I. MONITOR THEO DÕI BỆNH NHÂN LÀ GÌ?
Monitor theo dõi bệnh nhân là các thiết bị hoặc hệ thống được sử dụng để giám sát và ghi lại các thông số y tế quan trọng của bệnh nhân trong thời gian thực. Những thiết bị này thường được sử dụng trong các cơ sở y tế như bệnh viện, phòng khám, và có thể bao gồm các chức năng như:
1. Theo dõi nhịp tim (ECG): Ghi lại và hiển thị hoạt động điện của tim.
2. Đo huyết áp: Ghi lại áp lực máu trong động mạch.
3. Theo dõi nồng độ oxy trong máu (SpO2): Đo lượng oxy trong máu.
4. Theo dõi nhiệt độ cơ thể: Ghi lại nhiệt độ cơ thể của bệnh nhân.
5. Theo dõi hô hấp: Đo tần số và chất lượng hô hấp.
6. Theo dõi lượng CO2 trong hơi thở ra (capnography): Đo lượng CO2 trong hơi thở của bệnh nhân.
Các monitor này thường đi kèm với màn hình hiển thị để nhân viên y tế có thể dễ dàng quan sát và phân tích các thông số này, đảm bảo bệnh nhân nhận được chăm sóc phù hợp và kịp thời. Một số thiết bị hiện đại còn có khả năng cảnh báo tự động khi các chỉ số vượt ngưỡng an toàn, giúp giảm thiểu nguy cơ và nâng cao chất lượng chăm sóc y tế.
Các chỉ số quyết định sự sống còn của bệnh nhân cơ bản cần theo dõi bao gồm: Huyết áp (NIBP), nhiệt độ (TEMP), nhịp tim (ECG), nồng độ bão hòa oxy trong máu (Spo2), nhịp thở (RESP). cùng tìm hiểu cụ thể từng chỉ số như sau:
Máy đo các thông số sinh tồn của cơ thể con người
- SpO2: là độ bão hòa oxy trong máu ngoại vi. Thông số hiển thị cho tỷ lệ hemoglobin oxy hóa so với lượng hemoglobin trong máu. Giá trị bình thường dao động từ 95% đến 100%. Nếu chỉ số của bệnh nhân dưới 95% nghĩa là tình trạng máu thiếu oxy. Trên lâm sàng, SpO2 đạt từ 94% trở lên là bình thường.
- ECG: là đồ thị biến thiên thể hiện dòng điện do tim phát ra khi co bóp. ECG phản ánh tốc độ và nhịp điệu của tim cũng như phản ánh lưu lượng máu đến tim. ECG gồm loại có 3 kênh hoặc 5 kênh gắn trực tiếp trên ngực bệnh nhân để thực hiện đo và cho kết quả trên monitor.
- IBP: đo huyết áp động mạch xâm lấn trên bệnh nhân. Đây là tiêu chuẩn vàng để theo dõi huyết áp trên bệnh nhân. Trên monitor chỉ số này được đo một cách chính xác và liên tục theo thời gian thực. Không phải thiết bị nào cũng có chỉ số này. Một số loại monitor có IBP như monitor theo dõi bệnh nhân 5 thông số, monitor theo dõi bệnh nhân 6 thông số.
- NiBP: đây là chỉ số đo huyết áp không xâm lấn. Máy đo huyết áp dựa trên nguyên lý tác động áp lực máu lên thành mạch. Thường lấy chỉ số tại bắp tay của bệnh nhân, chỉ số này được đo từng lần, nó không được thể hiện liên tục theo thời gian thực như chỉ số huyết áp xâm lấn.
- Nhịp tim: monitor còn có khả năng đo nhịp tim với đơn vị số nhịp/ phút. Nhịp tim ở người bình thường trong lúc nghỉ ngơi dao động từ 60-100 nhịp/ phút.
- Nhịp thở: phản ánh số lần thở trên phút với thông số bình thường từ 16-20 lần/ phút. Ở trẻ em con số này sẽ cao hơn so với người trưởng thành.
- EtCO2: là áp lực hoặc nồng độ khí cacbonic được đo bằng phương pháp không xâm nhập ở cuối thì thở ra. Đơn vị tính là mmHg hoặc tỷ lệ %.
II. VAI TRÒ CỦA MONITOR THEO DÕI BỆNH NHÂN LÀ GÌ?
Monitor dùng để đo nhanh chóng các chỉ số sinh tồn của bệnh nhân được thể hiện thông tin bằng dạng sóng và có số liệu thống kê theo thời gian thực. Dựa trên màn hình hiển thị các chỉ số bác sỹ sẽ đánh giá chính xác tình trạng hiện tại của bệnh nhân, đưa ra chỉ định phù hợp cho từng trường hợp bệnh. Kết quả trên máy có độ tin cậy và chính xác cao, sự thay đổi các chỉ số được theo dõi liên tục theo thời gian thực .Máy monitor theo dõi bệnh nhân có thể cài đặt các chế độ báo động nên khi có dấu hiệu bất thường sẽ chủ động báo cáo để bác sĩ kịp thời cấp cứu. Ưu điểm nổi bật của thiết bị này chính là khả năng đo lường nhiều thông số trong cùng một thời điểm. Bên cạnh đó còn thống kê chính xác các số liệu nên đây là thiết bị hỗ trợ đắc lực cho Bác sỹ. Monitor theo dõi bệnh nhân đóng vai trò rất quan trọng trong việc quản lý và chăm sóc sức khỏe của bệnh nhân. Dưới đây là một số vai trò chính của monitor theo dõi bệnh nhân:
1. Phát hiện sớm tình trạng nguy hiểm: Monitor có thể phát hiện các dấu hiệu bất thường trong các chỉ số y tế của bệnh nhân như nhịp tim, huyết áp, nồng độ oxy trong máu,... Điều này giúp các bác sĩ và nhân viên y tế can thiệp kịp thời, giảm thiểu rủi ro và ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng.
2. Theo dõi liên tục và chính xác: Monitor cung cấp thông tin liên tục và chính xác về tình trạng của bệnh nhân, giúp các bác sĩ có thể đánh giá hiệu quả của các biện pháp điều trị và điều chỉnh kịp thời nếu cần.
3. Giảm tải công việc cho nhân viên y tế: Với sự hỗ trợ của các thiết bị monitor, nhân viên y tế có thể theo dõi nhiều bệnh nhân cùng lúc một cách hiệu quả hơn, giảm thiểu công việc thủ công và tập trung vào các nhiệm vụ chăm sóc khác.
4. Cải thiện chất lượng chăm sóc: Thông qua việc theo dõi sát sao các chỉ số sinh tồn, các monitor giúp đảm bảo bệnh nhân nhận được chăm sóc tối ưu và kịp thời, nâng cao chất lượng dịch vụ y tế.
5. Hỗ trợ trong phẫu thuật và hồi sức cấp cứu: Trong các ca phẫu thuật hoặc hồi sức cấp cứu, monitor theo dõi bệnh nhân giúp các bác sĩ duy trì và theo dõi các thông số sống còn của bệnh nhân, đảm bảo quá trình can thiệp diễn ra an toàn.
6. Lưu trữ và phân tích dữ liệu: Nhiều thiết bị monitor hiện đại có khả năng lưu trữ dữ liệu và cung cấp các công cụ phân tích, giúp các bác sĩ đánh giá tiến trình của bệnh nhân theo thời gian và đưa ra các quyết định điều trị dựa trên dữ liệu chính xác.
7. Tăng cường an toàn bệnh nhân: Các monitor thường đi kèm với các hệ thống cảnh báo tự động khi các chỉ số vượt ngưỡng an toàn, giúp nhanh chóng phát hiện và xử lý các tình huống khẩn cấp.
Nhờ vào những vai trò này, monitor theo dõi bệnh nhân không chỉ giúp cải thiện hiệu quả chăm sóc và quản lý sức khỏe bệnh nhân mà còn góp phần nâng cao chất lượng và an toàn trong các cơ sở y tế.
Hình ảnh monitor theo dõi bệnh nhân 7 thông số
III. CÁC LOẠI MONITOR THEO DÕI BỆNH NHÂN DÙNG TRONG Y TẾ
Trong y tế, có nhiều loại monitor theo dõi bệnh nhân được sử dụng tùy vào nhu cầu và tình trạng của bệnh nhân. Dưới đây là một số loại monitor theo dõi bệnh nhân phổ biến:
-
Monitor theo dõi nhịp tim (ECG):
- Sử dụng để theo dõi và ghi lại hoạt động điện của tim, giúp phát hiện các rối loạn nhịp tim và các vấn đề tim mạch khác.
-
Monitor đo huyết áp không xâm lấn (NIBP):
- Đo huyết áp động mạch của bệnh nhân một cách không xâm lấn, thường sử dụng cuff (băng quấn tay).
-
Monitor đo bão hòa oxy trong máu (SpO2):
- Sử dụng công nghệ quang học để đo nồng độ oxy trong máu, cung cấp thông tin về mức độ oxy hóa của máu.
-
Monitor theo dõi nhịp thở và nồng độ CO2 (capnography):
- Theo dõi nhịp thở và đo nồng độ CO2 trong hơi thở ra, thường dùng trong gây mê và hồi sức.
-
Monitor đo nhiệt độ cơ thể:
- Ghi lại và theo dõi nhiệt độ cơ thể của bệnh nhân, giúp phát hiện các dấu hiệu sốt hoặc hạ nhiệt.
-
Monitor theo dõi động mạch (invasive blood pressure - IBP):
- Đo huyết áp động mạch một cách xâm lấn, sử dụng catheter đặt trực tiếp vào động mạch. Thường dùng trong các ca phẫu thuật và chăm sóc đặc biệt.
-
Monitor theo dõi bệnh nhân đa thông số:
- Theo dõi đồng thời nhiều thông số sinh tồn như ECG, SpO2, NIBP, nhiệt độ, nhịp thở và các thông số khác. Phù hợp cho các bệnh nhân trong ICU, phòng cấp cứu và phẫu thuật.
-
Monitor theo dõi chuyển động và tư thế:
- Theo dõi chuyển động và tư thế của bệnh nhân, thường dùng trong giám sát bệnh nhân bị co giật hoặc có nguy cơ té ngã.
-
Monitor theo dõi sản khoa:
- Dùng để theo dõi nhịp tim thai nhi và các chỉ số khác liên quan đến sức khỏe của mẹ và thai nhi trong quá trình mang thai và sinh nở.
-
Monitor theo dõi bệnh nhân từ xa (telemetry):
- Cho phép giám sát các thông số sinh tồn của bệnh nhân từ xa qua hệ thống mạng không dây, giúp quản lý bệnh nhân ở các khu vực khác nhau mà không cần dây kết nối trực tiếp.
-
Monitor theo dõi bệnh nhân đeo trên người (wearable monitors):
- Các thiết bị nhỏ gọn đeo trên người bệnh nhân, theo dõi liên tục các thông số sinh tồn và truyền dữ liệu về hệ thống trung tâm. Thường dùng cho bệnh nhân cần giám sát liên tục nhưng không cần nằm viện.
Mỗi loại monitor có những ưu điểm và ứng dụng riêng, và việc lựa chọn loại monitor phù hợp sẽ phụ thuộc vào tình trạng cụ thể của bệnh nhân và nhu cầu theo dõi của cơ sở y tế.
Hình ảnh máy monitor theo dõi bệnh nhân Nihon Kohden
IV. CÁCH SỬ DỤNG MONITOR THEO DÕI BỆNH NHÂN TRONG Y TẾ
Sử dụng máy monitor theo dõi bệnh nhân là thao tác vô cùng quan trọng. Thiết bị được sử dụng phổ biến ở bất kỳ phòng mạch hay bệnh viện trong cả nước. Trước khi xem cách sử dụng monitor theo dõi bệnh nhân, mỗi cá nhân cần nắm sơ qua về các thành phần của máy bao gồm: Máy chính, điện cực, dây đất, dây nguồn.
Thao tác sử dụng monitor cần nắm
Hướng dẫn sử dụng monitor theo dõi bệnh nhân được đính kèm theo khi mua thiết bị. Với thiết kế khá thân thiện với người dùng, chỉ cần nắm rõ các thông số có thể dễ dàng thao tác trên máy. Sử dụng monitor theo dõi bệnh nhân cũng có điểm khác biệt giữa, giữa máy monitor theo dõi bệnh nhân 5 thông số với monitor theo dõi bệnh nhân 3 thông số. Tuy nhiên quy trình sử dụng monitor theo dõi bệnh nhân cũng tuân thủ theo những quy tắc sau đây:
Bước 1. Mở máy. Bước khởi động máy vô cùng đơn giản. Trước tiên cần kết nối thiết bị với nguồn điện thông dụng 220V. Sau đó gắn dây tiếp đất và khởi động máy ở nút bật ON/OFF hoặc Power tùy theo dòng máy.
Bước 2. Kết nối các linh kiện đo đạc đi kèm máy
* Gắn hệ thống đo huyết áp
Gắn hệ thống đo huyết áp vào bắp tay bệnh nhân. Lưu ý mép dưới của bao đo huyết áp cách khuỷu tai 3-5 cm. Ngoài ra đường đi của hệ thống đo huyết áp phải trùng với đường đi của mạch máu.
Khi sử dụng bao đo huyết áp phải đảm bảo độ bó sát, không quá chật cũng không được quá lỏng. Sau đó bấm đo huyết áp và chờ đợi kết quả hiển thị trên monitor. Cách đọc monitor theo dõi bệnh nhân ở thông số huyết áp cũng tương tự như đo huyết áp thủ công. Thông số và đơn vị được hiển thị chi tiết trên màn hình, người có chuyên môn sẽ dễ dàng đọc được.
* Gắn SpO2
Đầu đo chỉ số SpO2 được gắn vào đầu ngón tay hoặc ngón chân của bệnh nhân. Nếu gắn tại ngón tay nên chú ý đặt bàn tay úp lại và gắn sensor vào đầu chi. Dây dẫn sensor phải nằm trên mu bàn tay.
Ảnh minh họa gắn sensor SpO2
* Gắn cáp đo ECG
Trước tiên gắn các miếng điện cực vào đầu dây điện cực. Hiện nay thông số ECG đo qua 3 kênh hoặc 5 kênh tùy theo loại thiết bị. Sau khi kết nối xong thiết bị thì thực hiện thao tác đặc miếng điện cực lên ngực bệnh nhân. Các vị trí điện cực được gắn bao gồm:
- RA: Tay phải – giao điểm mỏm cùng vai với đầu ngoài xương đòn phải.
- RL: Chân phải – giao điểm của xương sườn 11 với đường nách giữa bên phải.
- LA: Tay trái – giao điểm mỏm cùng vai trái với đầu ngoài xương đòn trái.
- LL: Chân trái – giao điểm của xương sườn 11 với đường nách giữa bên trái.
- V: Mỏm tim – 1/3 dưới bờ trái xương ức.
Sau khi gắn các điện cực thì chờ kết quả đo hiển thị trên monitor. Máy sẽ trả kết quả dạng thông số và cả biểu đồ. Ngoài ra có thể phóng to hoặc thu nhỏ biểu đồ bằng nút ECG SIZE. Để cài đặt chức năng cảnh báo chọn nút ALARM với 3 mức báo động mặc định: 150/40 hoặc 120/60 hay 160/90.
Bước 3. Tắt máy
Tương tự như bước khởi động máy, chỉ cần nhấn nút ON/OFF hoặc Power để tắt máy.
V. CÁC DẠNG SÓNG TRÊN MONITOR THEO DÕI BỆNH NHÂN
Ngoài hiển thị các thông số đơn thuần như các thiết bị đo đạc điện tử chuyên dụng khác. Trên monitor còn hiển thị các dạng sóng giúp bác sĩ dễ dàng nhận định và chẩn đoán chính xác tình trạng cụ thể của bệnh nhân. Những dạng sóng phổ biến hiện nay bao gồm:
Các dạng sóng trên monitor bệnh nhân
1. Dạng sóng Pleth
Pleth là biểu đồ hiển thị thể tích, cho phép đánh giá sự thay đổi thể tích trong một cơ quan hay toàn bộ cơ thể. Các cảm biến SpO2 dựa trên sự hấp thụ ánh sáng để đo lưu máu lưu thông trong mô giữa phần thu và phần phát ánh sáng.
Tùy theo hãng sản xuất, các dạng sóng Pleth hiển thị trên monitor có chút khác biệt. Nhưng nhìn chung đều có điểm tương đồng như sau:
Mỗi chu kỳ trên dạng sóng ứng với một nhịp đập của tim. Đường đi lên cho ta thấy quá trình tâm thu, nghĩa là hoạt động tim co bóp tống máu đi nuôi các cơ quan khác. Đường đi xuống ứng với kỳ tâm trương, tim giãn ra thu hồi máu về. Độ cao của sóng hiển thị dung lượng máu lưu thông trong động mạch. Bên cạnh đó chiều dài bước sóng lại cho biết nhịp tim.
2. Dạng sóng ECG
ECG là dạng sóng quan trọng có hầu hết trong các thiết bị máy monitor theo dõi bệnh nhân. Tuy nhiên dạng sóng này trên máy không hiển thị đầy đủ 12 đạo trình như các thiết bị đo điện tim thông dụng. Thay vào đó chỉ có loại 3 kênh theo dõi 3 đạo trình hoặc loại 5 kênh theo dõi 7 đạo trình. Dạng sóng điện tim bao gồm những loại sau đây:
Hiển thị sóng ECG
- Sóng P: Thể hiện quá trình khử cực ở tâm nhĩ trái và phải, có dạng đường cong điện thế dương phía trước phức QRS. Sóng P thường kéo dài 0.06 đến 0.1 giây.
- Đoạn PR: tính từ điểm bắt đầu sóng P đến bắt đầu phức QRS. Bao gồm thời gian khử cực tâm nhĩ và dẫn đến nút AV thông qua hệ thống His-Purkinje. Đoạn này kéo dài từ 0.12 đến 0.2.
- Phức QRS: thể hiện quá trình khử cực tâm thất và kéo dài từ 0.04 đến 0.1 giây.
- Đoạn ST: tính từ lúc kết thúc quá trình khử cực tâm thất đến tái phân cực bắt đầu.
- Sóng T: Thể hiện tái phân cực tâm thất, vì tốc độ phân cực nhỏ, chậm nên sóng rộng và có độ dốc thấp.
- Sóng U: quan sát sóng U ở đạo trình tại ngực V2 đến V4.
3. Dạng sóng EtCO2
Đây là dạng sóng đo CO2 cuối kỳ thở ra. Trong đó đoạn AB là cuối kỳ hút vào, bắt đầu kỳ thở ra. Đoạn BC là đoạn đi lên của kỳ thở ra. Đoạn CD là phần tiếp tục của kỳ thở ra. Trong đó D là điểm kết thúc một chu kỳ hít vào. Thở ra và bắt đầu một chu kỳ mới. Đoạn DE hiển thị nồng độ CO2 giảm dần do sự pha loãng của khí thở vào. Giá trị EtCO2 bình thường từ 35-45 mmHg.
4. Dạng sóng hô hấp
Để thể hiện dạng sống hô hấp,máy sẽ lấy số liệu từ đo ECG, sau đó dùng kỹ thuật đo điện trở kháng giữa 2 điện cực tim để tạo ra dạng sóng thở hiển thị trên máy. Sự biến đổi trên đường thể hiện sự biến đổi trở kháng của lồng ngực.
5. Dạng sóng huyết áp
Sóng huyết áp được vẽ trên phương pháp đo huyết áp xâm lấn. Người ta có thể do IBP trên nhiều vị trí của cơ thể, phổ biến nhất là động mạch quay, động mạch đùi. Dạng sóng này có hình dáng tương tự sóng Pleth.
VI . LỰA CHỌN MONITOR THEO DÕI BỆNH NHÂN SAO CHO ĐÚNG?
Trên thị trường hiện nay có nhiều dòng
máy monitor theo dõi bệnh nhân khác nhau. Một số thương hiệu thông dụng như monitor theo dõi bệnh nhân nihon kohden, monitor theo dõi bệnh nhân 5 thông số Omni. Hoặc cũng có thể lựa chọn thương hiệu monitor theo dõi bệnh nhân Philips… Các hãng sẽ có sự khác biệt trong thiết kế và giao diện. Do đó nên lựa chọn thiết bị dễ sử dụng, thiết kế thân thiện với người dùng. Nếu sử dụng trong bệnh viện, nên chọn sản phẩm, tích hợp cùng lúc nhiều chức năng để dễ dàng theo dõi bệnh nhân hơn. Tuy nhiên tại các phòng khám tư nhân, đôi khi chỉ nên chọn thiết bị hiển thị các thông số cần thiết để tiết kiệm chi phí.
Do đó việc lựa chọn monitor theo dõi bệnh nhân cần dựa trên mục đích và quy mô sử dụng tại đơn vị. Tốt nhất nên khảo sát lâm sàng để có sự chọn lựa phù hợp nhất. Tránh trường hợp thiếu thông số theo dõi sẽ gây bất tiện cho việc thăm khám, đặc biệt trong các tình trạng khẩn cấp. Dưới đây là các yếu tố cần xem xét khi lựa chọn monitor theo dõi bệnh nhân:
-
Nhu cầu lâm sàng:
- Loại bệnh nhân: Monitor cho trẻ sơ sinh, người lớn, bệnh nhân ICU hay bệnh nhân phẫu thuật có thể có các yêu cầu khác nhau.
- Các thông số cần theo dõi: Xác định các thông số sinh tồn cần thiết như ECG, SpO2, huyết áp, nhiệt độ, nhịp thở, CO2,...
-
Tính năng và độ chính xác:
- Độ chính xác và độ tin cậy: Chọn các thiết bị đã được chứng nhận và kiểm định về độ chính xác và độ tin cậy.
- Tính năng bổ sung: Một số monitor có các tính năng nâng cao như theo dõi liên tục, lưu trữ và phân tích dữ liệu, kết nối mạng để tích hợp với hệ thống quản lý bệnh viện.
-
Giao diện người dùng:
- Dễ sử dụng: Giao diện người dùng trực quan, dễ sử dụng cho cả nhân viên y tế có kinh nghiệm và người mới.
- Hiển thị rõ ràng: Màn hình hiển thị rõ ràng, dễ đọc, có thể điều chỉnh để phù hợp với điều kiện ánh sáng khác nhau.
-
Độ bền và bảo trì:
- Độ bền của thiết bị: Chọn các thiết bị có độ bền cao, thích hợp với môi trường y tế.
- Bảo hành và hỗ trợ kỹ thuật: Xem xét chính sách bảo hành, hỗ trợ kỹ thuật và khả năng bảo trì của nhà cung cấp.
-
Khả năng di động và linh hoạt:
- Di động: Các monitor cầm tay hoặc có khả năng di chuyển dễ dàng, thích hợp cho việc sử dụng tại giường bệnh, phòng khám di động hoặc các tình huống khẩn cấp.
- Linh hoạt: Có khả năng mở rộng hoặc nâng cấp để phù hợp với nhu cầu tương lai.
-
Tích hợp hệ thống:
- Khả năng kết nối: Khả năng kết nối với các hệ thống quản lý bệnh viện (HIS) hoặc các thiết bị y tế khác để đồng bộ hóa và quản lý dữ liệu hiệu quả.
- Chuẩn giao tiếp: Hỗ trợ các chuẩn giao tiếp phổ biến như HL7, DICOM để đảm bảo tích hợp dễ dàng với các hệ thống hiện có.
-
Giá cả và chi phí vận hành:
- Ngân sách: Xem xét giá thành của thiết bị trong giới hạn ngân sách cho phép.
- Chi phí vận hành: Tính đến chi phí bảo trì, thay thế phụ kiện và các chi phí vận hành khác trong thời gian sử dụng.
-
Phản hồi từ người dùng và đánh giá:
- Đánh giá và nhận xét: Tìm hiểu đánh giá từ các cơ sở y tế khác hoặc người dùng đã sử dụng sản phẩm.
- Thử nghiệm thực tế: Nếu có thể, thực hiện thử nghiệm thực tế để đánh giá hiệu quả và sự phù hợp của monitor trong điều kiện cụ thể của cơ sở y tế.
Việc lựa chọn monitor theo dõi bệnh nhân đúng đắn sẽ giúp cải thiện chất lượng chăm sóc y tế, tăng cường an toàn cho bệnh nhân và hỗ trợ hiệu quả cho nhân viên y tế.
Đơn vị cung cấp máy monitor theo dõi bệnh nhân chính hãng
Tập đoàn y tế Việt Nhật là đơn vị hàng đầu tại Việt Nam chuyên cung cấp và phân phối các thiết bị y tế chính hãng, uy tín. Sản phẩm được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy sản xuất với đầy đủ các giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ. Khách hàng có thể yên tâm lựa chọn chúng tôi.
Chọn Tập đoàn Thiết bị Y tế Việt Nhật khi mua máy monitor theo dõi bệnh nhân
Ngoài cung cấp thiết bị y tế chất lượng, chúng tôi còn có đội ngũ tư vấn nhiệt tình, tận tâm với nghề. Các dịch vụ vận chuyển, lắp đặt và bảo trì sản phẩm chuyên nghiệp.
Liên hệ hotline để được tư vấn: 0945.805.966 (Zalo)
Cung cấp
máy monitor theo dõi bệnh nhân giá rẻ, chất lượng chỉ có ở Tập đoàn y tế Việt Nhật. Khách hàng có nhu cầu tư vấn về sản phẩm có thể liên hệ số hotline bên trên hoặc gửi mail qua địa chỉ Tuvan@ytevietnhat.com. Chúng tôi luôn sẵn sàng phục vụ quý khách, xin chân thành cảm ơn!
Liên hệ tư vấn và xem hàng trực tiếp tại: CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN THIẾT BỊ Y TẾ VIỆT NHẬT
☎ Hotline: 0945.805.966
🌎 Website: https://tapdoanytevietnhat.com/ 📨 Email: tvytevietnhat@gmail.com
🏢 Chi nhánh 1: A8 Lô 12 KĐT Định Công, Phường Định Công, Quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội.
Hotline: Ms Hà My: 0969.184.600 📨 Email: tvytevietnhat@gmail.com
🏢 Chi nhánh 2: 918/9K Hương Lộ 2, phường Bình Trị Đông A, quận Bình Tân, Hồ Chí Minh
Holine: Mr Xuân Vĩ: 0949.926.965 📨 Email: kdytevietnhat@gmail.com
🏢 Chi nhánh 3: 21 Mỹ An 7, Phường Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn, Tp Đà Nẵng.
Hotline: Ms Phương Anh 0936.115.108 📨 Email:bhytevietnhat@gmail.com
🏢 Chi nhánh 4: Xã Kim Liên, Huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.