THIẾT BỊ Y TẾ KHÁC

Tim người có mấy ngăn? Hoạt động bơm máu diễn ra như thế nào?

 

 Như chúng ta đều đã biết, trái tim là một bộ phận vô cùng quan trọng, quyết định trực tiếp đến sự sống của một con người. Được ví như một “nhà máy điện” cung cấp nguồn máu để nuôi sống cả cơ thể, trái tim tuy nhỏ bé nhưng lại có cấu tạo vô cùng phức tạp. Vậy tim người có mấy ngăn và những ngăn đó phối hợp hoạt động như thế nào để bơm máu cho toàn cơ thể? Hãy cùng Tập đoàn y tế Việt Nhật tìm hiểu ngay bây giờ nhé!

Cấu tạo của trái tim

Cấu tạo của trái tim

Cấu tạo chung

Tim được chia thành 4 khoang, mỗi khoang được ngăn cách bởi hệ thống vách ngăn. Trái tim được chia thành hai nửa với tâm nhĩ ở nửa trên và tâm thất ở nửa dưới. Những thứ này kết hợp với nhau, co bóp và thả lỏng để hoạt động bơm máu diễn ra. Khi máu rời khỏi mỗi buồng tim sẽ chảy qua van tim. 

Có bốn loại van tim, đều hoạt động theo cơ chế van 1 chiều ngăn cho máu chảy ngược lại. Các loại van bao gồm: Van hai lá, van ba lá, van động mạch chủ và van động mạch phổi với sắp xếp như sau:

·       Van ba lá nằm giữa tâm nhĩ phải và tâm thất phải

·       Van hai lá nằm giữa tâm nhĩ trái và tâm thất trái

·       Các van động mạch chủ và động mạch phổi nằm giữa tâm thất và các mạch máu lớn

Cấu tạo 4 ngăn chi tiết

Như đã nói, tim người được chia thành 4 phần. Bốn ngăn tim được sắp xếp thành hai nửa trên và dưới. Mỗi nửa sẽ có đặc điểm và chức năng khác nhau:

·       Nửa trên gồm 2 tâm nhĩ: Có đặc điểm là vách mỏng, tâm nhĩ phải đảm nhận nhiệm vụ đưa máu từ tĩnh mạch chủ đổ về tâm thất phải. Trong khi đó, tâm nhĩ trái nhận máu từ phổi đến và đưa về tâm thất trái.

·       Nửa dưới gồm 2 tâm thất: Có thành dày, công việc chính là bơm máu đến các động mạch. Tâm thất phải bơm máu đến động mạch phổi để nhận O2 và giải phóng CO2. Tâm thất trái bơm máu đến cung động mạch chủ, đưa màu lưu thông rộng khắp và nuôi cơ thể.

Hoạt động của tim

Hoạt động của tim

Trái tim dù chỉ có kích thước bằng nắm tay song nó cần liên tục đập bằng cách đóng và mở. Hoạt động này diễn ra khoảng 100.000 lần/ngày, trung bình bơm 5-6 lít máu/phút. Khối lượng máu này tương đương khoảng 2000 gallon mỗi ngày.

Nhịp đập của tim cũng được kích thích bởi các xung điện tác động đến tâm thất và tâm nhĩ, đảm bảo vừa luân phiên, vừa phối hợp nhịp nhàng. Lộ trình của các xung điện:

·       Xung điện bắt đầu từ nút xoang. Nút SA (nút trung tâm tại tâm nhĩ phải) giống như một máy điều hòa nhịp tim tự nhiên với tốc độ hoạt động (trung bình là 60 - 100 lần/phút). Sau đó xung điện sẽ truyền qua các cơ làm cho tâm nhĩ co lại.

·       Ở vị trí trung tâm giữa tâm thất và tâm nhĩ là nút nhĩ thất (AV) có chức năng làm chậm lại quá trình xung điện đi vào tâm thất. Điều này hỗ trợ kéo dài chút thời gian để tâm nhĩ co bóp trước khi tâm thất tiếp tục hoạt động.

·       Mạng lưới His-Purkinje làm cầu nối giúp các sợi truyền xung điện đến thành cơ của tâm thất giúp nó co lại.

Thông thường, tim chúng ta sẽ có nhịp đập khoảng 50 - 99 lần/phút. Khi vận động, bị ốm hay dùng 1 số loại thuốc hoặc có vấn đề trong cảm xúc, tâm lý, nhịp tim có thế nhanh hơn, lên đến trên 100 lần/phút. 

Xem thêm: Tìm hiểu máy điện tim mua ở đâu?

Một số bệnh lý nguy hiểm về tim

·       Tăng huyết áp: Là một bệnh mãn tính khi áp lực của máu lên thành động mạch cao, gây  nhiều áp lực cho tim và là nguyên nhân của nhiều biến chứng tim mạch nghiêm trọng như đột quỵ, suy tim, nhồi máu cơ tim… 

·       Hẹp van tim: Khi các lá van không còn mềm, dày lên hoặc dính vào các mép van làm hạn chế và cản trở lưu lượng máu. Khi ấy, tim buộc phải bơm mạnh hơn để đẩy máu qua khu vực bị thu hẹp.

·       Hở van tim: Khi van không thể đóng lại đúng cách, khiến một lượng máu bị trào ngược trở lại buồng tim. Trào ngược van thường do co rút, thoái hóa hoặc giãn vòng/dây chằng, van quá dài hoặc dây chằng quanh van tim bị rách. Khi van bị hở, tim phải làm việc nhiều hơn để bù lại lượng máu mất đi do trào ngược và xử lý lượng máu dư thừa cho lần co bóp tiếp theo. 

Một số bệnh lý nguy hiểm về tim

·       Nhồi máu cơ tim: Xảy ra khi bị tắc đột ngột, hoàn toàn hoặc một phần một hoặc cả hai nhánh của mạch máu. Khi một vùng cơ tim bị chết do thiếu máu cục bộ thì chức năng bơm máu của tim không hoạt động. Bệnh lý này gây ra một số hệ lụy như trụy tim, sốc tim, đột tử do tim… và gây ảnh hưởng nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

Và vừa rồi là bài viết của Tập đoàn y tế Việt Nhật, sơ lược về trái tim con người. Để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích về sức khỏe, hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi trong thời gian tới và đừng bỏ lỡ bất kỳ thông tin nào nhé.

Xem thêm: Máy điện tim tại Tập đoàn y tế Việt Nhật 

 

 

Thiết kế và phát triển website bởi Kenhdichvu.vn