THIẾT BỊ Y TẾ KHÁC

Bảng giá Máy điện tim chính hãng, hàng nhập khẩu, giá cực tốt năm 2024

Bảng giá máy điện tim 3 cần, 6 cần, 12 cần năm 2024 Tại Tập Đoàn Y Tế Việt Nhật

Chúng tôi phân phối máy điện tim chính hãng, có nhiều xuất xứ Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc, chất lượng tốt, kết quả đo điện tim chính xác, tín hiệu ghi lại điện tim sắc nét không bị nhiễu. Chúng tôi xin cam kết:

- Máy điện tim luôn chính hãng, mới 100%, đầy đủ hóa đơn giấy tờ xuất xứ, chất lượng máy tốt, bền và ổn định;
- Kết quả đo định tim chính xác, tín hiệu điện tim sắc nét, kết quả in ra từ các máy đều rõ ràng và dễ đọc;
- Đầy đủ các mẫu máy điện tim 3 cần, 6 cần và 12 cần với nhiều xuất xứ từ các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc;
- Chính sách bảo hành chính hãng tốt nhất với đội ngũ kỹ sư đông đảo và dịch vụ bảo hành nhanh 24/7;
- Tất cả các dòng điện tim đều được nhập khẩu trực tiếp nên chúng tôi bán máy điện tim giá rẻ nhất thị trường.

Máy điện tâm đồ hay còn gọi là máy điện tim là loại thiết bị quen thuộc và không thể thiếu ở mỗi cơ sở y tế, phòng khám. Vậy máy điện tim là gì? Cấu tạo của máy như thế nào? Và sử dụng máy điện tâm đồ có khó không? Những vấn đề mà bạn đang thắc mắc sẽ được chúng tôi giải đáp ở bài viết dưới đây.
MỤC LỤC BÀI VIẾT

Máy điện tim là gì?

Máy điện tim, hay còn gọi là máy điện tâm đồ (ECG), là một thiết bị y tế chuyên dụng trong chẩn đoán và theo dõi hoạt động điện của tim. Đây là một thiết bị không thể thiếu trong các bệnh viện, phòng khám tim mạch, giúp bác sĩ ghi lại và phân tích các tín hiệu điện tim, từ đó đưa ra các chẩn đoán liên quan đến tình trạng sức khỏe của tim.
 
Trong hệ thống tuần hoàn của con người, tim co bóp nhờ vào hoạt động của hệ thống dẫn truyền xung điện tại cơ tim. Mỗi nhịp đập của tim phát ra tín hiệu điện từ nút xoang (ở đỉnh tim) lan truyền qua các cơ tim đến đáy tim, tạo ra sự co bóp đồng bộ. Các tín hiệu điện này rất nhỏ, thường chỉ vào khoảng 1 millivolt (mV). Tuy nhiên, máy điện tim có khả năng dò tìm và ghi nhận các thay đổi nhỏ nhất về điện thế qua các điện cực đặt trên ngực, tay và chân của bệnh nhân. Máy sẽ khuếch đại các tín hiệu này và ghi lại dưới dạng biểu đồ điện tâm đồ, từ đó hỗ trợ bác sĩ trong việc phát hiện và chẩn đoán các bệnh lý tim mạch như rối loạn nhịp, thiếu máu cơ tim, hay nhồi máu cơ tim.
Máy điện tâm đồ sử dụng để chẩn đoán các bệnh tim mạch
Máy đo điện tâm đồ được dùng trong chẩn đoán các bệnh tim mạch

Điện tâm đồ ở đây là đồ thị ghi lại những thay đổi của dòng điện bên trong trái tim người bệnh. Cụ thể hơn, đó là những đường gấp khúc, lên xuống biến thiên theo nhịp co bóp của trái tim. Thông qua kết quả hiển thị trên điện tâm đồ, các chuyên gia có thể chẩn đoán người bệnh có phải đang mắc một trong các bệnh lý sau đây hay không:
  • Lưu lượng máu lưu thông đến cơ tim có tốt không (được gọi là bệnh thiếu máu cục bộ).
  • Chẩn đoán sớm các cơn đau tim xảy ra cho người bệnh.
  • Kịp thời phát hiện những bất thường ở tim như cơ tim dày, hở van tim, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu…
Trên thị trường hiện nay, các dòng máy đo điện tim rất phong phú về thương hiệu, mẫu mã và kích thước, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người sử dụng. Một số thương hiệu nổi bật trong lĩnh vực này bao gồm Nihon Kohden, Contec, Zoncare, Fukuda, Suzuken, và Cardiofax. Mỗi thương hiệu đều có những ưu điểm riêng biệt về công nghệ, tính năng và giá thành, giúp các cơ sở y tế dễ dàng lựa chọn thiết bị phù hợp với yêu cầu chẩn đoán và khả năng tài chính của mình.

Phân loại máy điện tâm đồ

Với sự phát triển của của ngành công nghệ - kỹ thuật, máy điện tâm đồ hiện nay được chế tạo đa dạng về kiểu dáng, kích thước và công dụng. Để phân loại máy điện tâm đồ có nhiều phương pháp khác nhau, nhưng thường thiết bị y tế này được chia theo:

Phân loại theo số kênh

Đây là cách phân loại máy điện tim theo số kênh ghi trên đồng thời (có nghĩa là lần lượt ghi từng đạo trình nhịp tim của người bệnh). Trong đó, loại đơn giản nhất là loại máy điện tâm đồ 1 kênh thiết kế với kích thước nhỏ, dạng cầm tay nên còn được gọi là máy đo điện tim cầm tay, máy đo điện tim mini. Thích hợp sử dụng cho các phòng khám có quy mô nhỏ, mang theo trong các buổi dã ngoại…
Còn ở những bệnh viện và cơ sở y tế lớn thì thường lắp đặt máy điện tâm đồ cố định, nhiều kênh như: 2, 3, 6, 12 kênh… cho đến 60 kênh ghi đồng thời. Những loại máy này sở hữu đặc điểm ưu việt nhất là vừa có khả năng ghi điện tim đồng thời tại vài đạo trình, vừa có thể ghi các quá trình khác nhau liên quan đến hệ tim mạch (áp suất mạch máu, nhịp đập của mạch, âm tim…).
Có nhiều cách phân loại máy điện tim
Có nhiều cách phân loại máy điện tim

Phân loại theo nguồn cung cấp

Đối với cách phân loại này, máy đo điện tim được chia thành nguồn một chiều và nguồn xoay chiều (điện mạng). Tính chất của nguồn cung cấp ở mức độ nào sẽ gây nên sự phức tạp của các bộ phận trong thiết bị. Có thể hiểu một cách đơn giản, tức là khi thiết bị sử dụng nguồn một chiều từ ắc quy hoặc pin khô thì các bộ phận của máy sẽ gọn nhẹ hơn. Tuy nhiên, khi sử dụng loại máy điện tim một chiều trong công tác khám chữa bệnh dễ gặp một bất tiện, đó là phải thay pin và ắc quy cho máy thường xuyên.
Thông thường, các loại máy đo điện tim cầm tay một kênh sử dụng chủ yếu là nguồn một chiều. Còn các loại máy điện tim cố định, nhiều kênh thì sử dụng nguồn xoay chiều, đồng thời tích hợp thêm nguồn pin hoặc ắc quy bên trong máy để tiện sử dụng khi cần thiết.

Phân loại theo phương pháp điện tim

Ở cách phân loại này, máy điện tâm đồ được chia thành 3 loại là: máy điện tim đầu ghi quang, đầu ghi mực trên băng giấy và đầu ghi nhiệt. Từng loại máy có ưu và nhược điểm riêng.

Máy điện tim đầu ghi quang

Loạt máy này hoạt động dựa trên những tia sáng phản xạ từ gương của điện kế ghi trên giấy hoặc phim ảnh chuyển động. Nhờ ghi lại bằng ánh sáng nên cho kết quả chính xác. Từ đó, chuyên gia y tế có thể dễ dàng đọc được điện tâm đồ để chẩn đoán các bệnh lý. Tuy nhiên, điểm hạn chế của máy điện tim đầu ghi quang là những hình ảnh hiện lên cần được xử lý hóa học các băng ghi hình. Điều này có nghĩa là loại máy này không đưa ra khả năng quan sát trực tiếp các đường cong mà điện tâm đồ ghi được.

Máy điện tim đầu ghi mực trên băng giấy

Dòng máy này được các nhà khoa học sáng tạo ra nhằm khắc phục nhược điểm của máy điện tâm đồ đầu ghi quang. Tuy nhiên, loại máy này vận hành theo cơ chế ngòi bút được lắp đặt bên trong sẽ di chuyển theo cung tròn có bán kính bằng chiều dài kẹp bút. Do đó, việc ghi lại tâm đồ sẽ bị lệch tâm và có hình dạng khác với việc ghi lại trong tọa độ vuông góc (ở máy tâm điện đầu ghi quang). Từ đây, các bác sĩ chuyên khoa sẽ gặp khó khăn trong quá trình phân tích tâm đồ để chẩn đoán bệnh.
Máy điện tim 12 kênh
Máy điện tim 12 kênh
 

Máy điện tim đầu ghi nhiệt

Máy điện tim sử dụng đầu ghi nhiệt hoạt động dựa trên một cơ chế đặc biệt để ghi lại điện tâm đồ (ECG). Trong hệ thống này, đầu ghi được trang bị một phần tử gia nhiệt nhỏ, nhẹ, có khả năng tạo nhiệt thông qua nguồn điện. Khi thực hiện ghi điện tâm đồ, tín hiệu điện tim được thể hiện trên giấy chuyên dụng, có bề mặt đen phủ lớp vật liệu dễ chảy màu trắng (thường được gọi là lớp nến). Khi đầu bút gia nhiệt di chuyển trên giấy, lớp phủ màu trắng bị nóng chảy, để lại những đường ghi màu đen trên nền trắng, phản ánh trực tiếp hoạt động điện của tim. Tuy nhiên, do đặc tính của giấy ghi điện tim, các hình ảnh này dễ bị ảnh hưởng bởi các vết xước hoặc sự va chạm, nên việc lưu trữ lâu dài cần sử dụng các thiết bị số hóa như máy ảnh hoặc điện thoại thông minh để chụp lại.
 
Với sự phát triển vượt bậc của công nghệ bán dẫn và kỹ thuật số, các thành phần cồng kềnh của máy điện tâm đồ truyền thống đã dần được thay thế bằng các linh kiện nhỏ gọn và mỏng nhẹ hơn. Nhờ đó, máy điện tim hiện đại không chỉ có kích thước nhỏ hơn mà còn dễ dàng mang theo và vận hành trong các môi trường y tế khác nhau.
 
Thêm vào đó, các tín hiệu điện tim giờ đây có thể được xử lý, điều khiển và lưu trữ một cách hiệu quả thông qua các hệ thống vi xử lý hiện đại. Đặc biệt, sự chuyển đổi tín hiệu điện tim từ dạng tương tự sang dạng số giúp tối ưu hóa việc phân tích và chẩn đoán bệnh lý tim mạch, từ đó cải thiện đáng kể hiệu quả điều trị. Vì vậy, ngoài cách phân loại theo công nghệ đầu ghi, máy điện tim còn có thể được phân loại dựa trên loại linh kiện bên trong (như thiết bị điện tử hay bán dẫn) hoặc theo phương pháp xử lý tín hiệu (tín hiệu tương tự hoặc tín hiệu số).

Đặc tính chung của máy điện tim

Trước khi mua máy điện tim cho phòng khám, cơ sở y tế, điều mà bạn cần thực hiện là tìm hiểu về đặc điểm và cách sử dụng máy. Bởi vì, khi bạn đã hiểu rõ về thông số kỹ thuật của máy, bạn sẽ không chỉ dễ dàng lựa chọn được loại máy phù hợp nhất với nhu cầu dùng của phòng khám, mà còn khai thác tối đa các ưu điểm của máy. Từ đó, giúp quá trình thăm khám bệnh được hiệu quả và thành công. Dưới đây là một số đặc tính chung của máy điện tim trên thị trường hiện nay:
  • Dải tần công tác của máy điện tim: đây là thông số thể hiện dải tần có giá trị từ thấp nhất đến giá trị cao nhất mà thiết bị có khả năng đo được. Ví dụ, máy điện tâm đồ số nhịp có dải công tác từ 0Hz đến 50Hz.
  • Độ nhạy: là mối quan hệ giữa giá trị của các chỉ số vật lý phản ứng với bộ phận ghi của máy điện tim. Ví dụ, máy theo dõi điện tim có độ nhạy là 1mV/cm. Khi biết được độ nhạy của máy điện tâm đồ, bạn có thể xác định được giá trị của thế điện sinh học theo độ cao của xung so với đường thế điện bằng không.
  • Sai số của máy điện tim: xác định giá trị nhỏ nhất mà máy điện tâm đồ có thể đo được. Ví dụ, áp suất máu trong tĩnh mạch của người bệnh từ -5mmHg đến 2mmHg, còn trong động mạch chủ là khoảng -100mmHg. Với máy điện tim có độ nhạy 2mmHg thì có thể sử dụng để đo áp suất trong động mạch chủ nhưng không thể áp dụng do áp suất máu trong tĩnh mạch.
  • Tính ổn định: là khả năng duy trì các thông số hoạt động của máy điện tâm đồ trong thời gian dài sau khi hiệu chuẩn. Quá trình hiệu chuẩn được thực hiện nhờ các tác động chuẩn ở đầu vào của máy điện tim.
Cấu tạo máy đo điện tâm đồ
Cấu tạo máy đo điện tâm đồ
  • Dải tần số: phổ của tín hiệu khảo sát chứa các tần số sóng hài chiếm một khoảng nhất định nào đó. Do đó, để tín hiệu không bị sai lệch thì tất cả các thành phần hài của tín hiệu phải được biến đổi về cùng một tần số giống nhau (được gọi là dải tần số).
  • Tính chống nhiễu: khi máy điện tâm đồ bị nhiễu có thể gây ra sự thay đổi các chỉ số đo. Trong quá trình ghi điện tâm đồ, nhiễu có thể xuất hiện do cơ thể người bệnh có vai trò như một anten thu nhận các trường điện từ ở bên ngoài (gọi là nhiễu ngắm). Đôi khi nhiễu có thể được ghi lại cùng với các tín hiệu có ích. Vì máy điện tim nào cũng dễ bị nhiễu nên đòi hỏi bác sĩ cần phải biết cách phân biệt tín hiệu có ích và các tín hiệu sai lệch do nhiễu gây ra để chẩn đoán bệnh một cách chính xác nhất.
Ngoài tìm hiểu về các đặc tính chung, bạn cũng nên nắm rõ cấu tạo của thiết bị y tế máy điện tâm đồ. Việc làm này sẽ giúp ích trong quá trình sử dụng, bảo trì và sửa chữa khi máy điện tim gặp sự cố. Theo đó, máy điện tim cấu tạo gồm 3 phần chính là:

Thiết bị đầu vào

Bên trong đầu vào có gắn bộ chuyển mạch đạo trình, các điện cực được mắc nối với đầu vào để tạo nên một hệ thống có vai trò là thu nhận dòng điện tim. Các điện cực dùng để ghi lại thế điện sinh học xuất hiện ở tế bào, mô và cơ quan trong quá trình vận động. Bên cạnh đó, các điện cực còn có chức năng là vật dẫn (dạng tấm hoặc dạng kim) nối thiết bị điện với đối tượng sinh học.
Xét theo công dụng, các điện cực được chia thành những loại sau đây:
  • Điện cực dùng trong để chẩn đoán chức năng. Ví dụ như để lấy các thế điện sinh học…
  • Điện cực sử dụng lâu dài khi theo dõi liên tục và kéo dài nhiều ngày cho những bệnh nhân mắc bệnh lý nặng trong phòng có cường độ điều trị lớn.
  • Điện cực dùng cho những đối tượng thường xuyên di động như: trong thể dục thể thao, trong vũ trụ…
  • Điện cực sử dụng trong các trường hợp khẩn cấp (xe cứu thương).
Điện cực là một bộ phận cực kỳ quan trọng trong cấu trúc của máy điện tâm đồ. Cho nên các nhà khoa học luôn khắt khe trong quá trình lắp ráp thiết bị này. Theo đó, các điện cực không được gây ra những tác động có hại đến mô sinh học, không tạo ra nhiễu, có tính ổn định cao với các tham số điện và tháo ra nhanh chóng.

Bộ khuếch đại

Vì các thế điện sinh học rất nhỏ nên để máy điện tâm đồ có thể ghi lại được rõ nét nhất thì chúng phải được khuếch đại to hơn nhờ vào bộ khuếch đại lắp đặt trong máy.

Bộ phận ghi

Đồ thị điện tâm đồ sẽ được hiện lên trên một màn hình nhỏ hoặc ghi lên băng giấy chuyên dụng nhờ các thiết bị ghi như: ghi kim, ghi số, máy ghi dao động...
Hướng dẫn cách dùng máy điện tim
Mặc dù quy trình sử dụng máy điện tâm đồ không quá khó nhưng cần phải đảm bảo dùng đúng theo chỉ dẫn của nhà sản xuất. Như vậy mới cho kết quả chuẩn xác nhất. Cụ thể, thiết bị y tế này được dùng như sau:
- Bước 1: Đầu tiên, chuyên gia y tế cần tiến hành loại bỏ những vật cản trở ở ở bộ phận vùng ngực và tay chân người bệnh, chỉ để lộ da.
Các điện cực được gắn vào ngực, tay, chân bệnh nhân
Các điện cực của máy điện tâm đồ được gắn vào vùng ngực, tay và chân người bệnh

- Bước 2: Gắn điện cực chi màu đen vào chân phải, màu xanh lá’ vào chân trái, màu vàng vào tay trái và màu đỏ vào tay phải. Sau đó, gắn các điện cực thân như sau:
+ V1 (màu đỏ): khoảng liên sườn thứ 4 bên phải và sát bờ xương ức.
+ V2 (màu vàng): khoảng liên sườn thứ 4 bên trái và sát với bờ xương ức.
+ V3 (màu xanh dương): điểm giữa đường thẳng nối V2 với V4.
+ V4 (màu nâu): giao điểm của đường dọc đi qua điểm giữa xương đòn trái với đường ngang đi qua mỏm tim. Trong trường hợp không xác định được vị trí của mỏm tim thì có thể lấy liên sườn thứ 5 bên trái.
+ V5 (màu đen): giao đi
- Bước 3: Khi đã hoàn tất các mối nối điện cực của máy trên cơ thể bệnh nhân, bắt đầu bật máy để tiến hành đo điện tâm đồ và đọc kết quả.
Lưu ý, trước khi tiến hành đo điện tâm đồ, chuyên gia y tế nên giải thích với bệnh nhân về các bước thực hiện trước. Điều này là nhằm giúp người bệnh có sự chuẩn bị tốt hơn và tránh xảy ra các tình huống không mong muốn trong quá trình đo điện tâm đồ.

Trên đây là “tất tần tật” các thông tin về thiết bị y tế - máy điện tâm đồ. Hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của máy điện tim trong công tác thăm khám và điều trị bệnh. Cũng như đưa ra được sự lựa chọn tốt nhất nên dùng máy điện tâm đồ nào cho phòng khám của mình. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào hay muốn biết máy đo điện tim giá bao nhiêu thì hãy liên hệ đến Tập đoàn Việt Nhật ngay nhé. Đội ngũ kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm giỏi chuyên môn sẽ tư vấn tận tình, chu đáo nhất đến bạn.
Hệ thống tập đoàn: CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN THIẾT BỊ Y TẾ VIỆT NHẬT 
🌎 Website: https://tapdoanytevietnhat.com/  📨 Email: tvytevietnhat@gmail.com
  • Hotline: 0968.068.661 - 0917.556.965  Hệ thống các chi nhánh: 
  • Hà Nội: 55 Trần Nguyên Đán, Phường Định Công, Quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội
  • Hồ Chí Minh: 439/43A Lê Văn Quới, phường Bình Trị Đông A, quận Bình Tân, Hồ Chí Minh
  • Đà Nẵng: 21 Mỹ An 7, Phường Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn, Tp Đà Nẵng
  • Nghệ An: Đại lộ Lê In, Thành Phố Vinh, tỉnh Nghệ An
Thiết kế và phát triển website bởi Kenhdichvu.vn