THIẾT BỊ CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH

Các loại đầu dò máy siêu âm và cách lựa chọn đầu dò phù hợp

Trên thị trường hiện nay, đầu dò máy siêu âm khá đa dạng về kích cỡ, thương hiệu và giá thành. Mỗi loại đầu dò sẽ được ứng dụng phổ biến và cho hiệu quả cao trong một số trường hợp cụ thể. Vì thế, khi có nhu cầu lắp đặt hoặc thay mới đầu dò máy siêu âm, bạn nên tìm hiểu về thiết bị y tế này. Bài viết dưới đây https://tapdoanytevietnhat.com/ sẽ chia sẻ các loại đầu dò máy siêu âm tốt nhất đến bạn đọc.
MỤC LỤC BÀI VIẾT

Cấu tạo đầu dò máy siêu âm

Đầu dò siêu âm là một trong những bộ phận đi kèm với máy siêu âm và có vai trò cực kỳ quan trọng trong công tác thăm khám, chẩn đoán bệnh. Nếu không có đầu dò sẽ không có dữ liệu truyền cho CPU và hiển thị trên màn hình. Vậy, cấu tạo của đầu dò máy siêu âm như thế nào?

cấu tạo đầu dò máy siêu âm
Đầu dò là thiết bị không thể thiếu trong hệ thống máy siêu âm


Cấu tạo của một đầu dò sẽ bao gồm những bộ phận sau:
  • Tinh thể gốm của bộ phận đầu dò được nuôi bằng các chuỗi xung cao tần. Cứ sau mỗi xung phát đầu dò lại thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận sóng hồi âm. Độ lặp lại của các chuỗi xung phụ thuộc vào độ sâu tối đa cần chuẩn đoán bệnh lý.
  • Đầu dò của máy siêu âm có nhiều dải tần số, từ 2 dải đến 8 dải tần số.
  • Các điện cực áp vào 2 mặt của tinh thể áp điện.
  • Một lớp giảm rung để tạo ra một dao động tắt dần nhanh sau khi ngừng tác dụng xung điện.
  • Một lớp đệm để tăng cường khả năng truyền năng lượng xung siêu âm truyền ra ngoài (giảm sự hao tổn).
Các loại đầu dò máy siêu âm và cách lựa chọn đầu dò phù hợpTham khảo các dòng máy siêu âm mới nhất tại đây

Nguyên lý hoạt động của đầu dò 

Đầu dò có chức năng vừa thu vừa phát sóng ra sóng siêu âm. Khi tiến hành siêu âm, đầu dò sẽ phát ra sóng siêu âm ở những tần số khác nhau tùy thuộc loại đầu dò và vùng siêu âm. Nếu gặp vật cản thì sóng siêu âm sẽ dội lại và chính đầu dò siêu âm lại thu lại sóng này và chuyển thành tín hiệu điện qua các bộ xử lý hình ảnh. Từ đó, cho ra hình ảnh hiển thị trên màn hình của máy siêu âm.
Với vai trò cực kỳ quan trọng như vậy nên nhiều chiếc đầu dò có giá trị rất lớn. Có nhiều loại đầu dò có gái cao ngang bằng cả một cái máy như: đầu dò khối 4D, đầu dò tim…

Các loại đầu dò máy siêu âm

Trên thị trường hiện nay, đầu dò khá đa dạng về hình dạng, kích cỡ và tính năng sử dụng. Do đó, để lựa chọn được loại đầu dò phù hợp với nhu cầu thăm khám và điều trị bệnh thì cần phải nắm rõ về các loại đầu dò máy siêu âm. Dưới đây là ba loại đầu dò phổ biến, được các cơ sở y tế áp dụng nhiều nhất:
  • Đầu dò tuyến tính - đầu dò Linear
Ưu điểm nổi trội của đầu dò này là sự sắp xếp tinh thể áp điện tuyến tính, hình dạng của chùm tia theo hình chữ nhật và độ phân giải trường gần rất tốt.
Đầu dò tuyến tính cho hình ảnh 2D ở vùng phủ sóng rộng và tần số trung tâm là 2.5 Mhz - 12 Mhz. Người sử dụng có thể dùng bộ chuyển đổi này cho các ứng dụng khác nhau như: khám mạch máu, tĩnh mạch, hình ảnh mạch máu, tuyến vú, tuyến giáp, hình ảnh quang học, phẫu thuật nội soi…

Hiện nay đầu dò khá đa dạng về loại và kích cỡ
Hiện nay đầu dò khá đa dạng về loại và kích cỡ

  • Đầu dò lòi - đầu dò Convex
Loại đầu dò siêu âm lồi còn được gọi là đầu dò cong vì sự sắp xếp tinh thể áp điện theo đường cong. Hình ảnh của chùm tia lồi và đầu dò rất tốt, cho hiệu quả kiểm tra chuyên sâu cao mặc dù độ phân giải hình ảnh giảm khi độ sâu tăng.
Tương tự như đầu dò tuyến tính, vùng phủ sóng, tần số và công dụng của đầu dò Convex cũng phụ thuộc vào việc sản phẩm cho hình ảnh 2D hay 3D. Nếu đầu dò cho hình ảnh 2D thì vùng phủ sóng tương đối rộng và hoạt động với tần số trung tâm và 2.5 Mhz ddeesn 7.5 Mhz. Còn bộ chuyển đổi lồi cho hình ảnh 3D có trường nhìn rộng hơn và tấn số trung tâm dao động từ 3.5 Mhz đến 6.5 Mhz.
Đầu dò lồi thường được sử dụng chủ yếu trong khám bụng, chẩn đoán các bệnh lý ở cơ quan bên trong, khám trực tràng và âm đạo.
  • Đầu dò mảng theo pha - đầu dò Phased Array
Bộ chuyển đổi này thường được đặt tên theo sự sắp xếp tinh thể áp điện (gọi là mảng pha) và đây là kiểu tinh thể được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Thông thường, bộ chuyển pha Phased Array thiết kế với vùng phủ sóng nhỏ và tấn số thấp (tần số tầm trung nằm trong phạm vi từ 2 Mhz đến 7.5 Mhz). Điểm chùm tia hẹp nhưng nó có thể được mở rộng ra tùy thuộc vào tần số được áp dụng. Hơn thế nữa, hình dạng chùm tai gần giống như hình tam giác và độ phân giải trường gần kém.
Đối với loại đầu dò này, có thể sử dụng trong khám tim, khám bụng và khám não.
Ngoài 3 loại kể trên, hiện nay còn có các loại đầu dò máy siêu âm khác. Chẳng hạn như: đầu dò bút chì (còn được gọi là đầu dò CW Doppler) được sử dụng để đo lưu lượng máu và tốc độ dòng chảy của máu, đầu dò nội tiết dùng để kiểm tra nội quan của người bệnh và đầu dò thực quản (TEE) được ứng dụng trong thăm khám nội quan bệnh nhân.

Lựa chọn đầu dò máy siêu âm

Để quá trình thăm khám và chẩn đoán bệnh được nhanh chóng, hiệu quả và chuẩn xác thì việc lựa chọn loại đầu dò phù hợp là hết sức cần thiết. Theo các chuyên gia, để chọn được một chiếc đầu dò máy siêu âm thích hợp nhất với mục đích thăm khám bệnh của cơ sở y tế cần dựa vào những yếu tố sau:
Lựa chọn theo chức năng
  • Đối với siêu âm tim: Nên sử dụng đầu dò Sector. Khi siêu âm cho người trưởng thành nên chọn tần suất 3.5 MhZ, còn đối với trẻ em thì áp dụng tần số 14.5 Mhz (hoặc thích hợp hơn là loại 4 Mhz - 8 Mhz).
  • Đối với siêu âm ổ bụng: Nên dùng loại đầu dò Convex. Giống như siêu âm tim, tần số để siêu âm cho người lớn là 3.5 Mhz, cò trẻ em có thể dùng tần số cao hơn. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, nếu không có đầu dò Convex thì có thể thay thế bằng đầu dò Sector.
  • Đối với siêu âm mạch máu, tinh hoàn, tuyến giáp, tuyến vú…: Sử dụng loại đầu dò Linear là phù hợp nhất với tần số từ 7 Mhz đến 10 Mhz.
  • Ứng dụng trong sinh thiết: Trong trường hợp này thường nhà sản xuất sẽ gắn thêm một bộ phận giá đỡ cho các loại đầu dò máy siêu âm chuyên dụng. Nhưng trong điều kiện không có chúng vẫn có thể sử dụng đầu dò thông thường cho mục đích này, cụ thể đầu dò Sector là tốt nhất với tần suất khoảng 3.5 Mhz.

Dựa vào mục đích sử dụng để chọn loại đầu dò phù hợp nhất
Dựa vào mục đích sử dụng để chọn loại đầu dò phù hợp nhất


Tốc độ truyền hình ảnh

Điều này đề xuất đến hình ảnh được cập nhập trên màn hình hệ thống máy siêu âm. Đây là yếu tố cực kỳ quan trọng khi thăm khám các vùng chuyển động. Ví dụ, không thể sử dụng loại đầu dò cơ học để siêu âm tim vì tốc độ cho hình ảnh sẽ rất chậm. Ở trường hợp này, bác sĩ cần dùng loại đầu dò có tốc độ truyền hình ảnh nhanh hơn để cho hiệu quả chẩn đoán bệnh cao và chính xác nhất.
  • Vùng quét
Vùng quét liên quan đến khu vực tiếp xúc với bệnh nhân của đầu dò máy siêu âm. Tùy thuộc vào vị trí thăm khám mà bác sĩ chọn loại đầu dò phù hợp nhất.
  • Tần số đầu dò
Tần số của đầu dò có thể ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh khi siêu âm. Đầu dò với tần số cao có thể cung cấp hình ảnh chi tiết, mức độ thâm nhập vào bộ phận cơ thể cũng sâu hơn. Từ đó, giúp bác sĩ có thể nhận thấy rõ ràng những bất thường ở các bộ phận bên trong cơ thể.

Những lưu ý khi mua đầu dò máy siêu âm

Khi có nhu cầu mua hoặc thay mới đầu dò siêu âm, bên cạnh lưu ý về cách chọn thì bạn đừng bỏ qua những lời khuyên hữu ích sau.
Đảm bảo kiểm tra kỹ càng xem đầu dò định mua có tương thích với hệ thống máy siêu âm đang sử dụng hay không? Bạn có thể sử dụng hướng dẫn thăm dò hoặc tham khảo ý kiến từ kỹ thuật viên.
Độ sâu thâm nhập tốt hơn ở tần số thấp (nằm trong khoảng 2.5 Mhz đến 7.5 Mhz) nhưng nhược điểm của tần số thấp là chất lượng hình ảnh không được rõ nét.

Trước khi mua cần kiểm tra đầu dò có tương thích với hệ thống máy siêu âm không
Trước khi mua cần kiểm tra đầu dò có tương thích với hệ thống máy siêu âm không

Tần số càng cao (trên 7.5 Mhz), độ sâu thâm nhập càng thấp. Tuy nhiên, hình ảnh thu được lại cực kỳ sắc nét và chất lượng vì gần với bề mặt (7.5 Mhz = 20cm).
Lưu ý, một đường màu đen trên màn hình của máy siêu âm rất có thể là đầu dò có một tinh thể chết ở bên trong. Bên cạnh đó, xuất hiện bóng mờ trên màn hình của hệ thống máy siêu âm có thể là dấu hiệu của một tinh thể yếu bên trong đầu dò, không tạo ra rung động cần có thể thăm khám bệnh.

Sử dụng đầu dò siêu âm đúng cách

Sau khi đã nắm rõ các loại đầu dò máy siêu âm và chọn mua được loại đầu dò phù hợp nhất cho cơ sở y tế của mình, bạn nên tìm hiểu thêm về cách sử dụng. Điều này sẽ giúp đầu dò vừa cho hiệu quả hoạt động cao vừa có độ bền bỉ lâu dài. Theo đó, các nhà sản xuất khuyến cáo rằng:
  • Nên thường xuyên kiểm tra nguồn điện, ổ điện tiếp xúc và cửa sổ âm thanh của đầu dò máy siêu âm.
  • Trước khi kết nối đầu dò nên tắt máy hoặc có thể ngắt kết nối đầu dò.
  • Tránh làm rơi đầu dò xuống sàn, gây hỏng hóc, vỡ đầu dò.
  • Luôn đặt đầu dò vào giá đỡ khi không sử dụng hay khám bệnh xong.
  • Tuyệt đối không được làm nóng đầu dò, bẻ cong dây nguồn đầu dò sẽ dẫn đến các dây đầu dò bị đứt.
  • Luôn luôn lau sạch gel được bôi trên đầu sau mỗi lần sử dụng.
  • Không vệ sinh, tẩy rửa đầu dò với nhiệt độ cao mà nên sử dụng nhiệt độ dưới 40 độ.
Trên đây là toàn bộ các thông tin liên quan đến các loại đầu dò máy siêu âm. Hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn bộ phận y tế này và chọn được một đầu dò phù hợp với mục đích, lĩnh vực thăm khám của cơ sở y tế mình.
Thiết kế và phát triển website bởi Kenhdichvu.vn