Rối loạn nhịp tim là một tình trạng bất thường xảy ra ở tim và hiện tượng này có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Một khi mắc phải chứng rối loạn nhịp tim mà không chữa trị sớm, sức khỏe của người bệnh bị ảnh hưởng nặng nề, thậm chí có nguy cơ tử vong cao. Vậy câu hỏi được đặt ra là
rối loạn nhịp tim có chữa được không? Ở bài viết dưới đây chúng tôi sẽ thông tin chi tiết các vấn đề liên quan đến căn bệnh này tới bạn đọc.
MỤC LỤC BÀI VIẾT
Rối loạn nhịp tim là bệnh gì?
Trước khi đi vào vấn đề chính là
rối loạn nhịp tim có chữa được không, hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về rối loạn nhịp tim là bệnh gì, nguyên nhân cùng mức độ nguy hiểm của chứng bệnh này gây ra đối với sức khỏe nhé.
Rối loạn nhịp tim là hiện tượng tốc độ hay nhịp đập của tim bất thường. Hiểu một cách đơn giản là tim của bạn đập quá nhanh, quá chậm hoặc có nhịp tim không đều.
Rối loạn nhịp tim là tình trạng tốc độ của tim bất thường
Khi nhịp tim lúc nghỉ ngơi cao hơn 100 nhịp trong 1 phút thì được xem là nhịp tim nhanh. Còn nhịp tim lúc nghỉ ngơi ít hơn 60 nhịp/phút nghĩa là nhịp tim chậm. Theo chia sẻ từ chuyên gia y tế, bệnh rối loạn nhịp tim được chia thành các loại sau:
- Rung tâm nhĩ: Đây là rối loạn phổ biến nhất, trong đó tim đập không đồng đều và nhanh hơn so với nhịp tim bình thường (tần số tim lúc nghỉ dao động từ 60 - 100 chu kỳ/phút).
- Rung tâm thất: Là tình trạng nhịp tim đập nhanh và hỗn loạn. Đối với trường hợp này nếu không được can thiệp sớm có thể dẫn đến khả năng mất ý thức cao và đột tử.
- Nhịp tim chậm: Tức là nhịp tim chậm hơn bình thường.
- Block tim: Nhịp tim chậm hơn bình thường và có thể khiến cho người bệnh bị trụy tim.
Rối loạn nhịp tim thường nặng dần lên do cơ tim suy yếu hoặc bị tổn thương trong một thời gian kéo dài. Tuy nhiên, nếu người bệnh thực hiện một lối sống lành mạnh cho tim mạch để giảm có thể cải thiện được bệnh.
Những triệu chứng rối loạn nhịp tim
Chứng rối loạn nhịp tim đôi khi không gây ra những triệu chứng khó chịu cho người bệnh. Thường những trường hợp mắc các bệnh lý rối loạn nhịp tim mãn tính sẽ không cảm nhận được bất cứ dấu hiệu nào của bệnh. Tuy nhiên, chứng rối loạn nhịp tim đôi khi cũng gây ra nhiều triệu chứng nghiêm trọng sau đây:
Đánh trống ngực
Đây là triệu chứng điển hình và thường hay gặp của căn bệnh rối loạn nhịp tim. Cụ thể, người bệnh sẽ có cảm giác tim đập mạnh trong lồng ngực, kèm theo cảm giác hụt hẫng, tim ngừng đập rồi đập mạnh trở lại. Triệu chứng này thường được người bệnh miêu tả giống như cảm giác hồi hộp.
Đánh trống ngực là triệu chứng điển hình của bệnh rối loạn nhịp tim
Đột ngột bị khó thở
Khó thở là triệu chứng khá phổ biến của các bệnh lý nội khoa. Nếu cơn khó thở xuất hiện một cách đột ngột và kèm theo cảm giác tim đập không đều, hồi hộp hoặc tức giận thì đây là dấu hiệu cảnh báo của bệnh rối loạn nhịp tim hay nhồi máu cơ tim.
Chóng mặt
Chóng mặt thường được mô tả với cảm giác choáng váng, mọi vật xung quanh dường như quay vòng hoặc cảm thấy mất cân bằng. Theo chuyên gia y tế cho biết, chóng mặt không phải là bệnh mà là triệu chứng của nhiều bệnh khác nhau và một trong những căn bệnh nguy hiểm luôn được nhắc đến là rối loạn nhịp tim.
Ngất xỉu
Ngất xỉu là triệu chứng báo hiệu bệnh rối loạn nhịp tim nhanh đang ở giai đoạn nguy hiểm. Theo đó, ngất là tình trạng người bệnh đột ngột mất đi ý thức trong khoảng thời gian ngắn. Khi xuất hiện triệu chứng này, người bệnh cần nhanh chóng đến cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và kiểm tra. Vì, nếu bị ngất xỉu nhiều lần và liên tục, người bệnh có thể bị chấn thương nghiêm trọng, đặc biệt là trong những tình huống đang lái xe hay leo cầu thang.
Người bị rối loạn nhịp tim rất dễ ngất xỉu
Với sự phát triển của lĩnh vực y học, chứng ngất xỉu có thể được chẩn đoán và phát hiện ra nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này sớm bằng nhiều phương pháp. Nhưng trong đó, hay kỹ thuật được áp dụng phổ biến nhất là: nghiệm pháp bàn nghiêng, kỹ thuật thăm dò điện sinh lý và chữa trị triệt đốt bằng năng lượng Radio (RF).
Ngoài ra, bệnh rối loạn nhịp tim còn gây nên nhiều triệu chứng khác như: đổ mồ hôi, hoa mắt, cơ thể suy nhược, luôn cảm thấy mệt mỏi và tâm trạng lo âu kéo dài.
Tìm hiểu nguyên nhân rối loạn nhịp tim là gì?
Trên thực tế,
rối loạn nhịp tim có chữa được không? Đáp án cho thắc mắc này cần phải dựa vào nguyên nhân gây bệnh. Bên cạnh đó, nắm rõ nguyên nhân dẫn đến chứng rối loạn nhịp tim còn là việc làm hết sức cần thiết, giúp phòng tránh căn bệnh này. Sau đây là những vấn đề sức khỏe gây ra bệnh rối loạn nhịp tim phổ biến nhất:
- Lạm dụng thuốc lá và sử dụng quá nhiều thức uống có cồn hoặc Caffeine.
- Tình trạng căng thẳng hoặc lo lắng quá mức.
- Yếu tố di truyền.
- Những tác dụng phụ khi sử dụng một số loại thuốc/thực phẩm chức năng.
Tác dụng phụ của một số thuốc điều trị là nguyên nhân dẫn đến bệnh rối loạn nhịp tim
Ngoài ra, những đối tượng gặp phải những vấn đề sau cũng có nguy cơ bị rối loạn nhịp tim rất cao:
- Đau thắt ngực
- Có mô sẹo ở tim do cơn đau thắt ngực trước đây gây ra.
- Đối tượng từng mắc bệnh động mạch vành.
- Cấu trúc của tim bị thay đổi, ví dụ như bệnh cơ tim.
- Người có huyết áp cao hoặc mắc bệnh đái tháo đường.
- Tuyến giúp hoạt động kém (suy giáp) hoặc hoạt động quá mức (cường giáp).
- Chứng ngưng thở khi ngủ.
Tình trạng rối loạn nhịp tim có nguy hiểm không?
Như đã đề cập ở trên, bệnh rối loạn nhịp tim có nguy hiểm không? Câu trả lời là có. Mức độ nghiêm trọng của bệnh càng nặng khi người bệnh không chữa trị kịp thời và triệt để. Trong trường hợp người bệnh có những triệu chứng rối loạn nhịp tim nhưng chủ quan, không đến cơ sở y tế thăm khám sớm sẽ phải đối mặt với những biến chứng khôn lường sau:
Bệnh rối loạn nhịp tim có thể dẫn đến đột quỵ bất cứ lúc nào
- Đột quỵ: Nhịp tim bất thường sẽ làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông trong mạch máu. Khi cục máu đông này vỡ ra thành nhiều mảnh nhỏ, chúng sẽ di chuyển theo đường máu lên não. Tại đó, các mảnh nhỏ này gây tắc nghẽn, khiến cho quá trình lưu thông máu đến não bị gián đoạn, dẫn đến đột quỵ.
- Suy tim: Nếu khả năng bơm máu của tim không hiệu quả trong một khoảng thời gian dài do nhịp tim quá nhanh hoặc quá chậm, chứng suy tim rất dễ xảy ra.
Phương pháp chẩn đoán rối loạn nhịp tim
Khi bạn nghi ngờ mắc bệnh rối loạn nhịp tim và đến cơ sở y tế chuyên khoa kiểm tra sức khỏe, bác sĩ sẽ tiến hành một trong các phương pháp sau để chẩn đoán bệnh lý này. Sau đó, dựa vào những kết quả thăm khám, siêu âm, xét nghiệm… mà giải thích tường tận đến người bệnh
rối loạn nhịp tim có chữa được không.
- Theo dõi bằng điện tim Holter (điện tim 24 giờ): Để ghi lại hoạt động của tim trong một ngày như thế nào.
- Điện tâm đồ: Bác sỹ sẽ sử dụng các loại máy điện tim (điện tâm đồ) giúp phát hiện những bất thường của nhịp tim và quả tim.
- Siêu âm tim: Sử dụng máy siêu âm tim nhằm mục đích theo dõi hình ảnh về cấu trúc, kích thước và những chuyển động của tim.
Siêu âm tim là phương pháp chẩn đoán bệnh sớm hiệu quả
- Test gắng sức: Rối loạn nhịp tim dễ phát hiện vào những thời điểm như: lúc người bệnh đang gắng sức, chạy bộ hoặc đạp xe tại chỗ.
- Máy ghi điện tâm đồ cấy dưới da: Có công dụng phát hiện nhịp tim bất thường.
- Nghiệm pháp bàn nghiêng: Theo dõi nhịp tim và huyết áp khi người bệnh thay đổi tư thế đứng lên hoặc nằm ngang.
- Đo điện sinh lý tim.
Bệnh rối loạn nhịp tim có chữa được không?
Đối với vấn đề bệnh
rối loạn nhịp tim có chữa được không, bác sĩ chuyên khoa cho biết tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và tình trạng sức khỏe của người bệnh mà rối loạn nhịp tim có thể điều trị dứt khoát hoặc không thể chữa khỏi được.
Dạng rối loạn nhịp tim có thể chữa khỏi hẳn
Thông thường, loại rối loạn nhịp tim xuất phát từ các nguyên nhân ngoài ra, không gây tổn thương cho cơ tim sẽ dễ dàng điều trị hơn. Cụ thể, người bệnh bị rối loạn nhịp tim do bệnh cường giúp, bệnh phổi tắc nghẽn, sốt, mất nước, rối loạn điện giải, thiếu máu, dùng chất kích thích, sử dụng một số loại thuốc đặc trị bệnh…
Bệnh rối loạn nhịp tim có chữa được không?
Dạng rối loạn nhịp tim khó chữa khỏi
Nếu dạng rối loạn nhịp tim xuất phát từ vấn đề bệnh lý thì sẽ rất khó chữa khỏi. Đó là những trường hợp bệnh mạch vành, tổn thương cơ tim sau khi can thiệp các phương pháp điều trị tim mạch, suy tim, hội chứng Brugada, rối loạn nhịp tim nguyên phát, rối loạn nhịp tim không rõ nguyên nhân…
Đối với trường hợp này, các bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ chữa trị với mục tiêu chủ yếu là kiểm soát triệu chứng của bệnh và giảm nhịp tim. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu này là điều không hề dễ dàng vì tim đã bị tổn thương, khó hồi phục trở lại như ban đầu.
Tìm hiểu phương pháp điều trị rối loạn nhịp tim
Bệnh rối loạn nhịp tim có thể chữa trị bằng nhiều phương pháp và kỹ thuật. Để áp dụng đúng phương pháp điều trị rối loạn nhịp tim phù hợp nhất và cho kết quả điều trị cao, bác sĩ chuyên khoa sẽ cần dựa vào rất nhiều yếu tố. Chẳng hạn như: nguyên nhân rối loạn nhịp tim, cơ địa người bệnh, tuổi tác, mức độ nặng nhẹ của bệnh…
- Sử dụng thuốc: Cách chữa trị này chỉ được áp dụng cho trường hợp nhịp tim nhanh vì chưa có loại thuốc nào cho thấy tác dụng làm tăng nhịp tim rõ ràng ở người bệnh bị nhịp tim chậm. Bác sĩ sẽ kê đơn một số loại thuốc kháng sinh cho người bệnh sử dụng để cải thiện tình trạng rối loạn nhịp tim và các triệu chứng của bệnh gây ra.
Chứng rối loạn nhịp tim có thể điều trị bằng nhiều phương pháp
- Sốc điện chuyển nhịp (Cardioversion): Đây là một phương pháp điều trị sử dụng dòng điện nhằm giúp cho nhịp tim quay trở lại bình thường và ổn định. Trong quá trình thực hiện sốc điện nhịp tim, người bệnh sẽ được gây tê tại chỗ.
- Cấy ghép máy tạo nhịp tim (Pacemaker): Bác sĩ sẽ cấy một thiết bị nhỏ hoạt động bằng pin vào lồng ngực của người bệnh. Thiết bị này có tác dụng tạo ra các tín hiệu điện giống như tín hiệu tự nhiên từ tim mạch để giúp tim đập bình thường trở lại.
- Cấy máy khử rung tim (ICD): Đây là một thiết bị tương tự máy tạo nhịp tim, có chức năng hỗ trợ bác sĩ chuyên khoa theo dõi nhịp tim của người bệnh. Đồng thời làm tốc độ tim đập bình thường.
Cách phòng ngừa tình trạng rối loạn nhịp tim
Như vậy,
rối loạn nhịp tim có chữa được không? Nếu phát hiện bệnh sớm và chữa đúng phương pháp thì bệnh lý này có thể điều trị hết. Tuy nhiên, bệnh lý này ít nhiều gây ra các biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe, vì thế tìm hiểu về cách phòng tránh bệnh là điều mà bạn nên thực hiện càng sớm càng tốt.
Sau đây là những lời khuyên bổ ích dành cho bệnh nhân rối loạn rối nhịp tim từ chuyên gia y tế:
- Xây dựng chế độ ăn uống tốt cho sức khỏe tim mạch: Nên tăng cường ăn nhiều trái cây tươi, các loại ngũ cốc nguyên hạt, rau củ quả, đậu và thịt gia cầm. Bên cạnh đó, cần hạn chế sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa, Cholesterol như lòng đỏ trứng, thịt đỏ… và cắt giảm lượng muối, lượng đường trong khẩu phần ăn hàng ngày.
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học để phòng tránh bệnh rối loạn nhịp tim
- Luyện tập thể dục thể thao: Bạn nên thường xuyên luyện tập thể dục hoặc tham gia vào những bộ môn thể thao yêu thích. Lưu ý, chỉ chơi các môn thể thao phù hợp với sức khỏe và ở cường độ vừa phải. Tốt nhất là duy trì từ 30 phút đến 45 phút mỗi ngày.
- Thay đổi lối sống: Dừng hút thuốc lá và tránh xa môi trường ô nhiễm khói thuốc. Thêm vào đó, bạn cần duy trì cân nặng ổn định, giảm cân nếu đang bị béo phì hoặc thừa cân. Việc giảm cân nặng sẽ giúp cho chỉ số Cholesterol và huyết áp bình thường trở lại.
- Thăm khám bệnh kịp thời: Khi nhịp tim tăng quá nhanh hoặc có cảm giác khó thở, chếch choáng, khó chịu ở ngực… thì bạn nên ngồi nghỉ tại chỗ tìm người hỗ trợ, sau đó đến bệnh viện ngay lập tức để bác sĩ kiểm tra.
Ngoài ra, bạn nên học thêm những phương pháp giúp kiểm soát hơi thở và cả nhịp tim hiệu quả để giúp bệnh được cải thiện.
Tóm lại,
rối loạn nhịp tim có chữa được không? Dựa vào nguyên nhân và tiến triển của bệnh mà câu trả lời là có hoặc không. Thế nhưng, bác sĩ chuyên khoa cho biết nếu người bệnh đến cơ sở y tế sớm khi có những dấu hiệu của rối loạn nhịp tim ở giai đoạn đầu thì tỷ lệ chữa khỏi hẳn là cực kỳ cao. Với các y bác sỹ giàu kinh nghiệm chuyên môn, cùng hàng loạt máy móc hiện đại như máy điện tim,
monitor theo dõi bệnh nhân thể hiện chỉ số sinh tồn,... thì việc điều trị bệnh sẽ trở nên dễ dàng và tiện lợi. Hãy chăm chỉ rèn luyện sức khỏe, thay đổi lối sống, để có thể phòng tránh nguy cơ mắc phải căn bệnh này. Đừng quên tham khảo các bài viết về sức khỏe tiếp theo của
Việt Nhật để bổ sung thêm kiến thức bảo vệ trái tim của bạn nhé.