Tin tức - Sự kiện

Những điều cần biết trước khi chích ngừa ung thư cổ tử cung

 
Chích ngừa ung thư cổ tử cung giúp ngăn ngừa các căn bệnh nguy hiểm hàng đầu ở phụ nữ. Nếu như các bạn chưa có những kiến thức về chích ngừa căn bệnh này thì hãy cùng Tapdoanytevietnhat tìm hiểu những điều xung quanh chích ngừa ung thư cổ tử cung này nhé.

Ung thư cổ tử cung là gì?

Loại ung thư này rất phổ biến xếp thứ 4 về số ca mắc mới và thứ 6 về số ca tử vong ở nữ giới, không những thế căn bệnh này còn đứng thứ 2 trong nhóm bệnh ung thư liên quan đến sinh dục, tỷ lệ mắc và tử vong. 

Ung thư cổ tử cung là gì?

Tại trong nước, căn bệnh này được xếp vào loại bệnh phổ biến thứ 3 ở phụ nữ. Mỗi năm sẽ có khoảng 4,177 ca mắc mới và có khoảng 2,420 trường hợp tử vong, tính ra trung bình mỗi ngày sẽ có khoảng 7 người phụ nữ mắc căn bệnh này. Tuy nhiên, căn bệnh này cũng thuộc lại số ít những căn bệnh có thể phòng ngừa bằng phương pháp chích ngừa bệnh.

Tỷ lệ nguy cơ nhiễm 1 lần trong đời của người phụ nữ có thể lên đến 80%, nhưng có hơn 90% trường hợp nhiễm HPV này cơ thể có thể tự đào thải virus trong vòng 2 năm. Khoảng 10% các trường hợp cơ thể không thể tự đào thải được vẫn còn virus HPV sau 3 năm và dưới tỷ lệ 5% có thể tiến triển thành tổn thương CIN2. Tỷ lệ mắc căn bệnh cao nhất nằm vào độ tuổi từ 20-30, tỷ lệ lên đến 20-25% trong quần thể. Điều đáng sợ ở đây là căn bệnh này tiến triển âm thầm, dai dẳng mà hề để lại bất kỳ dấu hiệu triệu chứng gì trong nhiều năm thậm chí sau hàng chục năm người bệnh mới phát hiện ra.

Một nghiên cứu được tiến hành vào năm 2003 cho thấy rằng tỷ lệ nhiễm HPV tại TP Hồ Chí Minh luôn cao gấp 4-5 lần so với Hà Nội. Nghiên cứu này cho thấy tỷ lệ nhiễm HPV có liên quan đến số lượng và cũng như tình trạng quan hệ tình dục sớm hiện nay trong cộng đồng.
>>> Xem thêm: Máy soi cổ tử cung

Có nên chích ngừa ung thư cổ tử cung hay không?

Hiện nay, ngoài việc tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ thì việc tiêm chủng là biện pháp hữu hiệu nhất để giảm thiểu nguy cơ phát triển các bệnh ung thư có liên quan đến HPV. Vaccine HPV được xem là an toàn và có tính miễn dịch cao, hiệu quả trong việc bảo vệ phòng ngừa cho tất cả đối tượng không phân biệt nam, nữ, trẻ em khỏi những bệnh liên quan đến loại virus HPV này.

ngừa ung thư cổ tử cung

Một phân tích tổng hợp năm 2019 về các chương trình tiêm chủng HPV trên 60 triệu trẻ em gái ở 14 quốc gia có thu nhập cao cho thấy rằng: Cho đến 8 năm sau khi bắt đầu tiêm chủng, chẩn đoán mụn cóc sinh dục giảm 31% ở phụ nữ ở độ tuổi từ 25-29 tuổi, 48% ở trẻ em trai từ 15-19 tuổi và 32% ở nam giới 20-24 tuổi so với thời gian trước khi bắt đầu tiêm chủng.
>>> Xem thêm: Dấu hiệu nhận biết ung thư cổ tử cung

Độ tuổi và đối tượng tiêm ngừa ung thư cổ tử cung

Tại trong nước, vaccine HPV theo khuyến cáo của nhà sản xuất vaccine được chỉ định tiêm cho những phụ nữ ở độ tuổi 9-26 tuổi, không bất kể những người đã quan hệ tình dục hay chưa.

Nhiều các chuyên gia trong lĩnh vực khuyến cáo rằng phụ nữ nên đi tiêm vacxin phòng ung thư cổ tử cung càng sớm càng tốt. Vacxin tiêm ngừa có hiệu quả lên đến 30 năm.

Ngoài ra, các nhà khoa học cũng khuyến cáo nên cho các bé trai trong độ tuổi dậy thì cũng có thể thụ hưởng được những lợi ích từ việc tiêm phòng HPV. Theo như hiện nay, trung tâm phòng chống và kiểm soát dịch bệnh tật (CDC), đang xem xét mở rộng các chương trình tiêm phòng chống HPV cho các bé trai  bởi sau một số nghiên cứu nhất định cho thấy số nam giới có thể mắc những bệnh ung thư do nhiễm virus HPV có thể vượt xa hơn cả nữ giới.

Có những loại Vacxin phòng HPV nào?

Vacxin chích ngừa HPV là một trong số những loại vacxin thường xuyên khan hiếm. Ở nước ta đa phần đang lưu hành các loại vacxin phòng ngừa ung thư cổ tử cung có xuất xứ Mỹ. Loại vacxin này có thể giúp bảo vệ cơ thể khỏi virus HPV chủng 16-18 - đây là hai loại virus được xem là nguy hiểm nhất. Ngoài ra vacxin cũng có tác dụng chống lại đối với hai loại virus chủng 6-11, hai chủng virus này gây ra các bệnh lý mụn cóc sinh dục.

Có những loại Vacxin phòng HPV nào?

Chích ngừa ung thư cổ tử cung có cần xét nghiệm không?

Đối với việc chích ngừa ung thư cổ tử cung này không cần phải xét nghiệm trước khi tiêm. Điều kiện nữ giới nằm trong những độ tuổi từ 9-26 tuổi, không mang thai, không dị ứng với các thành phần của vacxin, … là đủ điều kiện được chích ngừa. Ngoài ra các chị em nên đi khám sức khỏe sàng lọc trước khi chích ngừa để đảm bảo sự an toàn nhất định.

Tác dụng phụ của vacxin HPV

Nhiều người sau khi chích ngừa không có bất kỳ những phản ứng phụ nghiêm trọng nào. Tuy nhiên, vẫn có phản ứng nhẹ đến trung bình sau khi chích ngừa ví dụ như: Đau sưng, sốt nhẹ, nổi mề đay, đau khớp, đau cơ, buồn nôn, rối loạn dạ dày, tiêu chảy, …

Nếu như bạn gặp phải bất kỳ loại triệu chứng nào như trên thì hãy nên tham khảo những ý kiến của bác sĩ.





Thiết kế và phát triển website bởi Kenhdichvu.vn