Một trong những căn bệnh ở thú cưng phổ biến và có tỷ lệ gây tử vong cao nhất phải kể đến bệnh Care. Theo nghiên cứu, hầu hết những chú cún con không được tiêm phòng đầy đủ có thể mắc phải căn bệnh này và tử vong sau vài ngày nếu hệ miễn dịch kém. Vì vậy, nếu bạn đang nuôi hoặc chuẩn bị đón một em cún dễ thương về bầu bạn thì tốt nhất hãy tìm hiểu về bệnh Care ở chó và cách chữa trị. Điều này sẽ giúp cún sinh sống cùng bạn với tuổi thọ dài nhất.
Bệnh Care ở chó là gì?
Bệnh Care (Canine Distemper) ở chó là loại bệnh thường hay gặp ở vật nuôi. Bệnh lý ở chó này do virus Paramyxo gây ra. Đây là loại virus có liên quan chặt chẽ với virus sởi và virus Rinderpest. Virus Paramyxo tấn công vào nhiều bộ phận cơ thể của vật chủ (chó) và gây nên tình trạng nhiễm trùng và viêm nhiễm.
Bệnh Care ở chó do virus Paramyxo gây ra
Đặc điểm của virus Paramyxo có sức đề kháng rất yếu khi ra ngoài ngoại cảnh. Trong điều kiện bình thường, khi có ánh sáng virus sẽ bị tiêu diệt trong vài giờ. Tuy nhiên, trong xác chết đã lên men virus có thể sống sót đến 38 giờ đồng hồ. Thông thường, virus sinh sôi và phát triển mạnh nhất vào những tháng có thời tiết mát dịu, mưa nhiều. Ví dụ như những dịp đầu năm hay cuối năm. Chính vì thế mà đây là thời gian số lượng cún cưng bị bệnh Care nhiều nhất.
Bệnh Care rất khó điều trị khi virus gây viêm nhiễm ở nhiều cơ quan trong cơ thể cún. Lúc này, thú cưng có thể chết bất cứ lúc nào. Do đó, nếu bạn đang tìm nuôi một chú cún thì nên tìm hiểu về bệnh Care ở chó và cách chữa trị để đảm bảo sức khỏe cho cún cưng.
Nguyên nhân gây bệnh Care ở chó
Về nguyên nhân gây nên bệnh Care ở chó con có thể chia thành hai nguyên nhân sau:
Nguyên nhân gây bệnh Care gián tiếp
- Virus Paramyxo có thể bám vào các vật trung gian để truyền bệnh như: côn trùng, chim chóc, các loài gặm nhấm… Sau đó, thông qua đường hô hấp hoặc đường tiêu hóa để gây nhiễm bệnh cho chó cưng.
- Đôi khi virus cũng có thể bám vào thức ăn, thú cưng vô tình ăn phải sẽ bị mắc bệnh Care.
- Con người cũng đóng vai trò là vật trung gian truyền bệnh cho vật nuôi.Virus sẽ bám trên quần áo, tay chân… và lây nhiễm cho chó con thông qua các hành động như: ôm ấp, vuốt ve. Đó là lý do vì sao nhiều vật nuôi bị nhiễm bệnh Care trong khi không ra khỏi nhà.
Virus Care có thể lây truyền từ vật nuôi này sang vật nuôi khác
Nguyên nhân gây bệnh Care trực tiếp
- Virus Paramyxo lây nhiễm bệnh trực tiếp từ chó ốm sang cho đang khỏe mạnh. Qua quá trình tiếp xúc với dịch mủ, nước bọt, nước tiểu, phân, nước mắt…
- Nếu quá trình tiếp xúc giữa các thú cưng càng nhiều thì nguy cơ mắc bệnh Care càng cao.
Những triệu chứng của bệnh Care
Tất cả mọi giống chó và độ tuổi đều có nguy cơ nhiễm virus Care. Nhưng chủ yếu nhất là nhóm cún từ 1 tháng đến 12 tháng, đặc biệt là 3 tháng tuổi đến 4 tháng tuổi. Đây độ tuổi mà chó con được mua về làm vật nuôi trong nhà. Cho nên, nếu bạn không tìm hiểu về bệnh Care ở chó và cách chữa trị hay các triệu chứng của bệnh lý này sớm thì rất có thể, bạn sẽ phải sớm nói lời “tạm biệt” với bé cún của mình.
Theo chia sẻ của bác sĩ thú ý, có nhiều biểu hiện bệnh Care ở chó và từng giai đoạn gây ra những triệu chứng không giống nhau. Một khi cún cưng bị nhiễm bệnh, virus sẽ sinh trưởng ngay trong mô bạch huyết của đường hô hấp cún cưng bị nhiễm bệnh, virus sẽ sinh trưởng ngay trong mô bạch huyết của đường hô hấp ở mô bạch huyết như: đường hô hấp, đường tiêu hóa, hệ thần kinh trung ương, biểu mô niệu sinh hoạt và dây thần kinh thị giác.
Giai đoạn 1
Triệu chứng đầu tiên của bệnh Care ở chó là chảy nước mắt như mủ. Sau đó cún bắt đầu sốt, chán ăn và nước mũi chảy trong suốt thường xuyên. Hầu hết các bé cún bị sốt khoảng 3 ngày đến 6 ngày, sau thời gian ủ bệnh Care ở chó. Những biểu hiện của triệu chứng ban đầu phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và sức để kháng của thú cưng.
Sau thời gian ủ bệnh, virus Care gây ra triệu chứng đầu tiên là gây sốt cho cún
Ngoài ra, ở giai đoạn 1 cún còn có các biểu hiện như: hôn mê, ho khan, nôn mửa, bị tiêu chảy, viêm da mụn mủ (hiếm gặp), viêm não và tủy sống.
Nếu một chú cún bị nhiễm bệnh viêm da cơ địa sống sót qua giai đoạn cấp tính sẽ mắc phải tình trạng tăng sừng ở bàn chân và mũi, khiến cho vật nuôi bị bệnh “Hard Pad Disease” (bệnh bàn chân cứng). Căn bệnh này khiến bàn chân của cún cứng lại, to bất thường và khó khan khi đi lại.
Giai đoạn 2
Một số cún cưng bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu liên quan đến hệ thần kinh khi bệnh tiến triển và tấn công bộ phận này. Những triệu chứng thường gặp của bệnh Care ở thời kỳ 2 là:
Ở giai đoạn 2 cơ thể của cún cưng bị suy nhược nghiêm trọng
- Nghiêng đầu
- Đi vòng quanh
- Liệt một phần hoặc toàn bộ cơ thể
- Co giật cơ bắp
- Rung giật nhãn cầu (chuyển động mắt lặp đi lặp lại)
- Cơ giật khi tăng tiết nước bọt và chuyển động nhai
Bệnh Care ở chó và cách chữa trị
Bệnh Care ở chó có chữa được không? Đáng tiếc câu trả lời lại là không. Cho đến thời điểm hiện tại các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục nghiên cứu để tìm ra cách trị bệnh Care ở chó và bệnh Care mèo hiệu quả nhất. Tỷ lệ sống sót của thú cưng khi chẳng may mắc phải bệnh Care phụ thuộc vào chủng virus và khả năng miễn dịch trong cơ thể của chúng. Bên cạnh đó, nếu người chủ có kiến thức về bệnh Care ở chó và cách chữa trị sẽ giúp phát hiện sớm bệnh. Việc điều trị bệnh Care càng sớm càng giảm thiểu khả năng tử vong ở cún.
Hiện nay các bác sĩ thú y chẩn đoán bệnh Care ở chó thông qua kết hợp giữa các triệu chứng lâm sàng biểu hiện ở hệ tiêu hóa, hệ hô hấp… và xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán bệnh.
Trong trường hợp phát hiện cún cưng nhiễm virus Care chưa quá 2 ngày, bác sĩ thú y có thể tiêm cho chú chó của bạn loại vacxin Nobivac DH nhằm tạo ra kháng thể chủ động bổ sung sức mạnh cho hệ miễn dịch. Từ đó, giúp vật nuôi có thể chống chọi được với virus gây bệnh Care ở chó.
Thêm vào đó, do bệnh Care có tác động lên nhiều hệ cơ quan nên để giúp nâng cao sức khỏe của cún con, bác sĩ còn áp dụng một số biện pháp trị liệu tổng hợp nhằm ngăn chặn và chống nhiễm trùng kế phát diễn ra.
Điều trị bệnh Care ở chó bằng truyền dịch
Trong trường hợp cún có biểu hiện tiêu chảy và nôn mửa, việc tiêm truyền chất lỏng bổ sung chất điện giải từ 10ml - 20ml dung dịch/kg thể trọng có thể giúp bù nước, bù khoáng đã mất từ 1 đến 2 lần/ngày. Tùy theo mức độ nặng nhẹ của các triệu chứng mà bác sĩ thú y sẽ tiêm số lượng liều phù hợp nhất. Trong thời gian thú cưng đang được truyền dịch, bạn nhớ theo dõi các biểu hiện ở cún để tránh nguy cơ gây sốc với cơ thể của chúng.
Các trường hợp sau khi truyền dịch như NaCl 0.9%, chó có thể ngừng đi tiêu chảy nhưng sau đó lại đi ngoài nhiều hơn. Tuy nhiên, đây là hiện tượng sinh lý hết sức bình thường do nhu động ruột được tái lập, các tế bào hấp thụ được nước sau đó đẩy ra bên ngoài. Cho nên, bạn không cần lo lắng khi thấy cún cưng đi đại tiện nhiều lần trong ngày.
Trong quá trình điều trị bệnh Care, cún có thể được bác sĩ thú y chỉ định truyền thêm Lactate Ringer hoặc Glucose hay Vimelyte IV. Tác dụng của những loại chất này là bổ sung khoáng cho cơ thể, giúp các nhu động tế bào tái lập, cấp nước đầy đủ đến các cơ quan và hạn chế chấn động thần kinh trung ương xảy ra.
Đối với các triệu chứng lâm sàng phát sinh trên hệ hô hấp hay nôn mửa cấp, ngoài bổ sung nước thì cách điều trị bệnh Care ở chó là sử dụng các loại thuốc kháng sinh. Kháng sinh được xem là cách cuối cùng nhằm hỗ trợ và điều trị các triệu chứng nhất thời, không có tác dụng chữa dứt điểm căn bệnh này.
Sau khi áp dụng tất cả các phương pháp để cải thiện các triệu chứng của bệnh Care ở chó và năng cao hệ miễn dịch cho cún, nếu thú cưng đủ mạnh mẽ cũng như may mắn thì bệnh sẽ từ từ thuyên giảm.
Một lưu ý nhỏ dành cho những người nuôi thú cưng là nếu lỡ không may cún con bị bệnh Care, cách chữa trị hiệu quả nhất là mang em ấy ra trung tâm thú ý gần nhà để được cách ly, chẩn đoán và điều trị kịp thời. Tại đây có đội ngũ bác sỹ giàu kinh nghiệm chuyên môn, cùng các trang
thiết bị thú y hiện đại, chắc chắn sẽ có thể chăm sóc tốt hơn cho người bạn của chúng ta.
Cách phòng chống bệnh Care ở chó
Bên cạnh trang bị đầy đủ kiến thức về bệnh Care ở chó và cách chữa trị thì tìm hiểu những điều cần chú ý để phòng tránh bệnh cho cún là vấn đề không kém phần quan trọng. Sau đây là những khuyến cáo từ các bác sĩ thú y giúp ngăn chặn thú cưng mắc phải căn bệnh nguy hiểm Care.
Tiêm phòng cho cún
Ngay từ khi cún được 7 tuần tuổi, bạn nên mang chúng đến phòng khám thú y để tiêm phòng. Đối với bệnh Care, bác sĩ sẽ xây dựng lịch tiêm phòng định kỳ hàng năm cho cún. Mũi tiêm Care đầu tiên thường là loại vacxin phòng bệnh tổng hợp. Vacxin có công dụng trong vòng 6 tháng đến 1 năm tính từ ngày tiêm. Sau đó, cún cưng sẽ được tiêm nhắc lại để củng cố hệ miễn dịch trong cơ thể sau 24 ngày.
Để kéo dài tuổi thọ cho cún cũng như giúp thú cưng sống khỏe mạnh nhất trong suốt quá trình sống chung, bạn nên theo dõi lịch tiêm phòng, tiêm nhắc lại định kỳ hằng năm của vật nuôi.
Tiêm ngừa đầy đủ là cách phòng bệnh Care cho cún hiệu quả nhất
Chế độ ăn uống an toàn
Chế độ ăn uống khoa học và đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp cún luôn khỏe mạnh và có hệ miễn dịch tốt nhất. Trong khẩu phần ăn hàng ngày của cún, bạn hãy bổ sung đủ các yếu tố vi lượng như vitamin và khoáng chất. Nếu bạn là người bận rộn với công việc, không thể nấu ăn cho cún thường xuyên thì hãy tìm đến các loại thức ăn hạt để thay thế có bán trên thị trường.
Đảm bảo vệ sinh chỗ ở
Việc giữ vệ sinh sạch sẽ nơi ở luôn là ưu tiên hàng đầu trong những lưu ý cần thực hiện để phòng tránh bệnh Care ở chó. Cũng như loại bỏ những vi khuẩn, virus và ký sinh trùng gây nên các bệnh lý ở vật nuôi. Theo đó, bạn hãy thường xuyên giặt giũ đệm lót chỗ ở cho cún và vệ sinh dụng cụ ăn uống, tẩy rửa những vị trí thú cưng đi đại tiện, tiểu tiện sạch sẽ.
Qua nội dung bài viết này, hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về mức độ nguy hiểm của bệnh Care gây ra cho cún cưng, cũng như biết được tầm quan trọng của việc tìm hiểu về
bệnh Care ở chó và cách chữa trị khi muốn nuôi thú cưng bầu bạn. Hãy cảnh giác với căn bệnh nguy hiểm này. Đừng quên cập nhật các thông tin về chăm sóc thú y, cũng như các tin tức khác về sức khỏe trên website của
Việt Nhật nhé. Ngoài ra, Việt Nhật cũng là đơn vị phân phối các sản phẩm thú y như
máy siêu âm thú y uy tín, chất lượng. Các phòng khám, bệnh viện thú y đang quan tâm và có nhu cầu mua sắm trang thiết bị y tế có thể liên hệ với chúng tôi qua số hotline để được tư vấn và báo giá cụ thể nhé.
Tin liên quan: Những điều cần biết về siêu âm chó mèo