gan và có những triệu chứng như:
 
Bệnh Lepto gây đau vùng bụng của chó
Ở giai đoạn thể cấp tính bệnh Lepto gây ra triệu chứng đau đớn ở bụng
  • Nhiệt độ thay đổi và giảm nhanh so với mức bình thường.
  • Có hiện tượng xuất huyết và triệu chứng loét trên màng nhầy bên trong khoang miệng của cún.
  • Thú cưng bị tiêu chảy ra máu do bị xuất huyết và tình trạng lở loét ở ruột. Những ảnh hưởng ở gan làm vàng da mắt, màng nhầy của miệng. Còn thuận bị tổn thương gây ra hiện tượng cún đi tiểu ra máu.
  • Khi sờ vào bụng của cún sẽ khiến thú cưng cảm thấy đau đớn, nhất là ở vị trí gan.
Ở những cún nhỏ hoặc bé cưng mới sinh tầm 1 tuần tuổi, căn bệnh Lepto phát triển với tốc độ cực kỳ nhanh. Thậm chí, những giai đoạn và các triệu chứng chỉ diễn ra trong vòng 2 giờ đồng hồ, lâu nhất thì 2 ngày. Với một thời gian ngắn như vậy, việc chữa khỏi cho cún là điều không thể.

Thể mãn tính

Khi bệnh chuyển sang thời kỳ mãn tính, các biểu hiện của bệnh thường khó nhận biết bởi rất gây ra các triệu chứng. Nếu có các triệu chứng thì chủ của vật nuôi có thể nhầm lẫn với một số bệnh lý ở thú cưng.
 
Thể mãn tính bệnh Lepto ở chó
Ở thể mãn tính lông của cún bắt đầu xuất hiện nhiều đốm hói
  • Cún rơi vào tình trạng thiếu máu, niêm mạc trở nên nhợt nhạt nên không còn năng động như ngày thường. Chúng cũng luôn tỏ ra mệt mỏi và không muốn làm gì.
  • Ở thể mãn tính, trên da của cún sẽ phát ban và xuất hiện những vết loét.
  • Lông của cún bắt đầu xuất hiện những đốm hói và mọc lởm chởm.
  • Đặc biệt, có thể sờ được nhưng hạch bạch huyết ở háng và cổ của cún cưng.

Diễn tiến bệnh Lepto ở chó

Vi khuẩn sẽ lan khắp toàn bộ cơ thể của cún, cư trú và sinh sản trong gan, thận, hệ thần kinh trung ương, mắt, hệ sinh của của vật nuôi. Ngay sau khi nhiễm khuẩn, cún sẽ bị sốt và nhiễm trùng máu. Nhưng những triệu chứng này sớm biến mất khi các kháng thể ở cơ thể được sản xuất ra.
 
Xoắn khuẩn Leptospira ủ bệnh từ 7 đến 10 ngày
Xoắn khuẩn Leptospira có thời gian ủ bệnh từ 7 ngày đến 10 ngày

Mức độ ảnh hưởng của vi khuẩn đến các cơ quan trong cơ thể của vật nuôi sẽ phụ thuộc vào hệ miễn dịch và khả năng kháng khuẩn của cún. Cún cưng càng có sức đề kháng tốt thì nguy cơ dẫn đến tử vong vàng giảm thiểu.
Tuy nhiên, ngay cả khi cơ thể của bé cún đang chống lại bệnh thì xoắn khuẩn Leptospira vẫn tồn tại trong thận, sản sinh ở đó và lây lan qua nước tiểu. Lúc này, bé cún có thể tử vong nếu tình trạng nhiễm trùng ở gan và thận diễn biến nặng.

Phương pháp xác định bệnh Lepto

Đừng xem thường bệnh Lepto ở chó, bởi đây là một loại bệnh nghiêm trọng và bệnh Lepto ở chó lây sang người được. Vì vậy, bạn nên trang bị cho mình bao tay cao su để đeo khi tiếp xúc với chất lỏng sản sinh từ cún bởi đây là con đường lây truyền bệnh nhanh nhất. Đặc biệt là các loại chất lỏng từ tinh dịch, nước tiểu, nôn mửa… Bạn nhớ thận trọng và hết sức cẩn thận khi xử lý những chất này để tránh bị nhiễm bệnh. Đồng thời, bạn nhớ lưu ý về các triệu chứng xuất hiện ở cún trong những ngày gần đây. Từ đó, bạn có thể đưa cho bác sĩ thú y những đầu mối về từng biểu hiện của bệnh Lepto để chuyên gia đưa ra chẩn đoán chính xác nhất cún đang bị bệnh ở giai đoạn nào?
 
Chẩn đoán bệnh Lepto ở chó
Chẩn đoán bệnh Lepto ở chó qua xét nghiệm nước tiểu và xét nghiệm máu

Sau khi thăm khám lâm sàng, bác sĩ thú y sẽ tiến hành công đoạn xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu, bảng điện phân và xét nghiệm nước tiểu kháng thể huỳnh quang ở cún. Từ máu và nước tiểu thu thập được, bác sĩ có thể kiểm tra, đánh giá được sự phát triển của vi khuẩn Leptospira.
Ngoài ra, việc xét nghiệm Titer hoặc thử nghiệm kết tập bằng kính hiển vi cũng được bác sĩ tiến hành để hỗ trợ cho việc đo phản ứng miễn dịch của cơ thể thú cưng với xoắn khuẩn. Phương pháp này có công dụng giúp chẩn đoán chuẩn nhất tình trạng vi khuẩn Leptospira và mức độ gây nhiễm trùng.

Cách điều trị bệnh Lepto cho chó

Bệnh Lepto ở chó có chữa được không? Có thể điều trị được bằng nhiều phương pháp. Tuy nhiên, nếu để bệnh kéo dài, cún có thể tử vong. Vì vậy, khi bé cún có những biểu hiện bất thường hoặc bạn nghi ngờ vật nuôi mắc bệnh Lepto ở chó thì bạn nên nhanh chóng đưa bé cưng đến phòng khám thú y. Sau khi các các kết quả thăm khám lâm sàng, xét nghiệm cần thiết, bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp, giúp cún mau chóng hồi phục và ngăn chặn các biến chứng không mong muốn xảy ra. Nhất là bệnh Lepto ở chó lây sang người sẽ rất nguy hiểm.
 
Điều trị bệnh Lepto ở chó
Dựa vào các triệu chứng của bệnh mà bác sĩ áp dụng phương pháp điều trị phù hợp
  • Truyền dịch cho cún để tránh bị mất nước.
  • Nếu cún có triệu chứng nôn mửa, bác sĩ sẽ cho uống thuốc chống nôn và dùng ống thông dạ dày để giúp thú cưng có thể ăn uống trở lại bình thường.
  • Trong trường hợp cún bị xuất huyết nặng thì cần truyền máu gấp.
Khi điều trị bệnh Lepto ở chó, bác sĩ thú y sẽ kê đơn một số loại thuốc kháng sinh cho cún dùng. Dựa trên giai đoạn nhiễm trùng mà bác sĩ sử dụng loại thuốc kháng sinh phù hợp.
Nếu mới nhiễm trùng, bé cưng có thể uống Penicillin nhưng loại thuốc này sẽ không còn hiệu quả nếu bệnh chuyển sang thời kỳ phát triển. Đồng thời, bác sĩ còn kê thêm Tetracycline, Fluoroquinolones hoặc các loại thuốc kháng sinh tương tự vì chúng được phân phối vào mô xương, giúp quá trình chữa trị hiệu quả hơn.
Thuốc kháng sinh được kê ít nhất 4 tuần trong mỗi đợt trị bệnh Lepto. Một số loại thuốc kháng sinh có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng, đặc biệt là thuốc đi sâu vào trong cơ thể để loại bỏ vi khuẩn.

Chăm sóc chó tại nhà sau điều trị bệnh Lepto

Song song với việc thực hiện theo phác đồ điều trị bệnh của bác sĩ, để thú cung mau chóng khỏe mạnh trở lại và ngăn chặn tình trạng bệnh Lepto ở chó lây sang người, bạn cần làm một số điều sau:

Đảm bảo thú cưng được nghỉ ngơi một cách nghiêm ngặt

Bạn nên để cho bé cún ở trong chuồng khi đang trong thời gian hồi phục bệnh. Mà thay vào đó, hãy cho bé ở nơi sạch sẽ, khô ráo và được vệ sinh kỹ càng hàng này. Bệnh đó, bạn đừng quên tham khảo ý kiến của bác sĩ về chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và đi vệ sinh hợp lý. Từ đây, xây dựng cho bé khẩu phần ăn đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết để tăng cường hệ miễn dịch trong cơ thể cho cún.
 
Cho cún ăn đủ chất dinh dưỡng để hồi phục
Cho cún ăn đầy đủ chất dinh dưỡng để bệnh mau chóng hồi phục

Thực hiện một số biện pháp phòng ngừa để bảo vệ sức khỏe gia đình

Khi cún đang được điều trị, bạn hãy để bé cưng tránh xa trẻ em và những vật nuôi khác. Đồng thời, mỗi lần tiếp xúc với cún hay xử lý chất lỏng và phân, bạn nhớ mang găng tay cao su.
Ở chỗ ngủ và những vị trí cún tiểu tiện, nôn mửa hoặc nơi để lại bất kỳ chất dịch lỏng cơ thể nào, bạn đừng quên khử trùng thường xuyên bằng chất khử trùng hoặc dung dịch tẩy rửa có chứa I-ốt.

Tham khảo tư vấn của bác sĩ về việc chẩn đoán bệnh Lepto cho các thành viên trong gia đình

Nếu nhà bạn có trẻ nhỏ hoặc nhiều vật nuôi khác, chúng rất dễ bị lây nhiễm bệnh từ chú cún đang được điều trị. Theo đó, gia đình bạn có thể đi xét nghiệm để xem có ai mắc phải bệnh lý này hay không. Nếu kết quả không có gì đáng ngại thì bạn chỉ cần chú ý đến công tác phòng tránh cho đến khi cún con khỏi hẳn bệnh. Còn trong trường hợp có dấu hiệu của bệnh Lepto, chuyên gia y tế sẽ tư vấn cách điều trị bệnh tốt nhất.
Lưu ý, vi khuẩn Leptospira vẫn có thể được đào thải qua nước tiểu trong vài tuần sau khi cún được điều trị và phục hồi. Cho nên, bạn tuyệt đối không được chủ qua và lơ là. Phải luôn cảnh giác và phòng ngừa bệnh Lepto chó lây nhiễm cho các thành viên trong nhà.

Cách phòng chống bệnh Lepto cho chó

Với những biến chứng nguy hiểm của bệnh Lepto ở chó gây ra, việc phòng ngừa bệnh là điều hết sức cần thiết. Nếu nhà bạn đang nuôi thú cưng, không những một mà rất nhiều thì hãy ngay lập tức đưa chúng đi tiêm vắc xin ngừa vi khuẩn Leptospira. Phụ thuộc vào cơ địa, giống loài mà bác sĩ thú y quyết định tiêm vắc xin ngừa Leptospira ở chó. Vì một số giống chó chống chỉ định với vắc xin ngừa bệnh Lepto ở chó.
 
Tiêm vacxin ngừa Leptospira ở chó
Tiêm vắc xin ngừa Leptospira để đảm bảo sức khỏe cho cún cưng

Việc tiêm vắc xin chỉ có hiệu quả phòng ngừa một số chủng Lepto nhất định. Vì vậy sẽ không đảm bảo hiệu quả tuyệt đối trong mọi trường hợp. Cho nên, bạn phải luôn theo dõi sức khỏe của cún cưng của mình, nếu có các triệu chứng của bệnh thì nhanh chóng đưa vật nuôi đến phòng khám thú ý. Một cơ sở hiện đại, với đầy đủ các loại thiết bị thú y chuyên dụng, cùng đội ngũ bác sỹ có kiến thức chuyên môn cao sẽ giúp sớm phát hiện và có phương án điều trị bệnh hiệu quả nhất cho cún cưng của bạn.
Ngoài ra, để phòng tránh bệnh Lepto ở chó, nghiên cứu về chuồng hay nhà riêng cho cũng cùng rất quan trọng. Bạn nên chọn vị trí có ánh sáng mặt trời và thông thoáng để thiết kế chỗ ngủ cho bé cún. Hàng ngày, kiểm tra và dọn sạch sẽ phân lẫn nước tiểu của cún. Nếu có thể bạn nên hạn chế đến gần với chuồng của cún để đảm bảo an toàn sức khỏe.

Tóm lại, bệnh Lepto ở chó lây sang người và động vật khác được với tốc độ cực kỳ nhanh. Không những thế, bệnh còn có thể dẫn đến tử vong ở vật nuôi chỉ trong một thời gian rất ngắn. Do đó, nếu bạn không muốn mất đi những người bạn đáng yêu thì hãy hạn chế đưa cún đến những nơi không an toàn, kiểm tra sức khỏe định kỳ cho thú cưng và thực hiện các phương pháp phòng ngừa bệnh Lepto ở chó theo khuyến cáo từ bác sĩ thú y. Hãy thường xuyên ghé thăm website của Việt Nhật tại địa chỉ https://tapdoanytevietnhat.com/ để không bỏ lỡ bất kì thông tin quan trọng nào 



 
Thiết kế và phát triển website bởi Kenhdichvu.vn