Tin tức - Sự kiện

Giải đáp thắc mắc trước khi siêu âm có được ăn không?

Siêu âm là một phương pháp chẩn đoán bệnh hữu hiệu và phổ biến nhất hiện nay. Đây là phương pháp được áp dụng trong việc khám sàng lọc, chẩn đoán cũng như điều trị hầu hết các bệnh lý. Trong tất cả các câu hỏi mà chúng tôi nhận được thì vấn đề được nhiều người quan tâm nhất là: trước khi siêu âm có được ăn không? Tập đoàn Y tế Việt Nhật sẽ giúp bạn trả lời thắc mắc này, đồng thời chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn một vài thông tin liên quan đến siêu âm.

1, Phương pháp siêu âm là gì?

Siêu âm là một phương pháp khám bệnh không xâm lấn, không đau và tính đến thời điểm hiện tại, đây là phương pháp tiện dụng, giá cả hợp lý nhưng đem lại hiệu quả cao. Cho đến nay, siêu âm không có bất kỳ tác động xấu nào đối với sức khỏe của con người. Vì vậy, để có thể xác định chính xác tình trạng của bệnh cũng như đưa ra phương pháp điều trị phù hợp, phương pháp này có thể được thực hiện nhiều lần. 

trước khi siêu âm có được ăn không

Tuy nhiên, siêu âm không phải là phương pháp chẩn đoán hình ảnh tối ưu nhất cho các bệnh lý về phổi, ruột, cũng như các cơ quan bị phổi và ruột che khuất bởi vì sóng siêu âm bị hạn chế bởi hơi hoặc không khí. Vì vậy, một số loại siêu âm có thể bị hạn chế như: siêu âm khảo sát khí quản, thực quản, động mạch chủ ngực, dạ dày, ruột non, ruột già …

 Ở những bệnh nhân béo phì, do có các mô mỡ dày làm cản trở sóng âm khi nó đi sâu hơn vào cơ thể, điều này khiến cho việc siêu âm ở trên khó hơn. Ngoài ra, do sóng âm chỉ có thể nhìn thấy được bề mặt bên ngoài của các cấu trúc xương mà không soi được tường tận phía bên trong nên siêu âm xương cũng bị hạn chế. 

Vì vậy, để chẩn đoán được chính xác hơn tình hình của bệnh, bệnh nhân nên làm thêm một vài xét nghiệm chuyên sâu hơn, để tìm ra phương pháp điều trị bệnh tốt nhất.

2, Trước khi siêu âm có được ăn không?

Mặc dù hiện nay, siêu âm là phương pháp an toàn và  được áp dụng rất phổ biến nhưng trước khi siêu âm thì cần phải có sự xem xét và tư vấn của bác sĩ. Bác sĩ sẽ có những yêu cầu cụ thể trước khi siêu âm tùy vào từng trường hợp bệnh lý khác nhau. Một số trường hợp bệnh nhân cần lưu ý để quá trình siêu âm được diễn ra tốt nhất và không bị trở ngại:

- Siêu âm túi mật : nên nhịn ăn > 6 giờ trước khi siêu âm, vì túi mật sẽ co lại khi bệnh nhân ăn, gây cản trở quá trình thăm khám dẫn đến việc không phát hiện ra các tổn thương.

- Siêu âm vùng tiểu khung: bệnh nhân cần nhịn tiểu đến khi có cảm giác căng bàng quang khi tiến hành siêu âm một số vùng như: niệu quản, bàng quang, tuyến tiền liệt, tử cung, buồng trứng và thai dưới 3 tháng 

- Siêu âm khảo sát dạ dày, tụy: trước khi tiến hành siêu âm, bệnh nhân cần uống nước.

- Siêu âm đầu dò âm đạo: để bàng quang không còn nước tiểu trước khi siêu âm, bệnh nhân phải đi tiểu hết.( phương pháp này chỉ áp dụng với phụ nữ đã quan hệ tình dục)

- Siêu âm bụng tổng quát: nên ăn các thức ăn nhẹ, dễ tiêu, tránh đồ nhiều dầu mỡ, đố dễ gây đầy bụng, chướng hơi vì quá nhiều hơi sẽ làm cản trở sóng âm.

trước khi siêu âm có được ăn không

Trước khi siêu âm dạ dày có được ăn không? Đối với một số trường hợp như: siêu âm tim, siêu âm tuyến vú, siêu âm tuyến giáp, siêu âm các mô mềm… thì gần như bệnh nhân không cần phải nhịn ăn hay nhịn tiểu trước khi tiến hành siêu âm.Tuy nhiên, với nhiều trường hợp khác, nhất là liên quan đến dạ dày thì bạn vẫn phải để bụng rỗng để kết quả siêu âm được chính xác. 

Trước khi siêu âm cần làm gì? Trong khoảng thời gian nhịn ăn, bạn chỉ nên uống nước lọc và nếu bạn đói có thể ngậm một ít đường là tốt nhất. Sau khi siêu âm, bạn có thể ăn uống thoải mái như thường. 

Những bệnh nhân khám bệnh thông thường thì sẽ áp dụng những quy tắc trên. Tuy nhiên, với những ca cấp cứu hay cần siêu âm khẩn cấp thì các bác sĩ sẽ cho tiến hành ngay mà không cần nhịn ăn hay nhịn tiểu để kịp thời chẩn đoán tình hình bệnh.

Siêu âm tử cung có cần nhịn ăn hay không? Bạn không cần nhịn ăn trước khi siêu âm vì vị trí siêu âm là ở tử cung. Thế nhưng, bạn cũng đừng ăn quá lo, lưng bụng là được.

Xem thêm: Xét nghiệm cổ tử cung bao nhiêu tiền và có tốn kém không?

3. Người bệnh khi đi siêu âm cần biết một số lưu ý sau

Một số lưu ý khi thực hiện siêu âm ổ bụng:

Người bệnh khi đi siêu âm không nên mặc đồ bó sát, khó chịu mà nên mặc những bộ đồ thoải mái để quá trình siêu âm không bị cản trở. Phụ nữ khi đi siêu âm, việc mặc váy sẽ gây cản trở đến quá trình siêu âm vì khi siêu âm, áo của bệnh nhân sẽ được kéo cao lên ngang ngực và quần sẽ được kéo thấp xuống ngang xương mu. 

Siêu âm ổ bụng hoàn toàn không gây hại đối với sức khỏe của con người. Trường hợp nào cũng có thể tiến hành siêu âm ổ bụng. Một số trường hợp nên hạn chế là bệnh nhân không nằm yên được trong quá trình siêu âm hay da và mô mềm vùng siêu âm bị nhiễm trùng…

Vì khám siêu âm là biện pháp hoàn toàn an toàn, vì vậy, nên tiến hành kiểm tra sức khỏe định kỳ 3 - 6 tháng/lần.

trước khi siêu âm có được ăn không

Bài viết trên của Tập đoàn Y tế Việt Nhật đã giải đáp được toàn bộ thắc mắc của các bạn về việc có cần nhịn ăn trước khi đi siêu âm hay không. Hy vọng chúng sẽ mang lại những thông tin hữu ích cho mọi người. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn! 




Thiết kế và phát triển website bởi Kenhdichvu.vn